Màu sắc Nam Bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam

113 2.5K 11
Màu sắc Nam Bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài về : Màu sắc Nam Bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Nghiêm Phương MÀU SẮC NAM BỘ TRONG NGÔN NGỮ TRUYỆN SƠN NAM Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. TRỊNH SÂM Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Ngơn ngữ văn chương là đại diện tiêu biểu của ngơn ngữ văn hóa, dạng thức tồn tại “tồn vẹn nhất, sáng chói nhất” của ngơn ngữ tồn dân. Nói đến ngơn ngữ văn chương là nói đến chức năng thẩm mỹ, đến giá trị tạo hình, giá trị biểu trưng, biểu cảm to lớn. Để ngơn từ nghệ thuật có thể khắc hoạ chân thực, sinh động bức tranh cuộc sống thì việc huy động, sử dụng nhằm kh ai thác thật tốt khả năng, tiềm năng của các phương tiện ngơn ngữ là một việc làm khơng thể thiếu. Khu vực Nam bộ - vùng đồng bằng châu thổ sơng Mê-Kơng - đất đai rộng lớn, phì nhiêu, hệ thống kênh rạch chằng chịt, đồng thời là vùng đất với lịch sử hơn ba trăm năm khẩn hoang của người Việt. Cảnh vật thiên nhiên và con người Nam bộ từ lâ u đã gây được sự chú ý của nhiều người cầm bút và khơng ít người trong số đó gặt hái được thành cơng. Sơn Nam (tên khai sinh là Phạm Minh Tày, sinh năm 1926 tại Kiên Giang), nhà văn Nam Bộ, người được mệnh danh là “nhà Nam Bộ học” hay “ơng già Ba Tri” của văn học hiện đại là một trong những tác giả tiêu biểu. Những sáng tác của Sơn Nam, cố nhiên được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Tiếp cận sáng tác của ơng, các nhà lý luận phê bình văn học thường có chung một n hận xét về sự giàu có “sắc thái địa phương”, hay “đậm đà màu sắc Nam Bộ”. Tuy nhiên, nghiên cứu về Sơn Nam chủ yếu dừng lại ở những bài viết tản mạn. Có thể thấy rõ điều này thơng qua sự kiện: tháng 12 năm 2008, Hội nhà văn Thành Phố Hồ Chí Minh thơng báo quyết định lùi thời gian tổ chức hội thảo về Sơn Nam. Ơng Lê Văn Thảo, chủ tịch Hội nhà văn Thành Phố Hồ Chí Minh cho biết: "Được phát động từ cuối năm ngối nhưng đến nay chúng tơi khơng nhận được tham luận như ý muốn mà thay vào đó là nhiều bài viết do các cây bút khơng chun gửi về. Vì thế, đành phải tạm hỗn hội thảo để có thêm thời gian chuẩn bị cẩn thận hơn". Và: “Hội thảo về nhà văn Sơn Nam càng chậm càng tốt. Từ trước tới nay, có nhiều bài viết về ơng, do đó, khi m uốn nói thêm về Sơn Nam cần những nghiên cứu sâu sắc, mang tính khái qt cao và những nhận định, phát biểu mới, mang tính khoa học” [71]. Mặt khác, những bài viết này cũng chỉ tập trung ở bình diện lý luận phê bình văn học. Chính vì vậy, vấn đề về “màu sắc Nam Bộ” trong tác phẩm của ơng chưa được tìm hiểu, phân tích thấu đáo. Trường hợp của Sơn Nam khơng phải là một ngoại lệ. Hồng Thị Châu trong Giáo trình Phương ngữ học tiếng Việt đã nhận định: “Trong thực tế tiếng Việt rất đa dạng và luôn luôn biến đổi, uyển chuyển với những sắc thái địa phương khác nhau (…). Những sắc thái đó thông thường chỉ được cảm nhận mà không được phân tích, lý giải tường tận.” [12,tr 16]. Như vậy, yêu cầu có tính khách quan là: cần khảo sát một cách đầy đủ và toàn diện những yếu tố vật chất làm nên giá trị màu sắc địa phương trong ngôn bản nghệ thuật của tác giả. Trong đó, một công việc quan trọng là xem xét những phương tiện ngôn ngữ được lựa chọn trên cơ sở đối lập giữa các phương ngữ, giữa phương ngữ với ngôn ngữ to àn dân ở cả ba bình diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp để chỉ ra những khác biệt trong tương quan với môi trường địa lý, môi trường lịch sử xã hội, soi rọi chúng trên cơ sở đặc trưng ngôn ngữ văn chương, dưới góc độ phong cách học, ngữ nghĩa học nói chung và ngôn ngữ tri nhận nói riêng. Với những lý do trên, tại thời điểm này, việc làm sáng rõ đặc điểm mà u sắc Nam Bộ trong ngôn ngữ nghệ thuật của Sơn Nam thông qua một số tác phẩm tiêu biểu, dưới cái nhìn ngôn ngữ học là một việc làm có ý nghĩa. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích chính của đề tài là tìm hiểu, phân tích những yếu tố làm nên giá trị “màu sắc Nam bộ” trong truyện Sơn Nam, chỉ ra những thành công và kể cả những hạn chế có thể có trong việc khai thác, sử dụng các phương tiện ngôn ngữ của tác giả. Ngoài ra, trên cơ sở ngữ liệu được thu thập, thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài còn góp phần tìm hiểu: - Đặc trưng về màu sắc, sắc thái của phương ngữ Nam bộ (ở cả ba bình diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) trong ngôn ngữ nghệ thuật cũng như những giá trị tạo hình, giá trị biểu cảm của chúng. - Áp lực văn hoá, cách phân chia hiện thực hay cơ sở tri nhận phản ánh trong phương ngữ Nam bộ. - Những vấn đề có tính chất nguyên tắc khi sử dụng phương ngữ xét ở bình diện sáng tác văn học. - Tính đa dạng và thống nhất ngôn ngữ. Những khả năng và đóng góp của phương ngữ Nam bộ đối với ngôn ngữ to àn dân. 3. Lịch sử vấn đề Chiếm một số lượng lớn trong những sáng tác của Sơn Nam là những tác phẩm thuộc bộ phận văn học hợp pháp miền Nam giai đoạn 1954 - 1975. Sau khi đất nước thống nhất, vì nhiều lý do khác nhau, dòng văn học này chưa thể có ngay sự quan tâm thích đáng. Nằm trong bối cảnh đó, những nghiên cứu về sáng tác của Sơn Nam là chưa nhiều, chưa thật sự tương xứng với những đóng góp của ông. Sau đây là những bài viết, công trình nghiên cứu chủ yếu về tác giả. Về sách Có hai luận văn thạc sĩ: Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam giai đoạn 1954-1975: Tác giả Lê Thị Thùy Trang, Trường Đại học sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, 2003. Với phương pháp lịch sử, hệ thống, so sánh, miêu tả, luận văn trình bày những đặc điểm của truyện ngắn Sơn Nam trên phương diện nội dung và nghệ thuật như: cảm hứng chủ đạo của tác giả; những đặc điểm về nghệ thuật xây dựng nhân vật; phương thức kết cấu; ngôn từ; vị trí của Sơn Nam trong văn học đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975. Đặc trưng truyện ngắn Sơn Nam : Tác giả Trần Phỏng Diều, Trường Đại học sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, 2004. Thông qua khảo sát 84 truyện ngắn, tác giả đưa ra những nhận xét về cảm hứng sáng tác (cảm hứng về thiên nhiên, cảm hứng về con người) - trong đó có những phân tích về quan niệm con người, về không thời gian nghệ thuật, ý nghĩa của c húng trong khắc họa tính cách Nam Bộ, thiên nhiên, cảnh vật Nam Bộ. Ngoài ra, luận văn còn trình bày những vấn đề về kết cấu, từ vựng, các biện pháp tu từ, giọng điệu người kể chuyện, hình tượng tác giả, phong cách tác giả . Điểm chung của hai luận văn nói trên là chúng đều thuộc bình diện Lý luận phê bình văn học, cùng hướng đến việc đánh giá toàn diện giá trị nội dung, nghệ thuật cũng như đặc điểm t hi pháp, phong cách cá nhân ở mảng truyện ngắn của Sơn Nam. Về góc độ từ vựng, các tác giả đều xem xét việc khai thác, sử dụng vốn từ địa phương trong tác phẩm. Mặc dù không đề cập trực tiếp về màu sắc Nam Bộ, nhưng những khía cạnh khác nhau của hai bản luận văn này có những tác động tích cực vào quá trình triển khai nghiê n cứu. Các bài báo Là nhà văn gần như suốt đời dành cho đề tài Nam Bộ, với một lối văn phong giản dị, gần gũi với người lao động, vì thế Sơn Nam chiếm được tình cảm của đông đảo quần chúng độc giả. Đây cũng chính là lý do khiến ở mảng báo chí, ông được nhiều người quan tâm, chú ý. Đặc biệt, sau sự kiện ông ra đi (2008), có hàng trăm bài viết, xuất hiện rải rác trên nhiều tờ báo. Nội dung những bài viết này phản ánh nhiều khía cạnh khác nhau xung quanh đời sống và sự nghiệp sáng tác của tác giả. Nó có thể là ghi chép, phỏng vấn, bút hoặc dưới hình thức chuyện kể. Nó cũng có thể là những bài giới thiệu thân thế sự nghiệp, những cảm nhận, đánh giá, phê bình . Ở nhóm bài thuộc diện nghiên cứu phê bình, có thể quy chúng vào hai mảng chính: (i) Nghiên cứu tác giả: hoàn cảnh sống, hoàn cảnh sáng tác, cá tính, phong cách - lối sống, quan niệm văn chương nghệ thuật . làm cơ sở cho tìm hiểu tác phẩm; (ii) Đánh giá khái quát vị trí hay những đóng góp của tác giả trong nền văn học (đôi khi đối chiếu, so sánh với tác giả khác). Việc đề cập tới đặc điểm t ruyện Sơn Nam như: bức tranh hiện thực Nam Bộ, văn minh miệt vườn Nam Bộ, lối diễn đạt, sắc thái Nam Bộ . những tác phẩm báo chí này rõ ràng có sự liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Điển hình là các bài viết: “Nhà văn Sơn Nam – nhà Nam Bộ học” của Huỳnh Công Tín [63], “Sơn Nam - dề lục bình Nam bộ” của Trần Mạnh Hảo [26] , “Sơn Nam, ông già "Ba Tri" của đồng bằng Nam Bộ” của Nguyễn Mạnh Trinh [65], “Sơn Nam - mấy độ qua đường phố, nghiêng mình nhớ đất quê” của Trần Hữu Dũng [17], “Sơn Nam cây đại thụ của văn học, văn hóa Nam Bộ” của Nguyễn Văn Thành [52], “Nhà văn Sơn Nam – cô đơn trong hạnh phúc” của Nguyễn Tý [70], “Nhà văn Sơn Nam: Sẽ trồng lại cây đước trên châu thổ” của Chu Văn Sơn [47], “Gặp nhà văn Sơn Nam, nghĩ về sự trong sáng của một tấm lòng” của Diệp Hồng Phương [42] . Huỳnh Công Tín trong bài viết (khoảng 7 trang khổ A4) đã khái quát ba điểm nổi bật và cũng là thành công của Sơn Nam : (i) Những tri thức phong phú về lịch sử, địa lý. (ii) Những hiểu biết về con người Nam Bộ. (iii) Văn phong mang đặc trưng Nam Bộ. Theo tác giả, đây chính là điều khiến Sơn Nam xứng danh “Nhà Nam Bộ học”. Tương tự như vậy, Trần Mạnh Hảo cho rằng: Sơn Nam là nhà văn của nông thôn, phong tục Nam Bộ, nhà văn của huyền thoại thời kỳ khai điền lập ấp . Nguyễn Mạnh Trinh thì tìm hiểu về đặc điểm Nam Bộ trong hình tượng người nông dân trong tác phẩm. Chu Văn Sơn lại quan tâm tới khía cạnh bút pháp: chất biên khảo trong văn chương nghệ thuật. Trần Hữu Dũng có những bình l uận ở nhiều góc cạnh: tư tưởng nghệ thuật (bày tỏ tình yêu nước), quan điểm sáng tác… Theo tác giả thì màu sắc Nam Bộ của truyện Sơn Nam xuyên thấm trong đề tài, trong hình tượng con người, hình tượng thiên nhiên, cảnh vật cũng như đặc điểm văn phong. Tuy nhiên, do giới hạn khuôn khổ một bài báo nên những vấn đề trên đây không đủ điều kiện đi sâu và trình bày có hệ thống. Dẫu vậy, đó vẫn là những ý kiến quan trọngbổ ích, nó định hướng, gợi ý cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ đề tài. Như thế, có thể thấy, tiếp cận dưới góc độ ngôn ngữ học hầu như chưa có một chuyên luận nào. Nhìn một cách trực giác, ai cũng có t hể thấy Sơn Nam và mở rộng ra các nhà văn khác như Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng… là những nhà văn mà tác phẩm của họ thấm đẫm chất Nam Bộ. Thế nhưng, để chỉ ra một cách rạch ròi, sáng tỏ lại là việc không đơn giản, nó đòi hỏi người nghiên cứu phải tiếp cận dưới góc độ đa ngành. Tiếp thu những thành quả như đã trình bày, đề tài tiếp tục nghiên cứu vấn đề màu sắc Nam Bộ một cách hệ thống hơn, toàn diện hơn nhằm xác định, đánh giá những yếu tố làm nên chính đặc trưng này trong truyện của tác giả. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 4.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu “Màu sắc”, phong vị trong một tác phẩm văn học là quan hệ tổng hoà của nhiều yếu tố - một vấn đề có tính chất ngữ - văn học. Mục đích của đề tài là khảo sát, phân tích màu sắc Nam Bộ của truyện Sơn Nam trong phạm vi ngôn ngữ học. Vì vậy, đề tài không lấy toàn bộ ngôn từ, hình thức tác phẩm làm mục tiêu nghiên cứu mà đối tượng khảo sát chỉ ba o gồm những phương tiện ngôn ngữ phản ánh đặc trưng Nam Bộ được nhà văn khai thác và sử dụng trong truyện ký. Cũng với tinh thần ấy, nếu có tiến hành miêu tả những nét riêng trong ngôn ngữ nhà văn ở khía cạnh nào đó thì điều ấy không có nghĩa là đề tài đặt ra nhiệm vụ đánh giá đầy đủ về phong cách tác giả. Trên bình diện nghĩa, dĩ nhiên đề tài không tìm hiểu toàn bộ giá trị nội dung, mà chỉ cốt làm sáng rõ những yếu tố màu sắc địa phương trong tác phẩm. 4.2 Nguồn ngữ liệu Th eo quan sát của chúng tôi, sáng tác của Sơn Nam khá đa dạng. Ngoài phần biên khảo, truyện ngắn, của ông lên tới gần cả ngàn đơn vị. Trong luận văn, chúng tôi tập trung khảo sát: a/ Biên khảo - Bến Nghé xưa, Nxb Trẻ, 1997, 240 trang. - Lịch sử khẩn hoang Miền Nam, Nxb Trẻ, 2007, 507 trang. - Cá tính Miền Nam, Nxb Trẻ, 2000, 128 trang. - Tiếp cận đồng bằng Sông Cửu Long, Nxb Trẻ, 2003, 144 trang. - Lăng Bà Chiểu và lễ hội văn hóa dân gian, Nxb Long An, 1994, 76 trang. Ba cuốn đầu đã xuất bản trước 1975, hai cuốn sa u mới viết sau 1975. b/ Văn học - Chim quên xuống đất, Nxb Trẻ, 2001, 260 trang. - Hương rừng Cà Mau, Nxb Trẻ, 2006, 927 trang. - Hương quê, Tây Đầu Đỏ và một số truyện ngắn khác, Nxb Trẻ, 2006, 448 trang. - Hồi Sơn Nam: Từ U Minh đến Cần Thơ, Ở chiến khu, Hai mươi năm giữa lòng đô thị, Bình An, Nxb Trẻ, 2005, 542 trang. - Một mảnh tình riêng, Nxb Văn Nghệ, 2000, 180 trang. - Biển cỏ Miền Tây, Hình bóng cũ, Nxb trẻ, 2003, 379 trang. Có một số truyện ngắn được in trong nhiều ấn phẩm khác nhau, đối tượng này, chúng tôi chỉ khảo sát một lần. 5. Phương pháp nghiên cứu Để tìm hiểu những đặc điểm về màu sắc địa phương trong tác phẩm văn học, đề tài sử dụng những phương pháp, thủ pháp nghiên cứu sau đây: 5.1. Phương pháp so sánh, đối chiếu Trên cơ sở đối lập vốn từ vựng chung và từ vựng địa phương thuộc các bình diện: cấu tạo, ngữ nghĩa, ngữ pháp để xác định những điểm giống và khác nhau giữa chúng. Phương pháp so sánh còn sử dụng đối ch iếu ngôn ngữ giữa Sơn Nam với tác giả khác. 5.2. Phương pháp miêu tả Phương pháp miêu tả được vận dụng xuyên suốt trong toàn bộ luận văn. Miêu tả dựa vào sự tương tác của ngữ cảnh. Miêu tả những đặc điểm của phương ngữ, tác động của môi trường sống, hoàn cảnh xã hội làm nên nững khác biệt phương ngữ. Mối quan hệ ngôn ngữ với tư duy được ph ân tích trên cơ sở tập hợp những từ đồng nghĩa, gần nghĩa của tác phẩm trong tương quan với từ vựng chung. Miêu tả ý nghĩa của từ, vị trí của từ địa phương đối với nhu cầu phản phản ánh hiện thực. Việc xử lý số liệu được tiến hành thông qua thủ pháp thống kê ngôn ngữ: tần số, hạng và độ phân bố. Hỗ trợ cho công việc này, chúng tôi sử dụng công cụ phần mềm tin học được viết bằng ngôn ngữ Visual Basic 6.0, hệ quản trị dữ liệu Microsoft Access phiên bản 2003 nhằm đảm bảo tính chính xác, truy vấn đa dạng ngữ liệu được cập nhật. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn không có tham vọng giải quyết những vấn đề lý thuyết. Trái lại, thông qua ngữ liệu sưu tập, góp phần khắc họa rõ hơn một số đặc điểm ngôn ngữ Nam Bộ trong tác phẩm của Sơn Nam. Từ đó, giải thích vì sao Sơn Nam trước tới nay vẫn được coi là nhà văn của người bình dân, cụ thể là bình dân Nam Bộ. 7. Bố cục Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, nội dung chính của luận văn tập trung ở hai chương. Chương 1: Một số vấn đề chung – trình bày những kiến thức tổng quát có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Đây là cơ sở lý luận để luận văn đi vào miêu tả những vấn đề cụ thể ở chương tiếp theo. Chương 2: Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị màu sắc Nam Bộ trong truyện ký. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Tóm tắt tiểu sử Sơn Nam Sơn Nam sinh vào khoảng tháng 8, năm 1926. Nơi ông sinh thuộc rừng U Minh Thượng: làng Đông Thái, Huyện An Biên, Tỉnh Rạch Giá (nay là tỉnh Kiên Giang). Thuở nhỏ ông học tiểu học tại quê nhà, sau đó học trung học tại Cần Thơ. Năm 1945, ông tham gia Thanh niên tiền phong, giành chính quyền ở địa phương. Từ 1945 đến 1954, cũng như nhiều thanh nhiên tiến bộ khác, Sơn Nam đi theo kháng chiến, làm công tác văn nghệ ở Quân khu 9. Hòa bình lập lại, ông được giao nhiệm vụ ở lại miền Nam, tham gia đấu tranh đòi thực h iện Hiệp định Giơ-ne-vơ. Năm 1955, Sơn Nam lên Sài Gòn cộng tác với các báo có xu hướng tiến bộ: Nhân Loại, Tiếng Chuông, Lẽ Sống. Đến 1960 ông bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt, giam ở nhà lao Phú Lợi (Thủ Dầu 1- Bình Dương). 18 tháng sau, ông được thả tự do. Ra tù, Sơn Nam tiếp tục làm báo, viết văn và khảo cứu về Nam Bộ cho đến ngày đất nước thống nhất. Sau 1975, ông tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực văn hóa - văn nghệ. Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Về sự nghiệp sáng tác Sáng tác của Sơn Nam rất đa dạng. Tuy nhiên, dù là truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút, hay biên khảo thì nội dung cũng xoay quanh vùng đất Nam Bộ, từ miệt vườn cực Nam U Minh, Cà Mau đến chốn đô thị Sài Gòn - Gia Định xưa. Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất này, yêu và suốt đời dành tâm huyết cho quê hương mình, vì thế, ông là người am hiểu lịch sử, văn hóa, biết rõ tính cách, tâm lý con người Nam Bộ. Đó là lý do khiến ông được mệnh danh là “pho từ điển sống miền Nam”, là “ông già Ba Tri”, là “nhà Nam Bộ học”. Các sáng tác của ông vì thế giúp ích trên phương diện: lịch sử, văn hóa - phong tục tập quán, lễ hội, nghệ thuật, ngôn ngữ… Văn học Sơn Nam có một khối lượng tác phẩm dồi dào: Chuyện xưa tình cũ, Hương rừng Cà Ma u (tập 1), Chim quyên xuống đất; Hương rừng Cà Mau (tập 2,3), in chung 3 tập năm 2006; Hồi ký: Từ U Minh đến Cần Thơ (tập 1), Ở chiến khu (tập 2), 20 năm giữa lòng đô thị (tập 3), Bình an (tập 4), in chung 4 tập năm 2006; Bà chúa Hòn; Một mảnh tình riêng; Biển cỏ Miền Tây, Hình bóng cũ; Ngôi nhà mặt tiền; Truyện ngắn của truyện ngắn; Hương quê, Tây Đầu Đỏ và một số truyện ngắn khác… Biên khảo Bao gồm các tác phẩm chính: Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Bến Nghé xưa, Cá tính Miền Nam, Danh thắng miền Nam, Người Sài Gòn, Đất Gia Định xưa, Văn Minh miệt vườn, Lịch sử An Giang, Tìm hiểu đất Hậu Giang, Lăng Bà Chiểu và lễ hội văn hóa dân gian, Tiếp cận Đồng Bằng Sông Cửu Long… Lĩnh vực văn học - nghệ thuật, có lẽ thành công nhất đối với ông thuộc về mảng truyện ngắn. Tiêu biểu là tác phẩm Hương rừng Cà Mau, tập 1 xuất bản năm 1962 và hai tập được viết sau đó bao gồm 66 truyện. Về những cống hiến của Sơn Nam, Nguyễn Anh Động nhận xét: “Hơn nửa thế kỷ gắn với sự nghiệp sáng tác, những trang viết của ông không đơn thuần l à những giải trí cho độc giả mà còn là khảo cứu, khám phá về mảnh đất phương Nam. Là người Nam Bộ chính gốc nên Sơn Nam am hiểu quá trình hình thành dải đất này. Những sáng tác của ông mang lại hơi thở của thiên nhiên, của văn hóa và con người Nam Bộ được thể hiện qua giọng văn giản dị, mộc mạc” [19]. Hơn 60 năm cầm bút và để lại gần 50 đầu sách, một con số đáng khâm phục. Sơn Nam xứng đá ng là niềm tự hào của miền đất châu thổ sông Cửu Long. Ông mất ngày 13-08-2008, hưởng thọ 82 tuổi. 1.2. Sơ lược lịch sử hình thành và vấn đề văn hóa Nam Bộ Như đã đề cập, các nhà ngôn ngữ học hiện đại có sự xác nhận về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá. Ở đó, văn hoá được định nghĩa là toàn bộ di sản vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích luỹ trong tiến trình lịch sử. Ngôn ngữ là một bộ phận và hơn nữa là bộ phận quan trọng nhất, là sự thể hiện sâu sắc nhất những đặc trưng văn hoá của một dân tộc. Với quan niệm ấy, trong giới ngôn ngữ học, hướng nghiên cứu ngôn ngữ - văn hoá ngày càng được chú ý và tiếp tục đạt được những t hành tựu nổi bật. Điều này đặt ra, muốn tìm hiểu một đặc điểm nào đó mang tính địa phương trong ngôn ngữ nghệ thuật, trước tiên cần phải đề cập đến những đặc điểm văn hóa, lịch sử của vùng đất đó. Nam Bộ là một vùng đất rộng lớn, bao gồm hai tiểu vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Miền đông Nam Bộ bao gồm 6 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương: Thành Phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồn g Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu. Diện tích 23.563 km 2 , dân số 14.025.378. Đông Nam Bộ nằm trên vùng bình nguyên và đồng bằng, là nơi chuyển tiếp từ [...]... sử Sơn Nam - Lịch sử, văn hóa vùng đất Nam Bộ - Đặc trưng của ngôn ngữ văn chương - Phương ngữ và phương ngữ Nam Bộ - Màu sắc địa phương - màu sắc Nam Bộ - Ngôn ngữ học tri nhận và các cách định danh Đây có thể coi là bộ khung lý thuyết, xuất phát điểm để luận văn đi vào miêu tả một số chủ đề cụ thể trong chương tiếp theo Chương 2 CÁC PHƯƠNG TIỆN NGÔN NGỮ BIỂU THỊ MÀU SẮC NAM BỘ TRONG TRUYỆN SƠN... “u” trong các ví dụ được dẫn ở trên được ghi theo chuẩn chính tả (ví dụ: vần um – trong lum khum, trong thực tế phương ngữ Nam Bộ là [- ưm], vần up trong lụp chụp là [- ựp]) và ô và o khi phân bố trước -m, -p thì người Nam Bộ phát âm giống nhau Vì vậy, khảo sát ngữ âm dựa vào chữ viết có phần hạn chế Nếu quan sát giọng trong ngôn ngữ nói thì “chất Nam Bộ sẽ bộc lộ rõ hơn - “ư” trong phương ngữ Nam Bộ, ... đối lập phương ngữ với ngôn ngữ toàn dân hoặc một phương ngữ khác là một trong những cơ sở xác định màu sắc địa phương trong tác phẩm văn học 1.5 Ngôn ngữ học tri nhận và nghĩa học tri nhận 1.5.1 Khái niệm về ngôn ngữ học tri nhận Ngôn ngữ học tri nhận là một khuynh hướng, một trào lưu của ngôn ngữ học hiện đại Sự ra đời của ngôn ngữ học tri nhận có nguồn gốc từ việc tiếp thu tư tưởng mới trong lĩnh vực... phương ngữ trong mối quan hệ với ngôn ngữ toàn dân cũng như những phương ngữ khác trong một ngôn ngữ, việc khảo sát phương ngữ thường được tiến hành trên ba bình diện: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp Trong nhận thức của chúng tôi, màu sắc Nam Bộ trong là một tập hợp bao gồm nhiều đặc điểm về con người, thiên nhiên, văn hóa – kinh nghiệm ứng xử của con người với thiên nhiên, của con người với con người trong. .. dân Nam Bộ trong quá trình khai phá miền đất mới Trong sáng tác của Sơn Nam, người đọc thường xuyên thấy sự hiện diện của từ này Xét toàn bộ số từ ngữ địa phương Nam Bộ trong số tác phẩm được khảo sát, “xuồng” là từ có hạng cao nhất (220 lần), nó có mặt trong 124/949 trang (13,1%) và 34/59 tác phẩm (57,62%) Có thể nói, nhóm từ ngữ chỉ phương tiện giao thông đường thủy là điểm nổi bật trong truyện ký. .. trong đời sống tự nhiên thông qua lớp từ địa phương đã góp phần tạo nên một không gian Nam Bộ trong truyện Sơn Nam 2.1.1.2 Từ ngữ chỉ đặc điểm địa hình và vận động dòng nước Trong ngôn ngữ toàn dân thì “ao”, “đầm”, “hồ”, “rộc”, “sông” “kênh”, “mương”, “máng” là những từ chỉ địa hình lõm khuyết, chứa nước Ngoài việc sử dụng những từ ngữ ấy, Sơn Nam còn huy động nhiều từ thuộc lớp từ địa phương trong. .. tố ngôn ngữ Viết về đề tài Nam Bộ, hiển nhiên Sơn Nam phải huy động vốn sống, vốn hiểu biết về tiếng nói địa phương từ ngữ âm, từ vựng đến ngữ pháp trong xây dựng tác phẩm Đây là nhân tố quy định ngoài ngôn ngữ mang tính khách quan và cũng là con đường để tác giả có thể tái hiện trung thực bức tranh đời sống như vốn dĩ của nó Màu sắc địa phương trong trường hợp này được hiểu là tập hợp các yếu tố ngôn. .. lẫn nhau Tất nhiên, đi tìm màu sắc địa phương trong văn học nói chung, màu sắc Nam Bộ nói riêng không thể không chú ý đến bình diện ngữ âm Bởi lẽ như ta biết, mặc dù tiếng Việt là một ngôn ngữ có tính thống nhất cao nhưng tiếng Việt lại tồn tại trong những phương ngữ cụ thể Sự khác biệt giữa phương ngữ với phương ngữ và cả với tiếng Việt toàn dân, trước hết là ở hệ thống ngữ âm Thứ đến là từ vựng Đây... phối hợp hai bình diện ngữ âm và ngữ nghĩa, từ địa phương được chia thành: (i) Nhóm không có từ ngữ tương đương trong ngôn ngữ toàn dân, (ii) nhóm có từ ngữ tương đương trong ngôn ngữ toàn dân Quá trình khảo sát được thực hiện trên 57 truyện ngắn (trong Hương rừng Cà Mau, Hương quê Tây Đầu Đỏ và một số truyện ngắn khác) và 02 tập hồi (Từ U Minh đến Cần Thơ, Ở chiến khu) 2.1.1 Từ ngữ địa phương không... một góc tri nhận riêng, lớp từ ngữ phương ngữ không có từ ngữ tương đương đã tạo nên màu sắc địa phương - ở đây là màu sắc địa phương Nam Bộ - trong tác phẩm Sơn Nam Điều này thoạt nhìn, dễ thấy như hiển nhiên Bởi như ai nấy đều biết, Sơn Nam là nhà Nam Bộ học, suốt đời chuyên viết, nghiên cứu về chính mảnh đất phương Nam của tổ quốc Để miêu tả vùng đất, thiên nhiên ấy, con người ấy không thể không sử . sử Sơn Nam. - Lịch sử, văn hóa vùng đất Nam Bộ. - Đặc trưng của ngôn ngữ văn chương. - Phương ngữ và phương ngữ Nam Bộ. - Màu sắc địa phương - màu sắc. tiện ngôn ngữ biểu thị màu sắc Nam Bộ trong truyện ký. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Tóm tắt tiểu sử Sơn Nam Sơn Nam sinh

Ngày đăng: 11/04/2013, 10:29

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1 minh họa một số từ tiờu biểu thuộc nhúm từ này (gồm: tần số, số trang và số - Màu sắc Nam Bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam

Bảng 2.1.

minh họa một số từ tiờu biểu thuộc nhúm từ này (gồm: tần số, số trang và số Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng 2.2. - Màu sắc Nam Bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam

Bảng 2.2..

Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng 2.3. - Màu sắc Nam Bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam

Bảng 2.3..

Xem tại trang 27 của tài liệu.
địa phương, trong đú cú 39 từ (chiếm 20,1%) là biến thể mở rộng nghĩa. Bảng 2.5, 2.6, 2.7 miờu tả nhúm từ này - Màu sắc Nam Bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam

a.

phương, trong đú cú 39 từ (chiếm 20,1%) là biến thể mở rộng nghĩa. Bảng 2.5, 2.6, 2.7 miờu tả nhúm từ này Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 2.6. - Màu sắc Nam Bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam

Bảng 2.6..

Xem tại trang 47 của tài liệu.
Tuy nhiờn, trở lại danh sỏch từ vựn gở bảng 2.7, đứng trờn quan hệ õm, nghĩa ta cũn thấy: Nếu những từ này trong ngụn ngữ toàn dõn (buồn, giận; thươ ng, yờu; chộm, hỳc…) là  khụng cú lý do, thỡ trong phương ngữ Nam Bộ lại khụng như vậy - Màu sắc Nam Bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam

uy.

nhiờn, trở lại danh sỏch từ vựn gở bảng 2.7, đứng trờn quan hệ õm, nghĩa ta cũn thấy: Nếu những từ này trong ngụn ngữ toàn dõn (buồn, giận; thươ ng, yờu; chộm, hỳc…) là khụng cú lý do, thỡ trong phương ngữ Nam Bộ lại khụng như vậy Xem tại trang 49 của tài liệu.
2.2.4 Tỡnh thỏi từ - Màu sắc Nam Bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam

2.2.4.

Tỡnh thỏi từ Xem tại trang 74 của tài liệu.
Bảng 2.12. - Màu sắc Nam Bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam

Bảng 2.12..

Xem tại trang 74 của tài liệu.
373 Hình ảnh, tranh 13 117 - Màu sắc Nam Bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam

373.

Hình ảnh, tranh 13 117 Xem tại trang 97 của tài liệu.
808 Sình Phình, tr−ơng thối 333 - Màu sắc Nam Bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam

808.

Sình Phình, tr−ơng thối 333 Xem tại trang 108 của tài liệu.
925 Trật chìa Không đúng, không trúng 111 926Trật rìu, trận búaKhó dạy khó bảo111 - Màu sắc Nam Bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam

925.

Trật chìa Không đúng, không trúng 111 926Trật rìu, trận búaKhó dạy khó bảo111 Xem tại trang 111 của tài liệu.
959 Vọng cổ Hình thức dân ca NB 32 257 - Màu sắc Nam Bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam

959.

Vọng cổ Hình thức dân ca NB 32 257 Xem tại trang 111 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan