MỤC LỤC
Với PP này, chúng tôi tổng hợp thống kê các lỗi về từ vựng, về ngữ pháp và xác định tỉ lệ để phân tích, đánh giá giữa các đối tượng HS của từng khối lớp ở cấp THPT. Phương pháp thống kê phân tích nhằm giúp cho chúng tôi có cái nhìn chính xác về các lỗi dùng từ đặt câu của HS THPT dân tộc Khmer và giúp các em khắc phục dần các mặt hạn chế khi học TV.
Từ đó tìm ra những lỗi cơ bản nhất để làm cơ sở cho phương phương chữa lỗi về từ ngữ, ngữ pháp cho HS. - Phương pháp thống kê, phân tích, đánh giá: Phương pháp này dùng để thống kê kết quả khảo sát và kết quả thực nghiệm.
- Trong sự hình thành các khái niệm và qui tắc TV cần tiến hành cùng với các hoạt động và thao tác tư duy như khái quát hoá, so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp… Thông qua các thao tác tư duy này hình thành và nâng cao các tri thức TV, từ đó vận dụng vào hoạt động sử dụng. Đồng thời cũng quan tâm đến việc thực hành sử dụng vốn từ ngữ ấy trong các hoạt động giao tiếp ở nhà trường, ở các môi trường trong xã hội… Hoặc về ngữ pháp, GV cho HS thực hành một cách tích cực việc phân tích và tạo các kiểu câu, nói chung là các cách diễn đạt bằng TV, theo yêu cầu của chương trình.
Khi dùng PP sử dụng tiếng Khmer để đối chiếu và so sánh chỉ nên miêu tả hiện tượng ngôn ngữ, không cần lý luận gì và biến cái lạ thành cái quen, biến cái vừa nhận thức được qua miêu tả đối chiếu thành những bài tập thực hành lặp lại nhiều lần. Theo báo “Nông thôn ngày nay”, số160, ra ngày 5 – 7 – 2007 ghi nhận, tại Hội nghị sơ kết chương trình cải cách giáo dục do Bộ giáo dục – đạo tạo vừa tổ chức tại Hà Nội có ý kiến: “Học sinh các dân tộc thiểu số tiếp nhận kiến thức trong chương trình sách giáo khoa bằng tiếng phổ thông vất vả như học thêm ngoại ngữ”.
“Dòng gan ruột”, theo ý đồ của người viết là cách nói ẩn dụ, chỉ những gì sâu xa, chân thật mà cụ Phan viết ra. Trong lịch sử văn học, Nguyễn Đình Chiểu dùng từ “đâm” khi nói về ngòi bút: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm; Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Những vấn đề trên cho thấy, từ cuối cấp THCS lên đầu cấp và đến cuối cấp THPT, vốn hiểu biết và năng lực sử dụng từ ngữ của HS phát triển khỏ rừ nột.
Khi sử dụng vào lời nói, nó còn có thêm một số chức năng khác như chức năng ngữ pháp, chức năng tạo ra nghĩa lớn hơn của nó, chức năng tạo ra ý nghĩa tình thái, chức năng tạo ra ý nghĩa tu từ, chức năng phù hợp với phong cách trong câu, chức năng phối hợp với tình huống ngữ cảnh để tạo ra ý nghĩa đích thực khi giao tiếp. Nhưng ở đây, chúng tôi còn thấy một nguyên nhân nữa của HS dân tộc Khmer, đó là sự ảnh hưởng của hiện tượng giao thoa trong ngôn ngữ Khmer – Việt (chúng tôi sẽ trình bày ở phần sau). Nếu nói “đi tắm” (tâu mus) như người Kinh thì họ không hiểu đi tắm cái gì… Và cũng xuất phát từ đó, tình hình mắc lỗi câu sai lại xuất hiện rất nhiều trong HS THPT nói chung, và trong HS THPT dân tộc Khmer nói rieâng.
Giá trị phong cách của từ ngữ là nét nghĩa phụ của từ ngữ cho biết từ ngữ thường được ưu tiên sử dụng trong phạm vi giao tiếp nào, tức là phong cách ngôn ngữ nào (phong cách ngôn ngữ khẩu ngữ hay phong cách ngôn ngữ gọt giũa, hay các phong cách ngôn hành chính, khoa học, báo chí, văn chương…). Trong bài viết của HS, kiểu lỗi này thường thấy ở việc sử dụng các đơn vị từ vựng, các cụm từ cố định hay có xu hướng cố định hóa thuộc phong cách khẩu ngữ tự nhiên mà bài viết của HS lại thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học. Kết hợp sai nghĩa từ vựng là kiểu lỗi sai thể hiện qua hiện tượng kết hợp từ tạo thành cụm từ mà nội dung nghĩa giữa các thành tố không tương hợp với nhau, làm cho nghĩa của cả cụm từ trở nên luẩn quẩn, mơ hồ hay lệch lạc so với ý đồ biểu đạt.
- Hướng dẫn cho HS tìm từ thay thế (HS tự tìm từ hoặc Gv gợi ý một số từ ngữ cùng nghĩa để HS lựa chộn): lớp từ cùng trường nghĩa với từ “nề hà”: không quan tâm, không lo lắng, không để ý…. Ngoài ra, GV có thể tiến hành làm công trình đối chiếu các hiện tượng TV với tiếng Khmer dưới sự hỗ trợ của các GV dạy Khmer ngữ, của các HS dân tộc Khmer để làm tư liệu tham khảo sử dụng khi thấy cần thiết. Riêng với phân môn Làm văn, HS khi làm bài văn nên sử dụng những từ ngữ tích cực quen thuộc nhưng phải hiểu và nắm nghĩa của từ một cách chính xác, kể cả một số thuật ngữ khoa học được thầy cô vận dụng trong quá trình dạy học.
(Câu thiếu thành phần vị ngữ, vế thứ hai là thành phần phụ giải thích, có thể sửa: “Trong xã hội phong kiến thối nát, con người chỉ biết soáng vì mình”). (c) Trong những sáng tác viết về người nông dân của Nam Cao, nổi bật hơn hết là truyện “Chí Phèo” là câu chuyện thương tâm về cuộc đời bế tắc, tuyệt vọng của một con người không được làm người. (Câu bị rối cấu trúc – HS không chấm tách câu làm cho câu bị rối nhẹ về nội dung, có thể sửa: “Trong những sáng tác viết về người nông dân của Nam Cao, nổi bật hơn hết là truyện “Chí Phèo”. Đó là câu chuyện thương tâm về cuộc đời bế tắc, tuyệt vọng của một con người không được làm người”).
Và bên cạnh đó là do hiện tượng giao thoa ngôn ngữ, xuất phát từ thói quen dùng câu rút gọn trong ngôn ngữ Khmer sinh hoạt hàng ngày nên bây giờ khi viết câu TV, các em lại ảnh hưởng và mắc lỗi ngữ pháp nhiều hơn. Mắc những lỗi này còn do HS THPT dân tộc Khmer có sự nhầm lẫn các thành phần kết cấu trong câu và nhận thức của HS còn hạn chế nhiều hơn ở HS người Kinh. Tóm lại, các nguyên nhân chủ yếu của việc tạo ra những câu sai bắt nguồn từ chỗ chưa ý thức về hiện tượng ngữ pháp nào đó hoặc do trình độ tư duy chưa phát triển, chưa phân tích rành mạch những mối quan hệ phức tạp.
Nguyên nhân dẫn đến kiểu lỗi sai này, là do HS suy nghĩ thiếu chặt chẽ, không nắm vững kiến thức cơ bản trong việc vận dụng các phương thức ngữ pháp để sắp xếp các ngữ đoạn, các thành phần câu theo trật tự thích hợp và sử dụng chính xác các từ công cụ nhằm liên kết, xác lập mối quan hệ ngữ pháp qua lại giữa các ngữ đoạn trong câu. (c) Với tinh thần chiến đấu, hy sinh dũng cảm, những người nghĩa sĩ nêu cao khí thế tiến công, mặc dù vũ khí, trang bị còn thô sơ, lạc hậu. Khi sửa chữa câu đứt cấu trúc ngữ pháp, cách thức và mức độ sửa phải áp dụng sao cho phù hợp với từng câu sai cụ thể. Đồng thời, chúng ta chú ý mối quan hệ giữa câu được sửa chữa với các câu xung quanh nó. Câu rối cấu trúc ngữ pháp. Rối cấu trúc ngữ pháp là kiểu lỗi câu sai ngữ pháp mà hiện dạng của nó có ngữ đoạn đan chéo rối rắm, sai qui tắc kết hợp, làm quan hệ cú pháp và chức năng cú pháp của chúng lệch lạc, thiếu phân minh. a) “Như đôi tay ông, với ngón to, đầu tù, thô tháp nhưng đấy là đôi tay vàng” (Nguyễn Khắc Trường – “Mảnh đất lắm người nhiều ma”). Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lỗi rối cấu trúc ngữ pháp là sự yếu kém năng lực tư duy và kiến thức ngữ pháp, cụ thể là kiến thức về cấu trúc câu, quan hệ cú pháp, các kiểu quan hệ cú pháp, các phương thức và phương tiện ngữ pháp… Thêm vào đó là lỗi viết theo “bản năng”, tức là nghĩ thế nào viết thế ấy, lắp ghép từ ngữ một cách cẩu thả, thiếu ý thức phân định câu cũng như phân định các thành phần, thành tố trong tổ chức nội bộ của từng câu.
Nhưng dựa vào cấu trúc có sẵn, ta thấy học sinh muốn thể hiện ba nội dung chính: Khát vọng tự do ở Từ Hải, tự do của bản thân mình và tự do của người khác - Ý thức tôn trọng giá trị và nhân phẩm của người khác ở Từ Hải - Sự hiểu biết của Từ Hải về tư cách, phẩm chất của Thúy Kiều. Ta cũng cần phân biệt lỗi ngữ pháp về câu với những trường hợp câu rút gọn, câu đặc biệt, câu được tách ra từ trong việc tiến hành giải các bài tập thuộc loại chuyển đổi hoặc tạo lập văn bản và tập trung ở một số bài học dành riêng cho hoạt động sửa chữa. Cho nên ngoài PP dạy khắc phục lỗi từ ngữ, ngữ pháp trong chương trình giáo dục hiện hành, chúng tôi vận dụng PP dạy song ngữ cho HS để đối chiếu một số vấn đề ngữ nghĩa của hai ngôn ngữ TV – Khmer nhằm giúp HS dân tộc Khmer hiểu nghĩa của từ một cách chính xác, tránh được những sai sót trên.