Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH Thực phẩm và Đồ uống Anh Đào

69 373 0
Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH Thực phẩm và Đồ uống Anh Đào

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Chính vì vậy, hiện tại và cả tương lai, vấn đề chất lượng nguồn nhân lực chiếm vị trí quan trọng hàng đầu đối với một tổ chức, doanh nghiệp. Do đó, việc làm thế nào để tạo ra, duy trì và phát triển một đội ngũ nhân lực có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu công việc là nhiệm vụ phải được thực hiện thường xuyên. Để làm được điều đó thì doanh nghiệp cần phải có được công tác đánh giá thực hiện công việc hiệu quả và hợp lý nhằm sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc làm cơ sở để tổ chức/doanh nghiệp phân tích thực trạng chất lượng lao động, từ đó đưa ra các chiến lược nhân sự chính xác, phù hợp để đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Đánh giá thực hiện công việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng đặc biệt đối với doanh nghiệp/người sử dụng lao động. Thứ nhất, hoạt động này giúp cải thiện hiệu quả công tác và thông tin phản hồi. Đây là mục tiêu tổng quát của hệ thống đánh giá thực hiện công việc, với mục đích nâng cao và cải thiện hiệu quả công tác của nhân viên cũng như nâng cao kết quả hoạt động của toàn doanh nghiệp. Thứ hai nhằm lập các kế hoạch về nhân lực trong công ty. Thông qua việc đánh giá thực hiện công việc, bộ phận nhân sự thu thập được các dữ kiện giúp đánh giá khả năng thăng tiến nghề nghiệp cũng như tiềm năng của nhân viên, đặc biệt là các cấp quản trị. Qua đó, công ty có thể xây dựng các kế hoạch thay thế nhân sự trong hàng ngũ lãnh đạo. Tiếp theo, là phát triển tài nguyên nhân sự. Công tác đánh giá thực hiện công việcsẽ cung cấp thông tin về những điểm mạnh, điểm yếu, thành tích xuất sắc cũng như các mặt còn chưa được của từng cán bộ nhân viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Nhờ đó bộ phận lãnh đạo có thể dễ dàng nhận ra những kỹ năng còn thiếu sót của người nhân viên và bố trí đào tạo để tối thiểu hoá các khuyết điểm và phát huy điểm mạnh của họ. Cuối cùng, thiết lập các chế độ lương bổng đãi ngộ. Thông thường, các kết quả thu được của quá trình đánh giá thực hiện công việc là những dữ liệu quan trọng nhất giúp xây dựng các kế hoạch lương, thưởng trong mọi cơ quan tổ chức. Vì vậy, để khuyến khích nhân viên nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của mình, công tác đánh giá thực hiện công việc cần phải ngày một hoàn thiện, nâng cao tính minh bạch, công bằng trong quá trình đánh giá. Bên cạnh đó, Thông tin thu thập được trong quá trình đánh giá cũng thường xuyên được các cấp lãnh đạo sử dụng để đưa ra các quyết định thuộc quan hệ nhân sự nội bộ như thăng chức, giáng chức, thuyên chuyển hay tạm cho nghỉ việc… 1 Biểu đồ 1: Trình độ lao động trung bình của người lao động 2012-2014 Error: Reference source not found Biểu đồ 2: Biểu đồ ý kiến của NLĐ về đối tượng đánh giá và mức độ hiệu quả Error: Reference source not found Biểu đồ 3: Mức độ hợp lý của Chu kỳ đánh giá thực hiện công việc hiện nay? Error: Reference source not found Biểu đò 4: Chu kỳ đánh giá theo sự lựa chọn của người lao động Error: Reference source not found DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Error: Reference source not found Sơ đồ 2: Sự tương tác giữa các Quy trình sản xuất trong Công ty Error: Reference source not found Hình 1: Mối quan hệ giữa đánh giá thực hiện công việc với các hoạt động QTNL khác Error: Reference source not found Hình 2: Quy trình đánh giá thực hiện