Thị trường tiêu thụ ngao thương phẩm

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun thu hoạch nghề ương giống và nuôi ngao (Trang 41 - 46)

Bài 5: Tiêu thụ ngao giống và ngao thương phẩm

2. Thị trường tiêu thụ ngao thương phẩm

Mùa vụ thu hoạch ngao thích hợp nhất vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa thu, đây là thời điểm trùng hợp với mùa vụ sinh sản sản của ngao và thuận lợi cho quá trình bảo quản.

Hầu hết sản phẩm ngao nuôi được vận chuyển tới người tiêu dùng thông qua bán buôn của các thương lái.

Ngao không còn là thực phẩm bổ sung đối với người dân ven biển mà đã trở thành mặt hàng xuất khẩu có triển vọng.

- Thịt ngao đông lạnh của Việt Nam đã tăng 50% về sản lượng và 63% về giá trị so với năm 2000 (theo Bộ Tài chính 2006).

- Các sản phẩm ngao Việt Nam được xuất khẩu đến hơn 10 nước và vùng lãnh thổ.

+ Thị trường lớn nhất là Nhật Bản vì ngao là một trong những món an truyền thống của người Nhật.

+ Bên cạnh đó, tại châu Á, các sản phẩm ngao cũng có một số đối tượng tiêu dùng như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Thái Lan.

Mặc dù số liệu chính thức cho thấy giá trị khiêm tốn của xuất khẩu ngao sang Trung Quốc nhưng khối lượng thực tế thì lớn hơn nhiều vì hầu hết ngao xuất khẩu sang Trung Quốc đi qua con đường tiểu ngạch.

Dự đoán rằng sẽ có sự phát triển thuận lợi và ổn định về thị trường đối với mặt hàng này, đặc biệt Nhật Bản, Mỹ và một số nước châu Á khác như Hàn Quốc và Trung Quốc.

Cũng như tôm và cá tra/basa, cũng đã có nỗ lực nhằm xây dựng thương hiệu cho ngao Việt Nam. Bến Tre – vùng nuôi ngao lớn nhất – đã xúc tiến thương hiệu “Nghêu Bến Tre”.

- Ngày 3/11/2009, nghề sản xuất và quản lý khai thác nghêu Bến Tre chính thức được Hội đồng bảo tồn biển quốc tế (Marine Stewardship Council) cấp chứng nhận tiêu chuẩn MSC (gồm 23 tiêu chí), trở thành nghề cá đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á được cấp chứng nhận này. Nhờ chứng nhận MSC, nghề nuôi nghêu Bến Tre đã đạt được những lợi ích to lớn về môi trường, sinh thái, quản lý và lợi ích kinh tế.

- Với con ngao ở miền Bắc, ngày 9/12/2008, Cục sở hữu trí tuệ đã ra Quyết định số 26064/QĐ-SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sô 115705 “Giao Thủy” cho mặt hàng ngao nuôi tại huyện Giao Thủy, Nam Định giúp nghề nuôi ngao tại vùng này đạt được nhiều lợi ích kinh tế khi xuất hẩu sang thị trường chính là Trung Quốc.

Những bước đi ban đầu đã thành công. Đây là một tiến bộ lớn nhằm giới thiệu sản phẩm ngao Việt Nam ra thị trường quốc tế trong tương lai gần.

Hình 6-37: Sơ đồ kênh cung cấp nguồn ngao thương phẩm đến người tiêu dùng

Hình 6-38: Chuỗi thị trường ngao tại tỉnh Nam Định

Hình 6-39: Sản phẩm thương hiệu “Nghêu Bến Tre”

Hình 6-40: Sản phẩm thương hiệu “Ngao Giao Thủy”

Hình 6-41: Một cơ sở chế biến ngao xuất khẩu

Hình 6-42: Thị phần của ngao Việt Nam trên thế giới (Số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam 2004)

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Bài tập:

- Bài tập 1: Xác định các kênh cung cấp ngao giống cho người nuôi ngao thương phẩm.

- Bài tập 2: Xác định kênh cung cấp nguồn ngao thương phẩm đến người tiêu dùng.

- Bài tập 3: Nêu một số thị trường xuất khẩu ngao Việt Nam trên thế giới.

2. Bài tập thực hành:

- Xác định được nhu cầu thị trường và hình thức tiêu thụ ngao giống và ngao thương phẩm.

C. Ghi nhớ:

- Nguồn ngao giống khai thác từ tự nhiên vẫn là chính (chiếm 99%), nguồn giống từ trại sản xuất chỉ chiếm 1%.

- Hầu hết sản phẩm ngao nuôi được vận chuyển tới người tiêu dùng thông qua bán buôn của các thương lái.

- Ngao không còn là thực phẩm bổ sung đối với người dân ven biển mà đã trở thành mặt hàng xuất khẩu có triển vọng.

- Chứng nhận MSC giúp nghề nuôi ngao đạt được những lợi ích to lớn về môi trường, sinh thái, quản lý và lợi ích kinh tế..

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun thu hoạch nghề ương giống và nuôi ngao (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)