Phần lý thuyết của mô đun gồm 5 bài học sau: - Bài 1: Xác định điều kiện chăn nuôi - Bài 2: Xác định giống trâu, bò sữa - Bài 3: Xác định thức ăn cho trâu, bò sữa - Bài 4: Nuôi dưỡng tr
Trang 1BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH
MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÕ SỮA
MÃ SỐ: MĐ-03 NGHỀ: NUÔI VÀ PHÕNG - TRỊ BỆNH
CHO TRÂU BÒ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ
HÀ NỘI - 2011
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp của nước ta trong thời gian tới, những người tham gia vào hoạt động chăn nuôi trâu, bò cần được đào tạo để họ có những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết Trường đại học Nông Lâm Bắc Giang được Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề nuôi và phòng – trị bệnh cho trâu, bò
Chương trình được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích nghề theo phương pháp DACUM và cấu trúc mô đun Kiến thức, kỹ năng và thái độ của nghề được tích hợp vào các mô đun Kết cấu của chương trình gồm nhiều mô đun và môn học, mỗi mô đun gồm nhiều công việc và bước công việc tích hợp liên quan chặt chẽ với nhau nhằm hướng tới hình thành những năng lực thực hiện của người học Vì vậy những kiến thức lý thuyết được chọn lọc và tích hợp vào công việc, mỗi công việc được trình bày dưới dạng một bài học
Đây là chương trình chủ yếu dùng cho đào tạo sơ cấp nghề, đối tượng học
là những người có nhu cầu đào tạo nhưng không có điều kiện đến các cơ sở đào tạo chính quy để học tập ở bậc học cao, thời gian tập trung dài hạn, họ có trình
độ học vấn thấp Vì vậy việc đào tạo diễn ra với thời gian ngắn, tại cộng đồng, hình thức gọn nhẹ phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của học viên
Tài liệu này được viết theo từng mô đun, môn học của chương trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề nuôi và phòng- trị bệnh cho trâu, bò và được dùng làm giáo trình cho các học viên trong khóa học sơ cấp nghề, các nhà quản lý và người sử dụng lao động tham khảo, hoàn chỉnh để trở thành giáo trình chính thức trong hệ thống dạy nghề
Việc xây dựng một chương trình đào tạo sơ cấp nghề dùng cho đào tạo nông dân ở nước ta nói chung còn mới mẻ Vì vậy chương trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót, tập thể các tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để chương trình được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn !
Tham gia biên soạn
1 Nguyễn Công Lý - Chủ biên
2 Nguyễn Đức Dương
3 Trần Văn Tuấn
Trang 4A Nội dung 6
1 Xác định chuồng trại 6
2 Xác định dụng cụ chăn nuôi 7
2.2 Máng uống 8
B Câu hỏi và bài tập thực hành: 10
C Ghi nhớ: 11
BÀI 2: XÁC ĐỊNH GIỐNG TRÂU, BÕ SỮA 12
Mục tiêu: 12
A Nội dung 12
1 Xác định giống trâu sữa 12
2 Xác định giống bò sữa 13
3 Chọn trâu, bò cái giống sữa 18
B Câu hỏi và bài tập thực hành 18
I Câu hỏi 18
II Bài tập thực hành 19
C Ghi nhớ: 21
BÀI 3: XÁC ĐỊNH THỨC ĂN CHO TRÂU BÕ ĐỰC GIỐNG 21
Mục tiêu: 21
A Nội Dung: 21
1 Xác định thức ăn thô, xanh 21
2 Xác định thức ăn tinh 27
3 Xác định thức ăn bổ sung 31
B Câu hỏi và bài tập thực hành 32
I Câu hỏi 32
II Bài tập thực hành 32
C Ghi nhớ: 34
BÀI 4: NUÔI DƢỠNG TRÂU, BÕ SỮA 34
Mục tiêu: 34
A Nội dung 34
1 Xác định nhu cầu dinh dƣỡng 34
2 Xác định khẩu phần ăn cho trâu, bò sữa 35
3 Cho ăn 36
B câu hỏi và bài tập thực hành 37
I Câu hỏi: 37
II Bài tập thực hành 37
Trang 5C Ghi nhớ: 39
BÀI 5: CHĂM SÓC TRÂU, BÕ SỮA 39
Mục tiêu: 39
A Nội dung 39
1 Chăm sóc trâu, bò sữa chờ phối 39
2 Chăm sóc trâu, bò sữa mang thai 46
B Câu hỏi và bài tập thực hành 48
II Bài tập thực hành 49
C Ghi nhớ: 51
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 51
I Vị trí, tính chất của mô đun 51
II Mục tiêu mô đun 51
III Nội dung của mô đun 51
IV Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 52
V Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 52
VI Tài liệu tham khảo 54
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 55
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 55
Trang 6phẩm Mô đun được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phân tích công việc, mỗi công việc gồm nhiều bước công việc liên quan mật thiết với nhau và được
bố trí thành một bài học Quỹ thời gian để giảng dạy mô đun được thiết kế 84 giờ, trong đó lý thuyết 20 giờ, thực hành 56 giờ, kiểm tra 8 giờ Phần lý thuyết của mô đun gồm 5 bài học sau:
- Bài 1: Xác định điều kiện chăn nuôi
- Bài 2: Xác định giống trâu, bò sữa
- Bài 3: Xác định thức ăn cho trâu, bò sữa
- Bài 4: Nuôi dưỡng trâu, bò sữa
- Bài 5: Chăm sóc trâu, bò sữa
Phần thực hành gồm câu hỏi, bài tập, bài thực hành được xây dựng trên cơ sở nội dung cơ bản của các bài học lý thuyết về xác định điều kiện chăn nuôi, giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu, bò sữa, giúp người học hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp, trong việc nuôi và phòng – trị bệnh cho trâu, bò
Các bài học trong mô đun được sử dụng phương pháp dạy học tích hợp giữa
lý thuyết và thực hành, trong đó thời lượng cho các bài thực hành được bố trí
70 % Vì vậy để học tốt mô đun người học cần chú ý thực hiện các nội dung sau;
- Tham gia học tập tất cả các môn học, mô đun có trong chương trình đào tạo
- Tham gia học tập đầy đủ các bài lý thuyết, thực hành có trong mô đun, chú ý những bài thực hành Vì thực hành là cơ sở quan trọng hình thành kỹ năng nghề cho người học
- Phải có ý thức kỷ luật trong học tập, nghiêm túc, say mê nghề nghiệp, giám nghĩ, giám làm và đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi An toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng
Phương pháp đánh giá kết quả học tập mô đun được thực hiện theo Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Trang 7BÀI 1: XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI TRÂU, BÒ SỮA
Mục tiêu:
- Trình bày được nội dung về xác định điều kiện chăn nuôi trâu, bò sữa
- Thực hiện được việc xác định điều kiện chăn nuôi trâu, bò sữa theo yêu cầu
+ Đủ diện tích đất trồng cỏ nuôi trâu bò
+ Đủ diện tích đất để mở rộng quy mô chăn nuôi nếu cần
+ Thuận lợi giao thông, tiếp cận thị trường và đảm bảo an ninh
+ Thuận lợi cho việc quản lý và xử lý chất thải, bảo vệ môi trường
+ Xa khu dân cư, các khu công nghiệp, chợ, trường học để hạn chế lây lan mầm bệnh, ô nhiễm môi trường
Hình 1.1 Trại chăn bò hộ gia đình Hình 1.2 Trại chăn nuôi bò tập trung
1.2 Xác định hướng chuồng nuôi
Do điều kiện thời tiết khí hậu nước ta nóng ẩm và gió mùa, nên xây dựng chuồng trại theo hướng nam hoặc đông nam là hợp lý nhất, đảm bảo mùa hè có gió đông nam mát mẻ, mùa đông dễ dàng che tránh gió mùa đông bắc
1.3 Xác định kiểu chuồng nuôi
Có nhiều kiểu chuồng đã được được xây dựng cho các trại chăn nuôi trâu, bò sữa nhưng tựu chung có hai kiểu chính là kiểu chuồng hai dãy đối đầu có lối đi giữa và kiểu chuồng một dãy có lối đi phía trước Thường kiểu chuồng một dãy thường là nuôi cá thể hoặc trâu, bò đực giống còn trâu, bò sữa thì nuôi ở chuồng hai dãy có lối đi giữa
Trang 8
Hình 1.3 : Kiểu chuồng một dãy có lối đi phía trước máng ăn
Hình 1.4 : Kiểu chuồng hai dãy đối đầu có lối đi giữa (mặt cắt)
2 Xác định dụng cụ chăn nuôi
2.1 Máng ăn
Tốt nhất là xây bằng gạch láng bê tông Các góc của máng phải lượn tròn và trơn nhẵn Đáy máng có lỗ thoát nước để thuận tiện cho việc rửa máng Thành máng phía trong (phía cho bò ăn) bắt buộc phải thấp hơn thành máng ngoài
Trang 9Hình 1.5 Chuồng nuôi bò sữa hai dãy có lối đi ở giữa
2.2 Máng uống
+ Nên dùng máng uống tự động hoặc máng bán tự động
+ Thiết kế và xây dựng máng uống bán tự động như sau:
- Xây tháp chứa nước chung
- Lắp đặt ống dẫn tới một bể nhỏ xây ở đầu chuồng nuôi, đầu ống dẫn có lắp một phao tự đóng, mở nước
- Từ bể này có hệ thống ống dẫn tới các máng uống ở các ô chuồng Khi bò uống nước, mực nước trong máng hạ xuống, phao tự động mở, nước từ tháp chảy vào bể cho đến khi đầy thì phao tự đóng lại
- Máng uống nên cố định ở độ cao 0,8m từ mặt đất và giữ cho chúng có cùng mực nước với bể chứa nước (theo kiểu bình thông nhau hình 2.2)
Hình 2.1 : Mô hình máng uống bán tự động
2.3 Dụng cụ vệ sinh
+ Dụng cụ vệ sinh chuồng trại gồm:
- Chổi quét có cán, xẻng, cuốc, vòi phun nước
- Xô, chậu đựng nước
- Xe đẩy vận chuyển phân, rác…
- Hầm khí Bioga xử lý triệt để phân, rắc gia súc, bảo vệ môi trường
Trang 10Hình 2.2 Xây dựng hầm bioga 2.4 Dụng cụ vắt sữa
Không nên dùng các dụng cụ vắt sữa bằng chất dẻo vì quá trình vệ sinh rất khó khăn Tốt nhất nên dùng các dụng cụ bằng nhôm Dụng cụ gồm:
- Xô nhôm loại 15 lít,
- Bình nhôm đựng sữa loại 15, 20 lít, có nắp kín thuận lợi cho vận chuyển
và hấp khử trùng
Hình 2.3 Bình đựng sữa trâu, bò loại 40 lít và 20 lít
- Máy vắt sữa đơn hoặc máy vắt sữa kép (hộ gia đình nuôi 10 con trở lên) Tác dụng mỗi lần vắt đƣợc 1 hoặc 2 con, thời gian vắt 5-10 phút, vắt kiệt sữa, không gây viêm vú bò sữa., di chuyển vị trí linh hoạt
- Dàn vắt sữa tự động dùng cho trang trại có quy mô đàn lớn
Các dụng cụ này nên có đáy vát tròn, có vậy mới dễ làm vệ sinh và tránh cặn bẩn bám vào các kẽ quanh đáy Sô vắt sữa chỉ đƣợc sử dụng để vắt sữa Không bao giờ đƣợc dùng vào việc khác
Trang 11- Các đụng cụ trên được rửa sạch bằng nước sạch, phơi khô trước khi sử dụng
Hình 2.4 Máy vắt sữa đơn di động Hình 2.5 Dàn vắt sữa trâu, bò tự động
B Câu hỏi và bài tập thực hành:
I Câu hỏi
1, Trình bày vị trí, hướng và kiểu chuồng nuôi trâu, bò sữa
2, Trình bày các loại máng ăn, máng uống dùng để chăn nuôi trâu, bò sữa
3, Trình bày dụng cụ chăn nuôi và tác dụng của chúng trong chăn nuôi bò sữa
II Bài tập thực hành
Bài 1: Thực hành nhận biết chuồng trại nuôi trâu, bò sữa
+ Mục đích: học xong bài học này người học có khả năng:
- Nhận biết được vị trí, hướng, kiểu và diện tích chuồng nuôi trâu, bò sữa
- Thực hiện được việc xác định vị trí, kiểu chuồng và diện tích cần thiết đối với chuồng nuôi để tổ chức chăn nuôi trâu, bò sữa
- Tranh ảnh, mô hình, tiêu bản, băng hình về chuồng nuôi trâu, bò sữa
- Trại chăn nuôi trâu, bò sữa
- Băng hình về trại chăn nuôi trâu, bò sữa
- Máy vi tính sách tay, Projecter
+ Cách thức tổ chức:
- Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn nội dung về vị trí, hướng, diện tích chuổng trại chăn nuôi trâu, bò sữa qua tranh ảnh, mô hình, băng hình và trang trại chăn nuôi trâu, bò sữa
Trang 12Bài 2: Thực hành nhận biết dụng cụ chăn nuôi trâu, bò sữa
+ Mục đích: học xong bài học này người học có khả năng:
- Nhận biết được các loại máng ăn, máng uống, dụng cụ vệ sinh dùng trong chăn nuôi trâu, bò sữa
- Thực hiện được các loại máng ăn, máng uống, dụng cụ vệ sinh để tổ chức chăn nuôi trâu, bò sữa
- Trại chăn nuôi trâu, bò sữa
- Băng hình về cơ sở chăn nuôi trâu, bò sữa
- Máy vi tính sách tay, Projecter
+ Cách thức tổ chức:
- Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn nội dung về các loại máng ăn, máng uống, vị trí bố trí máng ăn, máng uống trong chuồng nuôi trâu, bò sữa qua tranh ảnh, mô hình, băng hình và trang trại chăn nuôi trâu, bò sữa Cấu tạo, tác dụng
và vận hành các dụng cụ vệ sinh dùng trong chăn nuôi trâu, bò sữa
- Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành từng nhóm nhỏ 3-5 học viên, mỗi nhóm quan sát trên mô hình, tranh ảnh, băng hình về về các loại máng ăn, máng uống, vị trí bố trí máng ăn, máng uống, dụng cụ vệ sinh trong chuồng nuôi trâu, bò sữa và tham quan cơ sở chăn nuôi trâu, bò sữa Giáo viên giải đáp những thắc mắc của học viên
+ Thời gian hoàn thành: 4 giờ
+ Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án
+ Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Thực hiện được việc xác định các loại máng ăn, máng uống, dụng cụ vệ sinh dùng trong chăn nuôi trâu, bò sữa đúng yêu cầu kỹ thuật
C Ghi nhớ:
Trang 13- Chuồng nuôi trâu, bò sữa phải xây dựng cuối hướng gió và xa chuồng nuôi trâu, bò đực giống để phòng tránh trâu, bò đực phá chuồng húc nhau
- Kiểu chuồng nuôi trâu, bò sữa nên xây dựng theo kiểu chuồng hai dãy có đường đi ở giữa chuồng
BÀI 2: XÁC ĐỊNH GIỐNG TRÂU, BÒ SỮA
Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm về ngoại hình và thể chất các giống trâu, bò sữa
- Chọn được giống trâu, bò sữa để nuôi đúng kỹ thuật
A Nội dung
1 Xác định giống trâu sữa
1.1 Xác định giống trâu cái Mura
+ Nguồn gốc: Ấn Độ, nhập vào Việt Nam năm 1978
trâu Mura là sừng ngắn tạo
thành hai cánh cung xoắn
chĩa ra phía sau và vểnh lên
phái trên
- Thân hình trâu Mura
vạm vỡ, trâu đực cao Hình 2.1.Trâu cái sữa Mura
+ Đặc điểm sức sản xuất
- Khối lượng sơ sinh của trâu Mura là: 30 kg/con Trâu đực trưởng thành: 650 – 730 kg/con Trâu cái 350 – 400 kg/con
- Sản lượng sữa: 5 kg/ngày
- Thịt trâu đỏ nâu, thớ thô và dài
1.2 Xác định trâu cái lai Mura
+ Nguồn gốc: Là con lai giữa trâu nội Việt Nam Và trâu Mura
+ Đặc điểm ngoại hình:
- Lông đen bóng, thưa và ngắn, ở cuối đuôi có chòm lông màu trắng
- Sừng cánh cung, cong chĩa ra phía sau và vểnh lên phiá trên
- Thân hình trâu lai Mura vạm vỡ, trâu đực cao
- Con cái cổ thanh, ngực nở, bầu vú phát triển, háng rộng
- Khối lượng sơ sinh của trâu lai Mura là: 25- 30 kg/con Trâu đực trưởng thành: 600 – 700 kg/con Trâu cái 350 – 400 kg/con
+ Đặc điểm sức sản xuất
- Trâu cái lai Mura cho sản lượng sữa khoảng 2.5 kg/ngày
- Thịt trâu mầu đỏ nâu, thớ thô và dài
Trang 14Hình 2.2 Trâu lai Mura đực
2 Xác định giống bò sữa
