1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý người học trong các lớp liên kết đào tạo của trường đại học hòa bình trong bối cảnh hiện nay

99 540 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 730,94 KB

Nội dung

i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận văn “Quản lý người học trong các lớp liên kết đào tạo của trường Đại học Hòa Bình trong bối cảnh hiện nay”. Tác giả đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Ban Giám hiệu Trường Đại học Hòa Bình và đặc biệt là sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của GS.TSKH. NGND Đặng Ứng Vận, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn của mình. Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo Trường Đại học Giáo dục, đặc biệt là GS.TSKH. NGND Đặng Ứng Vận – người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Hội đồng Quản trị, Ban Giám hiệu, các cán bộ, giảng viên Trường Đại học Hòa Bình đã tạo điều kiện, giúp đỡ, đóng góp ý kiến cho tôi hoàn thành đề tài này. Mặc dù có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, tuy nhiên thời gian và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên không tránh khỏi những còn hạn chế. Tác giả mong được những ý kiến chỉ bảo của các thầy, cô, các nhà khoa học, bạn bè đồng nghiệp và những người quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 11 năm 2014 Tác giả Hà Hải Thanh ii NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BGH Ban giám hiệu CĐ Cao đẳng CNH Công nghiệp hóa CQ Chính quy ĐH Đại học ĐVLK Đơn vị liên kết GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GVCH Giảng viên cơ hữu HĐH Hiện đại hóa HSSV Học sinh, sinh viên LKĐT Liên kết đào tạo KCQ Không chính quy QLGD Quản Lý giáo dục THPT Trung học TCCN Trung cấp chuyên nghiệp iii DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1. Trình độ đội ngũ GVCH của Trường Đại học Hòa Bình 26 Bảng 2.2. Số lượng GVCH theo các Khoa của Trường Đại học Hòa Bình 26 Bảng 2.3. Ngành và chuyên ngành đào tạo Đại học và Cao đẳng Trường Đại học Hòa Bình 27 Bảng 2.4. Số lượng ĐVLK và người học các theo từng năm của Trường Đại học Hòa Bình 31 Bảng 2.5. Các ngành LKĐT trình độ Đại học hệ chính quy Trường Đại học Hòa Bình 33 Bảng 2.6. Bảng thống kê cơ cấu người học các lớp LKĐT Trường Đại học Hòa Bình 34 Bảng 2.7. Đánh giá của cán bộ, giảng viên và cán bộ của 3 cơ sở LKĐT với trường Đại học Hòa Bình về mức độ cần thiết của công tác quản lý người học các lớp LKĐT 36 Bảng 2.8. Đánh giá của người học các lớp LKĐT của trường Đại học Hòa Bình về mức độ cần thiết của công tác quản lý người học các lớp LKĐT 37 Bảng 2.9. Đánh giá mức độ thực hiện các nội dung của công tác quản lý 38 người học các lớp LKĐT trường Đại học Hòa Bình 38 Bảng 2.10. Đánh giá mức độ thực hiện công tác lập kế hoạch quản lý người học các lớp LKĐT của Trường Đại học Hòa Bình 40 Bảng 2.11. Đánh giá mức độ thực hiện công tác kiểm tra đánh giá công tác quản lý người học các lớp LKĐT của trường Đại học Hòa Bình 43 Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết các giải pháp 60 Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi các giải pháp 61 DANH MỤC HÌNH VẼ Sơ đồ: 1.1. Các chức năng trong quá trình quản lý 10 iv MỤC LỤC Lời cảm ơn i Danh mục các từ viết tắt trong luận văn ii Danh mục bảng biểu iii Danh mục hình vẽ iii MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2 5. Vấn đề nghiên cứu 3 6. Giả thuyết khoa học 3 7. Phạm vi nghiên cứu 3 8. Phương pháp nghiên cứu 3 8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 3 8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 3 9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4 10. Cấu trúc luận văn 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 5 1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu 5 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 6 1.2.1. Quản lý 6 1.2.1.1. Khái niệm quản lý. 6 1.2.1.2. Các chức năng