công việc Error: Reference source not found Hình 3: Quy trình đánh giá thực hiện công việc Error: Reference source not found DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TNHH Trách nhiệm hữu hạn LN Lợi nhuận HĐQT Hội đồng quản trị THPT Trung học phổ thông HĐKD Hoạt động kinh doanh QTNL Quản trị nhân lực NQT Nhà quản trị QHLĐ Quan hệ lao động HĐTC Hoạt động tài chính NLĐ Người lao động BHYT Bảo hiểm y tế BHXH Bảo hiểm xã hội ATLĐ An toàn lao động VSMT Vệ sinh môi trường CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài Trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp đều hiểu rõ rằng, muốn tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường thì yếu tố cơ bản, cốt lõi để thực hiện mục tiêu này không gì khác chính là nguồn lực và đặc biệt là nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là nhân tố chủ yếu tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp, đảm bảo mọi nguồn sáng tạo trong tổ chức, là nguồn lực mang tính chiến lược. Xã hội không ngừng tiến lên, doanh nghiệp ngày càng phát triển và nguồn lực con người là vô tận. Nếu biết khai thác nguồn lực này đúng cách sẽ tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người. Chính vì vậy, hiện tại và cả tương lai, vấn đề chất lượng nguồn nhân lực chiếm vị trí quan trọng hàng đầu đối với một tổ chức, doanh nghiệp. Do đó, việc làm thế nào để tạo ra, duy trì và phát triển một đội ngũ nhân lực có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu công việc là nhiệm vụ phải được thực hiện thường xuyên. Để làm được điều đó thì doanh nghiệp cần phải có được công tác đánh giá thực hiện công việc hiệu quả và hợp lý nhằm sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc làm cơ sở để tổ chức/doanh nghiệp phân tích thực trạng chất lượng lao động, từ đó đưa ra các chiến lược nhân sự chính xác, phù hợp để đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Đánh giá thực hiện công việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng đặc biệt đối với doanh nghiệp/người sử dụng lao động. Thứ nhất, hoạt động này giúp cải thiện hiệu quả công tác và thông tin phản hồi. Đây là mục tiêu tổng quát của hệ thống đánh giá thực hiện công việc, với mục đích nâng cao và cải thiện hiệu quả công tác của nhân viên cũng như nâng cao kết quả hoạt động của toàn doanh nghiệp. Thứ hai nhằm lập các kế hoạch về nhân lực trong công ty. Thông qua việc đánh giá thực hiện công việc, bộ phận nhân sự thu thập được các dữ kiện giúp đánh giá khả năng thăng tiến nghề nghiệp cũng như tiềm năng của nhân viên, đặc biệt là các cấp quản trị. Qua đó, công ty có thể xây dựng các kế hoạch thay thế nhân sự trong hàng ngũ lãnh đạo. Tiếp theo, là phát triển tài nguyên nhân sự. Công tác đánh giá thực hiện công việcsẽ cung cấp thông tin về những điểm mạnh, điểm yếu, thành tích xuất sắc cũng như các mặt còn chưa được của từng cán bộ nhân viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Nhờ đó bộ phận lãnh đạo có thể dễ dàng nhận ra những 1 kỹ năng còn thiếu sót của người nhân viên và bố trí đào tạo để tối thiểu hoá các khuyết điểm và phát huy điểm mạnh của họ. Cuối cùng, thiết lập các chế độ lương bổng đãi ngộ. Thông thường, các kết quả thu được của quá trình đánh giá thực hiện công việc là những dữ liệu quan trọng nhất giúp xây dựng các kế hoạch lương, thưởng trong mọi cơ quan tổ chức. Vì vậy, để khuyến khích nhân viên nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của mình, công tác đánh giá thực hiện công việc cần phải ngày một hoàn thiện, nâng cao tính minh bạch, công bằng trong quá trình đánh giá. Bên cạnh đó, Thông tin thu thập được trong quá trình đánh giá cũng thường xuyên được các cấp lãnh đạo sử dụng để đưa ra các quyết định thuộc quan hệ nhân sự nội bộ như thăng chức, giáng chức, thuyên chuyển hay tạm cho nghỉ việc… Mặt khác, đánh giá thực hiện công việc chính là công cụ giúp người lao động phát huy năng lực bản thân và khắc phục, hạn chế điểm yếu. Là chiếc cầu nối giữa nhà quản lý và người lao động, vừa gắn bó mật thiết với lợi ích cá nhân người lao động, vừa là cơ sở để nhà quản lý đưa ra các chính sách lương, thưởng, đào tạo, phát triển và cơ hội thăng tiến cho nhân viên. Điều đó đã cho thấy được tầm quan trọng của công tác đánh giá thực hiện công việc đối với tổ chức/doanh nghiệp nói chung và đối với Công ty Anh Đào nói riêng. Trong thời kỳ hiện nay, Các nhà quản trị thường gặp phải khó khăn trong việc đánh giá và so sánh năng lực thực hiện công việc của các nhân viên khác nhau, nhất là những nhân viên hưởng lương theo thời gian. Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau như: Trong nhiều doanh nghiệp không có tiêu chuẩn mẫu về đánh giá năng lực thực hiện của nhân viên Hoặc những tiêu chuẩn mẫu nếu có cũng chung chung không rõ ràng. Trên những góc độ khác nhau việc đánh giá các chỉ tiêu cũng có quan điểm khác nhau. Việc đánh giá không chính xác về nhân viên cũng gây ra những hậu quả. Gây thắc mắc hiểu lầm trong nhân viên mỗi khi cần bình bầu khen thưởng, tuyển chọn, hay xét nâng lương. Hay không động viên khuyến khích nhân viên tích cực phấn đấu vươn lên, tự rèn luyện để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao. Triển khai hệ thống đánh giá thực hiện công việc là một công việc hết sức khó khăn trong tiến trình Quản trị Nguồn nhân lực. Đánh thực hiện công việc liên quan hầu hết đến các nội dung của Quản trị nguồn nhân lực, do đó đòi hỏi phải thực hiện một 2 cách nghiêm túc và thường xuyên. Tuy nhiên, điều này được thực hiện không tốt ở nhiều doanh nghiệp, kể cả ở các doanh nghiệp có quy mô lớn hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này, Công ty Anh Đào đã tiến hành thực hiện công tác đánh giá và đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó, vẫn còn tồn tại những hạn chế cần phải khắc phục. Đó là lý do mà em chọn đề tài: “Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH Thực phẩm và Đồ uống Anh Đào”. Qua đó, em mong muốn phần nào đó nghiên cứu về công tác đánh giá thực hiện công việc hiện nay, đồng thời đưa ra được những giải pháp khắc phục những điểm yếu trong hệ thống đánh giá thực hiện công việc, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đánh giá tại Công ty. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Nhận thúc được tầm quan trọng của đánh giá thực hiện công việc trong doanh nghiệp, Sau một thời gian đi sâu vào nghiên cứu, với mục đích tìm hiểu, nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đánh giá thực hiện công việc, em đã quyết định lựa chọn đề tài “Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH Thực phẩm và Đồ uống Anh Đào” làm đề tài nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu vào công tác đánh giá thực hiện công việc của công ty như quy trình đánh giá, phương pháp đánh giá, sử dụng kết quả đánh giá, vv,… từ đó chỉ rõ những thành công, hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH Thực phẩm và Đồ uống Anh Đào. Từ đó, góp phần thực hiện tốt công tác đánh giá thực hiện công việc, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc, tối ưu hóa kết quả đánh giá nhằm mục đích phục vụ cho các hoạt động khác trong Công ty. 1.3. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước Tính đến thời điểm hiện nay, đánh giá thực hiện công việc đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước đề cập và nghiên cứu, có thể kể đến một vài công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau: Trong cuốn Personnel Managerment (1894) của tác giả Edwin B. Flippo. Đây là cuốn sách với nội dụng chủ yếu đó là quản trị nhân lực – các chức năng quản lý: Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát. Trong đó, đánh giá thực hiện công việc được nhắc đến như một hoạt động tác nghiệp của quản trị nhân lực. 3 Nhóm tác giả của Business Edge cũng có khá nhiều các công trình nghiên cứu về quản trị nhân lực như: Bản chất quản trị nguồn nhân lực, quản lý các mối quan hệ trong tổ chức, tuyển dụng nhân tài và bao gồm cả Phân tích công việc- đánh giá hiệu quả làm việc và năng lực của nhân viên. Cuốn sách “Đánh giá hiệu quả làm việc, phát triển năng lực nhân viên”, (2006-NXB Trẻ) đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về đánh giá thực hiện công việc về định nghĩa, mục đích, lợi ích, quy trình đánh giá, … Tiếp theo là chuyên đề nghiên cứu “Designing effective performance appraisal” (1997) của Deborah F.Boice and H.Kleiner. Nghiên cứu này đề cập tới việc thiết lập một hệ thống đánh giá thực hiện công việc hiệu quả, chủ yếu chú trọng tới nhân tố con người và các mối quan hệ trong tổ chức và các yếu tố khác đảm bảo tính minh bạch và dễ đo lường. Cụ thể như đào tạo người đánh giá và nhân viên, hệ thống vận hành thường xuyên, lưu trữ kết quả chính xác, … Nghiên cứu “Techniques of Performance Appraisal” (2013) của các tác giả Ashima Aggarwal, Gour Sundar Mitra Thakur, được đăng trên tập chí International Journal of Engineering and Advanced Technology (IJEAT). Nghiên cứu này đề cập tới các kỹ thuật, phương pháp đánh giá thực hiện công việc- yếu tố quan trọng cần được lựa chọn phù hợp để đảm bảo hiệu quả hệ thống đánh giá thực hiện công việc trong doanh nghiệp. Giáo trình “Kỹ thuật xây dựng tiền lương và đánh giá thành tích của doanh nghiệp” của PGS.TS Lê Quân. Giáo trình đã hê thống hóa những lý luận cơ bản và hướng dẫn thực hiện đánh giá thành tích từ khái niệm, quy trình thiết lập, xác định mục tiêu, lựa chọn người, quy trình và phương pháp đánh giá Nghiên cứu về Đánh giá thực hiện công việc trong các doanh nghiệp của Th.s Mai Thanh Lan, trưởng bộ môn QTNNL – ĐHTM trong cuốn “kỷ yếu ngày nhân sự Việt Nam 2010” về đánh giá hoàn thành công việc với các nội dung: tiêu chuẩn đánh giá, quy trình đánh giá, sử dụng kết quả đánh giá, đánh giá theo KPI và BSC. Bên cạnh đó, còn có các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Nghiên cứu các tiêu chí đánh giá phẩm chất năng lực của nhà quản trị kinh doanh thương mại trong thời đại công nghiệp hóa nước ta hiện nay” của TS Nguyễn Thị Thanh Nhàn, trường ĐHTM. Đề tài tiếp cận đến đối tượng là nhà quản trị doanh nghiệp thương mại và đi sâu vào tiêu chí đánh giá năng lực. 4 Luận văn tốt nghiệp với đề tài “Cải thiện công tác đánh giá nhân sự tại Công ty TNHH Đầu tư – thương mại và sản xuất Đại Việt của sinh viên Khánh Thị Lộc, khoa QTNL - ĐHTM. Và còn rất nhiều các công trình nghiên cứu khác, các luận văn tốt nghiệp đi theo hướng đề tài hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc của một doanh nghiệp cụ thể. Như vậy đã có khá nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đánh giá thực hiện công việc,… tuy nhiên chưa có đề tài nào tập trung nghiên cứu hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc của Công ty TNHH Thực phẩm và Đồ uống Anh Đào. Điều này đảm bảo tính mới và không trùng lặp của đề tài, đồng thời những công trình nghiên cứu trên sẽ là cơ sở để đề tài kế thừa những lý luận về đánh giá thực hiện công việc. 1.4. Các mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu bao gồm: • Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về đánh giá thực hiện công việc tại doanh nghiệp • Phân tích và đánh giá thực trạng công tác đánh giá thực hiện tại công ty • Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại công ty. 1.5. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Công ty TNHH Thực phẩm và Đồ uống Anh Đào - Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu về công tác đánh giá thực hiện của công ty trong giai đoạn 2012-2014 và đề xuất giải pháp trong giai đoạn 5 năm tiếp theo. - Nội dung: • Xác định đối tượng đánh giá thực hiện công việc • Xác định phương pháp đánh giá thực hiện công việc • Xác định quy chế đánh giá thực hiện công việc • Xác định quy trình đánh giá thực hiện công việc  Xác định mục tiêu  Xác định phương pháp đánh giá và tiêu chuẩn đánh giá  Xác định tiêu chuẩn thực hiện công việc  Truyền thông đánh giá  Thực hiện đánh giá  Sử dụng kết quả đánh giá 1.6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập dữ liệu: • Sơ cấp: Bảng hỏi, phiếu điều tra 5 + Điều tra trắc nghiệm thông qua bảng hỏi nhằm thu thập dữ liệu từ nhà quản trị và người lao động tại Công ty Anh Đào, bao gồm 2 phiếu điều tra cho 2 đối tượng trên. Thông qua Bảng hỏi và phiếu điều tra, xác định tính phù hợp của phương pháp đánh giá, sự tương thích của quy chế đánh giá và vấn đề sử dụng kết quả đánh giá. o Đối với NQT, đưa ra câu hỏi tập trung vào các nội dung: câu hỏi về thông tin cá nhân liên quan đến vị trí công việc; câu hỏi nhằm tìm hiểu đánh giá chủ quan của NQT về công tác đánh giá thực hiện công việc tại công ty; câu hỏi nhằm tìm hiểu những giải pháp mà NQT đưa ra đề hoàn thiện và nâng cao công tác đánh giá thực hiện công việc của công ty. Bao gồm 10 phiếu điều tra cho ban quản lý của công ty. o Đối với người lao động, phiếu điều tra bao gồm các câu hỏi với nội dung: câu hỏi về thông tin cá nhân liên quan đến vị trí công việc, câu hỏi nhằm tìm hiểu đánh giá chủ quan của NLĐ về công tác đánh giá thực hiện công việc tại công ty; câu hỏi nhằm tìm hiểu những ý kiến đóng góp của NLĐ nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác đánh giá thực hiện công việc của công ty. Bao gồm 50 phiếu điều tra. • Thứ cấp: thông qua các báo cáo, minh chứng thu thập được từ các dữ liệu thực tế có sẵn thuộc Công ty. - Như vậy, mẫu điều tra bao gồm 60 phiếu - Quy trình điều tra bao gồm: • Thiết kế phiếu điều tra, xác định nội dung phiếu điều tra • Lập danh sách người được điều tra • Tiến hành phát phiếu điều tra nhằm thu thập dữ liệu • Thu phiếu điều tra sau 2 ngày • Phân tích và xử lý dữ liệu thu thập được • Lựa chọn dữ liệu phù hợp cho bài khóa luận 1.7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp: 4 chương - Chương 1: Tổng quan nghiên cứu của đề tài - Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH Thực phẩm và Đồ uống Anh Đào. - Chương 3: Phân tích thực trạng các vấn đề của Đánh giá thực hiện công việc - Chương 4: Đề xuất giải pháp với công tác Đánh giá thực hiện công việc 6 [...]... trình và kết quả thực hiện công việc của nhân lực trong doanh nghiệp để đưa ra những nhận định chính xác về năng lực thực hiện công viêc và mức độ hoàn thành công việc của nhân lực đối với một tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định Đánh giá thực hiện công việc bao gồm đánh giá năng lực thực hiện công việc và đánh giá mức độ hoàn thành công việc - Đánh giá năng lực thực hiện công việc: Là những đánh. .. chứng cho việc thừa nhận Quốc tế − 16/01/2008: Anh Đào xây dựng và áp dụng thành công Hệ thống quản lý An toàn vệ sinh Thực phẩmGiám đốc điều hành HACCP Giám đốc công ty − Năm 2008: Công ty TNHH Anh Đào chính thức đổi tên thành Công ty TNHH Thực Phẩm và Đồ Uống Anh Đào Giám đốc hình thành − Trải qua 23 năm bán hàng vàGiám triển, Anh Đào luôn tự hào về các sản phát đốc thị trường Kiêm hiệu Anh Đào, phẩm. .. chiến lược và mục tiêu của Tổ chức Triển khai đánh giá thực hiện công việc- Xác định yêu cầu đối với từng đối tượng cụ thể- Đánh giá hiệu quả công việc đối với từng cá nhân- Thu thập thông tin phản hồi về đánh giá- Hỗ trợ khi cần thiết- Khen thưởng hoặc kỷ luật dựa trên kết quả đánh giá thực hiện công việc Kết quả đánh giá thực hiện công việc Sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc Đào tạo và phát... trong khi đồng thời cố gắng đạt được các mục tiêu xã hội và mục tiêu cá nhân” 2.1.2 Đánh giá thực hiện công việc 8 Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về đánh giá thực hiện công việc: • Đánh giá thực hiện công việc thường được hiểu là sự đo lường một cách hệ thống, chính thức và công khai kết quả thực hiện công việc so với các tiêu chuẩn đã đề ra Đánh giá thực hiện công việc là quá trình thu nhận và xử lý... không? Trong triển khai 25 đánh giá thực hiện công việc, năng lực của người đánh giá góp phần thực hiện tốt, đầy đủ công tác truyền thông đánh giá, đào tạo đánh giá và phỏng vấn đánh giá Do vậy, đề đảm bảo chất lượng đánh giá, người đánh giá cần được huấn luyện về các kỹ năng và phương pháp đánh giá chuyên nghiệp Người đánh giá càng có kinh nghiệm và trình độ trong công tác đánh giá thì càng giảm bớt khả... thực hiện công việc chú trọng tới khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn công việc đề ra, đánh giá mức độ hoàn thành công việc là đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đã đề ra 2.1.3 Vai trò đánh giá thực hiện công việc Đánh giá thực hiện công việc là một công việc quan trọng đối với doanh nghiệp nói chung và đối với công tác quản lý nhân lực nói riêng trong doanh nghiệp Trong quản lý nguồn nhân lực, kết quả đánh. .. đánh giá cũng sẽ phức tạp hơn Tuy nhiên nếu công việc phức tạp và dễ định lượng thì việc đánh giá cũng không quá khó CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 3.1 Đánh giá tổng quan tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 3.1.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Công ty TNHH Thực phẩm và đồ uống Anh Đào Địa chỉ: Khu Công nghiệp Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội 27... đánh giá nhằm xác định yếu tố tiềm năng của nhân lực so với các yêu cầu vị trí công việc nhất định nào đó - Đánh giá mức độ hoàn thành công việc: Là những đánh giá nhằm xác định mức độ hoàn thành công việc của nhân lực so với những tiêu chuẩn đã đề ra của tổ chức Về thực chất Đánh giá năng lực thực hiện công việc và Đánh giá mức độ hoàn thành công việc không thể tách rời Tuy nhiên, đánh giá năng lực thực. .. cầu của việc hoàn thành một công việc về mặt số lượng và chất lượng - Một số lưu ý khi xác định tiêu chuẩn đánh giá thưc hiện công việc • Tiêu chuẩn phải dựa vào công việc chứ không phải người thực hiện công việc Thông thường có thể sử dụng kết quả phân tích công việc trong thiết kế tiêu chuẩn đánh giá thưc hiện công việc 22 • Tiêu chuẩn đánh giá mang tính thách đố Thông thường, tiêu chuẩn đánh giá được... các công việc và mục tiêu cá nhân để đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp” 23 2.2.4.5 Thực hiện đánh giá Tiến hành đánh giá là việc kết hợp giữa phương pháp đánh giá đã được thiết kế với tiêu chuẩn thực hiện công việc và thực tế thực hiện công việc của người lao động để đưa ra một con số cụ thể phản ánh mức độ hoàn thành công việc của người lao động Để có thể đưa ra được con số chính xác, người đánh . tài: Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH Thực phẩm và Đồ uống Anh Đào . Qua đó, em mong muốn phần nào đó nghiên cứu về công tác đánh giá thực hiện công việc hiện nay, đồng. tài Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH Thực phẩm và Đồ uống Anh Đào làm đề tài nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu vào công tác đánh giá thực hiện công việc của công. lý luận cơ bản về công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH Thực phẩm và Đồ uống Anh Đào. - Chương 3: Phân tích thực trạng các vấn đề của Đánh giá thực hiện công việc - Chương 4:

Ngày đăng: 18/06/2015, 08:38

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chính vì vậy, hiện tại và cả tương lai, vấn đề chất lượng nguồn nhân lực chiếm vị trí quan trọng hàng đầu đối với một tổ chức, doanh nghiệp. Do đó, việc làm thế nào để tạo ra, duy trì và phát triển một đội ngũ nhân lực có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu công việc là nhiệm vụ phải được thực hiện thường xuyên. Để làm được điều đó thì doanh nghiệp cần phải có được công tác đánh giá thực hiện công việc hiệu quả và hợp lý nhằm sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc làm cơ sở để tổ chức/doanh nghiệp phân tích thực trạng chất lượng lao động, từ đó đưa ra các chiến lược nhân sự chính xác, phù hợp để đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Đánh giá thực hiện công việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng đặc biệt đối với doanh nghiệp/người sử dụng lao động. Thứ nhất, hoạt động này giúp cải thiện hiệu quả công tác và thông tin phản hồi. Đây là mục tiêu tổng quát của hệ thống đánh giá thực hiện công việc, với mục đích nâng cao và cải thiện hiệu quả công tác của nhân viên cũng như nâng cao kết quả hoạt động của toàn doanh nghiệp. Thứ hai nhằm lập các kế hoạch về nhân lực trong công ty. Thông qua việc đánh giá thực hiện công việc, bộ phận nhân sự thu thập được các dữ kiện giúp đánh giá khả năng thăng tiến nghề nghiệp cũng như tiềm năng của nhân viên, đặc biệt là các cấp quản trị. Qua đó, công ty có thể xây dựng các kế hoạch thay thế nhân sự trong hàng ngũ lãnh đạo. Tiếp theo, là phát triển tài nguyên nhân sự. Công tác đánh giá thực hiện công việcsẽ cung cấp thông tin về những điểm mạnh, điểm yếu, thành tích xuất sắc cũng như các mặt còn chưa được của từng cán bộ nhân viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Nhờ đó bộ phận lãnh đạo có thể dễ dàng nhận ra những kỹ năng còn thiếu sót của người nhân viên và bố trí đào tạo để tối thiểu hoá các khuyết điểm và phát huy điểm mạnh của họ. Cuối cùng, thiết lập các chế độ lương bổng đãi ngộ. Thông thường, các kết quả thu được của quá trình đánh giá thực hiện công việc là những dữ liệu quan trọng nhất giúp xây dựng các kế hoạch lương, thưởng trong mọi cơ quan tổ chức. Vì vậy, để khuyến khích nhân viên nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của mình, công tác đánh giá thực hiện công việc cần phải ngày một hoàn thiện, nâng cao tính minh bạch, công bằng trong quá trình đánh giá. Bên cạnh đó, Thông tin thu thập được trong quá trình đánh giá cũng thường xuyên được các cấp lãnh đạo sử dụng để đưa ra các quyết định thuộc quan hệ nhân sự nội bộ như thăng chức, giáng chức, thuyên chuyển hay tạm cho nghỉ việc…

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan