0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác quản

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NGƯỜI HỌC TRONG CÁC LỚP LIÊN KẾT ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY (Trang 48 -48 )

10. Cấu trúc luận văn

2.4.2.4. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác quản

Phòng Công tác HSSV là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng về lĩnh vực công tác HSSV, trong đó có mảng công tác quản lý người học ở các lớp LKĐT. Phòng chưa có một cán bộ chuyên trách về mảng này, các cán bộ làm công tác quản lý người học cũng là những cán bộ làm công tác quản lý sinh viên hệ chính quy đang học tại trường. Tham gia vào công tác quản lý người học còn có cán bộ ở các đơn vị phối hợp đào tạo với nhà trường, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp và hệ thống cán bộ lớp (lớp trưởng, lớp phó). Tuy nhiên, đối với họ công tác quản lý người học ở các lớp LKĐTchỉ là kiêm nhiệm, chưa thực sự có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận có liên quan cũng như sự phân tâm trong công việc của đội ngũ cán bộ được phân công công việc này. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến công tác quản lý người học các lớp LKĐT của Trường Đại học Hòa Bình hiệu quả chưa cao.

2.4.2.4. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác quản lý người học các lớp LKĐT lý người học các lớp LKĐT

Kiểm tra đánh giá là công đoạn cuối của một chu trình quản lý và cũng là tiền đề cho một chu trình mới. Thông qua đó chúng ta mới thấy được những mặt mạnh cũng như những hạn chế cần khắc phục.

Để tìm hiểu thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác quản lý người học các lớp LKĐT của trường Đại học Hòa Bình chúng tôi đã tiến hành thu thập ý kiến đánh giá của cán bộ, giảng viên trường Đại học Hòa Bình và cán bộ các đơn vị LKĐT với trường. Kết quả thu được thể hiện cụ thể ở bảng 2.11.

Bảng 2.11. Đánh giá mức độ thực hiện công tác kiểm tra đánh giá công tác quản lý người học các lớp LKĐT của trường Đại học Hòa Bình

STT Nội dung kiểm tra đánh giá Mức độ thực hiện Giá trị TB Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu 1

Kiểm tra, đánh giá đột xuất công tác quản lý người học các lớp LKĐT

0 8 10 32 1,5 5

2

Kiểm tra đánh giá thường kỳ công tác quản lý người học các lớp LKĐT

0 11 15 18 1,6 4

3

Sơ kết sau mỗi học kỳ về công tác quản lý người học các lớp LKĐT 0 9 25 16 1,9 1 4 Tổng kết cuối năm về công tác quản lý người học các lớp LKĐT 3 7 22 18 1,9 2

5 Thi đua khen thưởng 0 10 20 20 1,8 3

Phân tích bảng 2.11 rút ra được những nhận xét sau:

- Công tác kiểm tra, đánh giá đột xuất và thường kỳ đạt kết quả thấp nhất, giá trị trung bình lần lượt là 1,5 và 1,6. Đặc biệt có tới 36 ý kiến đánh giá là yếu trong nội dung công tác kiểm tra đột xuất chiếm 70%. Kết quả này phản ánh thực trạng nhà trường chưa thực hiện được công tác kiểm tra đánh giá đột xuất và thường kỳ trong công tác quản lý người học các lớp LKĐT. Nguyên nhân của thực trạng này chủ yếu là các lớp LKĐT được đặt tại các cơ sở LKĐT với trường gây khó khăn cho việc kiểm tra đánh giá đột xuất và thường kỳ.

- Công tác sơ kết và tổng kết về công tác quản lý người học các lớp LKĐT được đánh giá cao trong công tác kiểm tra đánh giá, chúng lần lượt xếp vị trí thứ 1 và 2. Tuy nhiên, nó mới chỉ được đề cập ở trong báo cáo sơ kết, tổng kết về công tác HSSV, chưa có báo cáo cụ thể riêng mảng công tác quản lý người học các lớp LKĐT và nhà trường cũng chưa tổ chức một dịp nào riêng để đánh giá về công tác này.

- Nội dung thi đua khen thưởng đã bước đầu được quan tâm, giá trị trung bình đạt 1,8 xếp thứ 3 trong 5 nội dung công tác kiểm tra, đánh giá. 2.5. Đánh giá thực trạng công tác quản lý người học các lớp LKĐT của trường Đại học Hòa Bình

2.5.1. Những mặt mạnh và mặt hạn chế 2.5.1.1. Những mặt mạnh 2.5.1.1. Những mặt mạnh

- Trường đại học Hòa Bình là một trường tư thực mới thành lập năm 2008, trong 6 năm qua lãnh đạo nhà trường luôn quan niệm rằng muốn xây dựng được thương hiệu của nhà trường thì phải tập trung vào chất lượng đào tạo, để có được chất lượng đào tạo cao thì không thể không quan tâm đến công tác quản lý người học bao gồm sinh viên chính quy học tập trung tại trường cũng như người học ở các lớp LKĐT của trường. Điều này được thể hiện qua việc nhà trường đã đưa nội dung quản lý HSSV và người học các lớp LKĐT vào nội dung của kế hoạch năm học và nhiệm vụ chung của cả trường.

Công tác phổ biến, quán triệt những quy định chung về quản lý người học các lớp LKĐT được tiến hành thường xuyên đến mọi cán bộ, giảng viên và người học, bao gồm cả những cán bộ của những đơn vị LKĐT với trường. Nhờ vậy, những cán bộ, giảng viên, giáo viên chủ nhiệm trực tiếp tham gia vào công tác này thấy được tầm quan trọng của công tác và nâng cao trách nhiệm trong công tác của mình.

Người học ở các lớp LKĐT được nhà trường phối hợp với đơn vị LKĐT phổ biến các nội dung của công tác quản lý người học các lớp LKĐT nên có ý thức thực hiện cao. Hơn nữa người học ở các lớp này đa phần là

những người đã trưởng thành, có công việc ổn định họ biết được mục đích học tập cũng như trách nhiệm của bản thân trong tập thể lớp.

Đội ngũ làm công tác quản lý người học các lớp LKĐT tuy không chuyên và chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng họ là những người có tâm huyết, nhiệt tình và trách nhiệm.

Nhà trường đã xác lập được mối liên hệ tốt với các đơn vị phối hợp đào tạo, hằng tháng đã có cuộc họp giao ban giữa nhà trường với các đơn vị phối hợp đào tạo. Thực hiện tốt cơ chế song hành quản lý người học.

2.5.1.2. Những hạn chế

Nhà trường chưa xây dựng được quy định cụ thể về công tác quản lý người học các lớp LKĐT của trường. Vì vậy, hành lang pháp lý cho công tác quản lý người học các lớp LKĐT của trường vẫn chưa được phân định rõ ràng, còn chung chung.

Nhà trường đã có sự quan tâm đến hoạt động LKĐT nói chung và công tác quản lý người học các lớp LKĐT nói riêng, tuy nhiên sự quan tâm này chưa thật sự đầy đủ. Điều này được thể hiện qua một số điểm sau: chưa có cán bộ chuyên trách ở mảng công tác này, cơ chế công tác, kinh phí cho công tác còn hạn chế.

Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý người học tuy có nhiều tâm huyết, nhiệt tình tuy nhiên đây là một hoạt động mới của nhà trường nên kinh nghiệm chưa có, đôi lúc còn thụ động trong công tác.

Sự phối hợp giữa nhà trường với các đơn vị liên kết chưa thật sự bền chặt, kết hợp chưa được ăn ý, nhiều khi công việc bị chồng chéo nhau dẫn đến hiệu quả công việc không cao.

2.5.2. Nguyên nhân

Những mặt mạnh và những hạn chế trong công tác quản lý người học ở các lớp LKĐT của trường Đại học Hòa Bình có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Nguyên nhân trước hết là do đặc điểm người học ở các lướp LKĐT tương đối đa dạng, phức tạp. Họ là đối tượng đặc biệt không phải phần lớn thời gian của họ dành cho việc học và các hoạt động đào tạo mà họ còn có công việc, và gia đình. Điều này khiến cho công tác quản lý của trường gặp nhiều khó khăn.

Tiếp đến trường Đại học Hòa Bình trong 6 năm qua chưa có những đổi mới thực sự về công tác quản lý sinh viên nói chung và công tác quản lý người học các lớp LKĐT nói riêng cho phù hợp với thực tế, phù hợp với sự phát triển của nhà trường trong giai đoạn khó khăn hiện nay, cụ thể:

- Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho người học mới chỉ dừng lại ở những nội dung theo phương pháp truyền thống, nhiều khi mang nặng hình thức, chưa được thường xuyên, liên tục, chưa đi vào chiều sâu.

- Chưa có những biện pháp phù hợp để tăng cường quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của người học.

- Phòng Công tác HSSV đơn vị phụ trách việc quản lý người học chưa xây dựng được kế hoạch kiểm tra các hoạt động quản lý người học định kỳ, đây cũng là nguyên nhân làm cho công tác kiểm tra thiếu quy trình.

- Chưa khai thác việc ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý người học.

- Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý còn hạn chế, chưa theo kịp với yêu cầu công việc trong nhà trường, chưa được bồi dưỡng, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý người học các lớp LKĐT.

Mặt khác, quy định của Nhà nước về công tác quản lý người học các lớp LKĐT còn thiếu, chưa cụ thể khiến cho việc thực hiện công tác này còn gặp nhiều khó khăn.

Một nguyên nhân nữa làm cho quản lý công tác người học các lớp LKĐT của trường còn nhiều bất cập, mặc dù lãnh đạo nhà trường đã có sự quan tâm, cán bộ, giảng viên trong trường cũng như ở các đơn vị liên kết đào tạo thấy được tầm quan trọng trong việc quản lý người học nhưng vẫn còn

một bộ phận nhỏ có nhận thức cho rằng quản lý công tác người học là khó khăn không thể thực hiện được nên chưa dành đủ tâm sức cho công tác này.

Những nguyên nhân cơ bản này dẫn đến công tác quản lý người học các lớp LKĐT của trường còn tồn tại những hạn chế, đòi hỏi phải có những biện pháp mang tính đột phá để quản lý người học các lớp LKĐT của trường có những chuyển biến theo hướng đáp ứng mục tiêu và yêu cầu của quản lý người học các lớp LKĐT của trường trong bối cảnh hiện nay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ cơ sở lý luận nền tảng cho vấn đề nghiên cứu công tác quản lý người học ở các lớp LKĐT của trường Đại học Hòa Bình, tác giả đã tổ chức khảo sát, phân tích thực trạng quản lý người học các lớp LKĐT của trường Đại học Hòa Bình về những vấn đề: Tầm quan trọng trong quản lý người học các lớp LKĐT; đánh giá mức độ thực hiện các nội dung trong công tác quản lý người học các lớp LKĐT của trường, công tác tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch nội dung công tác quản lý người học. Qua đó có thể thấy mặc dù hoạt động LKĐT ở trường Đại học Hòa Bình mới diễn ra được 2 năm nhưng nhà trường đã có những quan tâm đến nó, trong đó có công tác quản lý người học. Thực trạng này cho chúng ta thấy một cái nhìn tổng quát về công tác quản lý người học các lớp LKĐTcủa trường Đại học Hòa Bình với những mặt mạnh, mặt yếu cũng như nguyên nhân của nó. Điều này sẽ làm cơ sở để đề xuất những biện pháp quản lý người học các lớp LKĐT của trường Đại học Hòa Bình ở chương sau.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NGƯỜI HỌC CÁC LỚP LIÊN KẾT ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH

3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp quản lý người học các lớp LKĐT của trường Đại học Hòa Bình

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Tính hiệu quả là nguyên tắc đầu tiên trong việc xây dựng các biện pháp quản lý người học các lớp LKĐT của trường Đại học Hòa Bình. Nguyên tắc này yêu cầu các biện pháp đưa ra nhằm vào mục tiêu cuối cùng là đưa công tác quản lý người học của nhà trường đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động LKĐT của nhà trường. Xuất phát từ nguyên tắc hiệu quả, những biện pháp đề xuất cần mang lại hiệu quả trong hoàn cảnh cụ thể và trong thời điểm nhất định.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và lựa chọn ưu tiên

Hoạt động quản lý người học cụ thể là quản lý người học ở các lớp LKĐT là một hoạt động đa dạng và rất phức tạp. Chính vì vậy người làm công tác này luôn luôn phải chủ động, sáng tạo trong công việc, phải lập kế hoạch cụ thể, khoa học, các biện pháp tổ chức và thực hiện phải có khả năng thực hiện đảm bảo được yêu cầu, đòi hỏi, giải quyết được nhu cầu thực tiễn đặt ra. Thông qua khảo sát ý kiến của các đối tượng trực tiếp trong cuộc và đối tượng liên quan, lựa chọn ưu tiên các biện pháp có tính khả thi cao hơn, dễ thực hiện đồng thời đem lại hiệu quả cao thực hiện trước và thường xuyên. Các biện pháp chưa có điều kiện thực hiện sẽ được xếp thứ hạng ưu tiên thấp hơn.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, thực tiễn

Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học là nguyên tắc cơ bản trong quản lý. Lenin từng nới “không thể nào quản lý nếu không am hiểu thành thạo công việc, không thể nào quản lý nếu không có tri thức đầy đủ về khoa học quản lý”. Nguyên tắc này đòi hỏi người quản lý phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình khoa học khi ra các quyết định hoặc xử lý thông tin để xác định mục

tiêu, bên cạnh đó người lãnh đạo, quản lý phải không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức thuộc các lĩnh vực có liên quan, biết vận dụng chúng vào thực tiễn công tác; việc quản lý phải đảm bảo tính khoa học đòi hỏi phải thường xuyên nghiên cứu, tiếp thu, khái quát kinh nghiệm giáo dục, kinh nghiệm quản lý và áp dụng chúng vào thực tiễn quản lý.

Biện pháp nâng cao chất lượng quản lý người học các lớp LKĐT phải xuất phát từ thực tế công tác quản lý hiện tại, lựa chọn những nhân tố thúc đẩy phát triển, đặc biệt phải lựa chọn những biện pháp cơ bản nhất khiến cho kết quả trực tiếp ứng dụng vào thực tiễn. Bên cạnh đó cũng cần dựa trên tính khoa học mới đảm bảo được độ tin cậy, chính xác qua đó khi vận dụng vào thực tiễn mới đem lại hiệu quả cao.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục

Quản lý người học trong quá trình đào tạo phải tuân thủ các nguyên tắc giáo dục và trong mọi công việc phải luôn luôn đặt tính giáo dục lên hàng đầu thì mới tiến hành giáo dục cũng như quản lý mới có hiệu quả. Trong quá trình quản lý luôn luôn có sự tác động qua lại của các thành phần tham gia đó là người quản lý và người bị quản lý trong đó người quản lý giữ vai trò chỉ đạo và người bị quản lý là chủ thể hoạt động độc lập, sáng tạo nhằm chiếm lĩnh các giá trị văn hóa khoa học kỹ thuật, đạo đức thẩm mỹ phù hợp với định hướng chung của mục đích giáo dục, đáp ứng những yêu cầu của sự phát triển tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, người quản lý không được cứng nhắc, áp đặt mà phải đảm bảo được tính giáo dục, tính nhân văn trong xử lý công việc. Nguyên tắc này là nguyên tắc cơ bản, quan trọng đối với hoạt động quản lý trong trường học.

3.1.5. Nguyên tắc kế thừa

Các biện pháp quản lý người học các lớp LKĐT được đề xuất đều dựa trên nền tảng của những biện pháp và cách thức quản lý có sẵn đang được áp dụng, đồng thời áp dụng những văn bản pháp quy quy định của nhà nước và của ngành một cách sáng tạo để từ đó phát triển lên thành những biện pháp

quản lý mới. Những biện pháp quản lý mới phải phát huy được những ưu điểm của những biện pháp đã làm, hạn chế những nhược điểm để từ đó tìm ra những giải pháp mới hay hơn, hiệu quả hơn giúp cho việc quản lý người học các lớp LKĐT của trường ngày càng hiệu quả hơn, đáp ứng mục tiêu đề ra và đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý người học các lớp LKĐT của trường Đại học Hòa Bình

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NGƯỜI HỌC TRONG CÁC LỚP LIÊN KẾT ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY (Trang 48 -48 )

×