quản lý 8 1.2.1.3. Phương pháp quản lý 10 1.2.2. Quản lý giáo dục, Quản lý nhà trường 11 1.2.2.1. Quản lý giáo dục 11 1.2.2.2. Quản lý nhà trường 12 1.2.3. Người học 13 1.2.4. Liên kết đào tạo, hoạt động liên kết đào tạo 16 1.2.4.1. Liên kết đào tạo 16 1.2.4.2. Hoạt động liên kết đào tạo 17 1.3. Đặc trưng của người học trong các lớp liên kết đào tạo 14 1.5. Đặc trưng của các lớp LKĐT 17 1.6. Quản lý người học 19 1.6.1. Vị trí, vai trò của quản lý người học 19 1.6.2. Phạm vi quản lý 20 1.6.3. Nội dung quản lý 21 1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý người học các lớp LKĐT 21 1.7.1. Từ phía xã hội và người học 21 1.7.2. Từ phía nội dung chương trình, chất lượng đào tạo của các cơ sở chủ trì đào tạo 22 1.7.3. Từ phía cơ sở địa phương đặt lớp liên kết. 22 v 1.8. Sự cần thiết phải quản lý người học các lớp LKĐT nhằm nâng cao chất lượng hoạt động liên kết đào tạo ở các trường Đại học 22 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGƯỜI HỌC TẠI CÁC LỚP LIÊN KẾT ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH 25 2.1. Khái quát về trường Đại học Hòa Bình 25 2.1.1. Sự hình thành và phát triển 25 2.1.2. Sứ mệnh và cơ cấu tổ chức của trường Đại học Hòa Bình 29 2.1.2.1. Sứ mệnh 29 2.1.2.2. Tầm nhìn 29 2.1.2.3. Khẩu hiệu (slogan) 29 2.1.2.5. Cơ cấu tổ chức của trường Đại học Hòa Bình 29 2.2. Thực trạng hoạt động liên kết đào tạo của Trường Đại học Hòa Bình 30 2.2.1. Kết quả đạt được 31 2.2.1.1. Số đơn vị liên kết đào tạo 31 2.2.1.2. Quy mô đào tạo 31 2.2.1.3. Về chất lượng đào tạo 31 2.2.2. Những mặt tồn tại 32 2.2.2.1. Đơn vị liên kết đào tạo còn hạn chế 32 2.2.2.2. Công tác quản lý chưa phát huy tối đa tiềm năng 32 2.2.2.3. Hoạt động liên kết đào tạo mới chủ yếu là các ngành kinh tế 33 2.2.2.4. Công tác tổ chức vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp 33 2.3. Thực trạng người học các lớp LKĐT trường Đại học Hòa Bình 34 2.3.1. Về địa điểm LKĐT 35 2.3.2. Đặc điểm 35 2.4. Thực trạng quản lý người học các lớp LKĐT Trường Đại học Hòa Bình 35 2.4.1. Thực trạng nhận thức về công tác quản lý người học các lớp LKĐT 35 2.4.2. Thực trạng về việc thực hiện các nội dung của công tác quản lý người học các lớp LKĐT trường Đại học Hòa Bình 38 2.4.2.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch quản lý người học các lớp LKĐT 39 2.4.2.2. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý người học lớp LKĐT 41 2.4.2.3. Thực trạng công tác tổ chức bộ máy quản lý người học các lớp LKĐT 42 2.4.2.4. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác quản lý người học các lớp LKĐT 42 2.5. Đánh giá thực trạng công tác quản lý người học các lớp LKĐT của trường Đại học Hòa Bình 44 2.5.1. Những mặt mạnh và mặt hạn chế 44 2.5.1.1. Những mặt mạnh 44 2.5.1.2. Những hạn chế 45 2.5.2. Nguyên nhân 45 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NGƯỜI HỌC CÁC LỚP LIÊN KẾT ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH 48 vi 3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp quản lý người học các lớp LKĐT của trường Đại học Hòa Bình 48 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 48 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và lựa chọn ưu tiên 48 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, thực tiễn 48 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục 49 3.1.5. Nguyên tắc kế thừa 49 3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý người học các lớp LKĐT của trường Đại học Hòa Bình 50 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho các lực lượng trong và ngoài trường về vai trò của quản lý người học các lớp LKĐT 50 3.2.1.1. Mục đích của biện pháp. 50 3.2.1.2. Nội dung thực hiện. 50 3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp 51 3.2.2. Xây dựng những quy định cụ thể về quản lý người học các lớp LKĐT 51 3.2.2.1. Mục đích của biện pháp 51 3.2.2.2. Nội dung thực hiện 51 3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp 51 3.2.3. Nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ quản lý người học các lớp LKĐT và hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động LKĐT 53 3.2.2.1. Mục đích của biện pháp 53 3.2.2.2. Nội dung thực hiện 53 3.2.2.3. Cách thức thực hiện 53 3.2.4. Giữ mối liên hệ với đơn vị phối hợp đào tạo, người học, cơ quan công tác của người học, gia đình người học; tăng cường công tác quảng bá hình ảnh và khả năng đáp ứng nhu cầu đào tạo của trường 55 3.2.3.1. Mục đích của biện pháp 55 3.2.3.2. Nội dung thực hiện 55 3.2.3.3. Cách thức thực hiện 55 3.2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý người học các lớp LKĐT của nhà trường. 56 3.2.5.1. Mục đích của biện pháp 56 3.2.5.2. Nội dung thực hiện biện pháp 57 3.2.5.3. Cách thực hiện biện pháp 58 3.3. Thăm dò tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 58 3.3.1. Đối tượng khảo sát 58 3.3.2. Phương pháp khảo sát 58 3.3.3. Kết quả khảo sát 59 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 PHỤ LỤC 69 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, GD&ĐT của mỗi quốc gia đóng vai trò then chốt, trọng yếu trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Nghị Quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền Giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ”. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá để đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Xuất phát từ thực tiễn trên, ở nước ta trong nhiều năm qua hoạt động LKĐT theo hình thức CQ và KCQ giữa các trường ĐH, CĐ, TCCN với các địa phương đã diễn ra phổ biến. Hoạt động này đã đóng một vai trò to lớn trong việc đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương nói riêng và đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung. Đồng thời, LKĐT cũng tạo cơ hội học tập cho nhiều người góp phần thực hiện mục tiêu công bằng xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, LKĐT giữa các trường Đại học với các địa phương vẫn còn bộc lộ những yếu kém; chất lượng đào tạo hiện nay bất cập so với yêu cầu; tổ chức và quản lý đào tạo nói chung, quản lý người học nói riêng chưa chặt chẽ, đào tạo ồ ạt, chất lượng đào tạo thấp, chưa được đảm bảo, chưa đáp ứng được yêu cầu và mong đợi của xã hội, còn để gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội… Từ thực tiễn trên, vấn đề đặt ra là bằng cách nào để khắc phục được những hạn chế, yếu kém hiện nay và đồng thời cũng là để đáp ứng nhu cầu quản lý trước sự phát triển nhanh chóng về quy mô của hoạt động LKĐT. Một trong những biện pháp cơ bản phải làm là đổi mới công tác quản lý giáo dục, vì mọi thành công hay thất bại trong giáo dục đều bắt nguồn và có nguyên 2 nhân từ công tác quản lý giáo dục. Trong hoạt động LKĐT thì quản lý người học giữ vai trò đặc biệt quan trọng bởi họ là đối tượng của quá trình đào tạo. Quản lý được đối tượng này sẽ góp phần khắc phục những hạn chế, yếu kém ở trên, giúp nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Trường Đại học Hòa Bình là một trường tư thục thành lập năm 2008, hoạt động LKĐT mới chỉ bắt đầu năm 2012. Nhà trường luôn chú trọng nâng cao hiệu quả của hoạt động LKĐT vì hoạt động LKĐT sẽ giúp mở rộng thương hiệu của nhà trường. Để hoạt động LKĐT đạt hiệu quả cần phải quan tâm đến công tác quản lý người học vì họ chính là yếu tố quyết định đến sự thành công của hoạt động này. Tuy nhiên, hiện nay nhà trường vẫn chưa có một quy định riêng về công tác quản lý người học các lớp LKĐT, công tác này đang thực hiện chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của cán bộ phòng Công tác HSSV vì vậy nó vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục, đòi hỏi phải tìm ra các biện pháp quản lý người học để hoạt động LKĐT đạt được hiệu quả cao. Xuất phát từ thực tiễn trên tác giả đã chọn đề tài “Quản lý người học trong các lớp liên kết đào tạo của Trường Đại học Hòa Bình trong