tranh là hoạt động của các doanh nghiệp trong nền sản xuất hàng hóa ganhđua với nhau để chiếm lĩnh thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận cao.Theo từ điển kinh tế của Nhà xuất bản Sự thậ
Trang 1Chuyên ngành : Quản trị doanh nghiệp
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN XUÂN ĐIỀN
HÀ NỘI – 2014
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập là Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam – Vietravel Chi nhánh Hà Nội.
Tác giả luận văn tốt nghiệp
Trang 3MỤC LỤC
TRANG BÌA ……… ……… ………… …… i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 4
1.1 Cạnh tranh 4
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh 4
1.1.2 Các công cụ cạnh tranh 6
1.1.3 Các hình thức cạnh tranh 9
1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 13
1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh 13
1.2.2 Vai trò của nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp 15
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 17
1.3.1 Nhân tố bên trong 17
1.3.2 Nhân tố bên ngoài 19
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 24
CHƯƠNG 2 31
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY VIETRAVEL HÀ NỘI 31
2.1 Một số nét khái quát về công ty 31
2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Vietravel Hà Nội 31
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực của công ty 34
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty ……….……… 34
Trang 42.1.2.2 Tình hình nguồn nhân lực……… ……… … 37
2.1.2.3 Cơ sở vật chất ……… 40
2.1.3 Sản phẩm – dịch vụ 40
2.1.4 Các nhà cung cấp dịch vụ du lịch 46
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh 48
2.2 Phân tích các chỉ tiêu năng lực cạnh tranh 53
2.2.1 Thị phần 54
2.2.2 Mức giá của chương trình du lịch 56
2.2.3 Hệ thống sản phẩm 58
2.2.4 Năng lực tài chính 58
2.2.5 Nguồn nhân lực 59
2.2.6 Thương hiệu 61
2.2.7 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Công ty Vietravel Hà Nội 63 CHƯƠNG 3 67
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CHI NHÁNH… 67
3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển của Chi nhánh trong thời gian tới 67
3.1.1 Mục tiêu trong năm 2014 67
3.1.2 Phương hướng phát triển trong thời gian tới 67
3.2 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Vietravel Hà Nội 68
3.2.1 Các giải pháp nhằm đào tạo và phát triển trình độ nguồn nhân lực 68
3.2.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống sản phẩm của Chi nhánh 71
3.2.3 Các giải pháp hoàn thiện chính sách giá cho Vietravel Hà Nội 73
3.2.4 Hoàn thiện chính sách khuyếch trương hình ảnh của chi nhánh 76
3.2.5 Các giải pháp nhằm thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ với các nhà cung cấp 77
KẾT LUẬN 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
Trang 5GTVT : Giao thông vận tải
HG travel Hà Nội : Công ty Lữ hành Hương Giang Chi nhánh Hà Nội
HĐ: Hoạt động
KD: Kinh doanh
LK: Lượt khách
NH : Ngắn hạn
OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
Redtours Hà Nội : Công ty Du lịch Redtour Chi nhánh Hà Nội
Saigontourist Hà Nội : Công ty Du lịch Sài Gòn tourist Chi nhánh Hà Nội
TC : Trung cấp
TSCĐ : Tài sản cố định
Vietravel Hà Nội: Công ty Du lịch Vietravel Chi nhánh Hà Nội
WTO : Tổ chức Thương mại thế giới
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
TrangBảng
Bảng tiền lương bình quân theo năm và theo tháng của nhân
viên công ty Vietravel Hà Nội
Số lượng khách du lịch của công ty Vietravel Hà Nội năm
2013
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Vietravel Hà Nội
năm 2011, 2012, 2013
Bảng so sánh tổng lượt khách, doanh thu hoạt động lữ hành
và thị phần của Vietravel Hà Nội với 3 đối thủ cạnh tranh
năm 2013
Giá bình quân một chương trình du lịch của Vietravel Hà
Nội với 3 đối thủ cạnh tranh năm 2013
Tình hình nhân lực của công ty Vietravel Hà Nội với 3 đối
thủ cạnh tranh năm 2013
Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty Vietravel Hà Nội
so với 3 đối thủ cạnh tranh
Xác định giá thành của 1 chương trình du lịch theo các
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH
TrangHình 2.1
Hình 2.2
Mô hình cơ cấu tổ chức của Vietravel Hà NộiLĩnh vực kinh doanh của Vietravel Hà Nội
3442
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cùng sự nghiệp đổi mới của đất nước hơn 20 năm qua, ngành du lịch đã
có nhiều tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận Không thể phủnhận, ngành du lịch đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói,giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, bảo
vệ môi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng
Trong nền kinh tế thị trường việc các doanh nghiệp tồn tại và phát triểntrong sự cạnh tranh gay gắt là điều tất yếu Hiện nay, du lịch được coi làngành công nghiệp không khói đem lại nguồn thu rất lớn cho ngân sách Nhànước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, góp phần bảo tồn vàphát triển nền văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc Nhận thức được điềunày, Nghị quyết đại hội Đảng IX đã khẳng định “Phát triển du lịch trở thànhnền kinh tế mũi nhọn” Ngành du lịch phát triển mạnh mẽ, đồng nghĩa vớiviệc các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ra đời hàng loạt Sự phát triển vềquy mô cũng như số lượng các doanh nghiệp du lịch nói chung và các công ty
lữ hành nói riêng một mặt đã tạo ra bước ngoặt trưởng thành của ngành dulich, mặt khác tạo nên áp lực cạnh tranh giữa các công ty lữ hành Chính vìvậy để có thể tồn tại và phát triển được, các công ty lữ hành luôn phải tìm mọicách nâng cao năng lực cạnh tranh của mình so với các đối thủ cạnh tranhkhác
Nhận thức được vấn đề này, trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần
Du lịch và Tiếp thị GTVT Việt Nam Chi nhánh Hà Nội, thấy được áp lựccạnh tranh của các công ty lữ hành trên địa bàn Hà Nội lên Chi nhánh là rất
lớn Em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị GTVT Việt
Trang 9Nam - Vietravel Chi nhánh Hà Nội” để góp phần giảm bớt áp lực cạnh
tranh của Chi nhánh trên thị trường du lịch Hà Nội
2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn của em tập trung nghiên cứu năng lực
cạnh tranh của công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị GTVT Việt Nam Chinhánh Hà Nội
Mục đích nghiên cứu:
Em lựa chọn nghiên cứu đề tài với mục đích:
- Nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận cạnh tranh và năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp nói chung
- Chỉ ra, phân tích và đánh giá thực trạng năng lực canh tranh của công
ty Vietravel Hà Nội
- Từ những phân tích và nhận định về các điểm nêu trên nhằm mục đích:kiến nghị giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty với các đốithủ, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty
3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi đề tài này chỉ giới hạn trong việc đưa ra các giải pháp nâng caonăng lực cạnh tranh cho Công ty Du lịch và Tiếp thị GTVT Việt Nam Chinhánh Hà Nội với các đối thủ cạnh tranh tại thị trường du lịch Hà Nội
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, em đã sử dụng những phương pháp sau để nghiên cứu:
Phương pháp luận trong nghiên cứu: duy vật biện chứng, duy vật lịchsử
Phương pháp thu thập và nghiên cứu các tài liệu có liên quan
Phương pháp phân tích tổng hợp
Trang 105 Kết cấu của luận văn tốt nghiệp
Nội dung luận văn tốt nghiệp gồm 3 phần chính:
Chương 1 Cơ sở lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp
Chương 2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty Vietravel Hà Nội Chương 3 Phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho
Chi nhánh
Trang 11CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Cạnh tranh
Tại sao một số nước lại có sức cạnh tranh cao, còn một số khác lại thất bạitrong cạnh tranh và tại sao một số doanh nghiệp thành công còn một số doanhnghiệp khác lại không? Đây là câu hỏi mà nhiều nhà lãnh đạo đất nước vàdoanh nghiệp thường đặt ra trong nền kinh tế thị trường hiện nay Cạnh tranh
đã và đang trở thành vấn đề được quan tâm nhiều nhất của các cấp lãnh đạoquốc gia và doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh
Cho đến nay chưa có một khái niệm về cạnh tranh của tổ chức hay cánhân nào đưa ra mà được nhiều người chấp nhận rộng rãi Nguyên nhân chủyếu là do thuật ngữ này được dùng để đánh giá cho tất cả các doanh nghiệphay quốc gia Nhưng mục tiêu cơ bản lại đặt ra khác nhau phụ thuộc vào sựxem xét trên góc độ của từng doanh nghiệp hay từng quốc gia Trong khi đốivới doanh nghiệp mục tiêu chủ yếu là tồn tại hay tìm kiếm lợi nhuận trên cơ
sở cạnh tranh trên quốc gia hay quốc tế, thì đối với quốc gia mục tiêu này lànâng cao mức sống và phúc lợi cho nhân dân
Khi Các - Mác nghiên cứu về cạnh tranh tư bản chủ nghĩa, Các - Mác đãđưa khái niệm cạnh tranh như sau: “Cạnh tranh tư bản là sự ganh đua, sự đấutranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợitrong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm thu lợi siêu ngạch” Như vậy, cạnh
Trang 12tranh là hoạt động của các doanh nghiệp trong nền sản xuất hàng hóa ganhđua với nhau để chiếm lĩnh thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận cao.
Theo từ điển kinh tế của Nhà xuất bản Sự thật Hà Nội (trang 48- năm1979) thì “Cạnh tranh chính là cuộc đấu tranh giữa người sản xuất hàng hóa
tư nhân nhằm giành điều kiện sản xuất và tiêu thụ có lợi hơn” hoặc “Cạnhtranh là cuộc đấu tranh diễn ra nhằm giành thị trường tiêu thụ, nguồn nguyênliệu, khu vực đầu tư có lợi nhằm giành địa vị thống trị một ngành sản xuấtnào đó, trong nền kinh tế đất nước hoặc trong hệ thống kinh tế thế giới”
Theo diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác vàPhát triển kinh tế (OECD) thì định nghĩa cạnh tranh như sau: “Cạnh tranh làkhả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và cùng trong việc tạo raviệc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”
Như vậy, chúng ta có thể nói về bản chất, cạnh tranh là mối quan hệ giữangười với người trong việc giải quyết các lợi ích kinh tế Bản chất kinh tế củacạnh tranh thể hiện ở mục đích lợi nhuận và quyền chi phối thị trường Trongkhi đó bản chất xã hội của cạnh tranh được thể hiện đạo đức kinh doanh, uytín kinh doanh của mỗi chủ thể cạnh tranh trong quan hệ với những người laođộng trực tiếp tạo ra sức cạnh tranh cho doanh nghiệp và được thể hiện trongmối quan hệ của người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh khác Từ đó, ta có thểđưa ra một định nghĩa về cạnh tranh của doanh nghiệp như sau: “Cạnh tranhcủa doanh nghiệp là cuộc đấu tranh giữa các doanh nghiệp nhằm mục đíchtranh giành thị trường mục tiêu, khách hàng để tăng doanh thu, lợi nhuận caohơn”
Trang 131.1.2 Các công cụ cạnh tranh
Đối với các doanh nghiệp, yếu tố quyết định trong chiến lược kinh doanhhiện đại là tốc độ chứ không phải là yếu tố cổ truyền như nguyên liệu laođộng Các công cụ cạnh tranh bao gồm:
bỏ doanh nghiệp
Nói tóm lại muốn sản phẩm của công ty có khả năng cạnh tranh được trênthị trường thì công ty phải có chiến lược sản phẩm đúng đắn, tạo ra đượcnhững sản phẩm phù hợp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường với chấtlượng tốt
Giá cả
Trang 14Giá cả là phạm trù trung tâm của kinh tế hàng hoá trong cơ chế thị trường.Giá cả là một công cụ quan trọng trong cạnh tranh, là sự biểu hiện bằng tiềncủa giá sản phẩm mà người bán có thể dự tính nhận được từ người mua thôngqua sự trao đổi giữa các sản phẩm đó trên thị trường Giá cả của sản phẩmphụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Các yếu tố kiểm soát được như chi phí sản xuất sản phẩm, chi phí bánhàng, chi phí lưu động và chi phí yểm trợ xúc tiến bán hàng
- Các yếu tố không kiểm soát được như quan hệ cung cầu, cường độcạnh tranh trên thị trường, chính sách điều tiết thị trường của Nhà nước
Giá cả được sử dụng làm công cụ cạnh tranh thông qua các chính sáchđịnh giá bán sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường Một trong những nộidung cơ bản của chiến lược giá cả là việc định giá Định giá là việc ấn định có
hệ thống giá cả cho đúng với hàng hoá hay dịch vụ bán cho khách hàng, cần
có các chính sách để định giá như: chính sách giá thấp, chính giá giá cao,chính sách giá phân biệt, chính sách phá giá
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, mức sống củangười dân không ngừng nâng cao, giá cả không còn là công cụ cạnh tranh quatrọng nhất của doanh nghiệp nữa Vì vậy bên cạnh vũ khí này, mỗi công typhải mạnh về tiềm lực tài chính, về khoa học công nghệ, và uy tín của sảnphẩm trên thị trường và phải biết kết hợp với các công cụ khác thì công ty dễdàng chiếm lĩnh thị trường so với các đối thủ cạnh tranh
Hệ thống kênh phân phối
Trước hết để tiêu thụ sản phẩm, công ty cần phải chọn các kênh phânphối, lựa chọn thị trường, nghiên cứu thị trường và lựa chọn kênh phân phối
để sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ nhanh chóng, hợp lý và đạt được hiệuquả cao Chính sách phân phối sản phẩm đạt được các mục tiêu giải phóng
Trang 15nhanh chóng lượng hàng tiêu thụ, tăng nhanh vòng quay của vốn thúc đẩy sảnxuất nhờ vậy tăng nhanh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Theo sự tác động của thị trường, tùy theo nhu cầu của người mua vàngười bán, tùy theo tính chất của hàng hóa và quy mô của doanh nghiệp theocác kênh mà có thể sử dụng thêm vai trò của người môi giới Bên cạnh việc tổchức tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh hoạt động tiếp thị,quảng cáo, yểm trợ bán hàng để thu hút khách hàng Đồng thời việc lựa chọnkênh phân phối cũng như lựa chọn trên đặc điểm thị trường cần tiêu thụ, đặcđiểm về khoảng cách đến thị trường, địa hình và hệ thống giao thông trên thịtrường và khả năng tiêu thụ của thị trường Từ việc phân tích các đặc điểmtrên, doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình một hệ thống kênh phân phối hợp lý,đạt hiệu quả cao
Bên cạnh đó còn có các công cụ cạnh tranh khác như:
Dịch vụ sau bán hàng
Hoạt động tiêu thụ của công ty không dừng lại sau lúc bán hàng thu tiềncủa khách hàng mà để nâng cao uy tín và trách nhiệm đến cùng đối với ngườitiêu dùng về sản phẩm của công ty thì công ty cần phải làm tốt các dịch vụsau bán hàng
Nội dung của hoạt động dịch vụ sau bán hàng:
- Cam kết thu lại sản phẩm và hoàn trả tiền cho khách hoặc đổi lại hàngnếu như sản phẩm không theo đúng yêu cầu ban đầu của khách hàng
- Cam kết bảo hành trong thời gian nhất định
Qua các dịch vụ sau bán hàng, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được sản phẩmcủa mình có đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng hay không
Trang 16Phương thức thanh toán
Đây cũng là một công cụ cạnh tranh được nhiều doanh nghiệp sử dụng.Phương thức thanh toán gọn nhẹ, rườm rà hay nhanh chậm sẽ ảnh hưởng đếnsức tiêu thụ sản phẩm dịch vụ và do đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp trên thị trường
Các doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp như:
- Đối với khách hàng ở xa thì có thể trả tiền hàng qua ngân hàng, vừanhanh vừa đảm bảo an toàn cho cả khách hàng lẫn doanh nghiệp
- Với một số trường hợp đặc biệt, các khách hàng có uy tín với doanhnghiệp hoặc khách hàng là người mua sản phẩm thường xuyên của doanhnghiệp thì có thể cho khách hàng trả chậm tiền hàng sau một thời gian nhấtđịnh
- Giảm giá đối với khách hàng thanh toán tiền ngay hoặc mua với sốlượng lớn
1.1.3 Các hình thức cạnh tranh
Căn cứ vào cấp độ cạnh tranh và việc phân loại chỉ mang tính chấttương đối, ta có thể phân loại cạnh tranh như sau:
- Cạnh tranh quốc gia
Theo “Báo cáo về Cạnh tranh toàn cầu”, có định nghĩa như sau: “Cạnhtranh của một quốc gia là khả năng của nước đó đạt được những thành quảnhanh và bền vững về mức sống Nghĩa là đạt được tỉ lệ tăng trưởng kinh tếcao được xác định bằng cách thay đổi GDP theo thời gian”
Theo cách định nghĩa khác: “Cạnh tranh của một quốc gia là mức độ mà ở
đó dưới những điều kiện thị trường tự do và công bằng, có thể sản xuất cáchàng hóa dịch vụ đáp ứng được đòi hỏi của thị trường quốc tế đồng thời duytrì và mở rộng được thu nhập thực tế nước đó” Cạnh tranh quốc gia nhằm
Trang 17duy trì cải thiện vị trí nền kinh tế của mỗi quốc gia trên thị trường thế giớimột cách lâu dài để thu được lợi ích ngày càng cao cho nền kinh tế của quốcgia đó Vì vậy, quốc gia nào có nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranhcao thì quốc gia đó có năng lực cạnh tranh tốt hơn những quốc gia khác.
- Cạnh tranh doanh nghiệp
Cũng giống như quốc gia, các doanh nghiệp có cùng ngành nghề cũngchịu sự cạnh tranh gay gắt với nhau khi các doanh nghiệp cùng sản xuất mộtloại hàng hóa mà doanh nghiệp nào cũng nhằm đến thu được lợi nhuận siêungạch Trong nền kinh tế thị trường, theo quy luật, doanh nghiệp nào có haophí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ thu được lợinhuận siêu ngạch Các doanh nghiệp sẽ áp dụng các biện pháp như cải tiến kĩthuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, giảm tối đa chi phí sảnxuất nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp mình.Như vậy, chúng ta có thể định nghĩa rằng: “Cạnh tranh của một doanhnghiệp là khả năng của doanh nghiệp đó trong việc tạo ra doanh thu và lợinhuận cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc gia và cạnh tranh quốc tế”.Doanh nghiệp nào có nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao sẽ cạnh tranhthắng lợi trong ngành và sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch
- Cạnh tranh sản phẩm
Hiện nay, do nền kinh tế phát triển ngày càng nhiều sản phẩm mới đượctung ra thị trường và rất nhiều sản phẩm có thể thay thế nhau Chính vì vậy,trên thị trường còn xuất hiện sự cạnh tranh giữa các sản phẩm Ta có thể địnhnghĩa cạnh tranh sản phẩm như sau: Cạnh tranh sản phẩm là việc các doanhnghiệp đưa ra thị trường các sản phẩm cùng loại, có khả năng thay thế lẫnnhau Cạnh tranh sản phẩm là sự cạnh tranh về mẫu mã, kiểu dáng, chấtlượng, giá cả, phương thức bán hàng, cách thức tiếp cận, sản phẩm nào phùhợp nhất với yêu cầu của khách hàng thì sản phẩm đó sẽ đảm bảo được khả
Trang 18năng tiêu thụ, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm và là điều kiện thu thêmnhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Ở Việt Nam hiện nay, do điều kiện kinh tế chưa phát triển, các doanhnghiệp chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, chưa có nhiều tập đoàn xuyên quốcgia Chính vì vậy, ở nước ta, cạnh tranh doanh nghiệp đồng nghĩa với cạnhtranh quốc gia Nghĩa là khi quốc gia nâng cao được sức cạnh tranh của mình
so với các quốc gia khác thì doanh nghiệp mới có thể tạo ra những lợi thếcạnh tranh của mình
Dựa vào tính lành mạnh và sự tác động của hành vi đối với thịtrường, có thể chia cạnh tranh làm 2 loại:
- Cạnh tranh lành mạnh
Cạnh tranh lành mạnh là loại cạnh tranh theo đúng quy định của phápluật, đạo đức xã hội, đạo đức kinh doanh Cạnh tranh có tính chất thi đua,thông qua đó mỗi chủ thể nâng cao năng lực của chính mình mà không dùngthủ đoạn triệt hạ đối thủ Có thể thấy, kinh doanh như một cuộc chơi nhưngkhông giống như chơi thể thao, chơi bài hay chơi cờ, khi mà phải luôn có kẻthua – người thắng Trong kinh doanh, thành công của doanh nghiệp khôngnhất thiết đòi hỏi phải có những kẻ thua cuộc Thực tế là hầu hết các doanhnghiệp chỉ thành công khi những người khác thành công Đây là sự thànhcông cho cả đôi bên nhiều hơn là cạnh tranh làm hại lẫn nhau Tình huống nàyđược gọi là cùng thắng
- Cạnh tranh không lành mạnh
Cạnh tranh không lành mạnh là tất cả những hành động trong hoạt độngkinh tế trái với đạo đức nhằm làm hại các đối thủ kinh doanh hoặc kháchhàng Và cũng gần như sẽ không có người thắng nếu việc kinh doanh được
Trang 19tiến hành giống như một cuộc chiến Cạnh tranh khốc liệt mang tính tiêu diệtchỉ dẫn đến một hậu quả thường thấy sau các cuộc cạnh tranh khốc liệt là sựsụt giảm mức lợi nhuận ở khắp mọi nơi.
Mục đích của nhà kinh doanh là luôn luôn mang lại những điều có lợi chodoanh nghiệp mình Đôi khi đó là sự trả giá của người khác Đây là tìnhhuống cùng thua Không ít cơ sở sản xuất, doanh nghiệp còn sử dụng nhữngchiêu thức đen nhằm hạ thấp và loại trừ các doanh nghiệp hoạt động trên cùngmột lĩnh vực ngành nghề để độc chiếm thị trường
Căn cứ vào tính chất cạnh tranh trên thị trường, cạnh tranh được chiara:
- Cạnh tranh hoàn hảo
Là loại cạnh tranh theo các quy luật của thị trường mà không có sự canthiệp của các chủ thể khác Giá cả của sản phẩm được quyết định bởi quy luậtcung cầu trên thị trường Cung nhiều cầu ít sẽ dẫn đến giá giảm, cung ít cầunhiều sẽ dẫn đến giá tăng
- Cạnh tranh không hoàn hảo
Là hình thức cạnh tranh giữa những người bán có các sản phẩm khôngđồng nhất với nhau Mỗi sản phẩn đều mang hình ảnh hay uy tín khác nhaucho nên để giành đựơc ưu thế trong cạnh tranh, người bán phải sử dụng cáccông cụ hỗ trợ bán như: quảng cáo, khuyến mại, cung cấp dịch vụ, ưu đãi giá
cả, đây là loại hình cạnh tranh phổ biến trong giai đoạn hiện nay
- Cạnh tranh độc quyền
Là sự cạnh tranh mang tính chất “ảo”, thực chất cạnh tranh này là sựquảng cáo để chứng minh sự đa dạng của một sản phẩm nào đó, để khách
Trang 20hàng lựa chọn một trong số những sản phẩm nào đó của một doanh nghiệpnào đó chứ không phải của doanh nghiệp khác.
Trong cạnh tranh độc quyền có thể phân chia thành hai loại:
Độc quyền nhóm: là loại độc quyền xảy ra khi trong ngành có rất ít nhàsản xuất, bởi vì các ngành này đòi hỏi vốn lớn, rào cản ra nhập ngành khó Vídụ: ngành công nghiệp sản xuất ôtô, máy bay
Độc quyền tuyệt đối: xảy ra khi trên thị trường tồn tại duy nhất một nhàsản xuất và giá cả, số lượng sản xuất ra hoàn toàn do nhà sản xuất này quyếtđịnh Ví dụ: điện, nước ở Việt Nam do Nhà nước cung cấp
1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh
Trên thương trường, khi các chủ thể cạnh tranh với nhau để giành thắnglợi về phía mình, các chủ thể đó phải áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp nhằmduy trì và phát triển vị thế của doanh nghiệp mình trên thương trường đó Cácbiện pháp mà doanh nghiệp áp dụng thể hiện một sức mạnh nào đó, một khảnăng hoặc một năng lực của chủ thể thì nó được gọi là năng lực cạnh tranhcủa chủ thể đó Một tác giả sau khi đã nghiên cứu, phân tích bản chất năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp cho rằng: “Năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp thể hiện thực lực và lợi thế so sánh của nó so với đối thủ khác trongviệc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ích ngày càngcao cho doanh nghiệp mình”
Một số quan điểm cho rằng, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khảnăng giành được và duy trì thị phần trên thị trường với việc thu lợi nhuận nhấtđịnh
Trang 21Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành các hoạt động kinh doanh củamình đều muốn tìm mọi phương pháp để tăng cường năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp mình so với các doanh nghiệp khác Một doanh nghiệp được coi
là có năng lực cạnh tranh nếu nó có được đánh giá là đứng vững với cácdoanh nghiệp khác bằng cách đưa ra các sản phẩm thay thế hoặc bằng cáchđưa ra các sản phẩm tương tự với mức giá thấp hơn cho các sản phẩm cùngloại hoặc bằng cách cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc tính và chấtlượng ngang bằng hay cao hơn
Tất cả các nghiên cứu mặc dù xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau, nhưngđều cho thấy năng lực cạnh tranh đều liên quan tới hai khía cạnh đó là chiếmlĩnh thị trường và lợi nhuận mang lại Vì thế, ta có thể đưa ra một khái niệm
về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như sau: Năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp là sức mạnh bên trong của doanh nghiệp đó, là khả năng tậndụng những thuận lợi, hạn chế những khó khăn mà môi trường bên ngoài đưađến cho doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh của mình nhằm duy trì, giatăng lợi nhuận và chiếm lĩnh thị phần trên thị trường của các sản phẩm vàdịch vụ của doanh nghiệp”
Chúng ta phân biệt năng lực cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ, năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của quốc gia Trong đó,năng lực cạnh tranh hàng hóa dịch vụ có thể hiểu khái quát là tổng thể các yếu
tố gắn liền với hàng hóa, dịch vụ đó cùng với các điều kiện, công cụ và biệnpháp cấu thành khả năng cạnh tranh được chủ thể dùng để ganh đua với nhaunhằm chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng và đem lại nhiều lợi íchhơn cho chủ thể tham gia cạnh tranh
Đối với năng lực cạnh tranh quốc gia, WEF cho rằng “Khả năng cạnhtranh của một quốc gia là khả năng đạt được và duy trì được mức tăng trưởng
Trang 22trên cơ sở các chính sách về thể chế vững bền tương đối và các đặc trưng kinh
tế khác”
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sảnphẩm hàng hóa, dịch vụ khác nhau ở chỗ doanh nghiệp là một tổ chức chặtchẽ, có thể đồng thời sản xuất nhiều mặt hàng với năng lực cạnh tranh khácnhau Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được thể hiện năng lực sản phâm rđó
có thể thay thế một sản phẩm khác đồng nhất hoặc khác biệt, có thể do đặctính chất lượng sản phẩm hoặc giá cả sản phẩm Do vậy, năng lực cạnh tranhcủa sản phẩm hàng hóa dịch vụ là một trong những yếu tố cấu thành năng lựccạnh tranh chung cho doanh nghiệp
Trong khi đó, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có thể diễn ra khi họ cungứng trên cùng một thị trường những sản phẩm hàng hóa dịch vụ hoàn toàngiống nhau hoặc khác nhau, nhưng có thể thay thế cho nhau Trong cùng mộtthời gian nếu doanh nghiệp nào bán được nhiều sản phẩm hàng hóa, dịch vụcủa mình và ngày càng chiếm được thị phần nhiều hơn so với các đối thủcạnh tranh khác thì doanh nghiệp đó được đánh giá là có năng lực cạnh tranhcao hơn
Còn năng lực cạnh tranh quốc gia là tổng hợp năng lực cạnh tranh của cácdoanh nghiệp trong quốc gia đó Chính vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranhcho doanh nghiệp là một vấn đề đặc biệt quan trọng của mỗi quốc gia Tronggiai đoạn hiện này, trong xu thế chúng ta dang chủ động hội nhập kinh tếquốc tế ngày một sâu rộng, để tồn tại và phát triển bền vững, mỗi doanhnghiệp nói riêng và quốc gia nói chung cần quan tâm chú trọng đầu tư toàndiện để nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động giành phần thắng lợi về mìnhtrước những đối thủ cạnh tranh khác
Trang 231.2.1 Vai trò của nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
Trong giai đoạn hiện này, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang thúcđẩy mạnh mẽ, sâu sắc quá trình chuyên môn hóa và hợp tác quốc tế, lực lượngsản xuất lớn mạnh đang dần được quốc tế hóa Cuộc cách mạng công nghệthông tin đang làm cho nền kinh tế thế giới gắn bó, ràng buộc lẫn nhau dẫn tớikhông một quốc gia nào, một nền kinh tế, một dân tộc nào muốn phát triển
mà có thể tách rời khỏi hệ thống kinh tế thế giới, không hòa nhập vào sự vậnđộng chung của cả nền kinh tế thế giới Sự hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắnkết nền kinh tế của nước mình vào với nền kinh tế khu vực và thế giới, là sựtham gia vào sự phân công lao động quốc tế, chúng ta gia nhập các tổ chứckinh tế song phương và đa phương, là chúng ta chấp nhận và tuân thủ nhữngquy định chung được hình thành trong quá trình hợp tác và đấu tranh giữa cácthành viên của tổ chức Trong quá trình hội nhập, các nước tham gia đều phảituân thủ những quy ước chung, những luật chơi chung khá phức tạp được thểhiện trong nhiều điều ước quốc tế
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp; sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp có mối quan hệ mậtthiết, nó tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau
- Nâng cao năng lực cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp phát triển và hộinhập Nó thúc đẩy tiến trình phát triển của doanh nghiệp bởi năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển của doanh nghiệp Nógiúp cho doanh nghiệp chủ động hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng
- Khi cạnh tranh thắng lợi, doanh nghiệp sẽ đứng vững và phát triểnkhông ngừng, đó là tiền đề tác động ngược trở lại cho doanh nghiệp nâng caohơn nữa năng lực cạnh tranh của mình Những thành tựu của sự phát triển sẽtạo đà giúp cho doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội kinh doanh mới Khidoanh nghiệp có đủ khả năng nguồn lực về vốn và con người, doanh nghiệp
Trang 24sẽ dễ dàng tiếp cận với công nghệ mới, phương thức quản lý tiên tiến, hiệnđại Từ đây những sản phẩm mới có chất lượng cao được ra đời góp phầnnâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Tóm lại, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, vấn đề cótính chất quyết định là mỗi doanh nghiệp phải nhận thức được và luôn cốgắng nâng cao năng lực của mình, sẵn sàng nắm lấy cơ hội để vươn lên,chuẩn bị đủ mọi điều kiện để đủ khả năng đối mặt với những thách thức trongquá trình hội nhập giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bền vững
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp
Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp baogồm tổng thể các nhân tố khách quan và chủ quan, vận động và tương tác lẫnnhau, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới các hoạt động kinh doanh của từngdoanh nghiệp Sự tác động này có thể thuận lợi hay gây trở ngại cho doanhnghiệp Những nhân tố này người ta gọi chung là môi trường kinh doanh Cácnhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm cácyếu tố vừa cụ thể vừa trừu tượng Chúng có mối quan hệ trực tiếp hay giántiếp đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nói chung
Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồmcác nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài
1.3.1 Nhân tố bên trong
Nhân tố bên trong của doanh nghiệp được hiểu là các yếu tố tác động đếnhoạt động kinh doanh trong phạm vi của doanh nghiệp Nhân tố bên trongdoanh nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với quá trình phát triển và đồng thờiphản ánh sức mạnh tiềm lực hiện tại của doanh nghiệp Tất cả những khíacạnh đó tạo nên một sức mạnh tinh thần len lỏi và tác động đến từng thành
Trang 25viên và tập thể của doanh nghiệp Nếu môi trường bên trong mà thuận lợi thìcông việc kinh doanh sẽ thuận buồm xuôi gió và ngược lại, nó sẽ là yếu tố cảntrở đến sự nghiệp kinh doanh.
- Nguồn nhân lực và năng lực của các nhà quản lý
Lao động luôn là yếu tố đầu tiên cũng như là yếu tố cuối cùng tạo nên sựthành công hay thất bại của một doanh nghiệp, phải có nguồn nhân lực chúng
ta mới tạo ra sản phẩm một cách trực tiếp hay gián tiếp Đội ngũ cán bộ quản
lý doanh nghiệp sẽ là những người quyết định các hoạt động sản xuất kinhdoanh: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai Mỗi quyết địnhcủa họ có ý nghĩa hết sức quan trọng liên quan đến sự tồn tại, phát triển haydiệt vong của doanh nghiệp
Đội ngũ các nhà lãnh đạo chiếm một vai trò hết sức quan trọng đối với bất
cứ doanh nghiệp nào Người lãnh đạo là người vạch ra phương hướng, chiếnlược, chính sách, điều khiển và kiểm soát mọi hoạt động của doanh nghiệp.Năng lực quản trị chiến lược phản ánh khả năng phân tích thị trường, dự báocác xu hướng phát triển công nghệ phù hợp với xu hướng chung, đưa ra địnhhướng phát triển sản phẩm có tính lâu dài, có khả năng ứng dụng rộng rãi.Bên cạnh đó, nhân tố này còn thể hiện khả năng hoạch định chiến lược kênhphân phối, khả năng mở rộng thị trường, năng lực quản trị rủi ro của ban lãnhđạo doanh nghiệp
- Về tài chính
Trong một doanh nghiệp, nguồn lực tài chính là vấn đề không thể khôngnhắc đến bởi nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng và nó quyết định đến chiếnlược cạnh tranh của doanh nghiệp Trước hết, nguồn lực tài chính của doanhnghiệp được thể hiện ở quy mô vốn tự có, khả năng huy dộng các nguồn vốnkhác phục vụ sản xuất kinh doanh và sử dụng các nguồn vốn đó một cách cóhiệu quả Nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, lợi nhuận hàng năm cao,
Trang 26phần lợi nhuận để tái đầu tư cho sản xuất kinh doanh sẽ lớn và quy mô sẽtăng
Các chỉ tiêu tài chính thường được quan tâm khi phân tích tài chính như:chỉ tiêu về khả năng thanh toán, nhóm các chỉ tiêu về lợi nhuận, nhóm các chỉtiêu về cơ cấu nguồn vốn và tài sản
- Khả năng liên doanh liên kết của doanh nghiệp
Liên doanh liên kết là sự kết hợp hai hay nhiều pháp nhân kinh tế khácnhau để tạo ra một pháp nhân mới có sức mạnh tổng hợp về kinh nghiệm,máy móc thiết bị công nghệ và nguồn tài chính Đây là một trong những yếu
tố đánh giá năng lực của doanh nghiệp Nhất là đối với những doanh nghiệpthường tham gia thực hiện với các dự án với quy mô lớn, nhưng trên thực tếnhững yêu cầu đôi khi vượt quá khả năng của một doanh nghiệp đơn lẻ trongcạnh tranh Để đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường, tăng năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp, vấn đề mở rộng các quan hệ liên doanh liên kết dướinhiều hình thức thích hợp là giải pháp quan trọng và cần thiết Qua đó doanhnghiệp có thể đáp ứng một cách toàn diện những yêu cầu của khách hànghoặc của dự án có quy mô lớn và có mức độ phức tạp cao
Liên doanh liên kết tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể chủ động trongsản xuất, minh bạch trong chi tiêu và góp phần phân công lao động theohướng chuyên môn hóa sâu, đặc biệt là khai thác được những thế mạnh, khắcphục những điểm yếu, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, thúc đẩy ứngdụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, từ đó nâng cao nănglực cạnh tranh cho doanh nghiệp
1.3.2 Nhân tố bên ngoài
Các nhân tố bên ngoài là những nhân tố mà doanh nghiệp không thể kiểmsoát được nó Doanh nghiệp chỉ có thể điều chỉnh những hoạt động kinh
Trang 27doanh cùa mình để lợi dụng những thời cơ, thuận lợi mà các yếu tố này manglại và hạn chế bớt những rủi ro mà doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu do tácđộng của những yếu tố thuộc môi trường kinh doanh bên ngoài Nó thuộc môitrường vĩ mô và môi trường vi mô.
Môi trường vĩ mô:
Việc xác định, tìm hiểu thông tin về các yếu tố thuộc môi trường vĩ môgiúp doanh nghiệp trả lời câu hỏi: hiện nay doanh nghiệp đang phải đốiphó với những vấn đề gì? Trong môi trường vĩ mô có 5 yếu tố quan trọng cótác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Đó là:
- Các yếu tố về chính trị và pháp luật:
Các yếu tố này có ý nghĩa đặc biệt đối với các doanh nghiệp muốn vươn
ra thị trường thế giới Nó bao gồm: những yếu tố chính trị, pháp luật do Chính
Trang 28phủ đề ra: các chính sách, qui chế, định chế, luật lệ, chế độ tiền lương, thủ tụchành chính, hệ thống các văn bản pháp luật như luật doanh nghiệp, luật bảohiểm xã hội và mức độ ổn định về tình hình chính trị của quốc gia , tính bềnvững của Chính phủ.
Yếu tố về chính trị tuy là gián tiếp nhưng nó chi phối tổng thể và toàndiện đến quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Còn về luật pháp,nếu như hệ thống luật pháp đồng bộ và ổn định cộng với việc thực hiệnnghiêm chỉnh luật pháp thì nó sẽ tạo ra một khuôn khổ pháp lý để đảm bảoquyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Các yếu tố về văn hóa, xã hội: những yếu tố này là nhân tố chính trongviệc hình thành thị trường sản phẩm, dịch vụ Đây là những yếu tố có tínhbiến đổi chậm nên dễ bị các doanh nghiệp lãng quên khi xác định các vấn đềchiến lược, trong một số trường hợp có thể đưa doanh nghiệp đi đến nhữngthất bại nặng nề Nhưng một khi nó đã tác động thì nó lại ảnh hưởng đối vớimôi trường kinh doanh một cách sâu sắc
Các yếu tố này bao gồm: tỷ lệ gia tăng dân số, cơ cấu dân cư về độ tuổi,giới tính , những chuẩn mực đạo đức, các phong tục tập quán, các giá trịvăn hoá của quốc gia, địa phương mà doanh nghiệp đó đặt tại đó
- Các yếu tố về tự nhiên:
Các yếu tố tự nhiên có thể tạo ra những thuận lợi hay khó khăn ban đầutrong việc phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đối với một sốngành thì các yếu tố tự nhiên là tài sản vô giá đối với sự phát triển của ngànhchẳng hạn như ngành du lịch Các yếu tố này bao gồm khí hậu, đất đai, tàinguyên thiên nhiên, nguồn năng lượng, môi trường tự nhiên của quốc gia,địa phương
Trang 29- Các yếu tố khác
Chúng bao gồm sự phát triển của khoa học công nghệ, về vấn đề dân số,tài nguyên, môi trường nói chung, sự hội nhập của các quốc gia đối với khuvực và thế giới Sự ảnh hưởng của các yếu tố này cũng rất đáng kể đến kinhdoanh của doanh nghiệp Vì vậy, đứng trên góc độ vĩ mô cần thiết phải quantâm đến tác động của chúng để có thể chủ động trong việc tận dụng nhữngthuận lợi, thời cơ và hạn chế những rủi ro, thách thức đối với hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp
Môi trường vi mô
Môi trường vi mô có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanhcũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nó quyết định tính chất cũngnhư mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành Việc chúng ta xácđịnh ảnh hưởng của môi trường vi mô đến hoạt động của doanh nghiệp cũng
là đồng thời tìm ra cơ hội cũng như thách thức của môi trường này tới doanhnghiệp Các yếu tố tác động mà ta có thể xác định bao gồm:
- Quyền lực của khách hàng
Khách hàng là những người mua hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp,khách hàng thực hiện việc trao đổi, họ trả tiền cho doanh nghiệp để lấy hànghóa hay dịch vụ Do vậy, khách hàng chính là thị trường tiêu thụ của doanhnghiệp Qua thị trường khách hàng mà doanh nghiệp có thể đạt được nhữngmục tiêu của mình là doanh thu và lợi nhuận Tuy nhiên mối quan hệ tốt đẹpnày chỉ có thể tồn tại và phát triển khi và chỉ khi đảm bảo lợi ích kinh tế và sựthỏa mãn của cả hai bên doanh nghiệp và khách hàng
Khách hàng có thể có nhiều loại: một cá nhân hay một tổ chức, kháchhàng tiềm năng hiện thực hay khách hàng truyền thống Tùy thuộc vào kháchhàng khác nhau mà doanh nghiệp có các hành vi ứng xử cũng như có các
Trang 30phương thức mua bán thích hợp Phân tích một cách tổng quát ta thấy trên thịtrường có hai dòng khách hàng và doanh nghiệp tìm nhau Đối với doanhnghiệp thì phải tìm và xác định khách hàng cho mình một cách đầy đủ và toàndiện từ yêu cầu đòi hỏi về quy mô, cơ cấu, nhu cầu khách hàng, các nhân tốtác động đến sự thay đổi nhu cầu, đặc biệt là thói quen, sở thích của đối tượngkhách hàng Đối với khách hàng họ cũng có những ưu thế, chế ước nhất địnhđối với từng doanh nghiệp, nhất là trong xu hướng toàn cầu hiện nay thì ngườimua sẽ có ưu thế mạnh hơn rất nhiều.
ép các doanh nghiệp bằng cách tăng giá bán, hạ thấp chất lượng các sản phẩm
mà họ cung cấp và họ không cung cấp thường xuyên
Những điều kiện thuận lợi để các nhà cung cấp tăng cường sức ép của họnhư: chỉ có một số lượng rất hạn chế các nhà cung cấp, không có các sảnphẩm thay thế, các doanh nghiệp có vai trò rất yếu đối với các nhà cung cấp,mức độ quan trọng của sản phẩm dịch vụ đối với doanh nghiệp, các nhà cungcấp có khả năng đa dạng hóa sản phẩm hoặc trong tương lai các nhà cung cấp
có khả năng liên kết mạnh hơn hay doanh nghiệp phải chịu tổn thất lớn khiphải chuyển đối các nhà cung cấp
- Thế lực từ sự xâm nhập của các doanh nghiệp mới
Các doanh nghiệp mới xâm nhập vào thị trường sẽ trở thành đối thủ cạnhtranh của các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường Sự cạnh tranhdiễn ra hầu hết trên các lĩnh vực từ phân chia thị trường đến các nguồn cung
Trang 31cấp và các hoạt động khuyến mại Các doanh nghiệp mới thành lập sau nên họđón nhận những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại Để hạn chế bớt sức
ép này các doanh nghiệp phải tạo ra những ngăn cản đối với sự xâm nhậpmới, những cản trở này có thể là: tạo ra quy mô tối ưu, có sự khác biệt sảnphẩm, lượng vốn đầu tư lớn và cần có những chi phí cần thiết để thay đổi haynhững lợi ích hỗ trợ độc lập với quy mô bao gồm những ưu thế của mộtdoanh nghiệp có được ngay cả khi doanh nghiệp có quy mô tối ưu như uy tín,
sự nhận biết về sản phẩm, vị trí địa lý, hỗ trợ Chính phủ
- Thế lực từ sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là các sản phẩm có cùng công dụng, có thể thay thếcho sản phẩm đang tồn tại trên thị trường Sức ép từ các sản phẩm thay thếlàm hạn chế bớt tiềm năng lợi nhuận của ngành do mức giá cao bị khống chế.Nếu không chú ý đến các sản phẩm thay thế tiềm ẩn, các doanh nghiệp có thể
bị tụt hậu so với các doanh nghiệp khác Phần lớn các sản phẩm thay thế dokết quả của sự bùng nổ nhờ công nghệ kinh doanh tốt hơn Để chống trọi vớicác sản phẩm thay thế các doanh nghiệp thường chọn các phương án như: đadạng hóa sản phẩm hay tọa ra những cản trở đối với khách hàng khi thay đổicác nhà cung cấp
- Thế lực từ cường độ cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh
Cường độ cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh ngày càng tăng lên nóbiểu hiện ở những cuộc chiến về giá, các chiến dịch khuyến mại, các sảnphẩm mới liên tục được tung ra Mức độ cạnh tranh thường bắt nguồn từ cácyếu tố như: có nhiều doanh nghiệp, đối thủ ngang sức ngang tài, tốc độ pháttriển của các ngành thấp, chi phí cố định cao, khả năng đa dạng hóa, khác biệtsản phẩm thấp, chỉ có thể tăng khối lượng sản xuất ở mức độ lớn, các đối thủ
Trang 32cạnh tranh rất đa dạng từ chiến lược, điểm xuất phát, truyền thống hay rời bỏthị trường là một điều khó khăn cho doanh nghiệp.
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp đó tạo rađược lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mình so với các đối thủ cạnhtranh, khả năng tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếmlĩnh được thị phần lớn, thu được lợi nhuận cao, tạo ra được thu nhập,xây dựng được thương hiệu, uy tín trên thị trường và phát triển bền vững
Để lựa chọn các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp, chúng ta cần có các tiêu chí định lượng và định tính để đolường và đánh giá năng lực cạnh tranh Có rất nhiều chỉ tiêu có thể sử dụng đểđánh giá, trong đó các chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất và có thể phản ánhtương đối đầy đủ và sát thực về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó là:
Thị phần của doanh nghiệp
Thị phần là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp Thị phần của doanh nghiệp dược tính dựa trên tỷ trọng giữa sốsản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiêp được cung ứng trên thịtrường trong cùng một khoảng thời gian nhất định Hoặc là tỷ trọng được tínhgiữa doanh thu của doanh nghiệp về một loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nào
đó so với tổng doanh thu của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đó trên toàn thịtrường Nếu nói thị phần là tỷ lệ so sánh giữa doanh thu của một doanhnghiệp với đối thủ cạnh tranh thì nó đánh giá và cho biết vị thế, chỗ đứng củadoanh nghiệp trên thị trường Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao sẽchiếm được thị phần tương ứng với năng lực cạnh tranh đó và có nhiều khảnăng thị phần sẽ được tăng lên
Thị phần là một loại tài sản vô hình của doanh nghiệp, nếu muốn giành vàgiữ vững được thị phần của mình trên thị trường, doanh nghiệp phải phấn đấu
Trang 33và nỗ lực không ngừng trong việc nghiên cứu và sản xuất đủ số lượng sảnphẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường, làm tốt công tác Marketing, đặc biệtphải duy trì đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ như đã cam kết.
Năng lực tài chính
Năng lực tài chính: năng lực tài chính của một doanh nghiệp là nguồn lựctài chính của bản thân doanh nghiệp, là khả năng tạo tiền, tổ chức lưu chuyểnhợp lý, đảm bảo khả năng thanh toán thể hiện ở quy mô vốn, chất lượng tàisản và khả năng sinh lợi… đủ để đảm bảo và duy trì hoạt động kinh doanhđược tiến hành bình thường
Để đánh giá năng lực tài chính của một doanh nghiệp cần xem xét kết cấuvốn cố định và vốn lưu động của doanh nghiệp Nếu kết cấu vốn hợp lý sẽ cótác dụng đòn bẩy góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Có những doanhnghiệp có quy mô vốn lớn nhưng vẫn không vững mạnh, đó là do kết cấu tàisản và nguồn vốn không phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất kinhdoanh, doanh nghiệp đó chưa biết cách khai thác và sử dụng có hiệu quảnguồn lực tài chính của mình Ngược lại, có những doanh nghiệp có quy môvốn không lớn nhưng vẫn được coi là mạnh vì doanh nghiệp đó đã duy trìđược tình trạng tài chính tốt, biết cách huy động được những nguồn tài chínhthích hợp để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu củathị trường mục tiêu Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh sẽ có điềukiện thuận lợi trong việc đầu tư đổi mới công nghệ, mua sắm trang thiết bị,nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, do vậy sẽ giữ vững và nâng caođược sức cạnh tranh và củng cố vị thế của doanh nghiệp trên thị trường
Hệ thống sản phẩm, dịch vụ
Hệ thống sản phẩm dịch vụ là một tập hợp tất cả những loại sản phẩm vàmặt hàng mà một người bán cụ thể đưa ra để bán cho những người mua Hệthống sản phẩm của một doanh nghiệp thường bao gồm:
Trang 34- Chiều rộng hệ thống sản phẩm thể hiện doanh nghiệp có bao nhiêu loại
- Mật độ sản phẩm dịch vụ thể hiện mối quan hệ mật thiết đến mức độ
nào giữa các loại sản phẩm khác nhau xét theo cách sử dụng cuối cùng
Mức giá của sản phẩm, dịch vụ
Giá cả sản phẩm là nhân tố rất quan trọng trong việc định hướng chiếnlược phát triển của doanh nghiệp Giá cả phải chăng phù hợp với chất lượngsản phẩm dịch vụ sẽ dễ dàng được người mua chấp nhận
Cạnh tranh về giá trong kinh doanh vừa gay gắt vừa tồn tại hai mặt tráingược nhau: nếu doanh nghiệp hạ giá thấp có nghĩa là doanh nghiệp có thểthu hút khách bởi giá rẻ, vừa có thể đẩy khách vì chất lượng dịch vụ đã bịgiảm tương ứng và khi các doanh nghiệp cùng ngành thi nhau giảm giá thì lợinhuận của họ bị giảm rất nhiều và doanh nghiệp khó có thể đứng vững trướcnguy cơ phá sản nếu không có những biện pháp kinh doanh phù hợp Vì vậy,cạnh tranh về giá đồng nghĩa với cạnh tranh về chất lượng sản phẩm dịch vụ.Giá cả sản phẩm dịch vụ là một chỉ tiêu để đánh giá năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp
Khoa học công nghệ, kỹ thuật
Khoa học công nghệ, kỹ thuật và máy móc thiết bị và một bộ phận chủyếu và quan trọng nhất trong tài sản cố định, nó là những cơ sở vật chất kỹthuật chủ yếu quyết định năng lực sản xuất của doanh nghiệp, là nhân tố đảmbảo năng lực cạnh tranh Để đánh giá về năng lực công nghệ kỹ thuật, máymóc thiết bị có thể dựa vào một số đặc tính như sau:
Trang 35- Tính hiện đại của công nghệ kỹ thuật biểu hiện ở các thông số nhưhãng sản xuất, năm sản xuất, công nghệ thiết kế, giá trị còn lại của thiết bị.
- Tính đồng bộ: thiết bị đồng bộ là điều kiện đảm bảo sự phù hợp giữacông nghệ, thiết bị với phương pháp sản xuất, với chất lượng và độ phức tạpcủa sản phẩm do công nghệ đó sản xuất ra
- Tính hiệu quả thể hiện trình độ sử dụng máy mức thiết bị công nghệsẵn có để phục vụ chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp
- Tính đổi mới: trong hoạt động sản xuất kinh doanh luôn có nhiều biếnđộng, máy móc thiết bị công nghệ phải thích ứng được với yêu cầu, nhiệm vụsản xuất kinh doanh của từng giai đoạn, từng phương án sản xuất kinh doanh.Nếu máy móc thiết bị công nghệ không được sử dụng một cách linh hoạt vàchậm đầu tư đổi mới thì sẽ không đảm bảo được năng lực cạnh tranh chodoanh nghiệp
Vậy, một doanh nghiệp với hệ thống công nghệ kỹ thuật, máy móc thiết bịtiến triển hiện đại, cộng với khả năng quản lý tốt sẽ tạo ra những sản phẩm cóchất lượng cao, giá thành hạ và đảm bảo được lợi thế cạnh tranh cho doanhnghiệp trên thị trường
Nguồn nhân lực của doanh nghiệp
Trong sản xuất kinh doanh yếu tố con người là vô cùng quan trọng đối vớihoạt động của mỗi doanh nghiệp, để quản lý tốt các hoạt động sản xuất kinhdoanh trước hết phải làm tốt các công tác về quản lý nguồn nhân lực Nguồnnhân lực không đảm bảo về số lượng và chất lượng là nguyên nhân dẫn đếnlàm giảm sút năng suất và chất lượng sản phẩm dịch vụ Nếu làm tốt công tácquản lý nguồn nhân lực là con đường dẫn tới thành công của các doanhnghiệp bởi quản lý nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp khai thác được mọitiềm năng của người lao động đóng góp vào sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp đó
Trang 36Yêu cầu đối với đội ngũ lãnh đạo và quản trị viên các cấp không chỉ cầngiỏi về trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có khả năng sáng tạo, tinhthần trách nhiệm , sự nhanh nhẹn, linh hoạt trong thu thập và xử lý thông tin,sáng suốt dự báo và ứng phó với các biến động của thị trường Chất lượngnguồn nhân lực của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuấtkinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó, nếu một doanhnghiệp có đội ngũ nhân lực chất lượng cao thì doanh nghiệp đó có năng lựccạnh tranh cao trên thị trường.
Doanh thu, chi phí và lợi nhuận
Đây là nhóm chỉ tiêu về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, là các chỉtiêu rất quan trọng, chủ chốt và là căn cứ đưa ra các quyết định trong tươnglai
Tổng doanh thu là tổng số tiền thu được từ các hoạt động sản xuất kinhdoanh phát sinh trong năm của doanh nghiệp Tổng doanh thu bao gồm doanhthu bán hàng, cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhậpkhác, là các khoản thu nhập từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên như:thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợpđồng, thu tiền bảo hiểm được bồi thường…
Chi phí là các hao phí về nguồn lực để doanh nghiệp đạt được một hoặcnhững mục tiêu cụ thể hay đó là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt độngkinh tế như sản xuất, giao dịch nhằm mua được các loại hàng hóa, dịch vụ cầnthiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh
Lợi nhuận kinh tế bằng tổng doanh thu trừ đi toàn bộ chi phí kinh tế Lợinhuận là thước đo, là chỉ tiêu để đánh giá hoạt động kinh doanh có hiệu quảhay không của doanh nghiệp Dựa vào lợi nhuận kinh tế có thể đánh giá đượchiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, thấy được điểm mạnh, điểm yếu củadoanh nghiệp
Trang 37Thương hiệu, uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp
Việc xây dựng được một thương hiệu là vấn đề đòi hỏi thời gian, khảnăng tài chính và ý chí không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao cũng có nghĩa là doanh nghiệp
đó đã xây dựng được một thương hiệu mạnh, thương hiệu đó luôn được kháchhàng nhớ đến và nhận biết một cách dễ dàng những sản phẩm mà doanhnghiệp cung ứng Một thương hiệu mạnh là một thương hiệu có thể tạo được
sự thích thú cho khách hàng mục tiêu, làm cho họ tiêu dùng và sẽ tin tưởng đểtiếp tục tiêu dùng nó Thương hiệu thành công sẽ làm cho khách hàng tintưởng vào hình thức và chất lượng, yên tâm tin dùng và tự hào khi sử dụngthương hiệu đó Thương hiệu mạnh còn giúp cho việc tạo dựng hình ảnh tốtcho doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng mới, thu hút nhân tài và thuhút được nhiều nguồn vốn đầu tư
Để sở hữu một thương hiệu mạnh, doanh nghiệp phải xây dựng mộtchiến lược về thương hiệu nằm trong chiến lược Marketing tổng thể, dựa trêncác kết quả về nghiên cứu thị trường, đồng thời phải đăng ký bản quyềnthương hiệu trong và ngoài nước Như vậy, thương hiệu mới trở thành một tàisản thực sự có giá trị của doanh nghiệp
Trang 38CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
VIETRAVEL HÀ NỘI
2.1 Một số nét khái quát về công ty
2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Vietravel Hà Nội
Công ty Du lịch và Tiếp thị GTVT Việt Nam được hình thành từ đơn vịtiền thân là Trung tâm Du lịch – Tiếp thị và Dịch vụ đầu tư GTVT (TracodiTourmis) Vào những ngày đầu thành lập ( tháng 9/1992), Tradico Tourmischỉ có vẻn vẹn 10 nhân viên và hoạt động chính là tổ chức cho du khách Nhậtvào Việt Nam, cung cấp dịch vụ vé máy bay và thủ tục xuất nhập cảnh
Để phù hợp với nền kinh tế mở, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhànước, đứng trước những cơ hội phát triển mới cũng như phải đối mặt với cơchế cạnh tranh gay gắt để chiếm lĩnh và nắm vững được thị phần trong thịtrường kinh doanh du lịch Việc tăng cường nội lực để nâng cao sức cạnhtranh trở thành vấn đề sống còn của Tradico Tourmis Xuất phát từ nguyênnhân và yêu cầu trên, ngày 02 tháng 12 năm 1995, Tradico Tourmis phát triểnthành doanh nghiệp độc lập với tên gọi là Công ty Du lịch và Tiếp thị GTVTViệt Nam - Vietravel thuộc Bộ Giao thông vận tải theo Quyết định số4962/QĐ/TCCB- LĐ của Bộ Giao thông Vận tải với mục đích hình thành mộtdoanh nghiệp mạnh để đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường đầy biếnđộng Trụ sở chính của công ty: 190 Pasteur, P.6, Q.3, Tp Hồ Chí Minh.Thành lập từ năm 1995 đến nay sau 18 năm Vietravel đã phát triển hệthống phân phối rộng khắp trong cả nước, từ: Hà Nội, Lào Cai, Vinh, Hải
Trang 39Phòng, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Nha Trang, Phan Thiết, Buôn
Ma Thuột, Tp HCM, Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ, Long Xuyên, Phú Quốc, Cà Mau và các văn phòng đại diện tại quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Thái Lan, Campuchia và sẽ tiếp tục phát triển hệ thống phân
phối đến hầu hết các quốc gia trọng điểm du lịch trên thế giới nhằm góp phầnquảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam và thu hút du khách đến với Việt Namcũng như đưa người Việt đến khắp năm châu ngày càng nhiều hơn nữa
Với uy tín và chất lượng dịch vụ, Vietravel vinh dự được chọn là nhàcung cấp phương tiện vận chuyển hàng đầu Việt Nam cho nhiều sự kiện quốc
tế, trong đó đặc biệt phải kể đến: Hội nghị cấp cao APEC 2006, Đại hội Thể
thao Sinh viên Đông Nam Á lần thứ 13, Đại lễ Vesak 2008 và sự kiện gần đây
nhất là tổ chức phương tiện vận chuyển phục vụ Hội nghị cấp cao ASEAN 17trong nhiệm kỳ Việt Nam là Chủ tịch ASEAN Vietravel cũng vinh dự là nhàcung ứng dịch vụ vận chuyển cho chương trình thăm lại chiến trường cũ củangoại trưởng Mỹ John Kerry tại Cà Mau vào tháng 12/2013
Đặc biệt, Vietravel còn vinh dự được nhận các giải thưởng quốc tế như:
“The Friends of Thailand” của Tổng cục Du lịch Thái Lan, “Outstanding Tour Operator 2010” của Bộ Du lịch Campuchia, Cúp “Tourism Alliance Awards 2010 – Nhà điều hành tour Du lịch nước ngoài tốt nhất Đông Dương”
của ngành Du lịch các nước Đông Dương… Trong đó, Vietravel vinh dự làcông ty lữ hành duy nhất của Việt Nam được bình chọn là Top 16 công ty lữhành hàng đầu Châu Á với Danh hiệu “Best Travel Agency Vietnam” của
Giải thưởng “TTG Travel Awards 2011, 2012, 2013” do báo TTG ASia - tờ
báo Du lịch hàng đầu của ngành công nghiệp lữ hành Châu Á - Thái Bình
Dương bình chọn, lần đầu tiên nhận Giải thưởng Du lịch thế giới vào tháng
10/2013 (WTA)
Trang 40Trên cơ sở phát triển bền vững sau 18 năm hình thành và phát triển,trong giai đoạn 2012 – 2015, Vietravel sẽ tiến hành tái cơ cấu mô hình hoạtđộng của Công ty gồm 06 công ty thành viên nhằm phát triển kinh doanhtrong lĩnh vực du lịch theo hướng chuyên sâu Theo dự kiến, đến hết năm
2015, Vietravel sẽ hoàn tất việc triển khai mạng lưới 11 văn phòng du lịch tạicác thị trường trọng điểm trên thế giới như: Hoa Kỳ, Pháp, Hồng Kông,Singapore, Malaysia, Thái Lan, Campuchia và hướng đến trở thành mộttrong 10 công ty lữ hành hàng đầu khu vực Đông Nam Á với mục tiêu phấnđấu đạt được 500.000 – 600.000 lượt khách với doanh số trên 4.500 tỉ đồngvào năm 2015
Đến năm 2020, Vietravel phấn đấu đạt được 1.000.000 khách và trở thành
một trong 10 công ty du lịch hàng đầu châu Á Đây là mục tiêu đầy thử thách
nhưng với một mục tiêu chung, Vietravel đã và đang hiện thực hoá nhữngmục tiêu chiến lược của mình
Đôi nét về chi nhánh Hà Nội:
Thành lập vào tháng 5 năm 1996, chi nhánh Công ty Du lịch và Tiếp thịGTVT tại Hà Nội với số đăng ký kinh doanh: 0116000770 DNNN đã nhanhchóng phát triển trở thành một trong những địa chỉ lữ hành hàng đầu ở thịtrường khu vực Phía Bắc
Ngoài Trụ sở chính, Vietravel Hà Nội còn bao gồm 5 Văn phòng giaodịch đặt tại 5 nơi trên địa bàn TP.Hà Nội: VP giao dịch số 1 (Cầu Giấy) có địachỉ: 20 Trần Thái Tông, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội VP giao dịch số 2 (HàĐông) có địa chỉ: 299 Quang Trung, Q.Hà Đông, VP giao dịch số 3 (Xã Đàn)
có địa chỉ: 262 Xã Đàn, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội VP giao dịch số 4 (LongBiên) có địa chỉ: 445 Nguyễn Văn Cừ, Q Long Biên, TP.Hà Nội VP giaodịch số 5 có địa chỉ: 02 Trần Thánh Tông, Q Hoàn Kiếm, Hà Nội