1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác văn phòng tại Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng.doc

76 4,9K 33
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 415,5 KB

Nội dung

Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác văn phòng tại Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

1 Tính cấp thiết và mục đích nghiên cứu đề tài 4

2 Phạm vi nghiên cứu 5

3 Phương pháp nghiên cứu 5

4 Kết cấu của khóa luận 5

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VĂN PHÒNG VÀ CÔNG TÁC VĂN PHÒNG 6

1.1.MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ VĂN PHÒNG 6

1.1.1 Sự tồn tại tất yếu khách quan của văn phòng 6

1.1.2 Khái niệm văn phòng 6

1.2 VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA VĂN PHÒNG 7

1.2.1 Vị trí của văn phòng 7

1.2.2 Vai trò của văn phòng 8

1.3 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA VĂN PHÒNG 9

1.3.1 Chức năng của văn phòng 9

1.3.2 Nhiệm vụ của văn phòng 11

1.4 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG VĂN PHÒNG TRONG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ 14

1.4.1 Tổ chức bộ máy và phân công công việc 14

1.4.2 Điều hành công việc văn phòng 15

1.4.3 Xây dựng quy chế 16

1.4.4 Tổ chức các cuộc họp, hội nghị 16

1.4.5 Nghiệp vụ văn thư – lưu trữ 16

1.4.6 Thu nhận và xử lý thông tin trong cơ quan, đơn vị 17

1.4.7 Công tác hậu cần 18

1.4.8 Công tác quản lý nguồn nhân lực 18

1.5 SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC KHOA HỌC VĂN PHÒNG 19

1.5.1 Hiệu quả hoạt động của văn phòng cơ quan 19

1.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động văn phòng 20

Trang 2

1.5.3 Một số nguyên tắc hoạt động của văn phòng 21

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1: 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VĂN PHÒNG TẠI SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HẢI PHÒNG 25

2.1 MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HẢI PHÒNG 25

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Sở Tài nguyên và Môi trường 25

2.1.2 Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng 26

2.1.3 Tổ chức và chế độ làm việc 31

2.1.4 Một số hoạt động cơ bản của Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng 35

2.1.5 Những thuận lợi và khó khăn 35

2.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG VĂN PHÒNG TẠI SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HẢI PHÒNG 40

2.2.1 Cơ cấu tổ chức phòng Tổ chức – Hành chính (TC – HC) 40

2.2.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ 45

2.2.3 Chế độ làm việc 45

2.2.4 Các trang thiết bị văn phòng 46

2.2.5 Một số nghiệp vụ văn phòng chủ yếu tại phòng Tổ chức – Hành chính 47

2.2.5.1 Công tác thông tin 47

2.2.5.2 Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình công tác 49

2.2.5.3 Công tác hậu cần 50

2.2.5.4 Việc tổ chức chuyến đi công tác cho ban lãnh đạo cơ quan 51

2.2.5.5 Công tác tổ chức các cuộc họp, hội nghị 55

2.2.5.6 Công tác văn thư – lưu trữ 59

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2: 65

Trang 3

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC VĂN PHÒNG TẠI SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HẢI

PHÒNG 66

3.1 GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC THÔNG TIN, BÁO CÁO 66

3.2 GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC THAM MƯU, TỔNG HỢP 68

3.3 GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC HẬU CẦN 69

3.4 GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC HỘI NGHỊ, HỘI THẢO 70

3.5 GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC BỐ TRÍ NHÂN SỰ 70

3.6 GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ – LƯU TRỮ 71

3.7 GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 72

KẾT LUẬN CHUNG 74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết và mục đích nghiên cứu đề tài

Văn phòng (hiểu theo nghĩa là bộ máy điều hành các công việc của cơ quan,

tổ chức) giữ một vai trò then chốt, có ảnh hưởng rất to lớn và sâu rộng đến hiệuquả và chất lượng hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp Nói cách khác, văn phòngvừa là bộ phận đầu não vừa là bộ mặt của tổ chức, doanh nghiệp Văn phòng là nơithu nhận và phát ra những lượng thông tin kịp thời nhất, nhanh chóng nhất cholãnh đạo xử lý, song song với việc đảm bảo tốt công việc phục vụ hoạt động của tổchức, doanh nghiệp được trôi chảy, đạt hiệu quả cao

Trong bối cảnh tiếp tục thực hiện giai đoạn II (2006-2010) của Đề án tiếp tụcđổi mới phương thức điều hành và hiện đại hoá công sở của nền hành chính, việcđổi mới lề lối làm việc hành chính văn phòng vẫn là công tác trọng tâm đối vớinhiều cơ quan, tổ chức Bởi lẽ, công tác văn phòng cần được nâng cao hơn nữanhằm đáp ứng những yêu cầu của nền hành chính trong giai đoạn phát triển mới củađất nước Điều này đem lại những thành quả nhất định trong công tác văn phòng Qua thời gian thực tập tại Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng, em nhậnthấy văn phòng của Sở hoạt động chưa thật hiệu quả, công tác văn phòng chưađược quan tâm đúng mức dẫn đến việc giải quyết các công việc nhiều khi còn hạnchế Bên cạnh đó khối lượng công việc của Sở ngày càng tăng dẫn đến khối lượngcông việc của văn phòng cũng tăng theo cho nên vấn đề nâng cao hiệu quả côngtác văn phòng là rất cần thiết

Xuất phát từ thực trạng đó, em đã chọn đề tài “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác văn phòng tại Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng”.

Đề tài nhằm nghiên cứu lý luận về văn phòng và phân tích nội dung hoạtđộng của văn phòng tại Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng để tìm ra điểmmạnh, điểm yếu và đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác vănphòng tại Sở

Trang 5

2 Phạm vi nghiên cứu

Khoá luận nghiên cứu về các hoạt động của văn phòng tại Sở Tài nguyên vàMôi trường Hải Phòng

3 Phương pháp nghiên cứu

Khoá luận đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp phân tích

- Phương pháp tổng hợp

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp duy vật biện chứng

- Phương pháp phỏng vấn, đối thoại

4 Kết cấu của khóa luận

Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục thành ba chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về văn phòng và công tác văn phòng Chương 2: Thực trạng hoạt động văn phòng tại Sở Tài nguyên và Môi

trường Hải Phòng Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác văn

phòng tại Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng

Trang 6

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VĂN PHÒNG

VÀ CÔNG TÁC VĂN PHÒNG

1.1.MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ VĂN PHÒNG

1.1.1 Sự tồn tại tất yếu khách quan của văn phòng

Bất cứ một cơ quan, tổ chức hoặc doanh nghiệp nào, muốn duy trì hoạt độngcủa mình đều phải thành lập văn phòng hoặc một bộ phận để thực hiện chức năngcủa văn phòng Văn phòng được hiểu là bộ phận phụ trách công việc hành chính,giấy tờ của một cơ quan, bao gồm rất nhiều các công việc cụ thể như: tổ chức vănthư, đảm bảo thông tin liên lạc, đảm bảo cơ sở vật chất và phương tiện làm việccho bộ máy lãnh đạo và quản lý…

Đối với một cơ quan nhỏ, hoạt động văn phòng mang tính thuần nhất, đơn giản

bộ phận văn phòng được tổ chức rất gọn nhẹ và ở đó cán bộ văn phòng phải kiêmnhiệm nhiều công việc

Ở cơ quan lớn thì thành lập văn phòng, cơ quan nhỏ có phòng hành chính hoặcghép phòng hành chính với phòng tổ chức hoặc phòng tổ chức sản xuất kinh doanh Ở

đó chỉ cần một đến hai người đảm đương tất cả các công việc của văn phòng

Từ những điều trên đã cho thấy văn phòng được thành lập là xuất phát từ nhucầu khách quan do công việc của tổ chức quy định Nhưng tùy theo tính chất, quy

mô, trình độ, cơ chế hoạt động của tổ chức mà văn phòng được thành lập theo cáchình thức khác nhau cho phù hợp

1.1.2 Khái niệm văn phòng

Trên thực tế có rất nhiều khái niệm về văn phòng, ở các góc độ tiếp cận khácnhau thì khái niệm về văn phòng cũng khác nhau

Nếu tiếp cận văn phòng theo phương diện tổ chức thì văn phòng là một đơn vịcấu thành tổ chức để thực hiện một phần chức năng nhiệm vụ của tổ chức

Khi tiếp cận văn phòng theo tiêu chí chức năng thì văn phòng là một thực thểtồn tại để thực hiện các chức năng tham mưu, tổng hợp, hậu cần cho cơ quan, tổ chức

Trang 7

Còn tiếp cận văn phòng theo tính chất hoạt động thì văn phòng là một thựcthể tồn tại để thực hiện việc quản lý thông tin phục vụ cho công tác điều hành củanhà quản trị.

Ngoài ra, nghiên cứu theo góc độ thực tế, văn phòng còn có thể hiểu là phònglàm việc của nhà lãnh đạo.Văn phòng là trụ sở làm việc của cơ quan, của tổ chức,

là địa điểm của mọi cán bộ, công chức hàng ngày đến đó để thực thi công việc.Vănphòng là bộ máy điều hành tổng hợp của cơ quan, của tổ chức

Tóm lại:

Văn phòng là một thực thể tồn tại khách quan trong mỗi tổ chức, là bộ máy điều hành tổng hợp của cơ quan, là nơi thu thập và xử lý thông tin nhằm hỗ trợ cho hoạt động quản lý của nhà lãnh đạo, là nơi chăm lo mọi vấn đề về hậu cần

và đảm bảo các điều kiện vật chất cho hoạt động của cơ quan được thông suốt và hiệu quả.

1.2 VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA VĂN PHÒNG

1.2.1 Vị trí của văn phòng

Văn phòng là cửa ngõ của một cơ quan, một tổ chức bởi vì văn phòng luôn luôn

có mối quan hệ đối nội, đối ngoại thông qua hệ thống văn bản đi, văn bản đến, vănbản nội bộ Đồng thời các hoạt động tham mưu, tổng hợp, hậu cần cũng liên quantrực tiếp đến các bộ phận, phòng ban, đơn vị khác trong tổ chức Chính vì thế với

vị trí hoạt động đa dạng đó mà văn phòng còn được gọi là “phòng văn”, “phòngvệ”, “phòng ở” cho các nhà lãnh đạo

Văn phòng là bộ phận gần gũi luôn có mối quan hệ mật thiết với lãnh đạo trongmọi hoạt động của tổ chức Bởi vì văn phòng có nhiệm vụ trợ giúp cho các nhàquản lý về công tác thông tin điều hành, cung cấp điều kiện kỹ thuật phục vụ choviệc quản lý, điều hành

Văn phòng là cơ thể trung gian thực hiện việc ghép nối các mối quan hệ trongquản lý, điều hành theo yêu cầu của người đứng đầu tổ chức Do văn phòng cótrách nhiệm tổ chức giao tiếp đối nội, đối ngoại của cơ quan Văn phòng giữ vai trò

Trang 8

cầu nối giữa các cơ quan cấp trên, cơ quan ngang cấp và cơ quan cấp dưới vớinhân dân.

Khác với các bộ phận khác trong tổ chức, văn phòng thực hiện nhiệm vụ mangtính chất thường xuyên liên tục Văn phòng phải có một bộ phận nhân sự làm việcliên tục cả ngày lẫn đêm, ngay cả những lúc cơ quan ngừng hoạt động, những ngàynghỉ, lễ tết, thứ bảy, chủ nhật nhằm đảm bảo trật tự an ninh và thông tin thông suốtcho cơ quan

1.2.2 Vai trò của văn phòng

Văn phòng là trung tâm thực hiện quá trình quản lý, điều hành của cơ quan và tổchức Bởi vì các quyết định, chỉ thị của thủ trưởng đều phải thông qua văn phòng đểchuyển giao đến các phòng ban, đơn vị khác Văn phòng cũng phải theo dõi, đôn đốcnhắc nhở việc thực hiện các quyết định và sự chỉ đạo của lãnh đạo cơ quan

Văn phòng là nơi tiếp nhận tất cả các mối quan hệ, nhất là mối quan hệ đốivới các tổ chức khác vào cơ quan mình Văn phòng được coi như cổng gác thôngtin của cơ quan, tổ chức, bởi vì thông tin đến hay đi đều qua bộ phận văn phòng

Từ những nguồn thông tin tiếp nhận được, văn phòng sẽ phân loại thông tin theonhững kênh thích hợp để chuyển phát hoặc lưu giữ Đây là hoạt động vô cùng quantrọng, nó quyết định đến thành bại của tổ chức

Văn phòng là bộ máy giúp việc của các nhà lãnh đạo Văn phòng tổng hợpmọi thông tin, dữ liệu thu thập được trong quá trình hoạt động của mình sau đó sẽbáo cáo lại cho lãnh đạo Ngoài ra, văn phòng còn là nơi lưu chuyển các văn bảndưới các quyết định của nhà lãnh đạo đến các bộ phận, phòng ban cấp dưới và giúpthủ trưởng thực hiện các mục tiêu đề ra

Văn phòng là trung tâm khâu nối các hoạt động tổ chức, điều hành của cơquan, tổ chức Các bộ phận khác thì làm việc theo chuyên môn nghiệp vụ còn vănphòng là trung tâm khâu nối các bộ phận đó với nhau thành một hệ thống Trongquá trình hoạt động khi có vướng mắc, trục trặc thì văn phòng là nơi báo cáo tìnhhình cho lãnh đạo để kịp thời giải quyết

Trang 9

Văn phòng là cầu nối giữa chủ thể quản lý với các đối tượng trong và ngoài

tổ chức Chủ thể quản lý hay người quản lý có thể bao gồm một con người cụ thể,một nhóm người, hay một tập thể người lãnh đạo (hội đồng quản trị); còn đốitượng quản lý là nhóm đối tượng thuộc về kỹ thuật, tồn tại hữu sinh dưới sự chỉhuy của con người

Văn phòng là người dịch vụ tổng hợp cho các hoạt động của các đơn vị nóichung và cho các nhà lãnh đạo nói riêng Bởi lẽ mọi vấn đề về hậu cần chủ yếu là

do văn phòng đảm nhiệm, văn phòng cung cấp tất cả các nhu cầu về vật chất chocác bộ phận, phòng ban trong cơ quan

1.3 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA VĂN PHÒNG

1.3.1 Chức năng của văn phòng

Dựa trên quy mô và tính chất hoạt động của mỗi cơ quan mà văn phòng được

tổ chức lớn nhỏ khác nhau Nhưng dù ở bất kỳ một cơ quan tổ chức nào văn phòngvẫn đảm bảo 3 chức năng là tham mưu, tổng hợp và hậu cần

* Chức năng tham mưu

Tham mưu là hoạt động nhằm góp phần tìm kiếm những quyết định tối ưu

cho quá trình quản lý của nhà lãnh đạo và nội dung của công tác tham mưu chỉ rõhoạt động tham vấn của công tác văn phòng

Trong hoạt động của bất kỳ một cơ quan nào, các nhà quản lý trước khi đưa

ra quyết định đều dựa trên rất nhiều yếu tố Bên cạnh yếu tố chủ quan của nhà quản

lý, muốn ra được những quyết định mang tính khoa học, tính thực tiễn nhà quản lýcần căn cứ vào nhiều yếu tố khách quan như ý kiến tham gia góp ý của người trợgiúp tham mưu Tất cả những ý kiến này được văn phòng tổng hợp, chọn lọc đưa

ra kết luận chung nhất nhằm cung cấp cho nhà quản lý những thông tin, phương

án, sự phán quyết kịp thời và đúng đắn

Hoạt động tham mưu trợ giúp của văn phòng rất cần thiết đối với các cấpquản lý Hơn nữa những ý kiến đóng góp tham mưu của người trợ giúp còn mangtính chuyên sâu, giúp nhà quản lý đưa ra những quyết định phù hợp với yêu cầuthực tiễn

Trang 10

* Chức năng tổng hợp

Văn phòng luôn luôn thu thập, quản lý, sử dụng thông tin ở cả đầu vào và

đầu ra, thông tin trên mọi đối tượng lĩnh vực có liên quan đến quá trình hoạt độngcủa cả cơ quan tổ chức Tất cả những thông tin thu thập được văn phòng sẽ tổnghợp, phân tích và sử dụng theo yêu cầu của nhà quản lý Quá trình này luôn phảituân theo những quy tắc và trình tự nhất định mới có thể mang lại kết quả

Chức năng tổng hợp và chức năng tham mưu có mối quan hệ gắn bó với nhau vì chức năng tham mưu tạo cơ sở, có tác dụng thiết thực với chức năng tổng hợp; ngược lại muốn làm tốt chức năng tham mưu thì phải làm tốt chức năng tổng hợp Cả hai chức năng này đều nhằm mục đích trợ giúp cho thủ trưởng có cơ sở khoa học để lựa chọn quyết định tối ưu nhất, phục vụ cho mục tiêu hoạt động của

cơ quan, tổ chức; quyết định đến sự thành công hay thất bại của cơ quan, tổ chức.

bổ sung để cung cấp kịp thời và đầy đủ cho mọi nhu cầu hoạt động của cơ quan,đơn vị Nội dung của công việc đó thuộc về chức năng hậu cần của văn phòng

Trụ sở và phòng làm việc cần phải được sắp xếp một cách phù hợp với từngloại công việc, với từng cán bộ trong môi trường làm việc cụ thể Nguồn tài chínhcung cấp cho các hoạt động ở cơ quan cũng do văn phòng cung ứng trên cơ sở địnhmức tiêu dùng và kỳ hạn sử dụng

Muốn hoạt động phải có những nguyên liệu, vật liệu, nguồn tài chính,phương tiện nhưng hiệu quả hoạt động lại tuỳ thuộc vào phương thức quản lý, tuỳthuộc vào việc sử dụng các yếu tố đó như thế nào của mỗi văn phòng Cho nênphương châm chung của hoạt động văn phòng là chi phí thấp nhất để đạt hiệu quảcao nhất

Trang 11

Có thể nói rằng văn phòng là đầu mối giúp lãnh đạo thực hiện các chức năng tham mưu, tổng hợp, hậu cần Các chức năng này vừa độc lập, bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhằm khẳng định sự cần thiết khách quan và sự tồn tại của bộ phận văn phòng trong mỗi cơ quan, tổ chức.

1.3.2 Nhiệm vụ của văn phòng

Để thực hiện tốt các chức năng trên của mình, văn phòng có những nhiệm vụchủ yếu như sau:

* Thứ nhất là: Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế hoạt động của cơ quan, đơn vị

Mọi tổ chức muốn được sinh ra và vận hành đi vào cuộc sống đều phải tuântheo những quy định về tổ chức, về cơ chế hoạt động và các điều kiện để duy trìhoạt động Nhưng các điều kiện đó không giống nhau giữa các cơ quan, đơn vị dotính chất hoạt động, vai trò và chức năng khác nhau nên mỗi tổ chức đều cần phải

có nội quy, quy chế hoạt động riêng Trình tự xây dựng dự thảo, lấy ý kiến thamgia hoàn chỉnh thông qua lãnh đạo, ban bố, thi hành, giám sát, bổ sung hoàn thiệnnội quy, quy chế hoạt động của cơ quan là thuộc về công tác văn phòng Đây lànhiệm vụ quan trọng đầu tiên mà văn phòng phải thực hiện khi cơ quan được tổchức và đi vào hoạt động

* Thứ hai là: Xây dựng và quản lý chương trình kế hoạch hoạt động của cơ quan, đơn vị

Các đơn vị đều có định hướng mục tiêu thông qua chiến lược phát triển Bảnchiến lược chỉ dự định cho thời gian dài 10-20 năm, còn mục tiêu, biện pháp cụ thểtrong từng thời kỳ hoạt động: 5 năm, 1 năm, quý, tháng, tuần… cần phải có kếhoạch, chương trình cụ thể Đơn vị muốn đạt được mục tiêu hoạt động thì phải biếtkhâu nối các kế hoạch trên thành một hệ thống kế hoạch hoàn chỉnh để các bộphận khớp nối với nhau, hỗ trợ nhau cùng hoạt động Kế hoạch tổng thể ấy sẽ dovăn phòng dự thảo và đôn đốc các bộ phận khác trong đơn vị cùng triển khai thựchiện Căn cứ vào chiến lược phát triển, văn phòng sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể chotừng năm, tháng, quý, tuần cho cả cơ quan và từng bộ phận Trên cơ sở những kế

Trang 12

hoạch, chương trình đó mà các bộ phận chỉ đạo hoàn thành nhiệm vụ của mình.Cũng qua việc chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch chung của đơn vị mà các

bộ phận trong cơ quan, đơn vị còn liên hệ, phối hợp với nhau mật thiết hơn, đồng

bộ hơn

* Thứ ba là: Thu thập, xử lý, sử dụng, quản lý thông tin

Hoạt động của bất kỳ đơn vị, cơ quan nào cũng cần phải có những yếu tố tốithiểu về thông tin Thông tin bao gồm thông tin về kinh tế, chính trị, văn hóa, xãhội, hành chính, dự báo… Thông tin là nguồn, là căn cứ để người lãnh đạo, quản lýđưa ra những quyết định sáng suốt, kịp thời, hiệu quả Người lãnh đạo không thể tựthu thập, xử lý thông tin được mà phải có người trợ giúp trong lĩnh vực này là vănphòng Văn phòng được coi như “cổng gác thông tin” của một cơ quan vì tất cả cácthông tin đến hay đi đều được thu thập, xử lý, chuyển phát tại văn phòng Từnhững thông tin tiếp nhận (bên ngoài và nội bộ), văn phòng phân loại theo cáckênh thích hợp để chuyển tải hay lưu trữ Đây là một hoạt động quan trọng trong

cơ quan, nó liên quan đến sự thành bại trong hoạt động của tổ chức nên văn phòngphải tuân theo những quy định nghiêm ngặt về văn thư – lưu trữ khi thu thập, xử

lý, bảo quản, chuyển phát thông tin Nếu thông tin được thu thập đầy đủ, kịp thời,được xử lý khoa học đáp ứng được yêu cầu quản lý thì lãnh đạo sẽ có được quyếtđịnh hữu hiệu, nếu không quyết định của họ sẽ không hiệu quả ảnh hưởng xấu đếnmục tiêu của đơn vị

* Thứ tư là: Trợ giúp về văn bản

Văn bản là một phương tiện lưu trữ và truyền đạt thông tin khá hữu hiệu.Hiện nay, nhiều cơ quan, đơn vị sử dụng phương tiện này trong quản lý, điều hànhhoạt động Do tính năng, tác dụng của nó rất lớn nên khi sử dụng các văn bản đểđiều chỉnh các mối quan hệ giữa chủ thể với các đối tượng bị quản lý về kinh tế,chính trị, xã hội… phải tuân thủ các quy định một cách chặt chẽ về việc lưu trữ vàlưu hành văn bản Hiện nay ở nước ta đã có luật ban hành văn bản quy phạm phápluật để điều chỉnh các phát sinh liên quan đến văn bản của các cơ quan nhà nước

có thẩm quyền Căn cứ vào luật, chính phủ, các bộ, ngành đã ban hành một số văn

Trang 13

bản quan trọng liên quan đến các hoạt động kinh tế, xã hội của các đơn vị, tổ chức.Văn bản luật và pháp quy trên sẽ là căn cứ để các cơ quan, đơn vị ban hành nhữngvăn bản nội bộ như điều lệ, nội quy, quy chế, các quyết định hành chính và quản lýthường nhật Để ban hành được những văn bản có nội dung đầy đủ, hợp tình, hợp

lý, đúng thẩm quyền và có tác động đích thực đến đối tượng điều chỉnh, cần phải

có những bộ phận, nhân viên chuyên trách giúp cho lãnh đạo cơ quan, đơn vị Bộphận đó phải nắm bắt được thông tin đầu vào, phân loại và xử lý thông tin, biết sửdụng và chuyển phát thông tin, đó chính là văn phòng

* Thứ năm là: Bảo đảm các yếu tố vật chất, tài chính cho hoạt động cơ quan

Mỗi cơ quan, đơn vị muốn tồn tại và hoạt động đều phải có các yếu tố kĩthuật và vật chất cần thiết Các yếu tố này vừa là nguyên liệu duy trì tổ chức tồntại, vừa là vật trung gian gắn kết tổ chức với môi trường Đồng thời còn là phươngtiện truyền dẫn các quá trình hoạt động của tổ chức đến mục tiêu kinh tế, xã hội.Các yếu tố kĩ thuật, vật chất, tài chính mà cơ quan cần cho hoạt động gồm có: nhàcửa, xe cộ, bàn ghế, các phương tiện nhận và truyền tin, các công cụ lao động, cácchi phí cần thiết mang tính thường xuyên liên tục vì vậy văn phòng phải căn cứvào tiến độ thực hiện kế hoạch, chương trình hoạt động của đơn vị mà cung cấpkịp thời, đầy đủ Nếu việc cung cấp các yếu tố đó không đủ về số lượng, sai lệch

về chủng loại, phẩm chất kém, thời hạn không đúng, giá thành cao… đều ảnhhưởng trực tiếp đến hoạt động của đơn vị Để làm tốt nhiệm vụ cung ứng này, các

cơ quan, đơn vị thường ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi nhất cho văn phòng thực thinhiệm vụ

* Thứ sáu là: Củng cố tổ chức bộ máy văn phòng

Đây là việc làm thiết thực mang tính khá ổn định của bộ máy văn phòngnhằm thực hiện tốt những nhiệm vụ nêu ra trên đây Việc tổ chức bộ máy vănphòng cũng cần tuân thủ những nguyên tắc chung của đơn vị để đảm bảo tính thốngnhất trong hệ thống Tuy nhiên cũng phải thấy được tính thống nhất đa dạng, phongphú trong công tác văn phòng để tổ chức bộ máy sao cho đáp ứng được cao nhất yêucầu, nhiệm vụ đặt ra với công tác văn phòng Không những thế trong thời đại bùng

Trang 14

nổ thông tin này đòi hỏi các cơ quan, đơn vị phải hết sức cố gắng theo kịp với tốc độphát triển chung, trong đó sự nỗ lực lớn nhất nằm ở khối văn phòng Yêu cầu đó đặt

ra với văn phòng rất cao về mặt tổ chức và quản lý, điều hành công việc

*Thứ bảy là: Duy trì hoạt động thường nhật của văn phòng

Khác với các hoạt động khác trong cơ quan, đơn vị, văn phòng phải hoạtđộng thường xuyên, liên tục trong cả lĩnh vực đối nội, đối ngoại, vừa lập quy, vừathực thi, vừa kiểm tra, giám sát Đặc tính này xuất phát từ chức năng của vănphòng để đảm bảo tiếp nhận mọi nguồn tin của mọi đối tượng với hoạt động của cơquan, đơn vị Theo cách đó, văn phòng bao gồm một bộ phận làm việc trong giờhoạt động chung của đơn vị còn một bộ phận không lớn làm việc liên tục ngàyđêm ngay cả lúc đơn vị ngừng hoạt động để đảm bảo trật tự, an ninh và thông tinthông suốt Hoạt động của văn phòng vừa gắn liền với hoạt động của lãnh đạo vàđơn vị thông qua các nhiệm vụ trợ giúp, tham mưu, vừa gắn với các bộ phận khácbằng các nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc, lại vừa tổ chức, quản lý lấy các hoạt độngcủa chính mình cho phù hợp với các hoạt động trên Vì thế duy trì được hoạt độngcủa văn phòng cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các bộ phận, các cấp quản

lý trong cơ quan, đơn vị

1.4 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG VĂN PHÒNG TRONG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

Nội dung hoạt động văn phòng thực chất là vấn đề tổ chức công việc văn phòng.Hoạt động văn phòng bao gồm những nội dung sau:

1.4.1 Tổ chức bộ máy và phân công công việc

* Tổ chức bộ máy:

Cơ cấu tổ chức hay nói cách khác bộ máy của cơ quan, đơn vị đòi hỏi phảiđược thiết kế sao cho gọn nhẹ, không cồng kềnh, không tầng nấc, mọi hoạt độngtrong bộ máy từ cấp trên xuống cấp dưới phải thông suốt có hiệu quả, các mốiquan hệ phải xác định rõ ràng

Nhà quản lý sẽ tham gia vào việc phân công công việc tức là chỉ định và kếthợp trong phạm vi trách nhiệm của mình Những kế hoạch, nỗ lực của cấp thấp

Trang 15

hơn trong tổ chức phải được xem xét vì phải có sự phối hợp của các phòng ban đểtránh sự lặp lại hoặc trùng lặp không cần thiết.

* Phân công công việc:

Trong một tổ chức đặc biệt là trong công tác văn phòng việc phân công côngviệc phải dựa vào những cơ sở sau:

- Phân công theo vị trí pháp lý và thẩm quyền (hai yếu tố này do luật (phápluật) quy định) Mỗi cơ quan đơn vị đều có vị trí pháp lý và thẩm quyền khác nhautrong xã hội Vì vậy đặc điểm hoạt động, nhiệm vụ được giao của từng cơ quan, tổchức đó là hoàn toàn khác nhau, từ đó việc phân công lao động trong các cơ quan,đơn vị đó cũng khác nhau

- Phân công theo khối lượng công việc của cơ quan: việc phân công côngviệc này phải dựa trên các cơ sở sau:

+ Dựa vào kế hoạch công tác được phê duyệt: theo tính chất của mỗiloại công việc, theo yêu cầu công việc trong thực tế

+ Nguyên tắc quan trọng cho việc phân công công việc của cơ quanhay tổ chức đó là biên chế cơ quan

Không có chức năng, nhiệm vụ nào mà không có tổ chức hoặc con ngườiđảm nhiệm Không có tổ chức, con người nào lại không được phân công nhiệm vụ.Một chức năng, nhiệm vụ không được giao cho nhiều tổ chức, nhiều cơ quan hoặcnhiều người đảm nhiệm

1.4.2 Điều hành công việc văn phòng

Yêu cầu quan trọng và cơ bản đối với hoạt động văn phòng đó là điều hànhcông việc trong văn phòng

Điều hành công việc trong văn phòng là sự đảm bảo cho cán bộ dưới quyềnthực hiện tốt nhất công việc được giao đảm bảo cho họ tiếp nhận chính xác, kịpthời triển khai công việc được giao

Điều hành công việc trong văn phòng là sự tác động đúng đắn vào một khâu cầnthiết nào đó để khuyến khích cán bộ làm việc nhằm đem lại hiệu quả cao nhất

Trang 16

Để tránh hiện tượng trì trệ trong công việc thì điều hành công việc phải đảmbảo các nguyên tắc sau:

- Mệnh lệnh điều hành phải đúng với thực tế của người thực thi

- Mục tiêu đặt ra cho việc điều hành phải hài hoà có thể hỗ trợ nhau trongkhuôn khổ mục tiêu chung của cơ quan

- Thủ tục áp dụng trong quá trình điều hành phải rõ ràng và dễ thực hiện

1.4.3 Xây dựng quy chế

Các quy chế làm việc trong cơ quan được xây dựng thông qua hệ thống vănphòng nhằm quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức, quy địnhcủa mỗi bộ phận trong cơ quan, quy định các cách thức phối hợp để hoạt động cóhiệu quả

Khi xây dựng quy chế làm việc cần chú ý có hai loại quy chế:

- Loại 1: Quy chế mang tính chất quy phạm chung được áp dụng trong toàn bộ

cơ quan trong bộ máy nhà nước Đó là những quy định nhằm giải quyết các nhiệm

vụ như tuyển dụng, xếp ngạch lương, vấn đề đào tạo, xét tuyển

- Loại 2: Quy chế nhằm đề ra những áp dụng đối với các đơn vị, phòng banmang tính chất đặc thù

1.4.4 Tổ chức các cuộc họp, hội nghị

Các cuộc họp, hội nghị là hình thức phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đểphát huy tính trí tuệ của tập thể Đó là hình thức để tập thể lao động ra quyết địnhhoặc để bàn bạc công việc có liên quan đến đơn vị, để học tập, trao đổi thông tin…Chính vì nhiều mục đích như vậy nên người thủ trưởng phải xem xét tính chấtcông việc để đưa ra nội dung của cuộc họp, thành phần cũng như thời gian củacuộc họp

Để các cuộc họp, hội nghị được tổ chức tốt đòi hỏi văn phòng phải xác định rõràng mục đích, thành phần, thời gian, chương trình nghị sự, tài liệu cho cuộc họp,chuẩn bị cơ sở vật chất cho cuộc họp

1.4.5 Nghiệp vụ văn thư – lưu trữ

Trang 17

Đối với hoạt động văn phòng thì công tác văn thư – lưu trữ giữ vị trí rất quantrọng Làm tốt nhiệm vụ này cũng chính là việc thực hiện các hoạt động văn phòngthông suốt và hiệu quả.

Trang 18

* Nghiệp vụ văn thư

Công tác văn thư là hoạt động bảo đảm thông tin bằng văn bản phục vụ côngtác quản lý bao gồm toàn bộ các công việc về xây dựng văn bản và tổ chức quản

lý, giải quyết văn bản hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, đơn vị.Công tác văn thư bao gồm những nội dung chính sau đây:

- Xây dựng và ban hành văn bản như: soạn thảo văn bản, đánh máy, ban hànhvăn bản

- Quản lý và giải quyết văn bản bao gồm quản lý và giải quyết văn bản đến, vănbản đi

- Quản lý và sử dụng con dấu

* Nghiệp vụ lưu trữ

Lưu trữ là sự lựa chọn tài liệu, giữ lại và tổ chức khoa học những văn bản, tàiliệu có giá trị được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, đơn vị đểlàm bằng chứng và để tra cứu thông tin khi cần thiết

Nội dung của công tác lưu trữ bao gồm:

- Thu thập bổ sung tài liệu vào các phòng lưu trữ

- Xác định giá trị tài liệu, phân loại, đăng ký, thống kê

- Tiêu hủy tài liệu khi đến hạn

1.4.6 Thu nhận và xử lý thông tin trong cơ quan, đơn vị

Thông tin là yếu tố vật chất quan trọng trong quản trị nói chung và hoạt độngvăn phòng nói riêng

Thông tin là những tin tức mới được thu nhận, cảm thụ và được đánh giá là cóích cho việc ra quyết định hoặc giải quyết một nhiệm vụ nào đó

Mục tiêu phục vụ thông tin cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị là bảo đảmcho hoạt động của từng cơ quan, đơn vị, từng bộ phận trong cơ quan được cungcấp đầy đủ các thông tin cần thiết từ đó tạo điều kiện cho hoạt động của cơ quan cóhiệu quả cao nhất

Mục tiêu đó được thực hiện có thể dựa vào các hệ thống văn bản quản lý, mệnhlệnh được truyền đạt từ cấp trên xuống cấp dưới

Trang 19

Việc thu nhận và xử lý thông tin trong hoạt động văn phòng là nhằm thực hiệncác mục đích sau:

- Là để thực hiện sự thay đổi gây ảnh hưởng lên hoạt động của cơ quan, đơn vị

- Thông tin cần thiết cho việc thực hiện các chức năng quản lý của cơ quan.Đặc biệt thông tin cần thiết để:

+ Xây dựng và phổ biến các mục tiêu của cơ quan

+ Lập kế hoạch, chỉ tiêu để đạt được những mục tiêu đó

+ Tổ chức các nguồn nhân lực và các nguồn khác theo cách có kết quả

và hiệu quả cao nhất

+ Lựa chọn, đánh giá và phát triển cán bộ, công nhân viên trong cơ quan + Nhà quản lý hướng dẫn, thúc đẩy và tạo môi trường mà mọi ngườimong muốn đóng góp

+ Kiểm tra việc thực hiện công việc

1.4.7 Công tác hậu cần

Công tác hậu cần được hiểu là các yếu tố có liên quan đến tổ chức nơi làm việccủa cơ quan, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, các điều kiện vậtchất như nhà cửa, vật tư, thiết bị tài chính mà văn phòng phải cung ứng

Tổ chức phục vụ hậu cần trong công sở bao gồm phục vụ kỹ thuật như cungcấp thông tin, tài liệu, tư liệu và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động hoạt động hậucần của cán bộ, công nhân viên trong cơ quan

Trong từng trường hợp và theo yêu cầu cụ thể mà văn phòng phải cung ứng đầy

đủ, kịp thời các trang thiết bị, vật dụng cần thiết cho cơ quan vào từng thời điểm

1.4.8 Công tác quản lý nguồn nhân lực

Tính hữu hiệu của bất kỳ cơ quan tổ chức, đơn vị nào cũng tùy thuộc vào việc sửdụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên của mình trong đó có nguồn tài nguyên vôcùng quý giá đó là nguồn nhân lực Yếu tố nhân lực đóng 1 vai trò chính trong toàn

bộ thành công của tổ chức Sự quan tâm đến nguồn lực của nhà quản lý sẽ giúp cảithiện hiệu quả hoạt động của tổ chức nói chung và của từng thành viên trong tổchức nói riêng

Trang 20

Công tác quản lý nhân lực bao gồm các nội dung sau:

- Quản lý về giờ giấc, thời gian làm việc của đội ngũ cán bộ công nhân viêntrong cơ quan, đơn vị

- Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các quy chế, quy định, quyết định banhành trong cơ quan

- Quản lý về số lượng, chất lượng lao động

- Công tác tổ chức tiền lương của cán bộ, công nhân viên

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực

- Chế độ chính sách cho người lao động

- Khen thưởng, kỷ luật, thuyên chuyển, tuyển dụng…

1.5 SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC KHOA HỌC VĂN PHÒNG

Tổ chức khoa học văn phòng cơ quan tức là làm cho môi trường VP phù hợpvới các yêu cầu và khả năng của nhân viên không chỉ trong việc thiết kế văn phòng

mà còn trong quá trình tổ chức nguồn lực văn phòng và thực hiện các hoạt độngvăn phòng

Để tổ chức được khoa học văn phòng cần căn cứ vào các điều kiện sau:

- Căn cứ vào trình độ chuyên môn và sự hiểu biết của cán bộ công nhân viêntrong văn phòng để có thể bố trí, sắp xếp con người cho đúng người, đúng việc Đây

là cơ sở đầu tiên cho công tác quản trị văn phòng đem lại hiệu quả cao

- Căn cứ vào cơ sở vật chất và trang thiết bị mà văn phòng được cung ứng

1.5.1 Hiệu quả hoạt động của văn phòng cơ quan

Tổ chức khoa học hoạt động văn phòng có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động của

cơ quan, có tác dụng thúc đẩy hoạt động văn phòng cơ quan đem lại hiệu quả cao Văn phòng là bộ máy tham mưu giúp việc của thủ trưởng, cơ quan tổ chức nêncác hoạt động của thủ trưởng, cơ quan diễn ra được trôi chảy, thuận lợi khôngchồng chéo làm giảm bớt gánh nặng công việc cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị.Văn phòng là bộ mặt của cơ quan, nơi giao tiếp công việc của cơ quan với các cơquan khác, là cầu nối giữa cơ quan với nhân dân, với khách hàng Thông qua vănphòng cơ quan, các cơ quan bên ngoài, bạn hàng có thể hiểu phần nào hình thức

Trang 21

hoạt động, tổ chức hoạt động của cơ quan từ đó có thể đánh giá được khả năng và

vị trí của cơ quan trong quá trình hoạt động văn phòng luôn đảm bảo cung ứng đầy

đủ các vật dụng cần thiết, các thiết bị phục vụ cho hoạt động của cơ quan thôngsuốt, có hiệu quả cao, không trì trệ

Chính vì những lý do như vậy nên tổ chức khoa học văn phòng cơ quan phải được tiến hành thường xuyên, kịp thời, có khoa học nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

1.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động văn phòng

Văn phòng cơ quan khi đi vào hoạt động sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố

đó là:

Yếu tố thứ nhất đó là việc sắp xếp nhân sự: Đây là yếu tố có ý nghĩa rất lớnđến hoạt động văn phòng của cơ quan Nếu như việc sắp xếp nhân sự văn phòngkhông khoa học, các mối quan hệ không được xác định rõ ràng, rành mạch thìtrong công việc sẽ không đem lại hiệu quả Tùy theo tính chất của mỗi loại côngviệc mà cơ quan có thể lựa chọn, sắp xếp nguồn lực khác nhau cho phù hợp vớimục tiêu của mình dựa trên cơ sở về cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực

Yếu tố thứ hai là tổ chức lao động: tổ chức lao động là việc áp dụng nhữngbiện pháp tổng hợp kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, tâm sinh lý và xã hội vào việc thựchiện công việc văn phòng nhằm sử dụng cao nhất các nguồn vật chất và lao động,đảm bảo sử dụng tiết kiệm lao động và giữ gìn sức khỏe cho cán bộ công nhânviên.Do người lao động là yếu tố trung tâm và cũng là mục đích của nền sản xuấtnên trong quá trình tổ chức lao động mọi biện pháp nhằm tạo điều kiện cho ngườilao động làm việc hiệu có quả cao và làm cho bản thân người lao động ngày cànghoàn thiện và phát triển

Yếu tố thứ ba là công tác công nghệ thông tin: do sự phát triển không ngừngcủa khoa học kỹ thuật ngày càng nhiều, các cơ quan, đơn vị áp dụng công nghệthông tin vào hoạt động văn phòng của mình Nếu như các công việc văn phòngchỉ được thực hiện theo phương pháp thủ công, đơn giản thì hiệu quả hoạt độngvăn phòng sẽ không cao, tiến độ thực hiện công việc chậm, kém chính xác Chính

vì vậy mà yếu tố công nghệ thông tin cho hoạt động văn phòng có ý nghĩa lớn ảnh

Trang 22

hưởng đến hiệu quả hoạt động văn phòng, cần được các cơ quan, đơn vị xem xét,

áp dụng kịp thời

Yếu tố thứ tư là công tác văn thư – lưu trữ: công tác văn thư – lưu trữ nằmtrong nghiệp vụ hành chính Đây chính là nghiệp vụ cơ bản trong hoạt động vănphòng của cơ quan, đơn vị Làm tốt công tác này sẽ làm cho hoạt động văn phòngđem lại hiệu quả cao

Yếu tố thứ năm là môi trường làm việc: môi trường làm việc là yếu tố ảnhhưởng trực tiếp đến người lao động, đến việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụcủa văn phòng Yếu tố vật chất của văn phòng góp phần tạo nên môi trường làmviệc của nhân viên tác động rất lớn đến hoạt động công vụ của văn phòng Vănphòng có điều kiện vật chất tốt làm cho nhân viên vui vẻ, hài lòng có thể giúp tạodựng động cơ thúc đẩy công việc, nhiệt tình trong công việc Các điều kiện nàycũng giảm bớt sự mệt mỏi và căng thẳng về cả tinh thần lẫn vật chất mà điều kiệnnày sẽ cải thiện năng suất và chất lượng công việc, hạn chế sự mệt mỏi và nhữngsai sót trong quá trình thực hiện công việc

Các yếu tố môi trường làm việc gồm:

- Âm thanh, tiếng ồn

- Yếu tố văn hóa tổ chức

1.5.3 Một số nguyên tắc hoạt động của văn phòng

* Nguyên tắc pháp chế

Pháp chế được hiểu là việc thực hiện quy định, quy chế, nội quy văn phòng banhành buộc mọi người trong cơ quan phải thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm chỉnh vàchính xác

Trang 23

Khi các quy định, quy chế về hoạt động văn phòng được xây dựng ban hành thìbuộc các nhà quản trị văn phòng phải tiếp nhận, tuân theo các quy chế, quy địnhđồng thời giáo dục, tuyên truyền cho mọi thành viên trong văn phòng phải thựchiện các quy chế, quy định đó một cách nghiêm chỉnh Trong quá trình thực hiệncác quy chế, quy định đó ai vi phạm sẽ chịu hình thức xử lý tùy thuộc theo mức độ

vi phạm và quy định chung của cơ quan

* Nguyên tắc tập trung dân chủ

Nguyên tắc tập trung dân chủ là đảm bảo cho việc thu hút cán bộ công nhân viêntrong cơ quan cùng tham gia vào việc quản lý của cơ quan Đối với hoạt động vănphòng nguyên tắc này nhằm phát huy năng lực trách nhiệm của toàn thể thành viêntrong văn phòng tham gia vào mọi hoạt động văn phòng, đây được xem là yếu tố rấtquan trọng liên quan đến hiệu lực hiệu quả hoạt động của văn phòng

* Nguyên tắc quyền hạn gắn với trách nhiệm

Tổ chức cơ quan nói chung và hoạt động văn phòng nói riêng là một tập hợpnhững người có quan hệ với nhau thông qua một hệ thống quyền hạn và tráchnhiệm chung để đạt đến một mục tiêu chung Bởi vậy quyền hạn và trách nhiệm làhai yếu tố phải được kết hợp mới tạo ra hiệu quả của một tổ chức, có nghĩa là cóquyền hạn thì phải có trách nhiệm tương ứng thẩm quyền được giao và phải chịuhậu quả pháp lý về những hành vi công việc của mình

Nguyên tắc này là con đường dẫn đến thành công của một tổ chức, cơ quan Do

đó nguyên tắc này phải được coi trọng thực hiện

Trang 24

* Nguyên tắc nhà quản trị văn phòng đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ hành chính cao

Vì người quản trị văn phòng giữ vai trò quan trọng trong cơ quan, đơn vị tạođộng lực thúc đẩy lĩnh vực phụ trách nên đòi hỏi nhà quản trị văn phòng phải cótrình độ chuyên môn nghiệp vụ hành chính cao Trình độ của người quản lý tỉ lệthuận với phạm vi quản lý và trình độ tiên tiến của các biện pháp quản lý Điều đó

có nghĩa là người quản lý giỏi, có nghiệp vụ hành chính cao càng rộng, phạm vi vàcấp bậc cho phép sẽ càng lớn

Để đảm bảo cho các nguyên tắc trên thực tế được thực hiện nghiêm chỉnh , vai trò chỉ huy của người đứng đầu công sở là rất quan trọng Ngươi lãnh đạo phải kịp thời phát hiện những sai sót, trục trặc trong quá trình vận hành để điều chỉnh cho công việc của cơ quan luôn ổn định và phát triển đúng định hướng.

Trang 25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trên đây là một số yếu tố lý luận về văn phòng và công tác văn phòng trong cơquan tổ chức Qua đó chúng ta hiểu được vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và nộidung hoạt động của văn phòng Chính vì văn phòng là bộ phận giữ vị trí rất quantrọng trong cơ quan, tổ chức cho nên việc nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòngnhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu công việc là vấn đề hết sức cần thiết

Trang 26

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VĂN PHÒNG TẠI SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HẢI PHÒNG

2.1 MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HẢI PHÒNG

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Sở Tài nguyên và Môi trường

Tên giao dịch : Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng

Trụ sở đặt tại : 275 Lạch Tray - Ngô Quyền - Hải Phòng

Số điện thoại : 0313732425

Số fax : 03137326272

Website : www.haiphong.gov.vn/sotainguyen

Giám đốc Sở : Bùi Quang Sản

- Trước năm 1981, Sở Tài nguyên và Môi trường có tên gọi là Phòng quản

lý ruộng đất thuộc uỷ ban nông nghiệp thành phố Hải Phòng

- Năm 1982, Sở chuyển tên thành Ban chỉ đạo thống kê đất thuộc UBND

Trang 27

về việc thành lập Sở Tài nguyên và Môi trường, đổi tên Sở Khoa học, Công nghệ

và Môi trường thành Sở Khoa học và công nghệ thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh,thànhphố trực thuộc trung ương và thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT- BTNMT-BNVngày 15/7/2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Nội vụ hướng dẫn chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của cơ quan chuyên môn giúp Uỷban nhân dân quản lý nhà nước về Tài nguyên và Môi trường ở địa phương

+ Thông báo số 183/TB-TU ngày 15/8/2003 của Ban Thường vụ Thành uỷ vềcông tác tổ chức, cán bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Côngnghệ,Sở Xây dựng đã quyết định thành lập Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Uỷban nhân dân thành phố Hải Phòng, trên cơ sở tổ chức, bộ máy Sở Địa chính – Nhàđất hiện tại và tiếp nhận chức năng nhiệm vụ, tổ chức, biên chế quản lý nhà nước,

tổ chức và biên chế sự nghiệp các lĩnh vực:

 Tài nguyên nước (từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thônchuyển sang)

 Tài nguyên khoáng sản (từ Sở Công nghiệp chuyển sang)

 Môi trường (từ Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường chuyển sang)

Sở Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, mở tài khoản tạiKho bạc nhà nước thành phố và sử dụng con dấu theo quy định

Trụ sở Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng đặt tại 275Lạch Tray- Ngô Quyền- Hải Phòng

2.1.2 Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng

* Vị trí và vai trò

Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhândân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyênnước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ

Sở Tài nguyên và Môi trường chịu sự quản lý trực tiếp của Uỷ ban nhândân thành phố về tổ chức, biên chế và các mặt công tác theo chức năng nhiệm vụđược giao, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của BộTài nguyên và Môi trường

Trang 28

 Trình Uỷ ban nhân dân thành phố quy hoạch phát triển, chương trình, kế hoạchdài hạn, 5 năm và hàng năm về tài nguyên và môi trường phù hợp với quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

và môi trường ở địa phương, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện

 Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, quyhoạch, kế hoạch sau khi được xét duyệt; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phápluật và thông tin về tài nguyên và môi trường

 Về tài nguyên đất:

điều chỉnh quy hoạch kế hoạch sử dụng đất cấp thành phố; hướng dẫn kiểmtra việc thực hiện

kế hoạch sử dụng đất của quận, huyện, thị xã và kiểm tra việc thực hiện

 Trình Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồiđất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của Uỷban nhân dân thành phố

 Tổ chức thực hiện việc điều tra khảo sát, đo đạc đánh giá phân hạng đất vàlập bản đồ địa chính; đăng ký đất đai, lập, quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính;thống kê, kiểm kê đất đai; ký hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật;đăng ký giao dịch bảo đảm quyền sử dụng đất, tài sản gắn liên với đất đối

Trang 29

với các tổ chức.

 Tham gia định giá các loại đất ở địa phương theo khung giá,nguyêntắc,phương pháp định giá các loại đất do Chính phủ quy định

 Trình Uỷ ban nhân dân thành phố cấp, gia hạn hoặc thu hồi giấy phép khai thác,chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn và khai thác tậnthu khoáng sản, chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyềncủa Uỷ ban nhân dân thành phố theo quy định của pháp luật

quan để khoanh vùng cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trình Chínhphủ xem xét quyết định

 Về tài nguyên nước và khí tượng thuỷ văn:

 Trình Uỷ ban nhân dân thành phố cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt độngđiều tra, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vàonguồn nước theo phân cấp; kiểm tra việc thực hiện

 Trình Uỷ ban nhân dân thành phố cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt độngcủa các công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng tại địa phương; chỉ đạoviệc kiểm tra thực hiện sau khi được cấp phép

 Tổ chức việc điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước theo hướngdẫn của Bộ tài nguyên và môi trường

thành phố

 Trình Uỷ ban nhân dân thành phố cấp, gia hạn, thu hồi quyết định phê duyệtbáo cáo đánh giá tác động môi trường đối với cơ sở sản xuất kinh doanhtheo phân cấp

 Cấp, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho các tổchức, cá nhân theo phân cấp

Trang 30

 Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án, cơ sở theophân cấp.

 Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật

phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho các tổ chức và cá nhân đăng ký hoạtđộng đo đạc và bản đồ trên địa bàn thành phố Hải Phòng

 Trình Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt kết quả thẩm tra, thẩm định chấtlượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ địa chính, đo đạc và bản đồchuyên dụng của thành phố

 Tổ chức xây dựng hệ thống điểm đo đạc, cơ sở chuyên dụng, thành lập hệ thốngbản đồ địa chính, bản đồ chuyên đề phục vụ các mục đích chuyên dụng

 Theo dõi việc xuất bản, phát hành bản đồ và kiến nghị với cơ quan quản lý nhànước về xuất bản, việc đình chỉ phát hành, thu hồi các ấn phẩm bản đồ có saisót về thể hiện chủ quyền quốc gia, địa giới hành chính, địa danh thuộc địaphương; ấn phẩm bản đồ có sai sót nghiêm trọng về kỹ thuật

 Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tàinguyên và môi trường theo quy định của pháp luật

trường ở cấp huyện và cấp xã

 Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc bảo vệ các công trình nghiên cứu,quan trắc về khí tượng thuỷ văn, địa chất khoáng sản môi trường, đo đạc bản đồ

 Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật,giải quyết các tranh chấp, khiếu nại,

tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường theo quyđịnh của pháp luật

 Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ về quản lý tàinguyên và môi trường ; tham gia hợp tác quốc tế; xây dựng hệ thống thông tin,lưu trữ tư liệu về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật

 Tham gia thẩm định các dự án, công trình có nội dung liên quan đến lĩnh vực

Trang 31

tài nguyên và môi trường.

lĩnh vực công tác được giao cho thành phố và Bộ tài nguyên và môi trường

 Quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; tổ chứcđào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức viên chức thuộc sở, trong ngành và cán bộ xã,phường, thị trấn làm công tác quản lý về tài nguyên và môi trường theo quy địnhcủa bộ tài nguyên và môi trường và Uỷ ban nhân dân thành phố

 Quản lý tài chính, tài sản của sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của

Uỷ ban nhân dân thành phố

 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố giao

Trang 32

Phòng Quản lý

Môi trường

Giám đốc Sở TN&MT

) Phó Giám đốc Văn phòng sở

Công ty Xây dựng và Tư vấn

TN - MT

Bộ phận nhận và trả kết quả

Thanh tra sở

Trung tâm quan

trắc Môi trường

Phòng bản đồ - địa chính

Phòng pháp chế

Trung tâm thông

tin TN - MT

Trung tâm kỹ thuật TN - MT

Trung tâm phát triển quỹ đất

Văn phòng ĐK QSDĐ

Trang 33

- Phụ trách lĩnh vực: Công tác tổ chức cán bộ; Tài chính, Quy hoạch - Kếhoạch; Cải cách hành chính.

- Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng; Chủ tịch Hội đồng Khoa học; Chủtịch Hội đồng thẩm định…

- Phụ trách các phòng: Văn phòng Sở; Phòng quản lý tài nguyên đất; PhòngBản đồ - Địa chính và các đơn vị sự nghiệp: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụngđất, Trung tâm kỹ thuật tài nguyên – môi trường

Giám đốc Sở là người đứng đầu cơ quan, chịu trách nhiệm trước Thành uỷ,Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môitrường và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chứccủa Sở; chịu trách nhiệm báo cáo công tác của ngành trước Thành uỷ, Hội đồngnhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố và Bộ Tài nguyên và Môi trường khi đượcyêu cầu

 Phó giám đốc Sở:

Phó giám đốc Sở 1 :

- Phụ trách lĩnh vực: Tài nguyên Khoáng sản - Nước – Khí tượng thuỷ văn;Môi trường; Công nghệ thông tin

- Phó Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng; Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học

- Phụ trách các phòng: Quản lý môi trường; Tài nguyên Khoáng sản - Nước

và Khí tượng thuỷ văn và các đơn vị sự nghiệp; Trung tâm Quan trắc môi trường;Trung tâm thông tin Tài nguyên – Môi trường

Trang 34

các công trình trọng điểm thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách; Được uỷquyền giải quyết các công việc khác khi Giám đốc vắng mặt hoặc theo yêu cầucông tác.

“một cửa”

 Phòng quản lý môi trường:

- Là phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu

sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Sở Tài nguyên và Môi trường

- Có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhànước về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hải Phòng

 Phòng quản lý tài nguyên khoáng sản - nước và khí tượng thủy văn:

- Là phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường

- Có chức năng giúp Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước vềTài nguyên Khoáng sản - Nước và Khí tượng thuỷ văn trên địa bàn thành phố HảiPhòng theo quy định của pháp luật

 Phòng bản đồ - địa chính:

- Là phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường

- Có chức năng giúp Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước vềTài nguyên Khoáng sản - Nước và Khí tượng thuỷ văn trên địa bàn thành phố HảiPhòng theo quy định của pháp luật

 Phòng quản lý tài nguyên đất:

- Tham mưu cho Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất; lập hồ sơ giao đất; cho thuê đất; thu hồi đất; chuyểnmục đích sử dụng đất; chuyển quyền sử dụng đất

Trang 35

 Phòng pháp chế:

- Giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vựctài nguyên và môi trường; Tổ chức thực hiện công tác xây dựng các văn bản hướngdẫn thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền của UBNDthành phố; Thẩm định, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật; Kiểm tracác văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Giám đốc Sở; Tuyên truyền, phổ biếngiáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường đối với các tổ chức và công dântrên địa bàn thành phố; Kiểm tra việc thực hiên pháp luật

 Thanh tra Sở:

Thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về tàinguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷvăn, đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật

 Trung tâm quan trắc môi trường:

Có chức năng giúp Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo

vệ môi trường bao gồm: quan trắc, giám sát, phòng chống ô nhiễm, cải thiện chấtlượng môi trường, ứng dụng công nghệ, điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu, đào tạocán bộ kỹ thuật về bảo vệ môi trường, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệmôi trường

- Thực hiện các hoạt động tư vấn, dịch vụ cho các tổ chức và công dân trong lĩnhvực quan trắc, phân tích môi trường và ứng dụng các biện pháp về bảo vệ môi trường

 Trung tâm thông tin tài nguyên – môi trường:

- Giúp Giám đốc Sở thực hiện việc triển khai xây dựng, quản lý, khai thác hệthống cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường của thành phố Hải Phòng phục vụnhiệm vụ quản lý Nhà nước của ngành và đáp ứng nhu cầu thông tin của các đốitượng sử dụng

- Lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu về tài nguyên và môi trường

- Quản lý công trình xây dựng đo đạc hình thành trong quá trình quản lý nhànước về địa chính trên địa bàn thành phố theo phạm vi quản lý và phân cấp của BộTài nguyên và Môi trường

Trang 36

2.1.4 Một số hoạt động cơ bản của Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng

* Lập và thực hiện quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất

- Lập quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất các cấp:

Từ nhu cầu sử dụng đất cho phát triển đô thị và công nghiệp trong giaiđoạn từ 2008 – 2010 và đến 2020 là rất lớn nên ngành đã chủ động tham mưu cho

Ủy ban nhân dân thành phố lập đề án điều chỉnh, kế hoạch sử dụng đất đến năm

2010 và quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thành phố

- Thực hiện quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất (giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất): Năm 2008 Sở đã trình UBND thành phố ban hành thông báo chủ trươngthu hồi đất 37 dự án, diện tích 272,6 ha

Thực hiện kế hoạch sử dụng đất thành phố Hải Phòng - theo nghị quyết

36 ngày 28/12/2006 của Chính phủ, năm 2008 đã thực hiện thu hồi đất, giao đất,cho thuê đất 64 dự án, diện tích 772,39 ha, đạt 103,9% kế hoạch năm 2008, trongđó: khu vực đô thị 30 dự án, diện tích 339,36 ha; khu vực nông thôn 34 dự án, diệntích 433,03 ha

* Đăng ký thống kê, kiểm kê đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thực hiện chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 14/12/2007 của TTCP về kiểm kê quỹđất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất,UBND thành phố đã thành lập ban chỉ đạo do lãnh đạo UBND thành phố làmtrưởng ban, giám đốc Sở TN&MT làm phó ban thường trực

Sở TN&MT với trách nhiệm cơ quan thường trực ban chỉ đạo đã xây dựng kếhoạch và triển khai thực hiện đúng theo tiến độ theo quy định của ban chỉ đạoTrung ương và Bộ TN&MT

Qua kiểm kê thấy phần lớn các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất

có ý thức quản lý, sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai (xây dựng nhàxưởng sản xuất, văn phòng làm việc, cửa hàng, xây dựng tường bao để bảo vệ đất).Nhưng vẫn còn nhiều tổ chức sử dụng đất không có hiệu quả, lãng phí tài nguyênđất; có hiện tượng xin giao đất, thuê đất nhưng không sử dụng đất do hạn chế vềnăng lực tài chính và tự ý chuyển nhượng không đúng quy định

Trang 37

Năm 2008 là năm thứ ba tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhândân thành phố khóa 13, hoàn thành cấp giấy quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cánhân trên địa bàn thành phố.

* Về hoạt động đo đạc bản đồ và xây dựng giá đất

Thẩm định nguồn gốc đất phục vụ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng

11 dự án công trình trọng điểm có vướng mắc phức tạp với diện tích 488,28 hagồm 551 hộ gia đình, cá nhân và 15 tổ chức

Hoạt động đo đạc bản đồ có nhiều tiến bộ cả về phương tiện kỹ thuật và chấtlượng, Trung tâm kỹ thuật tài nguyên môi trường đã chủ động cải tiến công nghệtrang bị thêm máy móc hiện đại để đảm đương những công trình trọng điểm Vănphòng đăng ký quyền sử dụng đất các quận, huyện đều được Sở phê duyệt đề ánlàm căn cứ pháp lý để hoạt động đo vẽ, lập trích lục, trích sao hồ sơ địa chính đápứng yêu cầu giao đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bồithường giải phóng mặt bằng

Công tác xây dựng giá đất là nhiệm vụ mới nhưng ngành chưa có cán bộ vàkinh nghiệm, được sự hỗ trợ tích cực của ngành Tài chính với sự nỗ lực của cácthành viên trong tổ công tác liên ngành Tài chính – Tài nguyên và Môi trường, sựphối kết hợp chặt chẽ với các ngành, đăch biệt là sự chủ động trong khảo sát, đềxuất của các quận, huyện và nghiên cứu tham khảo mức giá đất của các tỉnh, thànhphố liền kề và có cùng vị thế đã xây dựng bảng giá đất năm 2009 đảm bảo tiến độbáo cáo UBND thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố tại kỳ họp thứ 14 để

ra nghị quyết thông qua ngày 10/12/2008

* Bồi thường giải phóng mặt bằng

Trong năm 2008, tại 14 quận, huyện (trừ Bạch Long Vỹ) đã thực hiện bồithường 212 dự án với diện tích 2091,69 ha; 17.049 hộ có đất bị thu hồi, trong đó có4.740 hộ có đất thổ cư; 881 hộ phải bố trí tái định cư; tổng số tiền bồi thường, hỗtrợ: 4.040 triệu đồng, 7.389 hộ đã nhận tiền bồi thường, còn 1.535 hộ chưa nhậntiền bồi thường do nhiều nguyên nhân

Trang 38

Công tác bồi thường giải phóng đang gặp nhiều thách thức lớn do tâm lý chờđợi giá đất thay đổi hàng năm; vấn đề chính sách giải quyết lao động và việc làm,

bố trí tái định cư và những vấn đề xã hội khác Thực tiễn công tác giải phóng mặtbằng trong năm qua đã chứng minh việc liên tục thể chế hoàn thiện cơ chế chínhsách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đồng thời với việc phân cấp triệt để làhướng chỉ đạo đúng, hiệu quả Thành phố chỉ tập trung việc hoạch định chính sách,kiểm tra, hướng dẫn và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cấp huyện và chủ đầu tư

* Đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Việc đấu giá quyền sử dụng đất đã đưa chính sách đất đai vào cuộc sống, việcđấu giá công khai, minh bạch là thể hiện công bằng xã hội, dân chủ, công khai,từng bước làm lành mạnh hóa thị trường bất động sản ở cả đô thị và nông thôn đãchứng minh hiệu quả về kinh tế, lượng đất sử dụng hàng năm cho nhu cầu ở tạikhu vực nông thôn chỉ bằng 1/3 những năm trước đây nhưng số thu từ sử dụng đấtlại đạt từ 1,5 đến 2 lần hàng năm tại các huyện Việc đấu giá quyền sử dụng đất ởvừa thực hiện đúng luật đất đai vừa chấm dứt tình trạng giao đất trái thẩm quyền ởkhu vực nông thôn từng diễn ra trong những năm trước đây

* Quản lý tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước

Năm 2008 cấp giấy phép thăm dò khoáng sản cho 07 dự án với tổng diện tích432,87 ha Thành phố đã quyết định phê duyệt kết quả thăm dò đánh giá trữ lượngkhoáng sản cát làm vật liệu san lấp 03 dự án với tổng diện tích 204,58 ha, trữlượng 7.718.470 mét khối Thành phố đã ký cấp giấy phép khai thác khoáng sản:

07 doanh nghiệp, diện tích 31,79 ha, trữ lượng 2.694.131 mét khối Cấp giấy phépkhai thác nước dưới đất và cấp giấy phép cho một số tổ chức

* Quản lý và bảo vệ môi trường

Kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường và hiện trạng gây ônhiễm môi trường của các doanh nghiệp trong địa bàn thành phố, kiểm soát hoạtđộng nhập khẩu phế liệu, báo cáo đánh giá môi trường…

Ngày đăng: 22/09/2012, 16:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng thống kê trình độ cán bộ, nhân viên của phòng TC- HC - Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác văn phòng tại Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng.doc
Bảng th ống kê trình độ cán bộ, nhân viên của phòng TC- HC (Trang 41)
Bảng thống kê trình độ cán bộ, nhân viên của phòng TC- HC - Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác văn phòng tại Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng.doc
Bảng th ống kê trình độ cán bộ, nhân viên của phòng TC- HC (Trang 41)
Bảng thống kê các dụng cụ, trang thiết bị văn phòng STT Tên các loại thiết bị, dụng cụSố lượng Đơn vị - Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác văn phòng tại Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng.doc
Bảng th ống kê các dụng cụ, trang thiết bị văn phòng STT Tên các loại thiết bị, dụng cụSố lượng Đơn vị (Trang 47)
Bảng thống kê các dụng cụ, trang thiết bị văn phòng - Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác văn phòng tại Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng.doc
Bảng th ống kê các dụng cụ, trang thiết bị văn phòng (Trang 47)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w