Thực trạng nhận thức về công tác quản lý người học các lớp LKĐT

Một phần của tài liệu Quản lý người học trong các lớp liên kết đào tạo của trường đại học hòa bình trong bối cảnh hiện nay (Trang 41)

10. Cấu trúc luận văn

2.4.1.Thực trạng nhận thức về công tác quản lý người học các lớp LKĐT

Cùng với sự xuất hiện của hoạt động LKĐT thì cũng xuất hiện công tác quản lý người học các lớp LKĐT. Tuy nhiên, để quản lý người học có hiệu

quả thì đơn vị chủ trì đào tạo cũng như đơn vị phối hợp đào tạo phải thực sự coi quản lý người học các lớp LKĐT là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý sinh viên của đơn vị mình. Phòng Công tác HSSV là đơn vị tham mưu và giúp việc cho Hiệu trưởng về lĩnh vực này.

Quản lý người học các lớp LKĐT không chỉ có lực lượng của đơn vị chủ trì đào tạo mà cụ thể là Trường Đại học Hòa Bình mà cần phải có sự phối hợp của các đơn vị phối hợp đào tạo

Để đánh giá về mức độ cần thiết đối với công tác quản lý người học các lớp LKĐT chúng tôi đã tiến hành khảo sát điều tra XHH phiếu lấy ý kiến đã được gửi tới 50 cán bộ, giảng viên trường Đại học Hòa Bình và cán bộ của 3 cơ sở LKĐT với trường Đại học Hòa Bình.

Bảng 2.7. Đánh giá của cán bộ, giảng viên và cán bộ của 3 cơ sở LKĐT với trường Đại học Hòa Bình về mức độ cần thiết của công tác quản

lý người học các lớp LKĐT

TT Mức độ cần thiết của công tác quản lý

người học các lớp LKĐT Số lượng Tỷ lệ

1 Rất cần thiết 20 40 (%)

2 Cần thiết 14 28 (%)

3 Bình thường 11 22 (%)

4 Ít cần thiết 5 10 (%)

5 Hoàn toàn không cần thiết 0 0

Qua bảng 2.7 có thể thấy cán bộ, giảng viên của trường Đại học Hòa Bình và các đơn vị LKĐT với trường đều đánh giá khá cao về mức độ cần thiết của công tác quản lý người học: 40% cho là rất cần thiết, 28 % cho là cần thiết, 22% cho là bình thường và không có ý kiến nào cho rằng hoàn toàn không cần thiết. Kết quả này cho thấy đa số cán bộ, giảng viên của trường cũng như các đơn vị LKĐT của trường nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của công tác quản lý người học các lớp LKĐT.

Tìm hiểu trực tiếp 226 đối tượng được quản lý là người học tại 3 cơ sở LKĐT với trường về mức độ cần thiết của công tác quản lý người học lớp LKĐT chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 2.8.

Bảng 2.8. Đánh giá của người học các lớp LKĐT của trường Đại học Hòa Bình về mức độ cần thiết của công tác quản lý người học các lớp LKĐT

TT Mức độ cần thiết của công tác quản lý

người học các lớp LKĐT Số lượng Tỷ lệ

1 Rất cần thiết 97 42,9 (%)

2 Cần thiết 59 26,1 (%)

3 Bình thường 50 22,1 (%)

4 Ít cần thiết 13 5,7 (%)

5 Hoàn toàn không cần thiết 7 3,2 (%)

Nhìn chung, người học cũng đánh giá cao về mức độ cần thiết của công tác quản lý người học các lớp LKĐT của trường: có 97 ý kiến trả lời là rất cần thiết, đạt tỷ lệ 42,9%; 59 ý kiến trả lời là cần thiết chiếm 26,1%; 50 ý kiến trả lời là bình thường chiếm 22,1%. Tuy nhiên, vẫn có 13 ý kiến trả lời ít cần thiết chiếm 5,7 % và 7 ý kiến trả lời hoàn toàn không cần thiết chiếm 3,2%.

Những kết quả điều tra trên cho phép chúng ta rút ra kết luận: các lực lượng tham gia vào công tác quản lý người học các lớp LKĐT của trường Đại học Hòa Bình, các đơn vị LKĐT với trường và kể cả đối tượng được quản lý là người học đã nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của công tác quản lý người học. Cả chủ thể quản lý và đối tượng quản lý đều cho rằng quản lý người học các lớp LKĐT là cần thiết. Đây có thể nói là một thuận lợi cho việc thực hiện công tác quản lý người học bởi trên thực tế chỉ khi có sự nhận thức đầy đủ và đúng đắn thì hành động mới đạt hiệu quả. Tuy nhiên kết quả điều tra cũng cho thấy còn một bộ phận, đặc biệt người học còn e ngại về mức độ cần thiết của công tác quản lý người học các lớp LKĐT. Đó là trở ngại mà công tác quản lý người học các lớp LKĐT của trường Đại học Hòa Bình cần phải khắc phục.

Một phần của tài liệu Quản lý người học trong các lớp liên kết đào tạo của trường đại học hòa bình trong bối cảnh hiện nay (Trang 41)