bối cảnh hiện nay” làm đề tài Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất những biện pháp quản lý người học góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động LKĐT của Trường Đại học Hòa Bình trong giai đoạn hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Cơ sở lý luận về quản lý người học các lớp liên kết đào tạo 3.2. Thực trạng quản lý người học các lớp LKĐT của Trường Đại học Hòa Bình 3.3. Đề xuất một số biên pháp quản lý người học các lớp LKĐT của Trường Đại học Hòa Bình 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Người học trong các lớp LKĐT của Trường Đại học Hòa Bình. 3 4.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý người học trong các lớp LKĐT của Trường Đại học Hòa Bình. 5. Vấn đề nghiên cứu Đề tài tập trung vào nghiên cứu hai vấn đề cơ bản sau: - Công tác quản lý người học các lớp LKĐT của Trường Đại học Hòa Bình. - Biện pháp quản lý người học các lớp LKĐT của Trường Đại học Hòa Bình đạt hiệu quả cao nhất. 6. Giả thuyết khoa học Nếu tìm ra được những biện pháp quản lý người học các lớp liên kết đào tạo của trường Đại học Hòa Bình khả thi và phù hợp với yêu cầu đổi mới công tác quản lý của nhà trường thì công tác quản lý người học các lớp LKĐT của trường sẽ hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho người học. 7. Phạm vi nghiên cứu Các lớp LKĐT của trường Đại học Hòa Bình. Nghiên cứu công tác quản lý người học các lớp này của trường từ 2012-2014. 8. Phương pháp nghiên cứu Kết hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau: 8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng, Luật Giáo dục, các văn bản mang tính chất quy phạm pháp luật của Nhà nước; các quy chế, quy định của ngành giáo dục và đào tạo có liên quan; các tài liệu lý luận về khoa học quản lý giáo dục; quản lý nhà trường; liên kết đào tạo; các tài liệu chuyên môn liên quan đến nội dung đề tài. 8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra qua các phiếu khảo sát; phương pháp xin ý kiến chuyên gia; phương pháp đàm thoại; phương pháp tổng kết kinh nghiệm nhằm 4 khảo sát đánh giá thực trạng quản lý người học các lớp LKĐT của trường Đại học Hòa Bình và góp phần đề xuất biện pháp cho vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp thống kế toán học để xử lý kết quả nghiên cứu. 9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 9.1. Ý nghĩa lý luận Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận việc quản lý người học các lớp LKĐT của trường Đại học Hòa Bình. 9.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề xuất một số biện pháp quản lý người học các lớp LKĐT của trường Đại học Hòa Bình nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho người học. 10. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài Chương 2: Thực trạng công tác quản lý người học các lớp LKĐT của trường Đại học Hòa Bình Chương 3: Một số biện pháp quản lý người học các lớp LKĐT của trường Đại học Hòa Bình [...]... như: Quản lý, quản lý nhà trường, quản lý giáo dục, quản lý HSSV, liên kết đào tạo đồng thời xác định những nội dung cơ bản của quản lý người học các lớp LKĐT, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động LKĐT Những cơ sở lý luận làm nền tảng và định hướng cho việc tìm hiểu thực trạng cũng như đề xuất các biện pháp quản lý người học các lớp LKĐT của Trường Đại học Hòa Bình 24 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ... TÁC QUẢN LÝ NGƯỜI HỌC TẠI CÁC LỚP LIÊN KẾT ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH 2.1 Khái quát về trường Đại học Hòa Bình 2.1.1 Sự hình thành và phát triển Trường Đại học Hòa Bình được thành lập theo Quyết định số 244/QĐTTg ngày 28/02/2008 của Thủ tướng chính phủ Trường Đại học Hòa Bình là một trường tư thục, thành lập với mục đích đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ,... quản lý phù hợp với mục tiêu đào tạo của khóa học Về cơ sở hạ tầng các đơn vị phối hợp đào tạo chịu trách nhiệm, các lớp học LKĐT sẽ được đặt ở đây Lớp LKĐT được tổ chức căn cứ vào quy mô người học, ngành nghề, địa điểm đào tạo Hiệu trưởng sắp xếp người học vào các lớp để tổ chức quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, khen thưởng, kỷ luật 1.5 Quản lý người học 1.5.1 Vị trí, vai trò của quản lý. .. Luật Giáo dục Đại học Điều 59 quy định: Người học là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, gồm sinh viên của chương trình đào tạo cao đẳng, chương trình đào tạo đại học; học viên của chương trình đào tạo thạc sĩ; nghiên cứu sinh của chương trình đào tạo tiến sĩ Luật Giáo dục Đại học Điều 60, 61 quy định: Nhiệm vụ và quyền của người học; các hành vi người học không được... lý người học Quản lý người học ở bậc đại học hệ chính quy còn gọi là quản lý HS SV là một lĩnh vực của quản lý giáo dục Từ khái niệm về quản lý giáo dục và các đặc trưng của quản lý giáo dục có thể khái quát về quản lý HSSV như sau: - Quản lý HSSV là việc tổ chức, điều hành phối hợp các lực lượng trong nhà trường nhằm thực hiện công tác giáo dục, quản lý, trợ giúp HSSV góp phần thực hiện mục tiêu đào. .. xã hội về ngành nghề đào tạo, loại hình đào tạo 1.6.2 Từ phía nội dung chương trình, chất lượng đào tạo của các cơ sở chủ trì đào tạo Cơ sở đào tạo là các trường ĐH, CĐ, THCN cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến công tác quản lý người học tại các cơ sở địa phương Sự ảnh hưởng có thể thấy từ các yếu tố chất lượng đào tạo của nhà trường đã được người học và dư luận biết đến, chương trình đào tạo và việc đáp ứng... đáp ứng đòi hỏi của thời đại Truyền thống của nhà trường, yêu cầu quy định đối với người học của nhà trường, cách thức làm việc và giảng dạy của giảng viên trong trường cũng tác động ảnh hưởng đến công tác quản lý người học 1.6.3 Từ phía cơ sở địa phương đặt lớp liên kết Cơ sơ đặt lớp liên kết ở địa phương có vai trò quan trọng trong công tác quản lý người học, là chủ thể (cùng với trường ĐH) tham... giữa các bên để tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học [6] Có hai loại hình LKĐT: LKĐT trong nước và LKĐT với nước ngoài Liên kết đào tạo trong nước là loại hình liên kết đào tạo giữa các trường Chẳng hạn như một trường đại học có rất nhiều cơ sở liên kết ở nhiều vùng tỉnh lẻ và vùng sâu vùng xa Tham gia các chương trình liên kết này, học. .. 28/7/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo LKĐT là sự hợp tác giữa các 17 bên để tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học - Đối với LKĐT trình độ cao đẳng, đại học: Đơn vị chủ trì đào tạo bao gồm các đại học, học viên, trường đại học, trường cao đẳng đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 7 của Quy định về liên kết đào tạo trình... việc song hành quản lý hoạt động LKĐT nói chung và quản lý người học nói riêng Ý thức học tập và kết quả học tập của người học giữa các cơ sở địa phương có sự khác nhau, bởi vì cách tổ chức quản lý người học khác nhau, quy chế quản lý khác nhau, tính nghiêm túc chặt chẽ mỗi cơ sở khác nhau, do đó chất lượng của hoạt động LKĐT cũng khác nhau 1.7 Sự cần thiết phải quản lý người học các lớp LKĐT nhằm nâng . BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NGƯỜI HỌC CÁC LỚP LIÊN KẾT ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH 48 vi 3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp quản lý người học các lớp LKĐT của trường Đại học Hòa Bình 48 . pháp quản lý người học các lớp liên kết đào tạo của trường Đại học Hòa Bình khả thi và phù hợp với yêu cầu đổi mới công tác quản lý của nhà trường thì công tác quản lý người học các lớp LKĐT của. ƠN Trong quá trình hoàn thành luận văn Quản lý người học trong các lớp liên kết đào tạo của trường Đại học Hòa Bình trong bối cảnh hiện nay . Tác giả đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy

Ngày đăng: 05/07/2015, 22:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w