Bảo quản và vận chuyển ngao giống

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun thu hoạch nghề ương giống và nuôi ngao (Trang 35)

1.1. Vận chuyển khô

- Hình thức này áp dụng với ngao giống > 30 ngày tuổi.

- Giữ cho ngao trong nhiệt độ và độ ẩm thấp, nhiệt độ tương đối ổn định,

chênh lệch 10oC so với nhiệt độ môi trường.

- Ngao giống được cho vào túi cước bảo quản ở điều kiện bóng mát tránh ánh nắng mặt trời và mưa.

- Trên thị trường, mỗi túi ngao giống khoảng từ 4 đến 5 triệu đồng.

- Lưu ý khi vận chuyển ngao: sau khi vận chuyển ngao về nên để cho ngao từ từ thích nghi với nhiệt độ hiện tại rồi mới thả xuống nếu không sẽ gặp hiện tượng ngao chết do sốc nhiệt.

1.2. Vận chuyển ướt

- Hình thức này áp dụng với ngao giống < 30 ngày tuổi. - Phải đảm bảo oxy cho ngao trong quá trình vận chuyển.

- Nên để ngao vào trong chậu nước và phải có sục khí hoặc cung cấp oxy thường xuyên.

- Với nuôi ngao ở miền Bắc: ngao giống thường mua ở miền Nam có thời gian vận chuyển > 40 tiếng.

- Xe dùng vận chuyển ngao giống là loại xe chuyên dùng có thùng bảo

ôn để luôn đảm bảo nhiệt độ trong quá trình vận chuyển thấp hơn 2-10oC so với

nhiệt độ bên ngoài.

- Lưu ý trước khi cho vào thùng bảo ôn phải để ngao thích nghi dần dần với nhiệt độ trong thùng.

Hình 6-33: Các loại thùng bảo quản ngao trong quá trình vận chuyển

Hình 6-34 : Ngao giống được cho vào túi treo lên và người cung cấp bắt đầu sơ tuyển

2. Bảo quản và vận chuyển ngao thƣơng phẩm

Ngao thương phẩm được thu hoạch và đóng gói 30-40kg/túi trước khi vận chuyển tới nơi tiêu thụ.

Các túi ngao được bảo quản ở điều kiện bóng mát tránh ánh nắng mặt trời và mưa. Ngao có thể sống ở điều kiện bảo quản trong 24-56 giờ.

Số lượng phương tiện vận chuyển phụ thuộc vào lượng ngaothu hoạch và phương tiện vận chuyển.

Phương tiện vận chuyển thô sơ, khả năng chuyên chở ít thì số lượng phương tiện vận chuyển nhiều và ngược lại phương tiện vận chuyển hiện đại, khả năng chuyên chở với số lượng nhiều thì số lượng phương tiện vận chuyển ít.

Chất lượng phương tiện vận chuyển phụ thuộc vào quãng đường vận chuyển đi tiêu thụ xa hay gần.

+ Nếu vận chuyển ngao tiêu thụ tại địa phương thì phương tiện vận chuyển có thể là ôtô, xe máy, xe đạp.

+ Sản phẩm được tiêu thụ từ vùng này sang vùng khác thì dùng các phương tiện như máy bay, ôtô, tàu hoả.

+ Chất lượng các phương tiện vận chuyển phải đảm bảo không được hư hỏng trong quá trình vận chuyển, có dụng cụ hạ nhiệt nếu vận chuyển quãng đường xa.

3. Xử lý trong quá trình vận chuyển

3.1. Kiểm tra ngao trong quá trình vận chuyển

3.1.1. Thời gian kiểm tra

Trong quá trình vận chuyển ngao giống và ngao thương phẩm đều phải thường xuyên kiểm tra ngao, sau thời gian 60 phút tiến hành kiểm tra ngao một lần.

Nếu thấy ngao không còn ẩm ướt hay nhiệt độ cao dùng vòi tưới giữ ẩm một lần tùy thuộc vào thời tiết mà thời gian ngắn hơn hoặc dài hơn.

3.1.2. Cách kiểm tra ngao

Kiểm tra ngao trong quá trình vận chuyển rất quan trọng nhằm nâng cao tỷ lệ sống, chất lượng của ngao khi vận chuyển.

Do vậy, trong quá trình vận chuyển nên xác định thời gian kiểm tra ngao: - Mở dụng cụ vận chuyển quan sát kiểm tra tình trạng của ngao.

- Tưới nước lên các vật dụng giữ ẩm như: rong, bèo, mùn cưa,... - Loại bỏ con ngao mở vỏ, có mùi ươn thối bốc ra.

3.2. Xử lý khi nhiệt độ tăng cao

3.2.1. Nhiệt độ vận chuyển

- Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của ngao, tỷ lệ sống và thời gian vận chuyển ngao.

- Nhiệt độ quá cao sẽ làm cho ngao yếu, mở vỏ và bị chết.

3.2.2. Biện pháp xử lý

- Thời tiết quá nóng phải tiến hành làm giảm nhiệt độ (làm mát) cho ngao bằng cách dùng đá lạnh xay nhỏ trộn chung với mùn cưa làm vật liệu giữ ẩm cho ngao hoặc tưới nước nước giữ ẩm cho ngao với nhiệt độ nước thấp.

- Hoặc dùng nước biển tưới lên để làm mát cho ngao.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

1. Bài tập:

- Bài tập 1: Xác định thao tác bảo quản ngao giống sau thu hoạch.

- Bài tập 2: Xác định thao tác bảo quản ngao thương phẩm sau thu hoạch. - Bài tập 3: Xác định biện pháp xử lý trong quá trình vận chuyển ngao khi nhiệt độ tăng cao.

2. Bài tập thực hành:

- Phương pháp bảo quản ngao giống và ngao thương phẩm. - Thao tác xử lý trong quá trình vận chuyển ngao.

C. Ghi nhớ:

- Giữ cho ngao trong nhiệt độ và độ ẩm thấp, nhiệt độ tương đối ổn định,

chênh lệch 2-10oC so với nhiệt độ môi trường.

- Ngao có thể sống ở điều kiện bảo quản trong 24-56 giờ. - Kiểm tra ngao và xử lý trong quá trình vận chuyển.

Bài 5: Tiêu thụ ngao giống và ngao thƣơng phẩm Mục tiêu:

- Xác định được thời điểm thu hoạch ngao giống và ngao thương phẩm. - Xác định được nhu cầu thị trường và hình thức tiêu thụ ngao giống và ngao thương phẩm.

- Tuân thủ đúng kỹ thuật vận chuyển.

A. Nội dung:

1. Thị trƣờng tiêu thụ ngao giống

Phong trào nuôi Ngao ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, một số trại sản xuất giống Ngao đã hình thành nhưng chưa đáp ứng đủ con giống cho người nuôi.

Do miền Bắc thiếu giống Ngao nên các hộ nuôi Ngao đã chuyển ngao từ các tỉnh miền Nam ra các tỉnh miền Bắc như Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Nghệ An để nuôi.

Thời gian thu hoạch ngao giống để bán ra thị trường chủ yếu vào tháng 4-5 âm lịch (thời điểm này có các điều kiện về thời tiết thuận lợi cho sự phát triển

của tảo tạo ra nguồn thức ăn nhiều cho ngao phát triển nhanh). Tuy nhiên do

thực tế thiếu về nguồn giống nên bất cứ thời điểm nào có giống đều có thể xuất bán ngay thông qua các thương lái.

Hiện tại, nguồn giống khai thác từ tự nhiên vẫn là chính (chiếm 99%), nguồn giống từ trại sản xuất chỉ chiếm 1%.

Hình 6-36: Sơ đồ thể hiện kênh cung cấp ngao giống cho người nuôi ngao thương phẩm

2. Thị trƣờng tiêu thụ ngao thƣơng phẩm

Mùa vụ thu hoạch ngao thích hợp nhất vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa thu, đây là thời điểm trùng hợp với mùa vụ sinh sản sản của ngao và thuận lợi cho quá trình bảo quản.

Hầu hết sản phẩm ngao nuôi được vận chuyển tới người tiêu dùng thông qua bán buôn của các thương lái.

Ngao không còn là thực phẩm bổ sung đối với người dân ven biển mà đã trở thành mặt hàng xuất khẩu có triển vọng.

- Thịt ngao đông lạnh của Việt Nam đã tăng 50% về sản lượng và 63% về giá trị so với năm 2000 (theo Bộ Tài chính 2006).

- Các sản phẩm ngao Việt Nam được xuất khẩu đến hơn 10 nước và vùng lãnh thổ.

+ Thị trường lớn nhất là Nhật Bản vì ngao là một trong những món an truyền thống của người Nhật.

+ Bên cạnh đó, tại châu Á, các sản phẩm ngao cũng có một số đối tượng tiêu dùng như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Thái Lan.

Mặc dù số liệu chính thức cho thấy giá trị khiêm tốn của xuất khẩu ngao sang Trung Quốc nhưng khối lượng thực tế thì lớn hơn nhiều vì hầu hết ngao xuất khẩu sang Trung Quốc đi qua con đường tiểu ngạch.

Dự đoán rằng sẽ có sự phát triển thuận lợi và ổn định về thị trường đối với mặt hàng này, đặc biệt Nhật Bản, Mỹ và một số nước châu Á khác như Hàn Quốc và Trung Quốc.

Cũng như tôm và cá tra/basa, cũng đã có nỗ lực nhằm xây dựng thương hiệu cho ngao Việt Nam. Bến Tre – vùng nuôi ngao lớn nhất – đã xúc tiến thương hiệu “Nghêu Bến Tre”.

- Ngày 3/11/2009, nghề sản xuất và quản lý khai thác nghêu Bến Tre

chính thức được Hội đồng bảo tồn biển quốc tế (Marine Stewardship Council) cấp chứng nhận tiêu chuẩn MSC (gồm 23 tiêu chí), trở thành nghề cá đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á được cấp chứng nhận này. Nhờ chứng nhận MSC, nghề nuôi nghêu Bến Tre đã đạt được những lợi ích to lớn về môi trường, sinh thái, quản lý và lợi ích kinh tế.

- Với con ngao ở miền Bắc, ngày 9/12/2008, Cục sở hữu trí tuệ đã ra

Quyết định số 26064/QĐ-SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sô 115705 “Giao Thủy” cho mặt hàng ngao nuôi tại huyện Giao Thủy, Nam Định giúp nghề nuôi ngao tại vùng này đạt được nhiều lợi ích kinh tế khi xuất hẩu sang thị trường chính là Trung Quốc.

Những bước đi ban đầu đã thành công. Đây là một tiến bộ lớn nhằm giới thiệu sản phẩm ngao Việt Nam ra thị trường quốc tế trong tương lai gần.

Hình 6-37: Sơ đồ kênh cung cấp nguồn ngao thương phẩm đến người tiêu dùng

Hình 6-39: Sản phẩm thương hiệu “Nghêu Bến Tre”

Hình 6-41: Một cơ sở chế biến ngao xuất khẩu

Hình 6-42: Thị phần của ngao Việt Nam trên thế giới

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

1. Bài tập:

- Bài tập 1: Xác định các kênh cung cấp ngao giống cho người nuôi ngao thương phẩm.

- Bài tập 2: Xác định kênh cung cấp nguồn ngao thương phẩm đến người tiêu dùng.

- Bài tập 3: Nêu một số thị trường xuất khẩu ngao Việt Nam trên thế giới. 2. Bài tập thực hành:

- Xác định được nhu cầu thị trường và hình thức tiêu thụ ngao giống và ngao thương phẩm.

C. Ghi nhớ:

- Nguồn ngao giống khai thác từ tự nhiên vẫn là chính (chiếm 99%), nguồn giống từ trại sản xuất chỉ chiếm 1%.

- Hầu hết sản phẩm ngao nuôi được vận chuyển tới người tiêu dùng thông qua bán buôn của các thương lái.

- Ngao không còn là thực phẩm bổ sung đối với người dân ven biển mà đã trở thành mặt hàng xuất khẩu có triển vọng.

- Chứng nhận MSC giúp nghề nuôi ngao đạt được những lợi ích to lớn về môi trường, sinh thái, quản lý và lợi ích kinh tế..

HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN

I. Vị trí, tính chất của mô đun :

- Vị trí: Mô đun Thu hoạch là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề của nghề ương giống và nuôi ngao; được giảng dạy sau mô đun Chăm sóc và quản lý, cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của học viên.

- Tính chất: Thu hoạch là mô đun chuyên môn thực hành tích hợp một phần lý thuyết để giới thiệu và trang bị cho học viên kiến thức cơ bản kỹ thuật thu hoạch ngao vạn, ngao cúc và ngao thương phẩm.

II. Mục tiêu:

Sau khi học xong mô đun này, học viên cần đạt được:

- Kiểm tra được cỡ ngao giống, ngao cúc, ngao thương phẩm thu hoạch; - Xác định được mùa vụ và thời điểm thu hoạch;

- Thực hiện được thao tác kỹ thuật thu hoạch ngao giống, ngao cúc, ngao thương phẩm.

III. Nội dung chính của mô đun:

bài Tên bài

Loại bài dạy Địa điểm Thời lƣợng Tổng số thuyết Thực hành Kiểm tra

M6-01 Bài mở đầu thuyết Lý Lớp học

1 1

M6-02

Bài 1: Thu hoạch ngao giống trong ao

Tích

hợp Ao nuôi

15 3 11 1

M6-03

Bài 2: Thu hoạch ngao cúc ở bãi triều

Tích

hợp Bãi nuôi

15 3 12

M6-04 Bài 3: Thu hoạch ngao thương phẩm

Tích

hợp Bãi nuôi

15 3 11 1

M6-05 Bài 4: Bảo quản và

vận chuyển ngao Tích hợp Bãi nuôi 15 2 13 M6-06 Bài 5: Tiêu thụ ngao giống và ngao thương phẩm Tích hợp Bãi nuôi 15 3 12

Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4

IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài 1: Thu hoạch ngao giống trong ao

4.1.1. Bài tập 1: Xác định được hình thức thu hoạch ngao giống phù hợp - Nguồn lực:

+ Nhu cầu thị trường + Kích cỡ ngao giống

+ Cơ sở ương nuôi ngao giống

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định được hình thức thu hoạch phù hợp 4.1.2. Bài tập 2: Chuẩn bị dụng cụ thu hoạch ngao giống

- Nguồn lực:

+ Cào sắt: 18 chiếc + Rổ: 6 chiếc

+ Túi cước: 6 chiếc

+ Cơ sở ương nuôi ngao giống

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Chuẩn bị đầy đủ, đúng tiêu chuẩn dụng cụ thu hoạch

4.1.3. Bài tập thực hành:

- Phương pháp thu ngao giống trong ao.

- Thao tác chuẩn bị dụng cụ thu hoạch ngao giống.

4.2. Bài 2: Thu hoạch ngao cúc ở bãi triều

4.2.1. Bài tập 1: Xác định được hình thức thu hoạch ngao cúc phù hợp - Nguồn lực:

+ Nhu cầu thị trường + Kích cỡ ngao cúc

+ Cơ sở ương nuôi ngao cúc ở bãi triều - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ

4.1.2. Bài tập 2: Chuẩn bị dụng cụ thu hoạch ngao cúc - Nguồn lực:

+ Cào sắt: 18 chiếc + Rổ: 9 chiếc

+ Túi cước: 9 chiếc

+ Cơ sở ương nuôi ngao giống

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Chuẩn bị đầy đủ, đúng tiêu chuẩn dụng cụ thu hoạch

4.2.3. Bài tập 3: Phân loại được cỡ ngao cúc thu hoạch - Nguồn lực: + Cào sắt + Rổ + Túi cước + Xô nhựa + Khay nhựa + Cân 5kg + Ngao cúc - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Phân loại được cỡ ngao cúc thu hoạch, phân biệt được tạp lẫn vào (don, ốc...)

4.2.4. Bài tập thực hành:

- Phương pháp thu ngao cúc ở bãi triều.

- Thao tác chuẩn bị dụng cụ thu hoạch ngao cúc.

4.3. Bài 3:Thu hoạch ngao thƣơng phẩm

4.3.1. Bài tập 1: Xác định được mùa vụ thu hoạch ngao thương phẩm. - Nguồn lực:

+ Đặc điểm sinh học của ngao + Thời tiết

+ Nhu cầu thị trường

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định được mùa vụ thu hoạch ngao thương phẩm.

4.3.2. Bài tập 2: Xác định được nhu cầu thị trường về sản phẩm ngao. - Nguồn lực:

+ Thị trường xuất khẩu + Báo chí

+ Truyền hình

+ Tình hình nuôi ngao

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định được nhu cầu thị trường về sản phẩm ngao.

4.3.3. Bài tập 3: Xác định được kích thước ngao có thể thu hoạch. - Nguồn lực:

+ Thước + Cân

+ Nhu cầu thị trường + Ngao thương phẩm

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 2 giờ

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định được kích thước ngao có thể thu hoạch. 4.3.4. Bài tập 4: Bảo quản được ngao sau thu hoạch

- Nguồn lực: + Xô, chậu + Thùng xốp + Túi cước + Bao + Nước biển sạch + Bèo + Mùn cưa

+ Nước đá + Tàu thuyền

+ Ngao thương phẩm

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun thu hoạch nghề ương giống và nuôi ngao (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)