Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH MTV xây lắp sông Đà

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH MTV Xây lắp Sông Đà 207 (Trang 111)

III Số KH giảm trong tháng

A. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 868.044.232

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH MTV xây lắp sông Đà

giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH MTV xây lắp sông Đà 207

Hệ thống chứng từ

Để giải quyết vấn đề chậm thời gian trong việc luân chuyển chứng từ từ các Tổ đội lên phòng Tài chính – Kế toán của Công ty, Kế toán có thể áp dụng biện pháp sau:

Thứ nhất, nên quyết định ngày chuyển chứng từ với từng Tổ đội, có thể 2 hoặc 3 lần một tháng thay cho một lần một tháng vào ngày cuối tháng như bây giờ. Với những công trình ở gần, thời gian nộp chứng từ có thể ngắn hơn là hàng tuần. Còn với những công trình ở xa, do hạn chế về không gian, có thể kéo dài thời gian nộp chứng từ, nhưng tối đa là 2 tuần một lần để đảm bảo tính kịp thời, chính xác của thông tin.

Thứ hai, tăng cường công tác kiểm tra với công việc tại Tổ đội. Phòng Tài chính – Kế toán có thể cử cán bộ trực tiếp xuống giám sát, theo dõi tình hình thực tế tại Tổ đội. Do những hạn chế về nhân lực, thời gian, việc kiểm tra có thể tiến hành không thường xuyên nhưng phải được thực hiện một cách đột xuất để đánh giá khách quan tình hình thu thập, xử lý sơ bộ chứng từ của Kế toán công trường.

Thứ ba, nên đưa ra các hình thức phạt đối với việc trì trệ, ỷ lại trong công tác luân chuyển chứng từ. Hình thức này giúp nâng cao ý thức và trách nhiệm của các nhân viên hơn.

Công tác hạch toán CPNVLTT

Quản lý chặt hơn nữa công tác thu mua vật tư. Yêu cầu phòng Kế hoạch – Kỹ thuật lên dự toán chính xác về khối lượng và giá trị vật tư cho từng CT, HMCT. Tiến hành phân tích và so sánh giữa tình hình hình sử dụng thực tế và mức dự toán vật tư để phát hiện kịp thời mức tiết kiệm hoặc vượt chi, có biện pháp xử lý kịp thời. Phải quản lý vật tư trong tất cả các khâu: phát sinh nhu cầu, thu mua giao nhận, giá cả, bảo quản, sử dụng vật tư...

Ví dụ: Tại ngày 22/01 Công ty có mua hàng của Tổng Công ty 789/Bộ Quốc Phòng, Hóa đơn GTGT như sau:

Biểu 3.1. Hóa đơn GTGT mua NVL HOÁ ĐƠN GTGT

Liên 2: Giao cho khách hàng.

Ngày 22 tháng 01 năm 2013

Mẫu số: 01 GTKT3 - 001

QP/ 13P 0082684 0082684

Đơn vị bán hàng : Tổng Công ty 789/Bộ Quốc phòng

Địa chỉ : Số 33 Phạm Ngũ Lão – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội Số TK : 0022514020138

Điện thoại : (043) 9335915 Mã số thuế : 0100107613

Họ tên người mua hàng : Công ty TNHH MTV Xây lắp Sông Đà 207

Địa chỉ :Số 162A Nguyễn Tuân - Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội. Số TK : 21510000696741

Số điện thoại/fax : (043) 5576218 Mã số thuế : 0105064321

STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị

tính

Số

lƣợng Đơn giá Thành tiền

A B C 1 2 3 = 1 x 2

01 Bê tông thương phẩm YII M3 200 1.100.000 220.000.000

Cộng tiền hàng: 220.000.000 Thuế suất GTGT : 10% Tiền thuế GTGT : 22.000.000

Tổng cộng tiền thanh toán: 242.000.000

Số tiền viết bằng chữ : Hai trăm bốn mươi hai triệu đồng chẵn/.

Ngƣời mua hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Đã ký Kế toán trƣởng (Ký, ghi rõ họ tên) Đã ký Thủ trƣởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) Đã ký

Đồng thời, lập Biên bản giao nhận vật tư.

Biểu 3.2. Biên bản giao nhận vật tƣ BIÊN BẢN GIAO NHẬN VẬT TƢ

Ngày 22 tháng 01 năm 2013

Địa điểm giao: Tại Công trình

Công trình/Dự án: Công trình Đường Vành đai 3

Bên giao hàng: Tổng Công ty 789/Bộ Quốc Phòng

Bên nhận hàng: Công ty TNHH MTV xây lắp sông Đà 207 Tiến hành bàn giao số lượng vật tư như sau:

STT Tên vật tƣ Đơn vị

tính

Số

lƣợng Đơn giá Thành tiền

Ghi chú

01 Bê tông thương

phẩm YII M3 200 1.100.000 220.000.000

Đại diện bên giao

(ký, họ tên)

Đại diện bên nhận

(ký, họ tên)

Trên cơ sở Hóa đơn GTGT và Biên bản giao nhận vật tư, Kế toán Công ty hạch toán theo định khoản:

Nợ TK 621 – VĐ3 220.000.000

Nợ TK 1331 22.000.000

Có TK 1413 – VĐ3 242.000.000

Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất

- Trong trường hợp các sai phạm kỹ thuật nhỏ, không cần thiết phải phá đi để làm lại mà chỉ cần sửa chữa, điều chỉnh thì chi phí thực tế phát sinh dùng để sửa chữa được tập hợp vào chi phí phát sinh ở các tài khoản có liên quan như khi sản xuất. Giá trị thiệt hại phá đi làm lại có thể được xử lý như sau:

+ Nếu do thiên tai gây ra được xem như khoản thiệt hại bất thường: Nợ TK 811

Có TK 154

+ Nếu do bên giao thầu gây ra thì bên giao thầu phải bồi thường thiệt hại, bên thi công coi như đã thực hiện xong khối lượng công trình và bàn giao tiêu thụ:

Nợ TK 632

+ Nếu do bên thi công gây ra thì có thể tính vào giá thành, hoặc tính vào khoản thiệt hại bất thường sau khi trừ đi phần giá trị bắt người phạm lỗi phải bồi thường thiệt hại và phần giá trị phế liệu thu hồi được. Có thể xử lý như sau:

Xác định phần thiệt hại do cá nhân phải bồi thường: Nợ TK 1388, 334

Có TK 154

Xác định phần thiệt hại tính vào chi phí bất thường: Nợ TK 811

Có TK 154

Nếu trường hợp thiệt hại chưa xác định rõ nguyên nhân, đang chờ xử lý: Nợ TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý

Có TK 154

Giá trị phế liệu thu hồi, ghi giảm thiệt hại: Nợ TK 111, 152

Có TK 154

- Trong trường hợp ngừng việc theo thời vụ hoặc ngừng việc theo kế hoạch, doanh nghiệp lập dự toán chi phí trong thời gian ngừng việc và tiến hành trích trước chi phí ngừng sản xuất vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh:

+ Trường hợp không trích trước chi phí, khi phát sinh các khoản thiệt hại do ngừng sản xuất, kế toán ghi:

Nợ TK 622, 623, 627, 642… Nợ TK 1331

Có TK... (các TK liên quan)

+ Trường hợp có trích trước chi phí, khi trích trước chi phí ngừng sản xuất: Nợ TK 622, 623, 627, 642…

Có TK 335 + Khi chi phí thực tế phát sinh:

Nợ TK 335 Nợ TK 1331

Có TK... (các TK liên quan)

- Khi kết thúc niên độ kế toán hoặc khi công trình hoàn thành bàn giao, kế toán xác định số chênh lệch giữa số đã trích trước với chi phí thực tế phát sinh:

+ Nếu chi phí ngừng sản xuất thực tế phát sinh lớn hơn chi phí đã trích trước, tiến hành trích bổ sung chi phí:

Nợ TK 622, 623, 627, 642…(trích bổ sung theo số chênh lệch) Có TK 335

+ Nếu chi phí ngừng sản xuất thực tế phát sinh nhỏ hơn chi phí đã trích trước, tiến hành hoàn nhập chi phí:

Nợ TK 335

Có TK 622, 623, 627, 642…(hoàn nhập theo số chênh lệch)

Ví dụ: Trong quá trình thi công, do điều kiện thời tiết không thuận lợi, mưa bão kéo dài nên đã ảnh hưởng tới tiến độ công việc của cả Đội, chậm hơn so với dự toán ban đầu. Hơn nữa, do ở công trình không có kho bảo quản nên vật tư sẽ chịu tác động rất lớn của điều kiện tự nhiên, có phần ảnh hưởng tới chất lượng công trình. Do vậy, khoản thiệt hại này được tính vào khoản thiệt hại bất thường. Công ty sẽ hạch toán theo định khoản sau:

Nợ TK 811 15.756.000 Có TK 154 15.756.000

Tăng cường Kế toán quản trị

Để ra những quyết định đúng đắn, các nhà lãnh đạo phải dựa vào rất nhiều cơ sở. Một trong những cơ sở thông tin quan trọng đó được cung cấp bởi Kế toán quản trị. Tuy nhiên hiện nay, công tác Kế toán quản trị tại Công ty chưa được chú trọng nhiều. Các tài liệu, báo cáo kế toán hầu như chỉ là để phục vụ các ban ngành chức năng. Điều này gây khó khăn cho việc cung cấp các thông tin cần thiết cho các nhà quản trị trong việc ra quyết định quản lý. Do đó, Công ty nên tổ chức công tác kế toán quản trị một cách phù hợp hơn với yêu cầu quản lý.

Các nhà quản trị nên nhìn nhận theo cách ứng xử của chi phí. Đó là chi phí được chia thành: chi phí biến đổi, chi phí cố định và chi phí hỗn hợp. Khi đó, Kế toán quản trị sẽ cung cấp cho nhà quản lý những thông tin thể hiện sự biến động của chi phí có phù hợp với sự biến động của mức độ hoạt động với Công ty hay không, từ đó có các biện pháp quản lý tốt chi phí. Thêm nữa, Kế toán quản trị đi sâu phân tích mối quan hệ Chi phí – Doanh thu – Lợi nhuận. Đây là cơ sở dự báo kết quả trong tương lai, vì thế nó cho phép nhà quản lý quyết định lựa chọn hay điều chỉnh về sản xuất kinh doanh như giá thành, giá bán, khối lượng,... nhằm đạt được các mục tiêu quản lý.

Khi tham gia đấu thầu, Công ty tiến hành lập dự toán cho công trình, sau đó đấu thầu công trình dựa trên giá dự toán. Để đánh giá việc lập dự toán làm cơ sở lập kế hoạch giá thành được chính xác, Công ty nên tiến hành phân tích các yếu tố chi phí

của cả giá thành dự toán và giá thành thực tế của từng công trình, tính ra tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về chi phí. Từ đây có thể đưa ra các biện pháp hiệu quả trong việc hạ giá thành sản phẩm.

Biểu 3.3. Bảng phân tích chi phí của công tác Kế toán quản trị BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ

Công trình:...

Khoản mục chi phí Giá thành dự toán Giá thành thực tế

Chênh lệch Số tiền % CPNVLTT CPNCTT CPSDMTC CPSXC Cộng

Như vậy để thực hiện tốt chức năng Kế toán quản trị, Công ty nên xây dựng một hế thống quản trị phù hợp, có thể kết hợp với Kế toán tài chính, nhưng phải có sự phân công rõ ràng, tránh bị chồng chéo công việc.

KẾT LUẬN

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng với các doanh nghiệp xây lắp, đặc biệt trong tình hình kinh tế hiện nay khi Nhà nước giao trách nhiệm cho các doanh nghiệp trước sự đòi hỏi phức tạp và tính cạnh tranh gay gắt của thị trường. Do đó, việc cải thiện, đổi mới, tổ chức hợp lý quá trình kế toán nói chung, quá trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng là hết sức thiết thực đối với doanh nghiệp.

Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH MTV xây lắp sông Đà 207, tìm hiểu thực trạng kế toán của Công ty thì nhìn chung, em đã phần nào hiểu được cách thức hạch toán cơ bản của kế toán CPSX và tính giá thành SPXL tại Công ty. Bản thân em nhận thấy công tác kế toán nói chung cũng như công tác kế toán CPSX và tính giá thành SPXL nói riêng tại Công ty đã đáp ứng được phần nào cho nhu cầu quản lý. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu việt thì vẫn còn một số hạn chế nhất định cần khắc phục.

Với những kiến thức đã học ở nhà trường và qua tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại Công ty, em đã mạnh dạn nêu một số ý kiến của bản thân nhằm làm cho công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm được hoàn thiện hơn. Để có thể thực hiện tốt các giải pháp hoàn thiện này không chỉ đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực riêng của Công ty mà còn cần sự chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ từ phía các ban ngành liên quan.

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng và thời gian đầu tư tìm hiểu khá kĩ, nhưng do khả năng và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, hơn nữa đề tài này đòi hỏi nhiều kiến thức và kĩ năng nên khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các Quý thầy cô cùng toàn thể cán bộ kế toán phòng Tài chính – Kế toán để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Giảng viên Th.S Nguyễn Thu Hoài và các anh/chị cán bộ phòng Tài chính – Kế toán Công ty TNHH MTV xây lắp sông Đà 207 đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình hoàn thành bài khóa luận này.

Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2015

Sinh viên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH MTV Xây lắp Sông Đà 207 (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)