1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

giáo trình mô đun thu hoạch nghề ương giống và nuôi ngao

56 530 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 2 MB

Nội dung

MÔ ĐUN THU HOẠCH Mã mô đun: MĐ06 Giới thiệu mô đun: - Mục tiêu: Sau khi học xong mô đun này, học viên cần đạt được: + Xác định được mùa vụ và thời điểm thu hoạch; + Thực hiện được tha

Trang 1

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

THU HOẠCH

MÃ SỐ: MĐ06 NGHỀ: ƢƠNG GIỐNG VÀ NUÔI NGAO

Trình độ: Sơ cấp nghề

Trang 2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm

MÃ TÀI LIỆU: MĐ 06

Trang 3

LỜI GIỚI THIỆU

lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, nghề nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nghề ương giống và nuôi ngao ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể

- Chương trình đào tạo nghề ương giống và nuôi ngao đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề và được kết cấu theo môn học và các mô đun Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình nghề ương giống và nuôi ngao theo các mô đun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay

- Giáo trình mô đun Thu hoạch là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành Giáo trình được biên soạn theo Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội

khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2011

3 KS Đinh Quang Thuấn

4 KS Đỗ Trung Kiên

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU 2

MỤC LỤC 3

MÔ ĐUN THU HOẠCH 5

Bài mở đầu 7

1 Tầm quan trọng của mô đun: 7

2 Nội dung của mô đun 7

3 Mối quan hệ với các mô đun khác 8

4 Những yêu cầu đối với học viên 8

Bài 1: Thu hoạch ngao giống trong ao 9

1 Kiểm tra cỡ ngao thu hoạch 9

1.1 Xác định được mùa vụ và thời điểm thu hoạch 9

1.2 Phương pháp cân và đo ngao 9

1.3 Xác định cỡ ngao giống thu hoạch 12

2 Chuẩn bị dụng cụ 13

2.1 Chuẩn bị cào sắt 13

2.2 Chuẩn bị rổ 14

2.3 Chuẩn bị túi cước 15

3 Thu ngao giống trong ao 15

3.1 Cào và nhặt ngao 15

3.2 Rửa ngao 16

3.3 Cho ngao vào túi 17

Bài 2: Thu hoạch ngao cúc ở bãi triều 18

1 Kiểm tra cỡ ngao thu hoạch 18

1.1 Xác định được mùa vụ và thời điểm thu hoạch 18

1.2 Phương pháp cân và đo ngao 19

1.3 Xác định cỡ ngao cúc thu hoạch 20

2 Chuẩn bị dụng cụ 20

2.1 Chuẩn bị cào sắt 20

2.2 Chuẩn bị rổ 20

2.3 Chuẩn bị túi cước 20

3 Thu ngao cúc ở bãi triều 20

3.1 Cào và nhặt ngao 20

3.2 Rửa ngao 21

3.3 Cho ngao vào túi 22

Bài 3: Thu hoạch ngao thương phẩm 23

1 Kiểm tra cỡ ngao thu hoạch 23

1.1 Xác định được mùa vụ và thời điểm thu hoạch 23

1.2 Phương pháp cân và đo ngao 23

1.3 Phương pháp kiểm tra độ béo, tuyến sinh dục của ngao 26

1.4 Xác định cỡ ngao thương phẩm thu hoạch 26

2 Chuẩn bị dụng cụ 27

2.1 Chuẩn bị cào sắt 27

Trang 5

2.2 Chuẩn bị rổ 27

2.3 Chuẩn bị túi cước 28

3 Thu ngao thương phẩm 28

3.1 Cào và nhặt ngao 28

3.2 Đổ ngao vào túi 30

4.Rửa và phân loại ngao 30

5.Đóng ngao vào bao 31

5.1 Phương pháp đóng ngao vào bao 31

5.2 Điều kiện bảo quản 31

6 Chuyển ngao vào bến 31

Bài 4: Bảo quản và vận chuyển ngao 34