2.1 Xác định giống bò kiêm dụng thịt - sữa
2.1.1 Bò cái Sind
+ Nguồn gốc: từ vùng Sindhi (Pakistan) Nhập vào Việt Nam từ năm 1923
Hình 2.3 Bò cái giống Sindhi (Sin)
+ Đặc điểm ngoại hình:
- Lông màu đỏ cánh dán hay nâu thẫm
- Thân hình ngắn, chân cao, mình lép, tai to và rũ xuống, yếm và nếp gấp
da dưới rốn rất phát triển
Trang 15- Bò đực có u vai rất cao, đầu to, trán gồ, rộng, sừng ngắn, cổ ngắn, vạm
- Lông màu đỏ vàng hay vàng thẫm
- Kết cấu ngoại hình tương tự như bò Red Sindhi Khi trưởng thành bò đực có khối lượng 470 – 500 kg
Hình 2.4 Bò cái giống Sahi wal
2.1.3 Bò nâu Thuỵ Sĩ (Brown Swiss)
+ Nguồn gốc: Thuỵ Sĩ , châu âu là giống kiêm dụng sữa-thịt Nhập vào Việt Nam năm 1972 từ Cu Ba Nuôi tại Trung tâm Môn ca đa Ba Vì, Hà Nội
+ Đặc điểm về ngoại hình
- Lông màu nâu, một số ít màu sáng đậm hay nâu xám
Trang 16Hình 2.5c Bò màu nâu xám
- Đầu ngắn, trán dài và rộng, mồm rộng, sừng ngắn, cong, gốc sừng trắng
- Thân hình dài, ngực nở, sâu, rộng, sườn bụng thon
- Bốn chân chắc chắn khoẻ mạnh, tư thế vững vàng, móng đen
- Lông màu đỏ nâu và trắng, lông đầu thường có màu trắng
Hình 2.6 Bò cái Simental
- Ngực sâu, rộng, bộ xương chắc chắn Cơ phát triển tốt
+ Đặc điểm về sức sản xuất
Trang 17- Bò đực trưởng thành trọng lượng 1000kg
- Lúc 1 năm tuổi bê đực nặng 517kg
- Nuôi dưỡng tốt bê đực giết thịt lúc 14 -16 tháng tuổi có tỷ lệ thịt xẻ 66%
- Bò Simental có thể khai thác sữa nếu chọn lọc và nuôi dưỡng tốt có thể cho 3500-4000 kg sữa/chu kỳ 300 ngày Tỷ lệ mỡ sữa 3,9-4%
2.2 Xác định giống bò chuyên sữa
.2.2.1 Bò lang trắng đen Hà Lan
+ Nguồn gốc: Hà Lan, được nhập vào nước ta năm 1970 và nuôi nhiều ở Mộc
Châu, Lâm Đồng
+ Đặc điểm ngoại hình
- Lông màu lang trắng đen (chiếm ưu thế) hoặc toàn thân đen riêng đỉnh trán và chót đuôi trắng, số ít lang trắng đỏ Các điểm trắng đặc trưng là điểm trắng ở trán, vai có vệt trắng kéo xuống bụng, 4 chân và chót đuôi trắng
- Thân dạng hình nêm đặc trưng của bò sữa
- Cổ thanh, dài vừa phải, không có yếm,vai-lưng-hông-mông thẳng hàng
- Bốn chân thẳng, đẹp, hai chân sau doãng
Hình 2.7: Bò lang trắng đen - Holstein Friesian
+ Chỉ tiêu sản xuất
- Khối lượng sơ sinh khoảng 35-45 kg,
- Con đực trưởng thành nặng 750-1100kg
- Chịu nóng và chịu đựng kham khổ kém, dễ cảm nhiễm bệnh tật, đặc biệt
là các bệnh ký sinh trùng đường máu và bệnh sản khoa
2.2.2 Bò Jersey
Trang 18Hình 2.8a: Bò Jersey đực Hình 2.8b: Bò Jersey cái
+ Nguồn gốc: Đảo Jersey nước Anh Việt Nam nhập tinh đông viên để lai tạo với giống bò vàng Việt Nam
+ Đặc điểm về ngoại hình:
- Lông màu vàng sáng hoặc sẫm Có con có đốm trắng ở bụng, chân và đầu
- Thân hình nêm, đặc thù của bò hướng sữa
- Đầu nhẹ, mặt cong, mắt lồi, cổ thành dài và có yếm khá phát triển
- Vai cao và dài, ngực sâu, xương sườn dài, lưng dài, rộng
- Mông dài, rộng và phẳng, bụng to, tròn
- Bốn chân mảnh, khoảng cách giữa hai chân rộng Đuôi nhỏ
+ Nguồn gốc: Lai tạo tại Việt Nam
+ Phân bố: Có ở nhiều nơi, tập trung nhiều tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội + Đặc điểm ngoại hình, thể chất:
- Lông màu lang trắng đen, thỉnh thoảng có lang trắng đỏ và nâu
- Thân bò cái có hình nêm, vú to, sừng nhỏ, yếm bé
- Bò cái cao 135cm, nặng: 460 kg/con
+ Năng suất, sản phẩm: Tuổi phối lần đầu: 24 tháng tuổi Năng suất sữa 305 ngày đạt 2900 kg với 3.6% mỡ sữa và 3.3% protein
Trang 19Bò lai hướng Sữa Việt Nam (cái)
3 Chọn trâu, bò cái giống sữa
3.1 Chọn trâu cái Mura làm giống
- Trâu Mura đựơc chọn để nuôi lấy sữa trước hết phải mang đặc trưng của giống về ngoại hình, thể chất ( thân hình nêm, lông, da màu đen, lông thưa, đầu nhỏ, sừng ngắn, uốn cong về phía sau và vểnh lên trên, cổ thanh, háng rộng, bầu vú phát triển, tĩnh mạch vú nổi rõ, bốn chân khỏe, chắc)
- Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phàm ăn, ít mắc bệnh, tốc độ sinh trưởng cao Trọng lượng lúc trưởng thành đạt 350 – 400 kg/con
- Ông bà, bố, mẹ của trâu cần chọn, phải là những cá thể có đặc điểm vượt trội về ngoại hình, sức sản xuất,
3.2 Chọn bò cái hướng sữa làm giống
- Bò cái hướng sữa đựơc chọn để nuôi lấy sữa trước hết phải mang đặc trưng của giống về ngoại hình, thể chất ( thân hình nêm, lông, da đặc trưng của giống,
cổ thanh, háng rộng, bầu vú phát triển, tĩnh mạch vú nổi rõ, bốn chân khỏe, chắc)
- Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phàm ăn, ít mắc bệnh, tốc độ sinh trưởng cao Trọng lượng lúc trưởng thành đạt chỉ tiêu của giống
- Ông bà, bố, mẹ của bò cần chọn, phải là những cá thể có đặc điểm vượt trội về ngoại hình, sức sản xuất,
B Câu hỏi và bài tập thực hành
Trang 20- Tranh ảnh, mô hình, tiêu bản giống trâu Mura và giống trâu lai
- Trại chăn nuôi trâu sữa
- Băng hình về đặc điểm ngoại hình, thể chất giống trâu sữa Mura và lai Mura
- Máy vi tính sách tay, Projecter
+ Cách thức tổ chức:
- Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn nội dung về đặc điểm ngoại hình, thể chất trâu cái giống Mura và lai Mura qua tranh ảnh, mô hình, băng hình và tiêu bản sống trâu cái giống
- Hướng dẫn thường xuyên: phân nhóm thành từng nhóm nhỏ 3-5 học viên, mỗi nhóm quan sát trên mô hình, tranh ảnh, băng hình về đặc điểm ngoại hình, thể chất trâu cái giống Mura và lai Mura trên tiêu bản sống trâu giống Giáo viên giải đáp những thắc mắc của học viên
+ Thời gian hoàn thành: 4 giờ
+ Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án
+ Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Thực hiện được việc xác định đặc điểm
về ngoại hình, thể chất của trâu cái giống Mura và lai Mura theo yêu cầu kỹ thuật
Bài 2: Thực hành nhận biết đặc điểm ngoại hình, thể chất các bò đực giống
kiêm dụng thịt – sữa
+ Mục đích: học xong bài học này người học có khả năng:
- Nhận biết được đặc điểm ngoại hình, thể chất các bò cai giống kiêm dụng thịt – sữa
- Thực hiện được việc chọn bò đực giống kiêm dụng thịt – sữa làm gống thông qua đặc điểm ngoại hình, thể chất
+ Nội dung
- Đặc điểm ngoại hình, thể chất bò sin cái qua mô hình, tranh ảnh, băng hình
và trên con vật sống
Trang 21- Đặc điểm ngoại hình, thể chất bò cái Sahiwal (Sai goăn) qua mô hình, tranh ảnh, băng hình và trên con vật sống
- Đặc điểm ngoại hình, thể chất bò cái nâu Thụy Sỹ qua mô hình, tranh ảnh, băng hình và trên con vật sống
- Đặc điểm ngoại hình, thể chất bò cái Simental (Si men tan ) qua mô hình, tranh ảnh, băng hình và trên con vật sống
+ Nguồn lực:
- Tranh ảnh, mô hình, băng hình về các giống bò kiêm dụng thịt – sữa
- Bò giống Sin,Sahiwal, Nâu Thụy Sỹ và bò Simental
- Máy vi tính sách tay, Projecter
+ Cách thức tổ chức:
- Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn nội dung về đặc điểm ngoại hình, thể chất bò giống: bò Sin, Sahiwal, Nâu Thụy Sỹ và bò Simental qua tranh ảnh,
mô hình, băng hình và trên con vật sống
- Hướng dẫn thường xuyên: phân nhóm thành từng nhóm nhỏ 3-5 học viên, mỗi nhóm quan sát trên mô hình, tranh ảnh, băng hình về đặc điểm ngoại hình, thể chất các giống bò Sin, Sahiwal, Nâu Thụy Sỹ và bò Simental và con vật sống Giáo viên giải đáp những thắc mắc của học viên
+ Thời gian hoàn thành: 4 giờ
+ Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án
+ Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Thực hiện được việc xác định đặc điểm
về ngoại hình, thể chất của các giống bò Sin, Sahiwal, Nâu Thụy Sỹ và bò Simental theo yêu cầu kỹ thuật
Bài 3: Thực hành nhận biết đặc điểm ngoại hình, thể chất bò cái giống chuyên
sữa
+ Mục đích: học xong bài học này người học có khả năng:
- Nhận biết được đặc điểm ngoại hình, thể chất các bò cái giống chuyên sữa
- Thực hiện được việc chọn bò cái giống chuyên sữa làm giống thông qua đặc điểm ngoại hình, thể chất
- Bò đực giống Jecsey, Lang trắng đen Hà Lan và bò sữa lai
- Máy vi tính sách tay, Projecter
+ Cách thức tổ chức:
Trang 22vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án
+ Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Thực hiện được việc xác định đặc điểm
về ngoại hình, thể chất của bò cái giống Jecsey, Lang trắng đen Hà Lan và bò sữa lai đúng yêu cầu kỹ thuật
C Ghi nhớ:
- Giống bò kiêm dụng thịt – sữa là giống nuôi để lấy thịt hoặc sữa
- Giống bò chuyên sữa là bò nuôi để lấy sữa thương phẩm
- Giống sữa bò lai là con lai cấp tiến giữa bò vàng Việt Nam, bò Sin và bò lang trắng đen Hà Lan
BÀI 3: XÁC ĐỊNH THỨC ĂN CHO TRÂU BÕ ĐỰC GIỐNG
Mục tiêu:
- Trình bày được nội dung về xác định thức ăn cho trâu bò
- Xác định được thức ăn cho trâu, bò đực giống theo yêu cầu kỹ thuật
- Để tăng tỷ lệ tiêu hóa chất khô của trâu, bò đực giống đối với rơm rạ người ta
có thể sử dụng phương pháp làm mềm hóa rơm, rạ theo hai phương pháp
+ Mềm hóa rơm rạ bằng ủ Ure
Công thức: 100kg rơm + 4kg urê + 100 lít nước, ủ trong bao nilon
Trang 23Hình 3.1 Rơm, rạ phơi khô
Hình 3.2 Bảo quản rơm rạ khô cho
- Dụng cụ: Bao tải dứa: 12 cái, túi
nilon loại to: 12 cái, vải nhựa, bạt:
1tấm, ô zoa, cân, xô đựng nước, lạt
buộc, cào để đảo rơm
Bước 2; thực hiện việc ủ rơm:
- Cân 10kg rơm khô, dải đều lên
sân gạch hoặc tấm vải nhựa
- Dùng bình tới rau (ô zoa) chứa
Trang 24các động tác như trên cho đến khi hết
rơm thì thôi Sau đó nén và buộc chặt
túi nilon lại
Hình 3.5 Rơm ủ ure trong bao nilon
Bước 3: cho ăn:
- Sau 7 đến 10 ngày ủ, bắt đầu lấy cho trâu, bò ăn Lúc đầu cho ăn ít khoảng 1-2 kg, tập cho trâu bò ăn dần bằng cách trộn lẫn với cỏ tươi, sau 2- 3 ngày trâu bò sẽ ăn quen dần và lượng ăn tăng dần lên Mỗi ngày cho ăn tối đa
từ 7- 10 kg/con
- Khi trâu, bò đực giống ăn rơm ủ u rê phải chú ý cho uống đủ nước là 20 lít /con/ ngày Mùa khô cho uống nước nhiều hơn
+ Mềm hóa thức ăn bằng vôi
- Dụng cụ: Bể xây hoặc chảo, thùng
nhựa để ngâm rơm, giá để, cây đảo
- Nguyên liệu: Rơm khô, vôi, nước
sạch
- Công thức: 100kg rơm khô + 6kg
vôi + 600 lít nước
- Cách làm: Cho rơm vào bể hoặc
chảo rồi đổ nước vôi 1% vào đảo
đều trong 3 ngày (mỗi ngày đảo 2 - 3
Cho rơm lên giá để ráo nước vôi
Dùng nước rửa sạch vôi, có thể cho bò ăn ngay hoặc phơi khô cho ăn dần
1.1.2 Cây ngô già sau thu bắp
Cây ngô già sau thu bắp là nguồn thức ăn thô quan trọng cho trâu, bò ở nhiều vùng Đặc điểm hàm lượng chất xơ cao, nghèo protein và các chất dinh dưỡng khác Vì vậy, để nâng cao giá trị dinh dưỡng của loại thức ăn này người
ta thường áp dụng biện pháp ủ xanh Cách làm như sau:
+ Bước1: chuẩn bị nguyên liệu
Trang 25
Hình 3.7 Thân lá cây ngô già là nguồn thức ăn cho trâu, bò đực giống
- Phơi héo thân cây ngô: Phơi héo
ngô khoảng nửa ngày nhưng không
nên phơi quá khô trước khi thái nhỏ
và đưa vào hố ủ Trong lúc phơi, cứ
2 giờ cần trở đảo một lần để cây khô
héo đều
- Tỷ lệ nguyên liệu như sau:
Cây ngô tơi đã phơi héo 100 kg
- Băm nhỏ thân cây ngô thành từng
đoạn 3-5cm (nếu có máy thái càng
tốt).Loại bỏ những lá khô già ở gốc
cây (nếu có)
- Hòa trộn các nguyên liệu còn lại
với nước theo tỷ lệ ở bảng trên Khi
hòa nước rỉ mật, cần dùng 1 ôzoa có
dung tích 10 lít Lấy 5 lít rỉ mật hòa
với 5 lít nước lạnh, chú ý khuấy đều
và tưới đều cho mỗi lớp ngô rải vào
hố Cần định liệu cho vừa đủ lượng
dung dịch rỉ mật cho toàn bộ lớp thức
Trang 26Hình3.10 Băn thân là cây ngô Hình 3.11.Thái thân lá cây cỏ xanh
- Dọn sạch hố ủ, rải 1 lớp đá, sỏi
xuống đáy hố rồi rải 1 lớp rơm
khô dày 10 cm lên trên Lần lƣợt
Trang 27
Hình 3.13 Cỏ khô ép bánh Hình 3.14 Phơi cỏ khô để dự trữ
Với đặc điểm thời tiết của nước ta, cỏ khô là thức ăn chủ yếu của trâu bò vào
vụ đông Đối với trâu bò đực giống, mùa đông có thể cho ăn 0,8 - 1,2 kg, mùa
hè là 0,4 - 0,5kg/100kg khối lượng cơ thể, tương ứng với 5-10kg và 3-5 kg/con/ngày
1.2 Thức ăn xanh
Thức ăn xanh là loại thức ăn được sử dụng trong chăn nuôi ở trạng thái tươi,
bao gồm các loại cỏ xanh, thân lá, ngọn non của các loại cây bụi…Thức ăn xanh có thể là cây cỏ tự nhiên hoặc cây cỏ reo trồng
Hình 3.15 Cỏ voi
+ Thức ăn xanh trồng: Thức ăn xanh trồng là thức ăn thông qua gieo trồng mà
gồm: rau muống, rau lấp, rau lang, ngô dày, cỏ voi, keo dậu,… Đặc điểm: năng
Trang 28Hình 3.16 đồng cỏ tự nhiên Hình 3.17 cỏ ngoài tự nhiên
+ Thành phần dinh dưỡng:
- Thức ăn xanh chứa nhiều nước (80 – 90%), tỷ lệ xơ ở giai đoạn non là 2 – 3%, giai đoạn trưởng thành 6 – 8% Tuy nhiên thức ăn xanh dễ tiêu hoá, có tính ngon miệng cao, là loại thức ăn dễ trồng và năng suất cao (1ha rau muống cho
50 – 70 tấn, 1ha bèo dâu cho 350 tấn)
- Thức ăn xanh giàu các loại vitamin như: Vitamin A, vitamin B12 và vitamin
E
- Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thức ăn xanh thấp, giá trị dinh dưỡng thấp chỉ có một số loại rau trồng có giá trị dinh dưỡng cao hơn như: bắp cải, xu hào, bèo dâu, rau muống…
- Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thức ăn xanh mọc tự nhiên thấp hơn
so với loại thức ăn trồng được
- Khoáng trong thức ăn xanh thay đổi tuỳ theo thức ăn, tính đất đai, chế độ bón phân và thời gian thu hoạch
+ Sử dụng thức ăn xanh:
- Cho ăn sống với các loại thức ăn xanh non vừa lứa
- Ủ chua để dự trữ thức ăn xanh vào mùa đông hoặc lúc giáp hạt
- Trâu, bò đực giống sử dụng các loại thức ăn xanh: Cỏ voi, cỏ Ruri, rau muống, rau lấp, khoai lang, ngô dày…Lượng cỏ tươi thích hợp là từ 2 - 2,5kg/100kg khối lượng cơ thể/ngày đêm Tốt nhất 50% lượng cỏ xanh được cho ăn dưới dạng phơi tái
2 Xác định thức ăn tinh
2.1 Xác định thức ăn hạt ngũ cốc và phụ phẩm
Hạt ngũ cốc gồm: hạt lúa, ngô, lúa mì, cao lương… Phụ phẩm của hạt ngũ cốc bao gồm: Cám, tấm…