Đo độ trong

Một phần của tài liệu giáo trình chọn nơi ương và nuôi ngao (Trang 38)

Đo độ trong của nước bằng đĩa Secchi, đơn vị tính là cm. Đĩa Secchi là tấm kim loại tròn,

đường kính 20 - 25cm

Mặt trên được chia đều 4 phần và sơn 2 màu đen - trắng xen kẻ nhau

Đĩa được nối với một sợi dây nhựa hoặc thanh gỗ được chia vạch 5 hoặc 10cm

Hình 3-56: Đĩa Secchi Cách đo độ trong của nước

1. Thả dây hoặc thanh gỗ để đĩa Secchi xuống nước từ từ

Mắt quan sát đĩa theo chiều thẳng đứng

2. Ngừng thả đĩa khi không còn phân biệt được 2 màu đen trắng nữa.

3. Kéo đĩa lên và quan sát đoạn dây (thanh gỗ)

Độ trong của nước là chiều dài của đoạn dây (thanh gỗ) bị ướt.

Hình 3-58: Không phân biệt được màu của đĩa

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

Bài thực hành 1. Đo hàm lượng ôxy hòa tan

Bài thực hành 2. Đo hàm lượng NH3 trong nước biển

C. Ghi nhớ

Nguồn nước thích hợp có + pH = 7-8

+ Hàm lượng oxy hòa tan: 5-6mg/l + Độ kiềm: 80-120mg CaCO3/l + NH3 ≤ 0,1mg/l

+ Độ mặn: ao ương ngao giống từ 2-33‰, bãi nuôi ngao từ 15-25‰ là tốt nhất.

+ Nhiệt độ: 25-310C + Độ trong > 10cm

Bài 4. Lựa chọn chất đất nơi ƣơng và nuôi ngao Mục tiêu

- Nêu được phương pháp chọn chất đất

- Chọn được chất đất đúng tiêu chuẩn để xây dựng nơi ương và nuôi ngao

1. Chọn chất đất xây dựng ao ƣơng ngao giống

Đất thịt, thịt pha cát thì dễ xây dựng công trình, công trình ổn định lâu dài do có độ kết dính tốt.

Đất cát, đất than bùn, chứa mùn bã hữu cơ làm ao dễ sạt lở, không giữ được nước, công trình dễ bị hư hỏng.

Đất chua phèn làm pH nước ao giảm thấp, gây ngộ độc cho cá nuôi. Đất đào ao nên là đất chua trung bình (pH > 5) trở lên.

Loại đất pH

Chua ít 5,5-6,0 Chua trung bình 5,0-5,5 Chua nhiều 4,5-5,0 Chua rất mạnh < 4,5

Để xác định loại đất của khu vực nuôi, cần lấy mẫu và nhận diện đất

1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn chất đất xây dựng ao ương ngao

Chất đất nơi xây dựng ao ương ngao là đất cát có tỷ lệ cát chiếm trên 70%. Ít bị chua phèn.

1.2 Phương pháp xác định chất đất

Lấy phẫu diện đất

Phẫu diện đất sâu hơn đáy 0,5m (3- 4m) ở ít nhất 5 điểm trong khu vực định xây dựng ao.

Nếu đất đồng nhất từ trên xuống thì cần lấy 1 mẫu.

Nếu đất phân tầng thì phải lấy mẫu ở các tầng.

Hình 4-1: Hố khảo sát phẫu diện đất Phẫu diện đất

Nhận diện đất

- Đất thịt, thịt pha cát

Nắm một nắm đất thật chặt trong tay.

Nếu đất dẻo, giữ nguyên, không bị vỡ sau khi thả tay ra là đất có độ kết dính tốt, thích hợp để giữ nước.

- Đất chua phèn

Nhận diện đất chua phèn bằng cách đo pH đất, quan sát trạng thái đất, nước hay thực vật trong khu vực

Đo pH đất

Đo trực tiếp bằng thiết bị đo pH đất

Hình 4-2: Thiết bị đo pH của đất Hình 4-3: Thiết bị đo pH và độ ẩm của đất Cách đo:

Bước 1: Cắm đầu đo xuống đất sao cho 2 (hoặc 3) vòng kim loại của đầu đo ngập trong đất.

Hình 4-4: Cắm thiết bị đo pH xuống đất Đầu đo là 3 vòng kim

loại Đầu đo là 2 vòng kim loại

Bước 2: Đọc kết quả

Đọc chỉ số pH theo kim chỉ trên màn hình (thang đo pH tương ứng từ 3 - 8)

Nếu pH đất > 5 thì có thể chọn xây dựng ao nuôi

Hình 4-5: Kim chỉ ở mức pH=7

Không xây dựng ao nuôi ở đất có pH < 4

Hình 4-6: Kim chỉ ở mức pH=4

Lưu ý:

- Đất đo pH cần ẩm, mềm

- Nên đo pH ở nhiều nơi, ở các tầng khác nhau của khu đất cần khảo sát.

- Lau sạch các vòng kim loại sau khi đo. Nếu có vết gỉ ố, làm sạch bằng giấy nhám.

Đo gián tiếp bằng test pH

pH đất có thể được đo gián tiếp qua đo pH của dung dịch đất bằng hộp test pH.

Cách đo này được thực hiện khi không có thiết bị đo pH đất hoặc khi đất định đo pH quá khô.

Phơi khô mẫu đất trong bóng râm nếu đất quá ẩm. Đập vụn mẫu đất trước khi cho nước cất vào. Hòa 1kg mẫu đất khô vào 1 lít nước cất (tỷ lệ 1:1). Khuấy kỹ để đất tơi rã trong nước.

Lấy dịch đất (phần nước trong) đem đo pH bằng hộp test pH (được hướng dẫn ở phần 2. Chọn nguồn nước)

Quan sát trạng thái đất và nước

Phân biệt đất chứa phèn sắt (phèn nóng) hay đất chứa phèn nhôm (phèn lạnh) bằng cách quan sát trạng thái đất và nước trong khu vực

Đất phèn sắt:

Đất khu vực này thường có vệt hoặc đốm màu vàng, bề mặt nước có váng màu vàng đỏ

Hình 4-7: Đất chứa phèn nóng (phèn sắt) Đất phèn nhôm:

Lớp đất mặt có đóng váng màu trắng nhiều, nước thường rất trong. Cỏ cây thường có vệt màu vàng ở nơi tiếp giáp với nước.

Hình 4-8: Đất chứa phèn lạnh (phèn nhôm)

1.3. Xác định loại đất

- Chỉ tiêu các loại đất:

+ Đất cát:là loại đất trong đó cát chiếm hơn 70% trọng lượng. Đất cát dễ thấm nước, giữ nước kém. Đất cát chịu tác động nhiệt mạnh, dễ nóng, dễ lạnh. Đất cát nghèo chất dinh dưỡng và các chất keo kết, dễ bị xói mòn.

- Tiến hành xác định loại đất bằng phương pháp sa lắng:

+ Chuẩn bị thiết bị: bình đựng thủy tinh trong suốt, nước sạch, que tre, thước đo, kính núp

+ Tiến hành: gồm các bước sau

Bước 1. Cho đất vào bình đựng với lượng đất chiếm 1/3 thể tích bình đựng.

Bước 2. Cho nước sạch vào bình với lượng chiếm khoảng 2/3- 3/4 bình đựng.

Bước 3. Dùng que tre khoáng đều để đất được hòa tan trong bình. Bước 4. Để đất sa lắng hoàn toàn trong bình.

Bước 5. Quan sát, kiểm tra thành phần cát, đất trong bình để xác định loại mẫu đất (đất cát, đất sét hoặc đất thịt)

1.4. Đánh giá kết quả

- Đánh giá việc thu mẫu đất.

- Đánh giá việc xác định loại đất bằng phương pháp sa lắng. - Đánh giá việc xác định loại đất.

- Xác định loại đất phù hợp cho ương và nuôi ngao là đất cát

2. Xác định chất đất ở bãi ƣơng giống và nuôi ngao thƣơng phẩm

- Tương tự như xác định chất đất xây dựng ao ương ngao giống.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

Bài tập thực hành 1: Xác định chất đất ao ương ngao giống Bài tập thực hành 2: Xác định chất đất bãi ương ngao giống

Bài tập thực hành 3: xác định chất đất bãi nuôi ngao thương phẩm

C. Ghi nhớ

- Nơi ương ngao giống phải có chất đất là cát hoặc cát bùn trong đó cát chiếm trên 70%

HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun :

- Vị trí: Mô đun Chọn nơi ương giống và nuôi ngao là mô đun chuyên môn trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề của nghề ương giống và nuôi ngao; có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của học viên.

- Tính chất: Chọn nơi ương giống và nuôi ngao là mô đun chuyên môn thực hành tích hợp một phần lý thuyết để giới thiệu và trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về lựa chọn nơi ương giống và nuôi ngao thích hợp.

II. Mục tiêu:

Sau khi học xong mô đun này, học viên cần đạt được:

- Trình bày được kỹ thuật chọn ao, bãi ương ngao giống và bãi nuôi ngao thương phẩm

- Chọn được ao, bãi ương giống và bãi nuôi ngao thương phẩm

- Rèn luyện cho học viên tính cẩn thận và tỷ mỉ trong chọn nơi ương giống và nuôi ngao. Tuân thủ qui hoạch vùng ương và nuôi ngao của địa phương.

III. Nội dung chính của mô đun:

Mã bài Tên bài Loại

bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số thuyết Thực hành Kiểm tra*

MĐ1-01 Bài mở đầu thuyết Lý Lớp học 1 1

MĐ1-02 Bài 1: Giới thiệu một số đặc điểm sinh học của ngao Lý thuyết Lớp học 1 1 MĐ1-03 Bài 2: Lựa chọn vị trí địa hình, điều kiện kinh tế, xã hội Tích hợp Khu ao nuôi 16 4 12 MĐ1-04 Bài 3: Lựa chọn nguồn nước ương giống và nuôi ngao Tích hợp Khu ao nuôi 12 1 10 1 MĐ1-05 Bài 4: Chọn chất đất nơi ương giống và nuôi ngao Tích hợp Khu ao nuôi 16 2 13 1

Kiểm tra kết thúc mô đun Khu ao

nuôi 4 4

Cộng: 50 10 34 6

IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành

4.1. Bài 3: Lựa chọn nguồn nước ương giống và nuôi ngao Bài thực hành 1. Đo hàm lượng ôxy hòa tan

Bài thực hành 2. Đo hàm lượng NH3 trong nước biển - Nguồn lực:

+ Máy tính cá nhân: 1 cái/ 1 nhóm 5 học viên + Vở: 1 cuốn/ 1 nhóm 5 học viên

+ Bút: 1 cái/1 nhóm 5 học viên

+ Bộ kít kiểm tra hàm lượng ôxy: 5 bộ + Bộ kít kiểm tra hàm lượng NH3: 5 bộ

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5-6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 1 giờ.

- Tiêu chuẩn sản phẩm: các chỉ số hàm lượng ôxy, NH3, NO2, độ mặn, độ pH của nguồn nước.

4.2. Bài 4: Chọn chất đất nơi ương giống và nuôi ngao - Xác định chất đất của bãi nuôi

- Nguồn lực:

+ Máy tính cá nhân: 1 cái/1 nhóm 5 học viên + Vở: 1 cuốn/1 nhóm 5 học viên

+ Bút: 1 cái/1 nhóm 5 học viên + Xẻng: 6 cái

+ Cốc đong bằng thủy tinh (500ml): 6 cái

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5-6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 5 giờ.

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định được chất đất, tỷ lệ cát chiếm trên 70%. - Cán bộ hướng dẫn: 2.

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

5.1. Bài 3: Lựa chọn nguồn nƣớc ƣơng giống và nuôi ngao

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Mức độ hiểu biết của học viên về các điều kiện môi trường sống của ngao

- Trắc nghiệm

- Mức độ thành thạo của học viên sử dụng các dụng cụ, hóa chất và máy móc để đo các yếu tố môi trường

- Thao tác thực hành và độ chính xác của

kết quả

5.2. Bài 4: Chọn chất đất nơi ƣơng giống và nuôi ngao

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Mức độ thành thạo đánh giá chất

lượng đất của bãi nuôi - Thực hành

VI. Tài liệu tham khảo

- Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD), Sổ tay kỹ thuật nuôi ngao giống, Hà Nội tháng 7/2009.

- Chu Chí Thiết, Martin S Kuma, Tài liệu về kỹ thuật sản xuất giống ngao Bến Tre, 2008.

- Chu Chí Thiết, Như Văn Cẩn, Martin S Kuma, Các mô hình nuôi ngao thương phẩm: Nuôi ngao trong các điều kiện môi trường và sinh thái khác nhau, 2009.

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

NGHỀ: SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI NGAO

(Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Văn Việt - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản 2. Phó chủ nhiệm: Bà Trần Thị Anh Thư - Chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Hữu Loan - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản 4. Các ủy viên:

- Ông Lê Văn Thắng, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản

- Ông Ngô Thế Anh, Trưởng khoa Trường Cao đẳng Thủy sản

- Bà Đặng Thị Minh Diệu, Phó trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản - Ông Đoàn Quang Chiến, Chuyên viên Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia./.

HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU

CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI NGAO

(Kèm theo Quyết định số 1785 /QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ tịch: Bà Lê Thị Minh Nguyệt, Phó hiệu trưởng Trường Trung học Thủy

sản

2. Thƣ ký: Bà Đào Thị Hương Lan, Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3. Các ủy viên:

- Ông Lê Tiến Dũng, Trưởng phòng Trường Trung học Thủy sản

- Ông Nguyễn Văn Quyền, Trại trưởng Trại thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh, Trường Cao đẳng Thủy sản

- Ông Vũ Công Đình, Chủ trang trại nuôi ngao xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình./.

Một phần của tài liệu giáo trình chọn nơi ương và nuôi ngao (Trang 38)