1 Bảo quản và vận chuyển ngao giống 34

1.1 Vận chuyển khô 34

1.2 Vận chuyển ướt 34

2 Bảo quản và vận chuyển ngao thương phẩm 36

3 Xử lý trong quá trình vận chuyển 37

3.1 Kiểm tra ngao trong quá trình vận chuyển 37

3.2 Xử lý khi nhiệt độ tăng cao 37

Bài 5: Tiêu thụ ngao giống và ngao thương phẩm 39

1 Thị trường tiêu thụ ngao giống 39

2 Thị trường tiêu thụ ngao thương phẩm 40

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 45

I Vị trí, tính chất của mô đun : 45

II Mục tiêu: 45

III Nội dung chính của mô đun: 45

IV Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 45

V Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 51

VI Tài liệu tham khảo 52

Trang 6

MÔ ĐUN THU HOẠCH

Mã mô đun: MĐ06 Giới thiệu mô đun:

- Mục tiêu:

Sau khi học xong mô đun này, học viên cần đạt được:

+ Xác định được mùa vụ và thời điểm thu hoạch;

+ Thực hiện được thao tác kỹ thuật thu hoạch ngao giống, ngao cúc, ngao thương phẩm;

+ Thực hiện được thao tác bảo quản và vận chuyển ngao giống, ngao thương phẩm;

+ Xác định được các kênh tiêu thụ ngao giống và ngao thương phẩm

- Nội dung mô đun:

+ Bài mở đầu

+ Bài 1 Thu hoạch ngao giống trong ao

+ Bài 2: Thu hoạch ngao cúc ở bãi triều

+ Bài 3: Thu hoạch ngao thương phẩm

+ Bài 4: Bảo quản và vận chuyển ngao

+ Bài 5: Tiêu thụ ngao giống và ngao thương phẩm

+ Kiểm tra kết thú c mô đun

- Phương pháp học tập:

+ Học lý thuyết trên lớp về nội dung các chủ đề trong mô đun

+ Tự nghiên cứu tài liệu ở nhà

+ Thực hành kỹ năng cơ bản: tất cả các bài tập thực hành của các bài được thực hiện tại ao ương nuôi ngao của các cơ sở nuôi, ao nuôi hộ gia đình

hoặc tại bãi triều

- Để được cấp chứng chỉ cuối mô đun, học viên phải:

+ Không vắng mặt quá 20% số buổi học lý thuyết, các buổi thực hành có mặt đầy đủ

Trang 7

+ Hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc mô đun

+ Điểm kiểm tra định kỳ và kết thúc mô đun ≥ 5 điểm

- Nội dung đánh giá:

+ Nêu được được mùa vụ và thời điểm thu hoạch ngao

+ Mô tả thao tác kiểm tra cỡ ngao giống, ngao cúc, ngao thương phẩm thu hoạch

+ Thực hiện được thao tác kỹ thuật thu hoạch ngao giống, ngao cúc, ngao thương phẩm

+ Thực hiện được thao tác bảo quản ngao giống, ngao thương phẩm và

xử lý trong quá trình vận chuyển ngao

+ Xác định được nhu cầu thị trường và hình thức tiêu thụ ngao giống và ngao thương phẩm

Trang 8

Bài mở đầu

Giới thiệu mô đun

Mục tiêu:

- Nhằm cung cấp cách nhìn khái quát về mô đun thu hoạch;

- Hiểu được tầm quan trọng của công tác thu hoạch ngao hiện nay;

- Hiểu được mối quan hệ giữa mô đun thu hoạch với các mô đun/môn học khác trong chương trình nghề ương giống và nuôi ngao;

- Biết được những yêu cầu cơ bản đối với học viên trước và sau khi học xong mô đun thu hoạch

Nội dung:

1 Tầm quan trọng của mô đun:

Thu hoạch là một trong khâu quan trọng trong kỹ thuật ương giống và nuôi ngao hiện nay Nhằm đánh giá hiệu quả và chất lượng của kỹ thuật nuôi cua biển thương phẩm Đồng thời, trong quá trình nuôi thì chúng ta phải xác định một số các chỉ tiêu sau:

Thu hoạch ngao giống trong ao là một khâu quan trọng trong kỹ thuật ương giống và nuôi ngao Nhằm mục đích xác định thời điểm thu hoạch, cỡ ngao giống thu hoạch để nâng cao chất lượng, sản lượng và giá trị ngao giống phục vụ cho quy trình ương nuôi tiếp theo

nuôi ngao Nhằm mục đích xác định thời điểm thu hoạch, cỡ ngao cúc thu hoạch, phương pháp thu thoạch hợp lý để nâng cao chất lượng, sản lượng và giá trị ngao cúc

giống và nuôi ngao Nhằm mục đích xác định kích cỡ thu hoạch, phương pháp thu hoạch và tùy theo nhu cầu thị trường Đồng thời, biết cách thực hiện các thao tác chuẩn bị cho thu hoạch toàn bộ ngao thương phẩm, biết cách phân loại, đóng ngao vào bao và chuyển ngao vào bến đúng kỹ thuật

2 Nội dung của mô đun

- Bài mở đầu

- Thu hoạch ngao giống trong ao

- Thu hoạch ngao cúc ở bãi triều

- Thu hoạch ngao thương phẩm

- Bảo quản và vận chuyển ngao

- Tiêu thụ ngao giống và ngao thương phẩm

Trang 9

3 Mối quan hệ với các mô đun khác

Mô đun thu hoạch có liên quan chặt chẽ với các mô đun khác:

- Chọn nơi ương và nuôi ngao là mô đun cung cấp kiến thức về công tác khảo sát vị trí ương nuôi, kiểm tra chất đất, kiểm tra môi trường cho việc ương

và nuôi ngao thuận lợi, ngao sinh trưởng phát triển tốt, đảm bảo công tác phòng

bệnh cho ngao

- Chuẩn bị nơi ương và nuôi ngao là mô đun cung cấp kiến thức về công tác xây dựng ao ương, chuẩn bị ao ương, chuẩn bị bãi ương, chuẩn bị bãi nuôi ngao tạo môi trường sạch cho ngao sinh trưởng phát triển, thuận lợi cho công tác phòng bệnh

- Lựa chọn giống là mô đun cung cấp kiến thức về cách chọn con giống ngao cám, ngao vạn, ngao cúc có chất lượng tốt, không lẫn tạp

- Thả giống là mô đun cung cấp kiến thức về phương pháp xác định mùa

vụ thả, thời điểm thả và kỹ thuật thả giống nâng cao tỷ lệ sống cho ngao

- Mô đun chăm sóc và quản lý có mối quan hệ chặt chẽ tới công tác phòng trị bệnh cho ngao Trong quá trình nuôi phải đảm bảo môi trường ương nuôi luôn sạch hạn chế mầm bệnh phát triển, quyết định đến việc bệnh bùng phát thành dịch bệnh hay ở dạng tiềm ẩn

Sau vụ nuôi, thu hoạch được ngao có tỷ lệ sống cao, sức khoẻ tốt, chất lượng đảm bảo yêu cầu của người tiêu dùng, đem lại lợi nhuận cao

4 Những yêu cầu đối với học viên

- Học viên cần phải hiểu được một số kiến thức cơ bản về nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay về sản phẩm ngao

- Sau khi học xong học viên phải nắm được mùa vụ thu hoạch hợp lý, xác định điều kiện thu hoạch ngao giống, ngao cúc, ngao thương phẩm nhằm tránh hao hụt, không lẫn tạp Đồng thời, nắm chắc thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng để thu sản phẩm ngao đúng lúc và có giá trị lợi nhuận cao

Trang 10

Bài 1: Thu hoạch ngao giống trong ao

Mục tiêu:

- Kiểm tra được cỡ ngao giống thu hoạch;

- Xác định được mùa vụ và thời điểm thu hoạch;

- Thực hiện được thao tác kỹ thuật thu hoạch ngao giống trong ao

A Nội dung:

1 Kiểm tra cỡ ngao thu hoạch

1.1 Xác định được mùa vụ và thời điểm thu hoạch

Thời gian thu hoạch ngao giống quanh năm tùy theo nhu cầu thị trường và tốc độ phát triển của ngao giống

Có thể thu tỉa hoặc thu toàn bộ trong ao sau đó có kế hoạch khử trùng ao nuôi tiếp vụ khác

* Thao tác xác định mùa vụ thu hoạch dựa vào các điều kiện sau:

+ Việc xác định mùa vụ thu hoạch ngao giống dựa vào đặc điểm sinh học của ngao

+ Dựa vào thời gian thả ương ngao giống và kích cỡ giống thả

+ Dựa vào tốc độ sinh trưởng của của ngao ương nuôi trong ao

+ Dựa vào điều kiện thời tiết hàng năm và tình hình dịch bệnh

+ Xác định nhu cầu thị trường dựa vào điều kiện thời tiết, kích thước ngao giống

+ Dựa vào nhu cầu thị trường về giống ngao để ương nuôi thành ngao cúc, ngao thương phẩm ngoài bãi triều

1.2 Phương pháp cân và đo ngao

Đo tăng trưởng của ngao bằng cách:

+ Kiểm tra cảm quan;

+ Cân trọng lượng (g) 2 tuần 1 lần

+ Đo kích cỡ (mm) 2 tuần 1 lần

Trang 11

Hình 6-1: Thu ngao giống để kiểm tra

Hình 6-2: Ngao giống

Trang 12

Hình 6-3: Kiểm tra kích cỡ ngao giống

Hình 6-4: Cân trọng lượng ngao giống

Trang 13

1.3 Xác định cỡ ngao giống thu hoạch

Tuỳ theo nhu cầu thị trường cỡ thu bình thường từ 2- 3vạn con/kg (không lẫn tạp: don, ốc…)

Nếu ngao giống chưa đạt kích cỡ thu hoạch nhưng trong ao xảy ra dịch bệnh, chất lượng nước giảm thì nên tiến hành thu hoạch hoặc thu hoạch chuyển sang ao khác để tiến hành ương nuôi tiếp

Nhu cầu thị trường về ngao giống tăng cao, giá cả sản phẩm tăng thì cũng

có thể tiến hành thu tỉa những con đã đạt kích cỡ thu hoạch, đồng thời tiến hành ương nuôi tiếp và thu hoạch toàn bộ vào cuối vụ ương nuôi

* Thao tác xác định kích cỡ ngao giống thu hoạch:

- Dựa vào nhu cầu của thị trường;

- Dựa vào tốc độ sinh trưởng của ngao giống;

- Dựa vào điều kiện môi trường ao nuôi;

- Dựa vào dấu hiệu bệnh lý của ngao giống, chất lượng nước của ao ương nuôi

Hình 6-2: Đếm ngao giống

Hình 6-5: Đếm ngao giống

Trang 16

2.3 Chuẩn bị túi cước

Túi cước chắc chắn, không bị rách, thủng

3 Thu ngao giống trong ao

3.1 Cào và nhặt ngao

Sau thời gian ương nuôi 2-3 tháng, khi ngao giống đã đạt kích cỡ và chất lượng và tuỳ theo yêu cầu của thị trường có thể tiến hành thu tỉa hoặc thu toàn

bộ ngao giống ương nuôi trong ao

- Cào và nhặt ngao đúng kỹ thuật: Dùng cào thu các con giống thành đống, thu cuốn chiếu, cho ngao giống vào túi cước (hoặc túi lưới ni lông) Ngao giống cỡ nhỏ có thể dùng xẻng súc vào túi lưới Rửa sạch bùn rồi chuyển lên phương tiện vận chuyển

- Trong quá trình thực hiện cần tránh ngao bị dập vỏ và bị chết; tránh để sót ngao

Hình 6-10 : Dùng xẻng thu hoạch ngao giống

Trang 17

3.2 Rửa ngao

Dùng vòi nuớc phun rửa rổ ngao Lưu ý phun nhẹ tay, tránh ngao bị dập

vỏ và bị chết

Phân loại ngao: cỡ ngao từ 2- 3vạn con/kg Loại bỏ tạp (don, ốc…)

Hình 6-11 : Ngao được cào vào lưới rồi xịt nước để làm sạch

Hình 6-12: Đãi phân loại ngao

Trang 18

3.3 Cho ngao vào túi

Cho ngao vào túi cước (hoặc túi lưới ni lông) Chú ý thao tác nhẹ tay,

tránh ngao bị dập vỏ và bị chết

Hình 6-13: Túi ngao giống

B Câu hỏi và bài tập thực hành

1 Bài tập:

- Bài tập 1: Xác định được hình thức thu hoạch ngao giống phù hợp

- Bài tập 2: Chuẩn bị dụng cụ thu hoạch ngao giống

2 Bài tập thực hành:

- Phương pháp thu ngao giống trong ao

- Thao tác chuẩn bị dụng cụ thu hoạch ngao giống

C Ghi nhớ:

- Mùa vụ thu hoạch ngao giống thuận lợi cho ngao phát triển nhanh, đáp

ứng nhu cầu thị trường

- Kích thước ngao giống thu hoạch

- Phương pháp thu hoạch ngao giống

Trang 19

Bài 2: Thu hoạch ngao cúc ở bãi triều Mục tiêu:

- Kiểm tra được cỡ ngao cúc thu hoạch;

- Xác định được mùa vụ và thời điểm thu hoạch;

- Thực hiện được thao tác kỹ thuật thu hoạch ngao cúc ở bãi triều

A Nội dung:

1 Kiểm tra cỡ ngao thu hoạch

1.1 Xác định được mùa vụ và thời điểm thu hoạch

Thời gian thu hoạch vào tháng 4-5 âm lịch (thời điểm này có các điều kiện

về thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của tảo tạo ra nguồn thức ăn nhiều cho ngao phát triển nhanh) Thu hoạch ngao cúc có thể thu tỉa hoặc thu toàn bộ trong ao sau đó có kế hoạch khử trùng ao nuôi tiếp vụ khác

* Thao tác xác định mùa vụ thu hoạch dựa vào các điều kiện sau:

+ Việc xác định mùa vụ thu hoạch ngao cúc dựa vào đặc điểm sinh học của ngao

+ Dựa vào thời gian thả ương ngao cúc và kích cỡ ngao thả

+ Dựa vào tốc độ sinh trưởng của của ngao

+ Dựa vào điều kiện thời tiết hàng năm và tình hình dịch bệnh

+ Xác định nhu cầu thị trường dựa vào điều kiện thời tiết, kích thước ngao cúc

+ Dựa vào nhu cầu thị trường về giống ngao để ương nuôi thành ngao thương phẩm ngoài bãi triều

1.2 Phương pháp cân và đo ngao

Đo tăng trưởng của ngao bằng cách cân trọng lượng (g) và đo kích cỡ (mm) 2 tuần 1 lần Phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên với số lượng ngao lấy/lần

là 30 con

Cũng có thể thu mẫu bằng cách lấy ngao ở 12 điểm thu trên bãi như sau: 4 điểm thu ở 4 góc bãi nuôi, 4 điểm thu ở cạnh giữa bãi nuôi, 4 điểm thu ở vị trí bất kỳ

Trọng lượng và kích cỡ ngao nuôi tại thời điểm thu là trung bình của tổng

số trọng lượng (hoặc kích cỡ) ngao thu/ số ngao thu kiểm tra

Trang 20

Hình 6-14: Bãi triều ương nuôi ngao cúc

Hình 6-15 : Đo tăng trưởng ngao cúc

Trang 21

1.3 Xác định cỡ ngao cúc thu hoạch

Tuỳ theo nhu cầu thị trường cỡ thu bình thường 6-8 cm có khi dài tới 12cm, cỡ ngao từ 500- 1000con/kg (không lẫn tạp: don, ốc…) Tỷ lệ sống từ con giống đến lúc thu 40-60%

Nếu ngao cúc chưa đạt kích cỡ thu hoạch nhưng trong ao xảy ra dịch bệnh, chất lượng nước giảm thì nên tiến hành thu hoạch hoặc thu hoạch chuyển sang

ao khác để tiến hành ương nuôi tiếp

Nhu cầu thị trường về giống ngao tăng cao, giá cả sản phẩm tăng thì cũng

có thể tiến hành thu tỉa những con đã đạt kích cỡ thu hoạch, đồng thời tiến hành ương nuôi tiếp và thu hoạch toàn bộ vào cuối vụ ương nuôi

* Thao tác xác định kích cỡ ngao cúc thu hoạch:

- Dựa vào nhu cầu của thị trường;

- Dựa vào tốc độ sinh trưởng của ngao ở bãi triều;

- Dựa vào điều kiện môi trường bãi nuôi;

- Dựa vào dấu hiệu bệnh lý của ngao cúc, chất lượng nước của ao ương nuôi

2.3 Chuẩn bị túi cước

Túi cước chắc chắn, không bị rách, thủng

3 Thu ngao cúc ở bãi triều

- Trong quá trình thực hiện cần tránh ngao bị dập vỏ và bị chết; tránh để sót ngao

Trang 22

Hình 6-16: Thu ngao cúc ở bãi triều

3.2 Rửa ngao

Tiến hành túm 2 đầu mép lưới lại, khoảng 4 - 6 người giữ chặt mép lưới dùng 2 - 3 chiếc vòi bơm xối nước lọc cát để giữ lại ngao giống Lưu ý phun nhẹ tay, tránh ngao bị dập vỏ và bị chết

Phân loại ngao: cỡ ngao cúc thu hoạch 500- 1000con/kg Loại bỏ tạp (don, ốc…)

Hình 6-17: Rửa ngao và phân loại ngao cúc

Trang 23

3.3 Cho ngao vào túi

Cho ngao vào túi cước (hoặc túi lưới ni lông) Chú ý thao tác nhẹ tay,

tránh ngao bị dập vỏ và bị chết

B Câu hỏi và bài tập thực hành

1 Bài tập:

- Bài tập 1: Xác định được hình thức thu hoạch ngao cúc phù hợp

- Bài tập 2: Chuẩn bị dụng cụ thu hoạch ngao cúc

- Bài tập 3: Phân loại được cỡ ngao cúc thu hoạch

2 Bài tập thực hành:

- Phương pháp thu ngao cúc ở bãi triều

- Thao tác chuẩn bị dụng cụ thu hoạch ngao cúc

C Ghi nhớ:

- Mùa vụ thu hoạch ngao cúc thuận lợi cho ngao phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu thị trường

- Kích thước ngao cúc thu hoạch

- Phương pháp thu hoạch ngao cúc

Trang 24

Bài 3: Thu hoạch ngao thương phẩm Mục tiêu:

- Kiểm tra được cỡ ngao thương phẩm thu hoạch;

- Xác định được mùa vụ và thời điểm thu hoạch;

- Thực hiện được thao tác kỹ thuật thu hoạch ngao thương phẩm

A Nội dung:

1 Kiểm tra cỡ ngao thu hoạch

1.1 Xác định được mùa vụ và thời điểm thu hoạch

Khoảng sau 15 tháng nuôi trở lên có thể tiến hành thu hoạch

Mùa vụ thu hoạch ngao ngoài việc chú ý đến chất lượng sản phẩm cũng cần phải quan tâm đến thời gian bảo quản

Thu hoạch ngao vào mùa xuân và mùa thu dễ bảo quản hơn mùa hè khi nhiệt độ cao

Hàm lượng chất dinh dưỡng trong thịt ngao cao vào mùa sinh sản, khi tuyến sinh dục phát triển giai đoạn thành thục

Như vậy, mùa vụ thu hoạch ngao thích hợp nhất vào cuối mùa xuân hoặc

đầu mùa thu, đây là thời điểm trùng hợp với mùa vụ sinh sản sản của ngao

* Thao tác xác định mùa vụ thu hoạch dựa vào các điều kiện sau:

+ Việc xác định mùa vụ thu hoạch ngao thương phẩm dựa vào đặc điểm sinh học của ngao

+ Dựa vào thời gian thả nuôi ngao và kích cỡ giống thả

+ Dựa vào tốc độ sinh trưởng của của ngao ngoài bãi triều

+ Dựa vào điều kiện thời tiết hàng năm và tình hình dịch bệnh

+ Xác định nhu cầu thị trường dựa vào điều kiện thời tiết, kích thước ngao thương phẩm

+ Dựa vào nhu cầu thị trường về ngao thương phẩm

1.2 Phương pháp cân và đo ngao

Đo tăng trưởng của ngao bằng cách cân trọng lượng (g) và đo kích cỡ (mm) 2 tuần 1 lần

Phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên với số lượng ngao lấy/lần là 30 con Cũng có thể thu mẫu bằng cách lấy ngao ở 12 điểm thu trên bãi như sau: 4 điểm thu ở 4 góc bãi nuôi, 4 điểm thu ở cạnh giữa bãi nuôi, 4 điểm thu ở vị trí bất kỳ Trọng lượng và kích cỡ ngao nuôi tại thời điểm thu là trung bình của tổng

số trọng lượng (hoặc kích cỡ) ngao thu/ số ngao thu kiểm tra

Trang 25

Hình 6-18: Đo và ghi chép sự tăng trưởng của ngao trong quá trình nuôi

Hình 6-19: Kiểm tra trọng lượng của ngao

Trang 26

1.3 Phương pháp kiểm tra độ béo, tuyến sinh dục của ngao

Độ béo, tuyến sinh dục của ngao quyết định chất lượng của ngao thương phẩm Vào tháng 4-6 thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của tảo tạo ra nguồn thức ăn nhiều cho ngao phát triển nhanh, ngao có độ béo cao Ngược lại vào tháng 10-12, thời tiết lạnh, tảo kém phát triển, ngao chậm phát triển, độ béo giảm

Về tuyến sinh dục của ngao, nhìn bề ngoài rất khó phân biệt, chỉ phân biệt được qua mùa sinh sản

Khi chưa thành thục, cả ngao đực và ngao cái cơ thể đều dẹp và có màu trắng, có thể nhìn thấy cơ quan tiêu hóa (tuyến gan tụy và ruột)

Khi tuyến sinh dục phát triển, cơ thể ngao bắt đầu phồng lên, nhìn từ gốc chân trở lên phần lưng thấy xuất hiện những hạt lấm chấm bên trong, đó là các túi chứa trứng và tinh, lúc này tuyến sinh dục của con đực và con cái khác nhau Ngao đực có tuyến sinh dục màu trắng đục và ở ngao cái có tuyến sinh dục màu vàng hoặc vàng nhạt

Khi quan sát được tuyến sinh dục ngao chứng tỏ ngao đã thành thục và đạt chất lượng thương phẩm

Hình 6-20: Ngao béo, tuyến sinh dục đầy

Trang 27

1.4 Xác định cỡ ngao thương phẩm thu hoạch

Từ ngao có cỡ 320 con/kg ngao nuôi trong vòng 12-14 tháng đã đạt được ngao thương phẩm với kích cỡ ngao trung bình là 50-70con/kg, ngao béo, tuyến sinh dục đầy

Nếu ngao thương phẩm chưa đạt kích cỡ thu hoạch nhưng vùng nuôi xảy

ra dịch bệnh, chất lượng nước giảm thì nên tiến hành thu hoạch

Nhu cầu thị trường về ngao thương phẩm tăng cao, giá cả sản phẩm tăng, kiểm tra ngao thấy ngao đã đạt kích cỡ thu hoạch thì cũng có thể tiến hành thu hoạch ngay

* Thao tác xác định kích cỡ ngao thương phẩm thu hoạch:

- Dựa vào nhu cầu của thị trường;

- Dựa vào tốc độ sinh trưởng của ngao;

- Dựa vào điều kiện môi trường nuôi;

- Dựa vào dấu hiệu bệnh lý của ngao, chất lượng nước của ao ương nuôi

Hình 6-21: Ngao thương phẩm thu hoạch

Trang 28

2 Chuẩn bị dụng cụ

2.1 Chuẩn bị cào sắt

Cào sắt 5 răng sắt phi 6 (dày các răng 4cm, cao 10cm)

Hình 6-22: Dùng cào sắt thu thoạch ngao

2.2 Chuẩn bị rổ

Rổ chắc chắn, không để lọt ngao Cỡ mắt rổ phù hợp với cỡ ngao từ 70con/kg

50-Hình 6-23: Rổ đựng ngao thương phẩm

Ngày đăng: 26/06/2015, 14:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w