giáo trình chọn nơi ương và nuôi ngao

50 204 0
giáo trình chọn nơi ương và nuôi ngao

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHỌN NƠI ƢƠNG VÀ NUÔI NGAO MÃ SỐ: MĐ01 NGHỀ: ƢƠNG GIỐNG VÀ NUÔI NGAO Trình độ: Sơ cấp nghề 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01 1 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, nghề nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nghề ương giống và nuôi ngao ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể và đóng góp không nhỏ trong xóa đói giảm nghèo của ngư dân ven biển . Chương trình khung nghề ương giống và nuôi ngao đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề. Phần nghề ương và nuôi ngao được kết cấu theo các môđun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình nghề ương và nuôi ngao theo các môđun đào tạo nghề là cấp thiết. Mô đun 01: Chọn nơi ương và nuôi ngao là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Giáo trình được biên soạn theo Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. - Giáo trình MĐ 01 là tài liệu hướng dẫn giáo viên tổ chức việc dạy học từng bài trong chương trình dạy nghề ương giống và nuôi ngao trình độ sơ cấp. Các thông tin trong giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức các bài dạy một cách hợp lý. Giáo viên vẫn có thể thay đổi hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế khi tiến hành thực hiện các bài dạy. Nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 58 giờ và bao gồm 04 bài.: Nhóm biên soạn xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên nhiệt tình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Trường Cao đẳng Thủy sản, chi Cục Thủy sản Thái Bình và trong quá trình biên soạn chương trình nghề ương giống và nuôi ngao. Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Hà nội, Ngày …. tháng …. năm 2011 Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: TS. Thái Thanh Bình 2. ThS. Nguyễn Văn Quyền 3. KS. Đinh Quang Thuấn 4. KS. Đỗ Trung Kiên 2 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 1 MỤC LỤC 2 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHƢ ̃ VIÊ ́ T TĂ ́ T 3 MÔ ĐUN: CHỌN NƠI ƢƠNG VÀ NUÔI NGAO 4 Bài mở đầu 5 1. Vị trí, tính chất, nhiệm vụ của mô đun 5 2. Tầm quan trọng của bước kỹ thuật chọn nơi ương và nuôi ngao 5 3. Giới thiệu nội dung chương trình mô đun. 5 Bài 1: Giới thiệu một số đặc điểm sinh học 6 1. Đặc điểm phân bố 6 2. Đặc điểm môi trường sống 7 3. Thức ăn của ngao 7 4. Sinh trưởng 7 Bài 2: Lựa chọn vị trí địa hình, điều kiện giao thông, thị trƣờng nơi ƣơng giống và nuôi ngao 9 1. Lựa chọn vi trí địa hình, điều kiện giao thông 9 1.1. Lựa chọn vị trí địa hình 9 1.2. Khảo sát điều kiện giao thông 12 2. Tìm hiểu thị trường nơi ương và nuôi ngao 12 Bài 3. Lựa chọn nguồn nƣớc ƣơng giống và nuôi ngao 13 1. Tiêu chí 13 2. Đo pH 13 2.1. Đo pH bằng giấy quỳ 13 2.2. Đo bằng test kit 16 2.3. Đo bằng máy đo cầm tay (máy đo điện cực) 18 3. Đo oxy hòa tan 20 3.1. Đo bằng test kit 20 3.2 Đo oxy bằng máy 23 4. Đo độ kiềm 24 5. Đo hàm lượng NH 3 26 6. Đo độ mặn 27 6.1. Đo bằng tỷ trọng kế 27 6.2. Đo bằng khúc xạ kế 29 7. Đo nhiệt độ nước 32 8. Đo độ trong 33 Bài 4. Lựa chọn chất đất nơi ƣơng và nuôi ngao 35 1. Chọn chất đất xây dựng ao ương ngao giống 35 1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn chất đất xây dựng ao ương ngao 35 1.2 Phương pháp xác định chất đất 35 1.3. Xác định loại đất 39 1.4. Đánh giá kết quả 40 2. Xác định chất đất ở bãi ương giống và nuôi ngao thương phẩm 40 