Tóm lại: Ba thành tựu trên đã bác bỏ tư duy siêu hình mọi vật cô lập, biến đổi về lượng không có sự biến đổi về chất và quan điểm của thần học về vai trò củađấng sáng tạo và khẳng định s
Trang 1KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI
BỘ MÔN NGUYÊN LÝ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
ĐỀ CƯƠNG MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊ NIN
HỌC PHẦN 1
Người soạn: Lê Văn Hùng
- Tài liệu không có giá trị chứng nhận bản quyền tác giả;
- Lưu hành nội bộ
HÀ NỘI, 2014
Trang 2CHƯƠNG MỞ ĐẦU
NHẬP MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
I Khái lược về chủ nghĩa Mác – Lênin
1 Chủ nghĩa Mác - Lênin và ba bộ phận cấu thành
- Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống các quan điểm và học thuyết khoa học doC.Mác (Karl Marx 1818 – 1883) và Ph.Ăngghen (Friedrich Egels, 1820 - 1895) xâydựng, V I Lênin (Vladimir Ilich Lênin 1870 - 1924) bảo vệ và phát triển; được hìnhthành và phát triển trên cơ sở tổng kết thực tiễn và kế thừa những giá trị tư tưởng củanhân loại; là thế giới quan, phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học vàthực tiễn cách mạng; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóngnhân dân lao động khỏi mọi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người
=> Qua khái niệm trên cần chú ý:
+ “Hệ thống các quan điểm và học thuyết” hiểu như thế nào?
+ Tại sao Lênin phải bổ sung và phát triển học thuyết Mác? Điều này có ýnghĩa gì với việc nghiên cứu học thuyết Mác trong thời đại ngày nay?
+ Chức năng của chủ nghĩa Mác – Lênin?
+ Mục đích của chủ nghĩa Mác – Lênin?
- Nội dung của chủ nghĩa Mác - Lênin bao gồm 3 bộ phận lý luận là:
+ Triết học Mác - Lênin
+ Kinh tế chính trị Mác - Lênin
+ Chủ nghĩa xã hội khoa học
- Đối tượng, vị trí, vai trò và tính thống nhất của 3 bộ phận lý luận cấu thành chủ nghĩa Mác - Lênin
+ Triết học Mác - Lênin nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung
nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; xây dựng thế giới quan và phương pháp luậnchung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng
Trang 3+ Kinh tế chính trị Mác - Lênin nghiên cứu những quy luật kinh tế của xã hội,
đặc biệt là những quy luật kinh tế của quá trình ra đời, phát triển và suy tàn củaphương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự ra đời, phát triển của phương thức sảnxuất cộng sản chủ nghĩa
+ Chủ nghĩa xã hội khoa học là sự vận dụng thế giới quan và phương pháp
luận triết học, kinh tế chính trị Mác - Lênin vào việc nghiên cứu những quy luậtkhách quan của quá trình cách mạng XHCN – bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản lênchủ nghĩa xã hội và tiến tới chủ nghĩa cộng sản
Ngày nay có nhiều học thuyết với lý tưởng nhân đạo về giải phóng giai cấp,giải phóng nhân dân lao động, giải phóng con người nhưng chỉ có chủ nghĩa Mác -Lênin là học thuyết khoa học nhất, cách mạng nhất và chân chính nhất để thực hiện
lý tưởng đó
2 Khái lược sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin
a Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác
* Điều kiện về kinh tế - xã hội
- Chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX Đây là thời kỳ
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở các nước Tây Âu phát triển mạnh mẽ trênnền tảng cuộc cách mạng công nghiệp (trước tiên được thực hiện ở Anh vào cuối thế
kỷ XVIII) Cuộc cách mạng công nghiệp này đã đem lại:
+ Lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ Tính chất xã hội hoá của lực lượngsản xuất trên cơ sở phân công lao động diễn ra ngày càng sâu sắc, đánh dấu bướcchuyển từ nền sản xuất thủ công tư bản chủ nghĩa sang nền sản xuất đại công nghiệp
Trang 4xã hội của mâu thuẫn này là mâu thuẫn giai cấp giữa giai cấp vô sản với giai cấp tưsản ngày càng gay gắt Từ đó dẫn đến hàng loạt cuộc đấu tranh của công nhân chốnglại giai cấp tư sản: Ở Pháp có khởi nghĩa của công nhân dệt ở Liông 1831 và 1834; ởAnh có phong trào Hiến Chương (10 năm) vào cuối những năm 30, đầu những năm
40 của thế kỷ XIX; Đức có phong trào đấu tranh của công nhân dệt ở Xilêdi =>Những phong trào đấu tranh trên là bằng chứng lịch sử thể hiện giai cấp vô sản đã trởthành lực lượng chính trị độc lập, tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ,công bằng và tiến bộ xã hội
+ Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản nổ ra mạnh mẽ nhưng lần lượt thấtbại, nó đặt ra yêu cầu khách quan là cần phải được soi sáng bằng lý luận khoa học.Chủ nghĩa Mác ra đời đã đáp ứng nhu cầu khách quan đó, đồng thời chính thực tiễncách mạng đó cũng trở thành tiền đề cho sự khái quát và phát triển không ngừng lýluận của chủ nghĩa Mác
* Tiền đề lý luận
Chủ nghĩa Mác ra đời là sự kế thừa di sản lý luận của nhân loại mà trực tiếp nhất
là triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội khôngtưởng Pháp và Anh
- Triết học cổ điển Đức (G.W Ph.Hêghen, và L.Phoiơbắc)
-> Triết học cổ điển Đức (triết học của Hêgghen và Phoiơbắc) đã ảnh hưởng sâusắc đến sự hình thành thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩaMác
+ Hêghen:
-> Công lao của Ph.Hêghen: Công lao lớn nhất của Hêghen là trong khi phêphán phương pháp siêu hình, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, trong khi phê phánphương pháp đó thì Hêghen đã trình bày được nội dung của phép biện chứng dướidạng lý luận chặt chẽ thông qua hệ thống các quy luật, pháp trù
-> Hạn chế trong triết học Hêgghen: hệ thống triết học của ông mang tính chấtduy tâm thần bí Vì vậy, phép biện chứng của ông cũng chỉ là biện chứng của tư duy
Trang 5> Khi tiếp cận triết học của Hêghen, C.Mác, Ph Ăngghen đã phê phán tínhchất duy tâm thần bí (tức là phê phán quan điểm về sự tồn tại của thế giới ý niệm…)
và kế thừa phép biện chứng của Hêghen để xây dựng nên phép biện chứng duy vật + L.Phoiơbắc:
-> Công lao của L.Phoiơbắc: đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo,tiếp tục bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII - XVIII; khẳng định quanđiểm duy vật triệt để trong lĩnh vực tự nhiên: Giới tự nhiên là tính thứ nhất, tồn tạivĩnh viễn và không phụ thuộc vào ý thức con người
-> Hạn chế trong triết học Phoiơbắc: duy tâm về lĩnh vực xã hội; chủ nghĩa duyvật của ông mang tính chất siêu hình (chưa triệt để)
> Mác, Ph Ăngghen đã phê phán tính chất siêu hình, đánh giá cao chủ nghĩaduy vật vô thần của ông, đây là tiền đề quan trọng cho bước chuyển biến của C.Mác,Ph.Ăngghen từ thế giới quan duy tâm sang thế giới quan duy vật, từ lập trường củachủ nghĩa dân chủ cách mạng sang lập trường chủ nghĩa cộng sản
Như vậy, C.Mác, Ph.Ăngghen đã lọc bỏ tính chất duy tâm thần bí, kế thừa pháttriển phép biện chứng trong triết học Hêghen, đồng thời, lọc bỏ tính siêu hình và kếthừa phát triển chủ nghĩa duy vật trong triết học Phoiơbắc, kết hợp chúng để sáng tạo
ra chủ nghĩa duy vật biện chứng khoa học Do vậy, chủ nghĩa duy vật biện chứng của
C Mác và Ph Ăngghen đã phản ánh đúng đắn sự tồn tại khách quan, biện chứng củathế giới
- Kinh tế chính trị học cổ điển Anh (A Xmít, Đ Ricácđô)
+ A.Xmít và Đ.Ricácđô
-> Công lao lịch sử của A.Xmít và Đ.Ricácđô: là những người mở đầu xây
dựng lý luận về giá trị lao động trong lĩnh vực nghiên cứu kinh tế chính trị học; đưa
ra nhiều kết luận quan trọng về giá trị và nguồn gốc của lợi nhuận, tính chất quantrọng của quá trình sản xuất vật chất, về những quy luật kinh tế khách quan
-> Hạn chế về phương pháp nghiên cứu: không thấy được tính lịch sử của giá
trị; không thấy được mâu thuẫn của hàng hoá và sản xuất hàng hoá; không thấy được
Trang 6tính hai mặt của sản xuất hàng hoá; không phân biệt được sản xuất hàng hoá giản đơnvới sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa; chưa phân tích được chính xác những biểuhiện của giá trị trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
-> C.Mác, Ph.Ăngghen đã kế thừa những yếu tố khoa học trong lý luận về giátrị lao động và những tư tưởng tiến bộ, đồng thời giải quyết những bế tắc mà các nhàkinh tế chính trị cổ điển Anh đã không thể vượt qua Từ đó C.Mác, Ph.Ăngghen xâydựng nên: lý luận về giá trị thặng dư; luận chứng khoa học về bản chất bóc lột củachủ nghĩa tư bản và nguồn gốc kinh tế dẫn đến sự diệt vọng tất yếu của chủ nghĩa tưbản và sự ra đời tất yếu của chủ nghĩa xã hội
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX (H.Xanh Ximông, S.Phuriê, R.Ôoen)
+ Công lao lịch sử của các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng: thể hiện
đậm nét nhân văn, đã phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa tư bản và vạch trần nỗi khốn khổcủa người lao động trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa; đưa ra nhiều quan điểm sâusắc về quá trình phát triển của lịch sử cũng như dự đoán về những đặc trưng cơ bản
về xã hội tương lai
+ Hạn chế: không luận chứng được một cách khoa học về bản chất của chủnghĩa tư bản; không phát hiện được quy luật phát triển của chủ nghĩa tư bản; chưanhận thức được vai trò, sứ mệnh của giai cấp công nhân với tư cách là lực lượng xãhội có khả năng xoá bỏ chủ nghĩa tư bản xây dựng một xã hội mới bình đẳng, không
* Tiền đề khoa học tự nhiên
- Những thành tựu của khoa học tự nhiên vừa là tiền đề, vừa là luận cứ đểkhẳng định tính đúng đắn về thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
Trang 7- Thế kỷ XIX có 3 phát minh vĩ đại:
+ Quy luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng đã chứng minh một cách khoahọc về mối quan hệ không tách rời nhau, sự chuyển hóa lẫn nhau và được bảo toàncủa các hình thức vận động của vật chất trong giới tự nhiên
+ Thuyết tế bào là một căn cứ khoa học chứng minh sự thống nhất về mặt nguồngốc, hình thái và cấu tạo vật chất của cơ thể thực vật, động vật và giải thích quá trìnhphát triển sự sống trong mối liện hệ của chúng
+ Thuyết tiến hoá đã đem lại cơ sở khoa học về sự phát sinh, phát triển đa dạngbởi tính di truyền, biến dị và mối liên hệ hữu cơ giữa các loài thực vật, động vật trongquá trình chọn lọc tự nhiên
Tóm lại: Ba thành tựu trên đã bác bỏ tư duy siêu hình (mọi vật cô lập, biến đổi
về lượng không có sự biến đổi về chất) và quan điểm của thần học về vai trò củađấng sáng tạo và khẳng định sự đúng đắn của tư duy biện chứng trong nhận thức vềthế giới => Chủ nghĩa Mác ra đời là một hiện tượng hợp quy luật
b Giai đoạn hình thành và phát triển của chủ nghĩa Mác
* Thứ nhất: Quá trình chuyển biến tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen từ lậptrường duy tâm và dân chủ cách mạng sang lập trường duy vật và chủ nghĩa cộngsản
* Thứ hai: Giai đoạn đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện chứng vàduy vật lịch sử
* Thứ ba: Giai đoạn Mác và Ăngghen bổ sung, phát triển lý luận triết học
* Thứ tư: Thực chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác vàPh.Ăngghen thực hiện:
- Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện thểhiện ở những điểm chủ yếu sau:
+ Một là, khắc phục sự tách rời giữa thế giới quan duy vật và phép biện chứngtrong triết học trước đó
Trang 8+ Hai là, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cho triết học của C Mác vàPh.Ăngghen trở nên triệt để Trước khi triết học Mác ra đời chưa có một nhà triết họcnào giải thích được một cách duy vật lĩnh vực lịch sử – xã hội – tinh thần Triết họcMác ra đời đã khắc phục được những hạn chế này.
+ Ba là, với sự sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vậtlịch sử, Mác và Ăngghen đã khắc phục sự đối lập giữa triết học với hoạt động thựctiễn Triết học của hai ông trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới của nhânloại tiến bộ
+ Bốn là, với sự ra đời của triết học Mác, Mác và Ăngghen đã khắc phục sự đốilập giữa triết học với các khoa học cụ thể Trước khi triết học Mác ra đời thì triết họchoặc là đối lập với các khoa học cụ thể, hoặc là hoà tan vào nó Từ khi triết học Mác
ra đời thì quan hệ giữa triết học Mác với các khoa học cụ thể là quan hệ biện chứng,tác động qua lại lẫn nhau Các khoa học cụ thể cung cấp cho triết học Mác các thông
số, dữ liệu khoa học, tài liệu khoa học để triết học Mác khái quát, còn triết học Mácđóng vai trò thế giới quan, phương pháp luận chung nhất cho các khoa học cụ thể
- Ý nghĩa của cuộc cách mạng trong triết học do C Mác và Ph.Ăngghen thựchiện:
+ Làm cho triết học thay đổi cả về vai trò, vị trí, chức năng trong hệ thống trithức khoa học
+ Làm cho chủ nghĩa xã hội không tưởng có cơ sở trở thành khoa học
+ Làm cho triết học Mác trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới củagiai cấp công nhân và nhân dân lao động
c Giai đoạn V.I.Lênin trong sự phát triển triết học Mác (đọc giáo trình)
V.I.Lênin (1870 - 1924) đã vận dụng sáng tạo học thuyết của Mác để giảiquyết những vấn đề của cách mạng vô sản trong thời đại chủ nghĩa đế quốc và bướcđầu xây dựng chủ nghĩa xã hội Trong quá trình đó, ông đã đóng góp to lớn vào sựphát triển lý luận của chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng
Trang 9d Chủ nghĩa Mác – Lênin và thực tiễn phong trào cách mạng thế giới (đọc giáo trình)
II Đối tượng, mục đích và yêu cầu về phương pháp học tập, nghiên cứu môn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
1 Đối tượng và mục đích học tập, nghiên cứu
xã hội và tư duy
+ Chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách là sự vận dụng, phát triển chủ nghĩa duyvật và phép biện chứng vào việc nghiên cứu đời sống xã hội
* Trong phạm vi kinh tế chính trị của chủ nghĩa Mác - Lênin bao gồm: Họcthuyết về giá trị (giá trị lao động), học thuyết giá trị thặng dư, học thuyết về chủnghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, khái quát nhữngquy luật kinh tế cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từ giai đoạn hìnhthành đến giai đoạn phát triển cao
* Trong phạm vi chủ nghĩa xã hội khoa học bao gồm: Sứ mệnh lịch sử của giaicấp công nhân và tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, các quy luật chính trị - xãhội của quá trình hình thành, phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa
và những định hướng cho giai cấp công nhân trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch
sử của mình
b Mục đích
Việc học tập, nghiên cứu môn học “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin” nhằm:
Trang 10+ Nắm vững những quan điểm khoa học, cách mạng, nhân văn của chủ nghĩaMác - Lênin
+ Hiểu rõ cơ sở lý luận quan trọng nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lốicách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản ViệtNam
+ Xây dựng thế giới quan và phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan cáchmạng, niềm tin, lý tưởng cách mạng
+ Vận dụng sáng tạo những nhân tố trên trong nhận thức và thực tiễn, trong rènluyện, tu dưỡng đạo đức đáp ứng nhu cầu về nhân tố con người trong sự nghiệp bảo
vệ tổ quốc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
2 Một số yêu cầu cơ bản về phương pháp học tập, nghiên cứu
- Phải hiểu đúng tinh thần, thực chất những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩaMác - Lênin, chống xu hướng kinh viện, giáo điều
- Nghiên cứu mỗi luận điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin phải đặt chúng trong
mối quan hệ với các luận điểm khác, các bộ phận cấu thành khác để thấy sự thốngnhất trong tính đa dạng, nhất quán của mỗi tư tưởng nói riêng, của toàn bộ chủ nghĩaMác - Lênin nói chung
- Phải gắn những luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin với thực tiễn cách mạng
Việt Nam và thực tiễn thời đại để thấy sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin
mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện trong từng giaiđoạn lịch sử
- Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin để đáp ứng những yêu cầu của con người
Việt Nam trong giai đoạn mới, vì vậy, quá trình học tập, nghiên cứu đồng thời phải làquá trình giáo dục, tự giáo dục, tu dưỡng và rèn luyện để từng bước hoàn thiện mìnhtrong đời sống cá nhân và trong cộng đồng xã hội
- Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống lý luận “mở”, không ngừng phát triển trên
cơ sở phát triển của thực tiễn thời đại Vì vậy, quá trình học tập, nghiên cứu, một mặtphải là quá trình tổng kết, đúc rút kinh nghiệm để góp phần phát triển tính khoa học,
Trang 11tính nhân văn vốn có của nó Mặt khác, phải đặt nó trong lịch sử phát triển của tưtưởng nhân loại vì nó là sự kế thừa tinh hoa nhân loại trong điều kiện lịch sử mới.
Trang 12PHẦN I THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRIẾT HỌC
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
CHƯƠNG I CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
I Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy vật biện chứng
1 Quan niệm về triết học và sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học
a Quan niệm về triết học
Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, vềbản thân con người và vị trí của con người trong thế giới đó
b Sự đối lập giữa CNDV và CNDT trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học
Triết học phải giải quyết nhiều vấn đề có quan hệ với nhau, trong đó vấn đềquan trọng là nền tảng và là điểm xuất phát để giải quyết những vấn đề còn lại đượcgọi là vấn đề cơ bản của triết học
* Trong tác phẩm L.Phoiơbăc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức,
Ph.Ăngghen định nghĩa: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”.
-> Tại sao mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại là vấn đề cơ bản của mọi triết
học? * Vấn đề cơ bản của triết học có 2 mặt:
- Mặt thứ nhất: Giữa ý thức và vật chất, cái nào có trước, cái nào có sau, cái
nào quyết định cái nào? Căn cứ vào cách giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản củatriết học, các nhà triết học được chia thành 2 trường phái chính: CNDV và CNDT
+ CNDV cho rằng vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức.
Chủ nghĩa duy vật trải qua 3 hình thức: CNDV chất phác; CNDV siêu hình và chủnghĩa duy vật biện chứng
Trang 13+ CNDT cho rằng ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất.
Chủ nghĩa duy tâm chia làm 2 hình thức:
-> CNDT chủ quan tuyệt đối hóa vai trò của ý thức con người, phủ nhận sự
tồn tại khách quan của sự vật và đi đến cho rằng, cảm giác con người quy định sự tồntại của sự vật, mọi sự vật, hiện tượng chỉ là “phức hợp những cảm giác” của cá nhân
-> CNDT khách quan tuyệt đối hóa tinh thần khách quan, ý thức khách quan,
nó có trước, tồn tại độc lập với giới tự nhiên, với con người và thể hiện dưới nhiềutên gọi khác nhau như “ý niệm”, “ý niệm tuyệt đối”
+ Ngoài CNDV và CNDT khi giải quyết mặt thứ nhất còn có Thuyết nhịnguyên, cho rằng, cả vật chất và ý thức tồn tại song song, không có cái nào quyếtđịnh cái nào => Suy cho cùng triết học nhị nguyên là triết học duy tâm
- Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
-> Căn cứ vào cách giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học, các nhàtriết học chia ra: thuyết khả tri (thừa nhận khả năng nhận thức) và thuyết bất khả tri(phủ nhận khả năng nhận thức)
-> Đại đa số các nhà triết học đều thừa nhận khả năng nhận thức của con ngườitrong đó có cả các nhà triết học duy vật lẫn các nhà triết học duy tâm Trong lịch sửtriết học, lại có một số người phủ nhận khả năng nhận thức của con người, học thuyếtcủa họ gọi là “thuyết không thể biết” Theo thuyết này, con người không thể biếtđược được sự vật, nếu có biết thì cũng chỉ biết được hiện tượng bên ngoài, chứ khônghiểu được bản chất của sự vật
2 Chủ nghĩa duy vật biện chứng – hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật
Thế kỷ VI - III
TCN
CNDV chất phác
Đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụthể nào đó; mang tính tự phát, ngây thơ, cảmtính, dựa trên những quan sát trực tiếp và phỏngđoán về thế giới tự nhiên
Chịu sự tác động của phương pháp tư duy siêu
Trang 14Thế kỷ XVII –
XVIII
CNDV siêu hình hình, máy móc, thế giới được coi như tổng số
các sự vật biệt lập, không vận động, không pháttriển
* Quan điểm của các nhà duy vật thời kỳ cổ đại
Khuynh hướng chung của các nhà triết học duy vật cổ đại: Đi tìm bản nguyênvật chất đầu tiên và coi đó là nguyên tố đầu tiên tạo ra mọi sự vật, hiện tượng trongthế giới, chẳng hạn, Ta lét: nước; Anaximen: không khí; Hêraclít: Lửa; Đêmôcrít:nguyên tử
* Quan điểm của các nhà duy vật thời kỳ cận đại
- Thế kỷ XVII – XVIII, KHTN phát triển, thu được nhiều thành tựu mới trong
việc nghiên cứu thế giới khách quan (Cơ học, toán học, vật lý học, sinh vật học….).Tuy vậy, những quan niệm siêu hình vẫn chi phối những hiểu biết triết học về thếgiới: Nguyên tử vẫn tiếp tục được coi là phần tử vật chất nhỏ nhất, không thể phânchia; vận động của vật chất chỉ được coi là vận động cơ học, nguồn gốc của vận độngnằm ngoài sự vật, thừa nhận “cái hích” đầu tiên của thượng đế
- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, vật lý học hiện đại phát triển, nhất là vật lýhọc vi mô đã có những phát hiện mới về cấu trúc của vật chất… làm biến đổi sâu sắcquan niệm của con người về nguyên tử: 1895: Rơnghen tìm ra tia X - Một loại sóngđiện từ có bước sóng cực ngắn); 1896: Beccơren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ Quan niệm về sự bất biến của nguyên tử trước đây là không chính xác; 1897:Tômxơn phát hiện ra điện tử và chứng minh rằng điện tử là một trong những thành
Trang 15phần cấu tạo nên nguyên tử => Những phát hiện nói trên của vật lý học đã mâuthuẫn với quan niệm về vật chất của CNDV thế kỷ XVII - XVIII CNDT đã lợi dụngtình hình đó để tuyên truyền quan điểm duy tâm: tuyên bố vật chất “tiêu tan”, “biếnmất” Trong bối cảnh đó Lênin đã đưa ra một định nghĩa mới về vật chất
* Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
* Phân tích định nghĩa
- Thứ nhất: Vật chất là một phạm trù triết học: Khái niệm vật chất dưới
góc độ triết học, dùng để chỉ vật chất nói chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra, khôngmất đi Các dạng vật chất mà các khoa học cụ thể nghiên cứu đều có giới hạn, có sinh
ra, có mất đi, chuyển hóa thành cái khác
- Thứ hai: Phạm trù vật chất là phạm trù đặc biệt (sản phẩm của tư duy (ý
thức) triết học), nó rộng nhất, khái quát nhất, không có phạm trù nào rộng hơn nên
Lênin đã sử dụng phương pháp định nghĩa đặc biệt, đặt vật chất đối lập với ý thức,
vật chất là tất cả những gì tác động vào các giác quan của con người thì gây nên cảmgiác
- Thứ ba: Dùng để chỉ thực tại khách quan
+ Thực tại: tồn tại, có thực
+ Khách quan (không phụ thuộc vào cảm giác của con người)
- Thứ tư: Được đem lại cho con người trong cảm giác… chép lại, chụp lại, phản ánh…: Lênin khẳng định, vật chất là cái có trước, tác động vào các giác quan
của con người (tác động trực tiếp: nhìn, cảm nhận; gián tiếp: nhờ các công cụ) =>Cảm giác, ý thức của con người có sau, đồng thời, Lênin cũng khẳng định con người
có khả năng nhận thức được thế giới “chép lại, chụp lại, phản ánh”
* Ý nghĩa định nghĩa vật chất của Lênin đối với sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và nhận thức khoa học
Trang 16- Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường duy vật triệt để, khắcphục được quan điểm duy vật siêu hình trước đó, chống chủ nghĩa duy tâm, thuyếtbất khả tri
- Khắc phục được khủng hoảng trong KHTN, mở đường cho khoa học tự nhiênphát triển -> Thấy được vai trò của triết học đối với khoa học tự nhiên, giữa chúng cómối quan hệ biện chứng với nhau: thành tựu của KHTN giúp triết học khái quát thếgiới một cách chính xác hơn, ngược lại, triết học định hướng về mặt thế giới quankhoa học cho các nhà khoa học tự nhiên…
- Với định nghĩa này, phạm trù vật chất không chỉ dừng lại ở lĩnh vực tự nhiên
mà còn mở rộng sang cả lĩnh vực xã hội, khẳng định đâu là vật chất/ý thức trong lĩnhvực xã hội -> Định nghĩa này là cơ sở lý luận khoa học để khẳng định rằng, tronglĩnh vực xã hội, vật chất được biểu hiện dưới dạng tồn tại xã hội, yếu tố quan trọngnhất tạo nên tồn tại xã hội là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất… nó đã làmsáng tỏ quan điểm duy vật về lịch sử
b Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất
* Vận động
- Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất là một phương thức tồn tại của vật chất,
là thuộc tính cố hữu của vật chất, thì bao gồm mọi sự thay đổi nói chung, mọi quátrình diễn ra trong vũ trụ, kể cả từ thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy
- Vật chất tồn tại bằng cách vận động, nghĩa là thông qua vận động, vật chấtbiểu thị sự tồn tại của mình và chỉ thông qua vận động, vật chất mới tồn tại được.Nghĩa là, không có vật chất không vận động
- Vận động của vật chất là tự thân, do nguồn gốc bên trong bản thân vật chấtquy định Vận động của vật chất không bao giờ mất đi, chỉ chuyển từ hình thức vậnđộng này sang hình thức vận động khác
- Vận động gắn liền với đứng im, đứng im là vận động trong thăng bằng, trong
sự ổn định tương đối
* Không gian và thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất
Trang 17- Không gian là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt quảng tính (tính 3chiều: dài, rộng, cao), biểu hiện sự cùng tồn tại và tách biệt cũng như trật tự phân bốcủa các sự vật.
- Thời gian là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt độ dài diễn biến, sự kếtiếp của các quá trình, biểu diễn trình tự xuất hiện, mất đi của sự vật (quá khứ, hiệntại, tương lai)
+ Ba là: Thế giới đó tồn tại vĩnh viễn, không ai sinh ra và không mất đi, vô hạn
và vô tận, chúng vận động, chuyển hoá lẫn nhau
-> Bản chất vật chất và tính thống nhất vật chất của thế giới là kết luận đượcrút ra từ việc khái quát thành tựu của khoa học và được cuộc sống hiện thực của conngười kiểm nghiệm
2 Ý thức
a Nguồn gốc của ý thức: Con người có ý thức là do đâu? Ý thức có 2 nguồn gốc:
* Nguồn gốc tự nhiên: Thể hiện sự hình thành của bộ óc người và hoạt động
của bộ óc người cùng với mối quan hệ của con người với thế giới khách quan Trongmối quan hệ này, thế giới khách quan tác động đến bộ óc người tạo nên hiện tượngphản ánh năng động, sáng tạo
- Bộ óc người: Có gì đặc biệt? Nếu chỉ có bộ óc thôi đã có ý thức chưa?
- Về mối quan giữa bộ óc người với thế giới khách quan Chính mối liên hệnày đã hình thành quá trình phản ánh thế giới vật chất vào bộ óc của con người, tuy
Trang 18nhiên, không chỉ có bộ óc người mới có thuộc tính phản ánh mà phải hiểu rằng phản
ánh là thuộc tính phổ biến của mọi dạng vật chất Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng.
* Nguồn gốc xã hội: Yếu tố cơ bản nhất và trực tiếp nhất hình thành nên ý
thức là lao động và ngôn ngữ
- Lao động:
+ Khái niệm: Là hoạt động có mục đích của con người, sử dụng công cụ lao
động tác động vào giới tự nhiên, cải tạo giới tự nhiên nhằm thay đổi giới tự nhiên chophù hợp với nhu cầu của con người
+ Vai trò của lao động:
-> Thay đổi cơ thể con người, đặc biệt là các giác quan và bộ não
-> Giúp cho con người hiểu biết sâu sắc hơn về giới tự nhiên (làm cho thế giớikhách quan bộc lộ những thuộc tính, kết cấu, quy luật vận động của mình) (-> Conngười -> lao động (có mục đích) -> cải biến giới tự nhiên -> trong quá trình cải biếngiới tự nhiên (lao động) giúp con người cải biến chính con người (bản thân giác quanphát triển, bộ não phát triển))
- Ngôn ngữ:
+ Khái niệm: Là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức, là công cụcủa tư duy đồng thời là phương tiện để giao tiếp
+ Vai trò:
-> Là phương tiện giao tiếp đồng thời biểu đạt tư duy, ý thức
-> Nhờ có ngôn ngữ, con người tách khỏi sự vật cảm tính, làm cho khả năng tưduy trừu tượng, khái quát phát triển
-> Ngôn ngữ là phương tiện lưu giữ và truyền đạt tri thức rất hiệu quả (tưtưởng, tình cảm, văn hóa, ) từ quá khứ -> hiện tại -> tương lai
Trang 19Kết luận: Sự ra đời của ý thức là kết quả đồng thời của hai quá trình tiến hóa:tiến hóa về mặt tự nhiên, tiến hóa về mặt xã hội Trong đó, nguồn gốc trực tiếp vàquan trọng nhất quyết định sự hình thành của ý thức là nguồn gốc xã hội.
b Bản chất và kết cấu của ý thức
* Bản chất của ý thức
Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc
người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Thể hiện:
- Ý thức là sự phản ánh mang tính sáng tạo
+ Định hướng tiếp nhận, chọn lọc, xử lý, lưu giữ thông tin
+ Trên cơ sở những thông tin đã có, có thể tạo ra những thông tin mới và pháthiện ra ý nghĩa của thông tin được tiếp nhận
+ Có thể tưởng tượng ra những cái không có trong thực tế; có thể dự báo, tiênđoán tương lai; có thể tạo ra những giả thuyết, lý thuyết khoa học hết sức trừu tượng
Lưu ý: Ý thức có tính sáng tạo không có nghĩa là ý thức có thể sáng tạo ra vật chất Sự sáng tạo của ý thức là sáng tạo của sự phản ánh, theo tính chất, quy luật và
trong khuôn khổ của sự phản ánh
Trang 20+ Ý thức phản ánh tồn tại xã hội và biến đổi cùng với sự biến đổi của tồn tại xã
hội C.Mác đã khẳng định: “Ngay từ đầu, ý thức đã là một sản phẩm xã hội, và vẫn
là như vậy chừng nào con người còn tồn tại”.
là nhân tố định hướng sự phát triển và mức độ biểu hiện của các yếu tố khác
3 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
a Vai trò của vật chất đối với ý thức
- Vật chất là nguồn gốc của ý thức: Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên,
nguồn gốc xã hội của ý thức là chính bản thân thế giới vật chất (thế giới khách quan),hoặc là những dạng tồn tại của vật chất (bộ óc người, hiện tượng phản ánh, lao động,ngôn ngữ)
- Vật chất quyết định nội dung của ý thức: Biểu hiện điều kiện vật chất như thế
nào thì đời sống tinh thần như thế đó
- Vật chất quyết định sự biến đổi của ý thức: Khi điều kiện vật chất thay đổi thì
đời sống tinh thần cũng thay đổi theo
b Vai trò của ý thức đối với vật chất
Trang 21* Bản chất của ý thức mang tính năng động, sáng tạo, ý thức là ý thức của con
người, chỉ có con người mới có ý thức nên nói tới vai trò của ý thức đối với vật chấtchính là nói đến vai trò của con người
- Ý thức chỉ đạo, hướng dẫn con người trong hoạt động thực tiễn, (ý thứctrang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan), giúp con người xác địnhđược: mục tiêu, phương hướng, lựa chọn phương pháp, biện pháp, công cụ để đạtđược mục tiêu của mình
- Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng tích cực
hoặc tiêu cực , thể hiện:
+ Tác động tích cực: Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, cótình cảm cách mạng, có nghị lực thì hành động của con người phù hợp với các quyluật khách quan, vượt qua những thách thức trong quá trình thực hiện mục đích củamình, cải tạo được thế giới
+ Tác động tiêu cực: Ý thức phản ánh không đúng hiện thực khách quan, bảnchất, quy luật khách quan thì hướng hành động của con người đi ngược lại các quyluật khách quan, hành động đó sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động thực tiễn
c Ý nghĩa phương pháp luận
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan,tôn trọng khách quan, đồng thời phải phát huy tính năng động chủ quan
* Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan thể hiện:
- Tôn trọng tính khách quan của vật chất:
+ Xuất phát từ bản thân sự vật, không thể tùy tiện gán cho sự vật cái mà nókhông có hoặc là nó chưa có
+ Trong hoạt động phải luôn xuất phát từ thực tế khách quan, mọi chủ trương,chính sách, mục tiêu đề ra phải xuất phát từ thực tế khách quan
- Tôn trọng quy luật khách quan, nhận thức và hành động theo quy luật kháchquan, tôn trọng vai trò quyết định của đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần củacon người
Trang 22- Cần chống lại những quan điểm sai trái về vấn đề này?
* Phát huy tính năng động chủ quan, cũng có nghĩa là chúng ta phải phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò của con người, thể hiện:
- Tôn trọng tri thức khoa học, tích cực học tập làm chủ tri thức khoa học vàứng dụng tri thức khoa học vào đời sống Cần lưu ý, tránh 2 khuynh hướng sai lầm:
+ Thứ nhất: Tuyệt đối hóa một loại khoa học nào đó đi đến chỗ coi thường,phủ nhận những khoa học còn lại
+ Thứ hai: Đề cao thái quá kinh nghiệm mà coi thường lý luận
+ Mặt khác, phải coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đặc biệt làgiáo dục CNM-L, TTHCM, giáo dục truyền thống dân tộc…
- Phát huy tính năng động chủ quan nhưng đồng thời chúng ta phải chống thái
độ chủ quan duy ý chí, tuyệt đối hóa vai trò của ý thức, đi đến chỗ hạ thấp, coi thường, không thấy được vai trò của thực tiễn, chống lại thái độ thụ động, bảo thủ,
ỷ lại, trông chờ vào điều kiện vật chất, không cố gắng nỗ lực vươn lên, ngại khó, ngạikhổ, không khắc phục khó khăn xảy ra trong đời sống của mình
Trang 23CHƯƠNG II PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
I Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của phép biện chứng
1 Khái niệm phép biện chứng
- Biện chứng là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa vàvận động, phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tựnhiên, xã hội và tư duy Có biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan Biệnchứng khách quan là biện chứng của thế giới vật chất, còn biện chứng chủ quan là sựphản ánh biện chứng khách quan vào trong đời sống ý thức của con người
- Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giớithành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyêntắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn
2 Các hình thức cơ bản của phép biện chứng
- Phép biện chứng chất phác thời cổ đại: thô sơ, tự phát
+ Triết học phương Đông cổ đại: Biện chứng trong âm dương, ngũ hành (triếthọc Trung Quốc),…
+ Triết học phương Tây cổ đại: Tiêu biểu là triết học HiLạp, Ăngghen đã từngnhận xét "các nhà triết học Hilạp cổ đại, hầu hết họ đều là những nhà biện chứng bẩmsinh", tiêu biểu là: Hêraclit, Platôn, đặc biệt là Arixtốt
- Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức (Cantơ -> Hêghen): Tiêu biểu là phépbiện chứng trong triết học của Hê ghen, Ăngghen đã từng nhận xét: Hêghen là nhàtriết học vĩ đại người Đức, ông là người đầu tiên trong lịch sử, trình bày phép biệnchứng một cách đầy đủ nhất, sâu sắc nhất và súc tích nhất Tuy nhiên, phép biệnchứng lại bị Hêghen trình bày một cách duy tâm, lộn ngược và không triệt để
- Phép biện chứng duy vật: Mang tính khoa học và cách mạng do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập, trên cơ sở kế thừa và cải tạo phép biện chứng của Hêghen
3 Phép biện chứng duy vật
* Định nghĩa phép biện chứng duy vật
Trang 24- Định nghĩa phép biện chứng: Trong tác phẩm "Chống Đuy - rinh", Ph.Ăngghen cho rằng: “Phép biện chứng là môn khoa học về những quy luật phổ biếncủa sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội, tư duy”
- Khi nhấn mạnh đến vai trò của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, Ph.Ănghen định nghĩa: “Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến”
- Khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về sự phát triển, Lênin khẳng định:
“Trong số những thành quả đó thì thành quả chủ yếu của phép biện chứng, tức là họcthuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiếndiện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này phảnánh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng”
* Những đặc trưng cơ bản của phép biện chứng duy vật
- Phép biện chứng duy vật được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vậtkhoa học: Có nghĩa là nó quan niệm các mối liên hệ, sự vận động động và phát triển
tự tồn tại trong một thế giới duy nhất và thống nhất đó là thế giới vật chất
- Nội dung của phép biện chứng duy vật có sự thống nhất hữu cơ giữa nội dungthế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật
=> Vừa thể hiện là thế giới quan duy vật biện chứng, vừa thể hiện là phươngpháp luận biện chứng duy vật nên PBCDV có vai trò lớn trong đời sống con người,
nó không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn là công cụ để nhận thức và cải tạothế giới
* Vai trò của phép biện chứng duy vật
- PBCDV tạo nên sự thống nhất hữu cơ giữa tính khoa học và tính cách mạng
- PBCDV là công cụ thế giới quan, phương pháp luận chung nhất định hướngcho con người trong nhận thức, giải thích và cải tạo thế giới
=> Do đó: Lênin đã từng khẳng định: Phép biện chứng duy vật là công cụ nhậnthức vĩ đại của nhân loại Anhxtanh, nhà vật lý học vĩ đại của nhân loại thế kỷ XX,từng chỉ ra: "Khoa học, mà trước hết là vật lý học càng phát triển bao nhiêu, các nhà
Trang 25khoa học càng cần phải được trang bị phép biện chứng duy vật bấy nhiêu" (Bàn vềchủ nghĩa xã hội, Tạp chí Học tập số 6, tr 56, Nxb ST, HN, 1986).
* Về cấu trúc của phép biện chứng duy vật
- Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật gồm có nguyên lý về mối liên
hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển
- Sáu cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật (những quy luật không cơ bản): Cái chung và cái riêng; nguyên nhân và kết quả; bản chất và hiện
tượng; nội dung và hình thức; tất nhiên và ngẫu nhiên; khả năng và hiện thực
- Ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật: Quy luật chuyển hoá từ
những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại; quy luật thốngnhất và đấu tranh của các mặt đối lập; quy luật phủ định của phủ định
II Các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật
1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
a Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến
- Quan điểm siêu hình: Các sự vật, hiện tượng trong thế giới tồn tại cô lập, tĩnhtại, không có liên hệ với nhau…
- Quan điểm duy vật biện chứng: thế giới có vô vàn các sự vật, hiện tượng,chúng thống nhất với nhau ở tính vật chất nên tất yếu chúng phải có mối liên hệ vớinhau
+ Khái niệm: Mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và sự chuyểnhoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hoặc giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sựvật, hiện tượng trong thế giới
- Khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ: Tính phổ biến của các mối liênhệ; chỉ những mối liên hệ tồn tại (được thể hiện) ở nhiều sự vật, hiện tượng của thếgiới
- Tóm tắt nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: Không có sự vật, hiệntượng nào cô lập, tách rời khỏi những sự vật, hiện tượng khác mà chúng luôn nằmtrong mối liên hệ đa dạng trong quá trình tồn tại và chuyển hóa của mình
Trang 26b Tính chất của mối liên hệ
- Tính khách quan của các mối liên hệ
+ Mối liên hệ là cái vốn có của các sự vật, hiện tượng, nó không phụ thuộc vào
ý muốn chủ quan của con người hay thần linh, thượng đế
+ Chỉ có liên hệ với nhau, sự vật, hiện tượng mới tồn tại, vận động, phát triển
- Tính phổ biến của các mối liên hệ
+ Vì không phải chỉ có các sự vật, hiện tượng liên hệ với nhau, mà các yếu tố,
bộ phận cấu thành chúng cũng liên hệ với nhau Không phải chỉ có các thời kỳ trongmột giai đoạn, các giai đoạn trong một quá trình liên hệ với nhau, mà giữa các quátrình cũng liên hệ với nhau trong sự vận động và phát triển của thế giới
+ Không chỉ trong tự nhiên, mà cả trong xã hội, lẫn tư duy, các sự vật, hiệntượng cũng liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau
- Tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ
+ Mỗi sự vật, hiện tượng đều có nhiều mối liên hệ khác nhau (bên trong và bênngoài, trực tiếp và gián tiếp, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu…), chúnggiữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, phát triển của sự vật đó
+ Cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật, hiện tượng nhưng chúng lại cónhững biểu hiện khác nhau trong những điều kiện cụ thể…
c Ý nghĩa phương pháp luận
* Quan điểm toàn diện
- Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện
- Nội dung quan điểm: Trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cầnphải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các mặt,các yếu tố của chính sự vật, hiện tượng đó và trong sự tác động qua lại giữa sự vật,hiện tượng đó với các sự vật, hiện tượng khác
- Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm nào?
- Vận dụng quan điểm toàn diện trong nhận thức và thực tiễn?
* Quan điểm lịch sử - cụ thể
Trang 27- Cơ sở lý luận của quan điểm lịch sử - cụ thể
- Nội dung quan điểm: Trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cầnphải xét đến tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình huống phải giải quyếtkhác nhau trong thực tiễn Phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mỗi mối liên
hệ cụ thể trong những tình huống cụ thể để từ đó có những giải pháp đúng đắn và cóhiệu quả trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn
- Quan điểm lịch sử - cụ thể đối lập với quan điểm nào?
- Vận dụng quan điểm lịch sử - cụ thể trong nhận thức và thực tiễn?
2 Nguyên lý về sự phát triển
a Khái niệm phát triển
- Quan điểm siêu hình: Phát triển là sự thay đổi về lượng mà không có sự thay
đổi về chất; phát triển như là một quá trình liên tục, không có những bước quanh co,thụt lùi
- Quan điểm biện chứng:
+ Khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật theo khuynhhướng tiến lên: từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kémhoàn thiện đến hoàn thiện hơn
+ Tóm tắt nội dung nguyên lý về sự phát triển: Mọi sự vật, hiện tượng khôngngừng vận động trong khuynh hướng chung là phát triển Nguồn gốc của sự vậnđộng, phát triển là mâu thuẫn của sự vật Cách thức của sự vận động, phát triển làlượng của sự vật đổi dẫn đến chất của sự vật đổi và ngược lại Khuynh hướng của sựvận động, phát triển diễn ra quanh co, phức tạp qua quá trình phủ định của phủ định,được biểu hiện bằng hình xoáy ốc đi lên
+ Khái niệm “phát triển” không đồng nhất với khái niệm “vận động”?
b Tính chất của sự phát triển
- Tính khách quan của sự phát triển: Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngaytrong bản thân sự vật, đó là quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn nảy sinh
Trang 28trong sự tồn tại và vận động của sự vật, hiện tượng, nhờ đó sự vật luôn luôn pháttriển.
- Tính phổ biến của sự phát triển: Quá trình phát triển diễn ra trong mọi lĩnhvực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong mọi hiện tượng, quá trình => Trong mỗi quátrình biến đổi có thể bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời của cái mới, phù hợp vớiquy luật khách quan
- Tính đa dạng, phong phú: Mỗi sự vật, hiện tượng có sự khác nhau trong sựphát triển; bản thân mỗi sự vật cũng có sự phát triển không giống nhau… => Nguyênnhân là do: Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại trong không gian và thời gian khác nhau,chịu sự tác động của nhiều sự vật, hiện tượng, yếu tố khác nhau => Sự tác động đó
có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật, hiện tượng
c Ý nghĩa phương pháp luận
Trong nhận thức và hoạt thực tiễn, cần phải có quan điểm phát triển:
- Cơ sở lý luận của quan điểm phát triển
- Nội dung quan điểm:
+ Khi xem xét sự vật, hiện tượng nào đó thì chúng ta đặt chúng trong xu hướngvận động, phát triển
+ Khi xem xét sự vật, hiện tượng, chúng ta phải phân chia quá trình phát triểncủa chúng ra thành các thời kỳ, giai đoạn khác nhau
+ Trong quá trình nhận thức về sự vật thì tư duy của chúng ta phải mềm dẻo,nghĩa là chúng ta không chỉ nắm bắt cái hiện nó đang tồn tại mà phải thấy đượckhuynh hướng phát triển trong tương lai của chúng và phải thấy được những biến đổi
đi lên, cũng như những biến đổi có tính chất thụt lùi
- Quan điểm phát triển đối lập với quan điểm nào?
- Vận dụng quan điểm phát triển trong nhận thức và thực tiễn?
III Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
1 Khái quát chung về phạm trù
Trang 29- Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính,những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật, hiện tượng thuộc một lĩnh vựcnhất định.
- Phạm trù hình thành là kết quả của quá trình nhận thức hiện thực khách quancủa con người, vì vậy phạm trù có những tính chất cơ bản sau:
+ Tính khách quan: nội dung phạm trù phản ánh thuộc về thế giới khách quan,không phụ thuộc vào bất kỳ lực lượng siêu nhiên nào
+ Tính chủ quan: vì phạm trù là sản phẩm hoạt động nhận thức nên nó phụ thuộcvào đặc điểm nhận thức của con người ở thời đại lịch sử sinh ra nó
+ Tính linh hoạt, mềm dẻo: trình độ nhận thức của con người không đứng mộtchỗ mà luôn phát triển, càng ngày con người càng phát hiện tri thức mới về hiệnthực, những tri thức mới ấy không ngừng được bổ sung, làm cho phạm trù phản ánhthế giới ngày càng đầy đủ, đúng đắn hơn
2 Những cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
a Cái riêng, cái chung
* Định nghĩa: cái chung, cái riêng, cái đơn nhất
- Phạm trù cái chung: dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những yếu tố,những quan hệ… lặp lại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng
- Phạm trù cái riêng: dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trìnhnhất định
- Phạm trù cái đơn nhất: dùng để chỉ những đặc tính, những tính chất… chỉ tồntại ở một sự vật, một hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở các sự vật, hiện tượngkhác
* Quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung: Cái riêng, cái chung và
cái đơn nhất đều tồn tại khách quan, thể hiện:
- Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồntại của nó, nó không tồn tại biệt lập, tách rời cái riêng (tức là cái chung không táchrời mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình riêng lẻ)
Trang 30- Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung, vì bất cứ cái riêng nàocũng tồn tại trong mối quan hệ với cái riêng khác, giữa những cái riêng ấy bao giờcũng có những cái chung giống nhau.
- Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng còn cái cái chung là cái bộ phậnnhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng
- Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa lẫn nhau trong những điều kiệnxác định
+ Cái mới không bao giờ xuất hiện đầy đủ ngay, mà lúc đầu xuất hiện dướidạng cái đơn nhất Về sau theo quy luật, cái mới hoàn thiện dần và thay thế cái cũ,trở thành cái chung, cái phổ biến Như vậy, sự chuyển hóa từ cái đơn nhất thành cáichung là biểu hiện của quá trình cái mới ra đời thay thế cái cũ
+ Cái cũ lúc đầu là cái chung, cái phổ biến nhưng về sau do không phù hợp vớiđiều kiện mới nên mất dần đi và trở thành cái đơn nhất Sự chuyển hóa từ cái chungthành cái đơn nhất là biểu hiện của quá trình cái cũ, cái lỗi thời bị phủ định
* Ý nghĩa phương pháp luận
- Khi nghiên cứu sự vật phải phát hiện cái chung, vì cái chung là cái sâu sắc, bảnchất, muốn tìm được cái chung thì phải xâm nhập vào cái riêng
- Khi giải quyết những vấn đề cụ thể phải xuất phát từ cái chung, bởi vì nó là cáibản chất, sâu sắc, định hướng cho việc nghiên cứu cái cụ thể (nếu xuất phát từ cái cụthể nó che mờ đi cái bản chất), không nhận thức đúng đắn vấn đề…
- Phải “cá biệt hóa” cái chung khi vận dụng vào từng cái riêng cụ thể, vì mỗi cáiriêng còn có cái đơn nhất (khác biệt), nếu tuyệt đối hóa cái chung thì sẽ không tìm racái đặc thù của sự vật, ngược lại nếu tuyệt đối hóa cái riêng sẽ không tìm ra được cáibản chất của sự vật
- Cần phát hiện, tạo điều kiện cho cái đơn nhất tích cực phát triển, phổ biếnthành cái chung; đồng thời cần hạn chế, loại bỏ, thủ tiêu những cái chung lạc hậu, tạođiều kiện cho cái mới, tích cực phát triển…
b Nguyên nhân và kết quả
Trang 31* Phạm trù nguyên nhân, kết quả
- Phạm trù nguyên nhân: dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trongmột sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau tạo ra sự biến đổinhất định
- Phạm trù kết quả: dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữacác mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng vớinhau
* Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
- Thứ nhất: Nguyên nhân sinh ra kết quả
+ Nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả, kết quả chỉ xuất hiện khi nguyênnhân gây ra tác động (gieo gió thì gặt bão; ăn mặn thì khát nước)
+ Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả
+ Một kết quả được sinh ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau do tác động riêng
lẻ hoặc đồng thời
-> Nhiều nguyên nhân tác động đồng thời (tổng hòa các nguyên nhân) -> đưa lạikết quả
-> Nhiều nguyên nhân tác động riêng rẽ, đưa lại kết quả như nhau
+ Nguyên nhân có nhiều loại, như bên trong và bên ngoài; chủ yếu và thứ yếu…mỗi loại có vị trí, vai trò khác nhau đối với kết quả, do đó, trong thực tiễn, phải nhậndạng được chúng để có thái độ ứng xử đúng đắn
- Thứ hai: Kết quả tác động trở lại nguyên nhân
Kết quả sau khi ra đời nó không thụ động, trái lại nó tác động trở lại nguyênnhân đã sinh ra nó
- Thứ ba: Nguyên nhân và kết quả chuyển hóa lẫn nhau
+ Liên hệ nhân quả là một chuỗi vô tận, do đó, không có nguyên nhân đầu tiên
và kết quả cuối cùng
+ Nguyên nhân và kết quả luôn thay đổi vị trí cho nhau
* Ý nghĩa phương pháp luận
Trang 32- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần tôn trọng tính khách quan củamối liên hệ nhân quả, không được lấy ý muốn chủ quan thay cho quan hệ nhân - quả.
- Muốn cho sự vật, hiện tượng nào đó xuất hiện cần tạo ra những nguyên nhân,cùng những điều kiện cho những nguyên nhân đó phát huy tác dụng Ngược lại,muốn cho hiện tượng nào đó mất đi thì phải làm mất nguyên nhân tồn tại của nó,cũng như những điều kiện để các nguyên nhân ấy phát huy tác dụng
- Phải biết xác định đúng nguyên nhân để giải quyết vấn đề nảy sinh vì cácnguyên nhân có vai trò không như nhau; trước những thành công hay thất bại, yêucầu phải khách quan nhìn vào sự thật, chỉ rõ nguyên nhân để rút ra bài học kinhnghiệm, phát huy ưu điểm, sửa chữa sai lầm, có như vậy mới tiến bộ…
- Vì một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả và ngược lại, một kết quả
có thể do nhiều nguyên nhân nên trong nhận thức và thực tiễn cần phải có cách nhìnmang tính toàn diện và lịch sử - cụ thể trong phân tích, giải quyết và vận dụng quan
hệ nhân – quả
c Tất nhiên và ngẫu nhiên (đọc giáo trình)
d Cặp phạm trù nội dung và hình thức (đọc giáo trình)
e Cặp phạm trù bản chất và hiện tượng (đọc giáo trình)
g Cặp phạm trù khả năng và hiện thực (đọc giáo trình)
IV Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
1 Khái quát chung về quy luật
* Khái niệm quy luật
- Quy luật là những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến vàlặp đi lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi sự vật, hiện tượnghay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau
- Các quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy đều mang tính khách quan Conngười chỉ có nhận thức quy luật để vận dụng chúng chứ không thể tuỳ tiện xoá bỏquy luật
Trang 33- Các quy luật được phản ánh trong các khoa học cũng không phải là sự sángtạo tuỳ ý của con người mà là sự phản ánh các quy luật khách quan của tự nhiên, xãhội và tư duy.
* Phân loại quy luật
- Người ta có thể phân loại quy luật theo nhiều cách khác nhau Căn cứ vàomức độ tính phổ biến chia thành:
+ Những quy luật riêng – tác động trong những phạm vi nhất định
+ Những quy luật chung - tác động trong phạm vi rộng hơn các quy luật riêng+ Những quy luật phổ biến – tác động trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội
và tư duy (phép biện chứng duy vật nghiên cứu những quy luật phổ biến đó)
- Căn cứ vào lĩnh vực tác động, chia thành:
+ Quy luật của tự nhiên - nảy sinh, tác động trong lĩnh vực tự nhiên
+ Quy luật của xã hội – nảy sinh và tác động trong lĩnh vực xã hội
+ Quy luật của tư duy - nảy sinh, tác động trong lĩnh vực tư duy
- Với tư cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, phép biệnchứng duy vật nghiên cứu những quy luật chung nhất, tác động trong toàn bộ các lĩnhvực tự nhiên, xã hội và tư duy của con người Đó là: quy luật chuyển hóa từ những sựthay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại, chỉ ra cách thức vậnđộng, phát triển của sự vật, hiện tượng; quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặtđối lập chỉ ra nguồn gốc của sự vận động, phát triển của sự vật; quy luật phủ định củaphủ định chỉ ra khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng
2 Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
a Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại
* Khái niệm chất và khái niệm lượng
- Khái niệm chất: Khái niệm chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn cócủa các sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phânbiệt nó với sự vật, hiện tượng
Trang 34Trong khái niệm về chất cần chú ý một số điểm sau:
+ Chất của sự vật là khách quan, phổ biến
+ Chất của sự vật gồm các thuộc tính (thuộc tính là biểu hiện một khía cạnhnào đó về chất của sự vật được bộc lộ ra khi tác động qua lại với các sự vật khác Đó
có thể là tính chất, trạng thái, yếu tố,… của sự vật): Có thuộc tính cơ bản và không cơbản, tổng hợp các thuộc tính cơ bản tạo nên chất của sự vật, khi những thuộc tính cơbản thay đổi thì chất của nó thay đổi
+ Chất của sự vật còn được xác định bởi cấu trúc và phương thức liên kết giữacác yếu tố cấu thành sự vật đó, do đó, chất của sự vật không chỉ thay đổi khi thay đổinhững yếu tố cấu thành mà còn phụ thuộc vào sự thay đổi phương thức liên kết giữacác yếu tố đó
+ Chất là mặt tương đối ổn định (ít thay đổi), nước ở thể rắn, lỏng, khí (chất)
ổn định, sự thay đổi nhiệt độ từ 40 sang 50oc chưa làm thay đổi chất (lỏng)…
+ Mỗi sự vật có nhiều chất, tùy thuộc vào các mối quan hệ cụ thể của nó vớinhững cái khác…
- Khái niệm lượng: Khái niệm lượng dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn
có của sự vật, hiện tượng về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy môcủa sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự vật,hiện tượng
Trong khái niệm lượng cần chú ý một số điểm:
+ Lượng của sự vật mang tính khách quan, phổ biến
+ Lượng của sự vật không chỉ được xác định bởi những đại lượng chính xác
mà còn biểu thị dưới dạng trừu tượng, khái quát
+ Lượng là mặt thường xuyên biến đổi của sự vật
+ Sự phân biệt chất và lượng cũng chỉ là tương đối, cái trong mối quan hệ nàyđược coi là chất thì trong mối quan hệ khác được coi là lượng
* Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
- Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất
Trang 35+ Mỗi sự vật, hiện tượng đều có sự thống nhất giữa hai mặt chất và lượng (chấtnào lượng ấy, lượng nào chất ấy).
-> Phân tích khía cạnh này qua một số ví dụ: Về tính thống nhất giữa chất vàlượng trong phân tử nước (H2o), “chất”: Sự thống nhất của các thuộc tính khách quanvốn có của “nước”: Không màu, không mùi, không vị, có thể hòa tan muối, axit…,
“lượng”: mỗi phân tử “nước” được cấu tạo từ 02 nguyên tử Hyđro và 01 nguyên tửOxy; tiền nào của nấy;
+ Giới hạn mà trong đó, sự thay đổi về lượng (tăng lên hoặc giảm đi) chưa làmthay đổi về chất được gọi là độ Nói cách khác, độ là phạm trù triết học chỉ sự thốngnhất giữa lượng và chất, là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng (tănglên hoặc giảm đi) chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật
Rắn, loảng, khí : chất nhiệt độ (t) : lượng
+ Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì sẽ dẫn đến sự thay đổi vềchất, giới hạn đó chính là điểm nút Điểm nút dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thayđổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật
Trang 36+ Sự thay đổi về chất do những thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi là bướcnhảy Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn phát triển của sự vật và là điểm khởiđầu của một giai đoạn phát triển mới.
CHẤT
HV CAO HỌC
- Những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng: Chất mới ra đời
sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi về lượng mới (làm thay đổi quy mô, nhịp điệu, tốcđộ phát triển của sự vật) Như vậy, không chỉ sự thay đổi về lượng gây nên nhữngthay đổi về chất mà cả sự thay đổi về chất cũng gây nên những thay đổi về lượng
-> Ví dụ: Nhịp điệu vận động, phát triển của xã hội dưới cơ chế thị trườngnhanh hơn nhịp điệu vận động của xã hội dưới cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp;hay khi trở thành cử nhân thì tốc độ đọc, hiểu vấn đề sẽ tốt hơn khi còn là sinh viên…