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 41 3 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHƢ ̃ VIÊ ́ T TĂ ́ T M: Mét Cm: Centimet 4 MÔ ĐUN: CHỌN NƠI ƢƠNG VÀ NUÔI NGAO Mã mô đun: MĐ01 Mục tiêu: Sau khi học xong mô đun này, học viên cần đạt được: - Trình bày được kỹ thuật chọn ao, bãi ương giống và bãi nuôi ngao thương phẩm - Chọn được ao, bãi ương giống và bãi nuôi ngao thương phẩm - Rèn luyện được tính cẩn thận và tỷ mỉ trong chọn nơi ương giống và nuôi ngao. Tuân thủ qui hoạch vùng ương và nuôi ngao của địa phương. Phƣơng pháp đánh giá: + Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ thành thạo thao tác. + Kết thúc mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững kiến thức và khả năng thực hiện. - Để được cấp chứng chỉ cuối mô đun, học viên phải: + Không vắng mặt quá 20% số buổi học lý thuyết, các buổi thực hành có mặt đầy đủ + Hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc mô đun. + Điểm kiểm tra định kỳ và kết thúc mô đun ≥ 5 điểm Nội dung đánh giá: - Phương pháp đo các yêu tố môi trường ao nuôi - Thực hiện được thao tác đo các yếu tố môi trường và đọc kết quả đo. 5 Bài mở đầu Mục tiêu: - Trình bày được phương pháp học tập của mô đun, phương pháp đánh giá kết quả học tập của mô đun, nội dung học tập của mô đun. - Thực hiện được và hoàn thành mô đun chọn nơi ương và nuôi ngao - Tuân thủ quá trình học tập trên lớp, các thao tác thực hành rèn kỹ năng tay nghề. Nội dung: 1. Vị trí, tính chất, nhiệm vụ của mô đun - Vị trí: Mô đun Thả giống là mô đun chuyên môn và là mô đun đầu tiên trong chương trình đào tạo sơ cấp nghề của nghề ương và nuôi ngao; - Tính chất: Mô đun Chọn nơi ương và nuôi ngao là chuyên môn nghề được giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Điều kiện thực hiện mô đun được tiến hành tại các ao, bãi triều ương ngao vùng ven biển. Trường hợp thực hiện ngoài bãi triều người học cần phải có áo phao, nắm bắt được thủy triều. - Nhiệm vụ: Người học cần nắm vững kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng chọn nơi ương và nuôi ngao. Phương pháp tiến hành xác định chất lượng nước, xác định chất đất 2. Tầm quan trọng của bƣớc kỹ thuật chọn nơi ƣơng và nuôi ngao Chọn địa điểm ương và nuôi ngao là khâu kỹ thuật quan trọng nhằm lựa chọn được nơi ương và nuôi ngao thích hợp, môi trường đủ tiêu chuẩn nhằm nâng cao được tỉ lệ sống, năng suất ngao giống và ngao thương phẩm. 3. Giới thiệu nội dung chƣơng trình mô đun Nội dung mô đun gồm 04 bài: Bài mở đầu. Bài 1: Giới thiệu một số đặc điểm sinh học của ngao Bài 2. Lựa chọn vị trí địa hình, điều kiện kinh tế, xã hội Bài 3. Lựa chọn nguồn nước ương giống và nuôi ngao Bài 4. Chọn chất đất nơi ương giống và nuôi ngao 6 Bài 1: Giới thiệu một số đặc điểm sinh học Mục tiêu: - Mô tả được một số đặc điểm sinh học của ngao như đặc điểm phân bố, môi trường sống, thức ăn và sinh trưởng A. Nội dung: 1. Đặc điểm phân bố - Tại Việt Nam phổ biến chủ yếu hai loài: Ngao dầu (Meretrix meretrix) tên thường gọi là vạng (tại Nam Đi ̣ nh ) và Nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) tên thường gọi là nghêu tại các tỉnh Nam bộ như Bến Tre, Cà Mau, Trà Vinh, Sóc Trăng và Bạc Liêu. - Ở nước ta loài ngao được nuôi phổ biến là ngao Bến Tre. Hình 1-1: Ngao Bến Tre Hình 1-2: Ngao dầu 7 - Ngao phân bố hầu hết các tỉnh ven biển phía nam từ Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh cho tới Cà Mau. Ngao tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Tình Giang, Bến Tre và Trà Vinh. - Từ năm 1998 các nông dân thuộc tỉnh Nam Định đã chuyển ngao Bến Tre ra miền Bắc nuôi ở những vùng bãi triều và đã thu được kết quả tốt. - Hiện nay chúng ta có thể bắt gặp ngao Bến Tre được nuôi ở các bãi triều ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. 2. Đặc điểm môi trƣờng sống - Ngao là loài rộng nhiệt, có thể sống được ở nhiệt độ từ 5-40 0 C. Nhiệt độ thích hợp từ 13 - 35 o C. Trong đó ngao dầu thích hợp nhất với nhiệt độ từ 26- 28 o C, nghêu Bến Tre sống tốt trong điều kiện nhiệt độ 28 - 30 o C. - Độ sâu trung bình từ 0,8- 1m nước, tốc độ dòng chảy là 0,1 - 0,25m/s, hàm lượng ôxy hòa tan trong khoảng 4 - 6mg/l, - pH từ 6 – 7 - Độ mặn 15-25‰ tốt nhất là 20‰. - Ngao có thể sống được trong vùng trung, hạ triều đến nơi có độ sâu 2 - 3m nước; đây là khu vực có sóng gió nhỏ; nước triều lên xuống và có nguồn nước ngọt ổn định chảy vào. Ở đây có nhiều tảo phát triển là thức ăn chính của ngao. - Đáy là cát và bùn trong đó cát chiếm 70 - 90% và thời gian phơi bãi không quá 4 - 8 giờ mỗi ngày. Nếu thời gian phơi bãi quá dài thì ngao sẽ chết. 3. Thức ăn của ngao - Cũng như các loài động vật thân mềm hai vỏ khác, ngao là loài ăn lọc, chúng bắt mồi theo hình thức thụ động. - Khi triều dâng ngao thò vòi vào nước để lọc mồi ăn, bắt các mảnh vụn hữu cơ, vi sinh vật và các loài thực vật phù du có kích cỡ thích hợp. - Trong thức ăn của ngao lượng mùn bã hữu cơ chiếm khoảng 75 - 90%, sinh vật phù du 10 - 25%. 4. Sinh trƣởng - Tốc độ tăng trưởng của ngao phụ thuộc vào lươ ̣ ng thư ́ c ăn phân bố nhiều hay ít. - Ngao phân bố ở vùng cửa sông nơi phong phú về thành phần thực vật phù du và các mùn bã hữu cơ, ngao sống vùng triều thấp lớn nhanh hơn vùng triều cao. 8 - Ngao dầu 1 tuổi có khối lượng từ 5 - 7g, 2 tuổi có khối lượng khoảng 12g. Thời gian lớn nhanh nhất của ngao thường từ tháng 4 đến tháng 9 khi điều kiện nhiệt độ thích hợp. Hai năm đầu ngao lớn nhanh sau đó chậm dần. Kích thước ngao trưởng thành: ngao dầu có chiều cao vỏ trung bình là 6 - 8cm và nghêu Bến Tre có kích thước nhỏ hơn với chiều cao vỏ trung bình 4 - 6cm. B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên Câu hỏi: Trình bày tiêu chuẩn các yếu tố môi trường nơi ngao sinh sống? C. Ghi nhớ: - Môi trường sống thích hợp ngao: nhiệt độ từ 26-28 0 C, độ mặn từ 15-25‰, dòng chảy 0,1-0,25m/s. [...]... gần nơi ương giống và nuôi ngao - Tiến hành: Khảo sát thực tế 2 Tìm hiểu thị trƣờng nơi ƣơng và nuôi ngao - Tiêu chí: + Tìm hiểu được Nơi ương và nuôi ngao phải gần nơi tiêu thụ + Là vùng đã hình thành thị trường tiêu thụ ngao Các bƣớc tiến hành: + Bước 1: thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, ti vi, internet + Bước 2: Khảo sát thực tế + Bước 3 Chọn nơi ương và nuôi ngao. .. Lựa chọn vị trí địa hình, điều kiện giao thông, thị trƣờng nơi ƣơng giống và nuôi ngao Mục tiêu: - Hiểu được địa hình nơi ương và nuôi ngao - Tìm hiểu được thông tin điều kiện giao thông, thị trường vùng ương - Chọn được địa điểm ương giống và nuôi ngao - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác A Nội dung: 1 Lựa chọn vi trí địa hình, điều kiện giao thông 1.1 Lựa chọn vị trí địa hình 1.1.1 Lựa chọn nơi ương. .. ương và nuôi ngao 13 Bài 3 Lựa chọn nguồn nƣớc ƣơng giống và nuôi ngao Mục tiêu: - Trình bày được phương pháp kiểm tra chất lượng nước trao ao, bãi ương giống và bãi nuôi ngao thương phẩm - Xác định được các yếu tố môi trường chính như độ mặn, nhiệt độ, pH, NH3, NO2 trong nuôi trường ương và nuôi ngao - Rèn luyện tính chính xác, cẩn thận A Nội dung 1 Tiêu chí Nguồn nước cấp vào ao cần đảm bảo yêu cầu sau:... hộ lao động + Bước 2: Thu thập bản đồ địa hình vùng nuôi Có thể mua bản đồ địa hình ở địa chính xã và huyện nơi dự định đặt địa điểm ương ngao + Bước 3: Tìm hiểu chế độ thủy chiều + Bước 4: Khảo sát thực tế 11 Hình 2-3: Bãi ương ngao giống 1.1.3 Lựa chọn vị trí địa hình nơi nuôi ngao thương phẩm - Tiêu chí để lựa chọn: + Bãi nuôi thuộc vùng trung và hạ triều + Độ sâu mực nước từ 2-3m + Thời gian phơi... 1.1.1 Lựa chọn nơi ương ngao giống trong ao -Vị trí địa hình nơi ương ngao giống ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động Vì vậy nơi lựa chọn để ương giống ngao trong ao phải đạt các được một số tiêu chí sau: + Vùng đất phải bằng phẳng và cao trình vị trí trại không nên cao quá 3 – 4 m so với mực nước triều cực đại Nếu cao trình vùng nuôi quá lớn sẽ gây khó... Thu thập bản đồ địa hình vùng nuôi Có thể mua bản đồ địa hình ở địa chính xã và huyện nơi dự định đặt địa điểm nuôi ngao thương phẩm + Bước 3: Tìm hiểu chế độ thủy chiều Căn cứ vào lịch thủy chiều tiến hành đo mực nước bãi dự định nuôi ngao ở các thời điểm thủy triều cao nhất, trung bình và tính thời gian phơi bãi + Bước 4: Khảo sát thực tế 12 Hình 2-3: Bãi nuôi ngao thương phẩm 1.2 Khảo sát điều kiện... xanh và trắng Cách đo độ mặn như sau: 1 Cho 1-2 giọt nước mẫu vào giữa gương nhận mẫu nước Hình 3-46: Cho mẫu nước vào gương nhận mẫu 33 2 Đậy nắp nhựa sát vào gương nhận mẫu sao cho giọt nước phân tán đều và không tạo thành bọt khí Hình 3-47: Đậy nắp nhựa 3 Hướng khúc xạ kế về phía ánh sáng (mặt trời hoặc đèn) 4 Đưa phần sau khúc xạ kế vào sát mắt và nhìn vào mắt đọc kết quả Hình 3-48: Nhìn vào mắt... địa hình vùng nuôi Có thể mua bản đồ địa hình ở địa chính xã và huyện nơi dự định đặt địa điểm ương ngao + Bước 3: Tìm hiểu chế độ thủy chiều + Bước 4: Khảo sát thực tế 1.1.2 Lựa chọn vị trí địa hình ương ngao giống ở bãi triều - Tiêu chí để lựa chọn: + Vùng bãi triều + Gần cửa sông lớn nhưng nước ngọc không đổ trực tiếp vào bãi ương + Thời gian phơi bãi từ 5-8 giờ - Cách tiến hành + Bước 1: Chuẩn... công trình sản xuất trong tương lai + Khu ương ngao phải nằm trong vùng qui hoạch thủy sản của chính quyền nơi sở tại Hình 2-1: Vùng ao ương ngao 10 -Các bước tiến hành: + Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ khảo sát địa hình Dụng cụ khảo sát địa hình gồm có la bàn, thước đo, bản đồ địa hình, lịch thủy triều, bảo hộ lao động + Bước 2: Thu thập bản đồ địa hình vùng nuôi Có thể mua bản đồ địa hình ở địa chính xã và. .. và trắng của màn hình Đây chính là độ mặn của mẫu nước 6 Rửa gương nhận mẫu nước và nắp nhựa bằng vài giọt nước cất 7 Dùng giấy mềm, mịn chùi khô gương nhận mẫu nước và nắp nhựa Bảo quản nơi khô ráo Hình 3-49: Đọc kết quả 34 Hiệu chỉnh khúc xạ kế Sau nhiều lần sử dụng, khúc xạ kế có thể cho kết quả không chính xác Chỉnh lại như sau: 1 Cho 1-2 giọt nước cất hoặc nước đã biết trước độ mặn vào giữa gương . phẩm - Chọn được ao, bãi ương giống và bãi nuôi ngao thương phẩm - Rèn luyện được tính cẩn thận và tỷ mỉ trong chọn nơi ương giống và nuôi ngao. Tuân thủ qui hoạch vùng ương và nuôi ngao của. thể đi đến gần nơi ương giống và nuôi ngao - Tiến hành: Khảo sát thực tế 2. Tìm hiểu thị trƣờng nơi ƣơng và nuôi ngao - Tiêu chí: + Tìm hiểu được Nơi ương và nuôi ngao phải gần nơi tiêu thụ. nơi ƣơng giống và nuôi ngao Mục tiêu: - Hiểu được địa hình nơi ương và nuôi ngao - Tìm hiểu được thông tin điều kiện giao thông, thị trường vùng ương - Chọn được địa điểm ương giống và nuôi

Ngày đăng: 26/06/2015, 14:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI GIỚI THIỆU

  • MỤC LỤC

  • CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT

  • MÔ ĐUN: CHỌN NƠI ƯƠNG VÀ NUÔI NGAO

  • Bài mở đầu

    • 1. Vị trí, tính chất, nhiệm vụ của mô đun

    • 2. Tầm quan trọng của bước kỹ thuật chọn nơi ương và nuôi ngao

    • 3. Giới thiệu nội dung chương trình mô đun

    • Bài 1: Giới thiệu một số đặc điểm sinh học

      • 1. Đặc điểm phân bố

      • 2. Đặc điểm môi trường sống

      • 3. Thức ăn của ngao

      • 4. Sinh trưởng

      • Bài 2: Lựa chọn vị trí địa hình, điều kiện giao thông, thị trường nơi ương giống và nuôi ngao

        • 1. Lựa chọn vi trí địa hình, điều kiện giao thông

          • 1.1. Lựa chọn vị trí địa hình

          • 1.2. Khảo sát điều kiện giao thông

          • 2. Tìm hiểu thị trường nơi ương và nuôi ngao

          • Bài 3. Lựa chọn nguồn nước ương giống và nuôi ngao

            • 1. Tiêu chí

            • 2. Đo pH

              • 2.1. Đo pH bằng giấy quỳ

              • 2.2. Đo bằng test kit

              • 2.3. Đo bằng máy đo cầm tay (máy đo điện cực)

              • 3. Đo oxy hòa tan

                • 3.1. Đo bằng test kit

                • 3.2 Đo oxy bằng máy

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan