1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực trạng tài chính và cácbiện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH sản xuất và thương mạiThu Dũng

87 412 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 900,5 KB

Nội dung

Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác quản trị TCDN, sau hơn 3 tháng thực tập tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Thu Dũng, bên cạnh đó có sự chỉ bảo tận tình của Tiế

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan chuyên đề này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai Nội dung chuyên đề có tham khảo và sử dụng các tài liệu trong sách giáo trình tài chính doanh nghiệp của Học viện tài chính và một số luận văn tốt nghiệp của khóa trướcđược mượn từ thư viện của trường Học viện tài chính.

Các số liệu và kết quả được nêu trong Luận văn là trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập, do đơn vị cung cấp Nếu có hành vi không trung thực,

tự cho số liệu thì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Học viện.

Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2015

Tác giả chuyên đề tốt nghiệp

Nguyễn Thị Quỳnh

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

Trang 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5

DANH MỤC CÁC BẢNG TÍNH CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI THU DŨNG 6

LỜI NÓI ĐẦU 8

CHƯƠNG I: 10

LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI THU DŨNG 10

1.1.Tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp 10

1.1.1 Khái niệm TCDN và các quyết định TCDN 10

1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị TCDN 11

1.1.3 Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp 13

1.2 Đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp 13

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp 13

CHƯƠNG II: 28

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI THU DŨNG 28

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH sản xuất và thương mại Thu Dũng 28

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty 28

2.1.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty TNHH sản xuất và thương mại Thu Dũng 30

2.2 Đánh giá thực trạng tài chính tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Thu Dũng 34

2.2.1 Về tình hình huy động vốn của Công ty: 34

2.2.2 Về tình hình đầu tư và sử dụng vốn của công ty TNHH sản xuất và thương mại Thu Dũng 37

2.2.3 Tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền của công ty TNHH sản xuất và thương mại Thu Dũng 39

Trang 3

2.2.4 Về tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Công ty TNHH sản xuất

và thương mại Thu Dũng 41

2.2.5 Về hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thu Dũng 49

2.2.6 Về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty: 51

2.3 Đánh giá chung về thực trạng tài chính tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Thu Dũng: 55

2.3.1 Những mặt tích cực: 55

2.3.2 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 56

3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới của công ty TNHH sản xuất và thương mại Thu Dũng 58

3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội 58

3.1.2 Mục tiêu và Các chính sách phát triển của công ty: 61

3.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thu Dũng 64

3.2.1 Xác định chính sách tài trợ, xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý 64

3.2.2 Xây dựng cơ chế quản lý hàng tồn kho hiệu quả: 65

3.2.5 Tiếp tục hoàn thiện công tác quản trị tài chính, nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp cũng như trình độ chuyên môn của người lao động 68

3.2.6 Giải pháp về quản lý công tác bán hàng, tiếp cận với các mặt hàng công nghệ cao và tổ chức thực hiện 69

3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp: 69

3.3.1 Tác động từ bên ngoài 70

3.3.2 Về phía doanh nghiệp: 70

Trang 5

8 TCDN Tài chính doanh nghiệp

9 NWC Nguồn vốn lưu động thường xuyên

17 ROA Tỷ suất sau thuế trên vốn kinh doanh

18 ROE Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở

hữu

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG TÍNH CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ

THƯƠNG MẠI THU DŨNG

2.3 Bảng phân tích quy mô và cơ cấu tài sản của công ty TNHH sản xuất và

thương mại Thu Dũng

2.3.1 Bảng phân tích cơ cấu TSNH của công ty TNHH sản xuất và thương mại

2.5 Bảng phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền của công ty TNHH sản

xuất và thương mại Thu Dũng

2.6 Quy mô công nợ của công ty TNHH sản xuất và thương mại Thu Dũng.2.7 Bảng phân tích cơ cấu và trình độ quản lý nợ của công ty TNHH sản xuất và

thương mại Thu Dũng

2.8 Bảng tốc độ luân chuyển các khoản phải thu của công ty TNHH sản xuất và

thương mại Thu Dũng

2.9.1 Phân tích khả năng thanh toán tổng quát của công ty TNHH sản xuất và

thương mại Thu Dũng

2.9.2 Phân tích khả năng thanh toán hiện thời của công ty TNHH sản xuất và

thương mại Thu Dũng

2.9.3 Phân tích khả năng thanh toán nhanh của công ty TNHH sản xuất và thương

mại Thu Dũng

2.9.4 Phân tích khả năng thanh toán tức thời của công ty TNHH sản xuất và

thương mại Thu Dũng

2.9.5 Phân tích khả năng thanh toán lãi vay của công ty TNHH sản xuất và thương

mại Thu Dũng

2.10 Bảng phân tích tình hình quản trị HTK của công ty TNHH sản xuất và

Trang 7

thương mại Thu Dũng.

2.11 Bảng phân tích hiệu suất sử dụng vốn của công ty TNHH sản xuất và thương

mại Thu Dũng

2.12 Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH sản

xuất và thương mại Thu Dũng

2.13 Bảng phân tích tác động cuẩ đòn bẩy tài chính đến ROE của công ty TNHH

sản xuất và thương mại Thu Dũng

2.14 Nhân tố ảnh hưởng đến ROA của công ty TNHH sản xuất và thương mại

Thu Dũng

2.15 Nhân tố ảnh hưởng đến ROE của công ty TNHH sản xuất và thương mại

Thu Dũng

Trang 8

LỜI NÓI ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài:

Hiện nay Việt Nam đang là thành viên non trẻ

của tổ chức thương mại Quốc tế WTO, và mới ra nhập TPP nên có rất nhiềuthách thức cũng như cơ hội để mở rộng và phát triển kinh tế, tìm kiếm chỗ đứng trên thịtrường quốc tế DN trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, liệu họ có vượtqua được thử thách? Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề quản trị tài chính từ cácquản trị viên của mỗi doanh nghiệp Vì vậy đặt ra yêu cầu cho các nhà quản trị là phảiluôn nắm rõ được thực trạng TCDN để qua đó phân tích, xây dựng các chiến lược, kếhoạch chi tiết và phù hợp nhằm cải thiện và nâng cao tình hình hoạt động SXKD Muốnvậy, DN cần đi sâu phân tích, tổng hợp và đánh giá hoạt động tài chính một cách chitiết và hiệu quả từ đó nắm rõ được thực trạng tài chính hiện tại và vị thế của công tytrên thị trường cũng như định hướng cho sự phát triển của toàn DN trong tương lai

Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác quản trị TCDN, sau hơn

3 tháng thực tập tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Thu Dũng, bên cạnh đó có

sự chỉ bảo tận tình của Tiến sĩ Bạch Thị Thanh Hà và được sự quan tâm giúp đỡ củacác nhân viên phòng Tài Chính-Kế toán, tôi đã tập trung đi sâu vào nghiên cứu và hoàn

thành luận văn tốt nghiệp cuối khóa với đề tài: “Đánh giá thực trạng tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thu Dũng”.

2.Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính của doanhnghiệp như lý luận chung về TCDN, các chỉ tiêu đánh giá thực trạng TCDN tại công tyTNHH sản xuất và thương mại Thu Dũng

4.Mục đích nghiên cứu

Trang 9

Tập trung nghiên cứu về tình hình tài chính của công ty TNHH sản xuất và thươngmại Thu Dũng để thấy rõ xu hướng, tốc độ tăng trưởng và thực trạng tài chính của công

ty, Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính để hoạt độngSXKD của công ty hiệu quả hơn

5.Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp chủ yếu là so sánh và tổng hợp dựa trên các

số liệu thực tế thu thập được, các số liệu trong báo cáo tài chính của công tyTNHH sản xuất và thương mại Thu Dũng năm 2013 và 2014

6.Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày theo 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về đánh giá thực trạng tài chính của DN.

Chương 2: Đánh giá thực trạng tài chính tại Công ty TNHH sản xuất và thương

mại Thu Dũng trong thời gian qua

Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công

ty TNHH sản xuất và thương mại Thu Dũng

Trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn, em xin chân thành cảm ơn Tiến

Sĩ Bạch Thị Thanh Hà, Các thầy cô trong khoa TCDN, cùng các cô chú, anh chị cán bộnhân viên phòng Tài chính - Kế toán của Công ty TNHH sản xuất và thương mại ThuDũng đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn,và tạo điều kiện tốt nhất trong công trình nghiêncứu này

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Thị Quỳnh

Trang 10

CHƯƠNG I:

LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG

TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI THU DŨNG

1.1.Tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp.

1.1.1 Khái niệm TCDN và các quyết định TCDN

Khái niệm: Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh

tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.”

Xét về bản chất, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giátrị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trongquá trình hoạt động của doanh nghiệp

Xét về hình thức, tài chính doanh nghiệp là các quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập,phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp

Như vậy, việc nhận thức đúng đắn quan niệm về TCDN và bản chất TCDN có ýnghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn Điều đó tạo cơ sở cho việc vận dụng các quan

hệ tài chính tồn tại khách quan trong công tác quản lý tài chính để đưa ra quyết định tàichính đúng đắn nhằm đạt được các mục tiêu của DN

Các quyết định tài chính của doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp thực chất quan tâm, nghiên cứu ba quyết định chủ yếu, đólà: Quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn và quyết định phân phối lợi nhuận

Quyết định đầu tư vốn

Quyết định đầu tư vốn là quyết định về việc sử dụng vốn hay việc chi tiêu củadoanh nghiệp, đem đầu tư vào những cơ hội có được trong điều kiện nguồn lực tàichính cho phép để tối đa hóa giá trị DN Các nhà quản trị phải cân nhắc, lựa chọn đầu

tư vào lĩnh vực, dự án nào? Đầu tư bao nhiêu? Những tài sản nào sẽ được đầu tư? Cơcấu đầu tư tối ưu giữa TSNH và TSDH….Cụ thể như sau:

Quyết định huy động vốn (Quyết định nguồn vốn):

Quyết định huy động vốn trả lời câu hỏi nên lựa chọn nguồn vốn nào để thực hiệnđầu tư, với quy mô bao nhiêu để có thể tối đa hóa giá trị hay lợi ích cho chủ sở hữu

Trang 11

Quyết định phân phối lợi nhuận

Quyết định phân phối lợi nhuận gắn liền với quyết định phân chia cổ tức haychính sách cổ tức của doanh nghiệp Các nhà quản trị sẽ phải lựa chọn giữa việc sửdụng phần lớn lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức hay giữ lại để tái đầu tư

Ngoài ba quyết định TCDN chủ yếu trên, còn nhiều quyết định khác liên quan đếnhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như quyết định mua bán, sáp nhập doanhnghiệp, quyết định phòng ngừa rủi ro tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh,

1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị TCDN.

Quản trị tài chính ở những doanh nghiệp khác nhau đều có những đặc điểmkhác nhau Sự khác nhau đó ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như: sự khác biệt về hìnhthức pháp lý, đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành và môi trường kinh doanh

Thứ nhất là hình thức pháp lý của tổ chức doanh nghiệp:

Theo tổ chức pháp lý của doanh nghiệp hiện hành, ở nước ta hiện nay có cácloại hình thức doanh nghiệp chủ yếu sau:

Thứ hai là đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh:

Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của ngành kinh doanh ảnh hưởng không nhỏ tớiquản trị tài chính doanh nghiệp Mỗi ngành kinh doanh có những đặc điểm về mặtkinh tế và kỹ thuật khác nhau Những ảnh hưởng đó thể hiện:

- Ảnh hưởng của tính chất ngành kinh doanh:

Ảnh hưởng này thể hiện trong thành phần và cơ cấu vốn kinh doanh cuả doanhnghiệp, ảnh hưởng tới quy mô sản xuất kinh doanh, cũng như tỷ lệ thích ứng để hìnhthành và sử dụng chúng Do đó ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vốn (vốn cố định

và vốn lưu động) ảnh hưởng tới phương pháp đầu tư, thể thức thanh toán và chi trả

- Ảnh hưởng của tính thời vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh:

Tính chất thời vụ và chu kỳ sản xuất có ảnh hưởng trước hết đến nhu cầu sửdụng vốn và doanh thu tiêu thụ sản phẩm Những DN sản xuất có chu kỳ ngắn thìnhu cầu VLĐ giữa các thời kỳ trong năm thường không có biến động lớn Những

Trang 12

DN sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài phải ứng ra một lượngVLĐ tương đối lớn DN sản xuất ra những sản phẩm có tính chất thời vụ thì nhu cầuVLĐ giữa các quý trong năm thường có sự biến động lớn, tiền thu về bán hàng cũngkhông được đều, tình hình thanh toán, chi trả cũng thường gặp khó khăn Cho nênviệc tổ chức đảm bảo nguồn vốn cũng như đảm bảo cân đối giữa thu và chi bằng tiềncủa DN cũng khó khăn hơn.

Thứ ba là môi trường kinh doanh:

Tác động của môi trường kinh doanh đến hoạt động quản trị TCDN:

- Sự ổn định của nền kinh tế:

Sự ổn định hay không ổn định của nền kinh tế thị trường ảnh hưởng trực tiếpđến doanh thu của DN, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu về vốn của doanh nghiệp,Những biến động của nền kinh tế có thể gây nên những rủi ro trong kinh doanh màcác nhà quản trị tài chính phải lường trước, những rủi ro đó có ảnh hưởng tới cáckhoản chi phí về đầu tư, chi phí trả lãi hay tiền thuê nhà xưởng, máy móc thiết bịhay nguồn tài trợ hay nguồn tài trợ cho việc mở rộng sản xuất hay việc tăng tài sản

- Ảnh hưởng của giá cả thị trường, lãi suất và tiền thuế:

Giá cả thị trường, giá cả sản phẩm mà doanh nghiệp tiêu thụ có ảnh hưởng lớntới doanh thu, do đó cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng tìm kiếm lợi nhuận Cơ cấutài chính của doanh nghiệp cũng được phản ánh nếu có sự thay đổi về giá cả Sựtăng, giảm lãi suất cũng ảnh hưởng tới chi phí tài chính và sự hấp dẫn của các hìnhthức tài trợ khác nhau Mức lãi suất cũng là một yếu tố đo lường khả năng huy độngvốn vay Sự tăng hay giảm thuế cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh,tới khả năng rút khỏi đầu tư hay tiếp tục đầu tư

- Sự cạnh tranh trên thị trường và tiến bộ của KH-CN

Sự cạnh tranh giữa cacs sản phẩm đang sản xuất và sản phẩm tương lai giữacác doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến kinh tế, tài chính của doanh nghiệp và cóliên quan chặt chẽ đến khả năng tài trợ để doanh nghiệp tồn tại và tăng trưởng trongmột nền kinh tế luôn luôn biến đổi và người giám đốc tài chính phải chịu tráchnhiệm về việc cho doanh nghiệp hoạt động khi cẫn thiết

Cũng tương tự như vậy, sự tiến bộ khoa học công nghệ đòi hỏi doanh nghiệpphải ra sức cải tiến kỹ thuật, quản lý, xem xét và đánh giá lại toàn bộ tình hình tàichính, khả năng thích ứng với thị trường, từ đó đề ra nhừng chính sách hợp lý chodoanh nghiệp

Trang 13

1.1.3 Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp

Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, quản trị tài chính giữ các vai trò chủyếu sau đây:

Huy động đảm bảo kịp thời đầy đủ vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Ngày nay, do sự phát triển của nền kinh tế đã nảy sinh nhiều hình thức mới

cho phép các doanh nghiệp vay vốn bên ngoài Do vậy vai trò của quản trị tài chínhdoanh nghiệp ngày càng quan trọng hơn trong việc chủ động lựa chọn các hình thức

và phương pháp huy động vốn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng vàliên tục với chi phí sử dụng vốn thấp

Tổ chức việc sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả: Việc huy động kịp

thời các nguồn vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng để doanh nghiệp có thể nắm bắtđược cơ hội kinh doanh Việc hình thành và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp,cùng với việc sử dụng các hình thức thưởng, phạt vật chất hợp lý sẽ góp phần quantrọng trong việc thúc đẩy cán bộ công nhân viên gắn liền với doanh nghiệp

Giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Thông qua các tình hình tài chính về việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính,

các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá khái quát và kiểm soát được các hoạtđộng của doanh nghiệp, phát hiện kịp thời những tồn tại vướng mắc trong kinhdoanh Từ đó có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động phù hợp vớidiễn biến thực tế kinh doanh

1.2 Đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp.

1.2.1.1 Khái niệm đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp.

Đánh giá thực trạng TCDN thực chất là việc xem xét, phân tích một cách toàndiện trên tất cả các mặt hoạt động của TCDN để thấy được thực trạng tài chính là tốthay xấu, xác định ưu nhược điểm, thấy rõ nguyên nhân, và mức độ ảnh hưởng của cácnhân tố đến tình hình tài chính, từ đó giúp nhà quản lý doanh nghiệp có những quyếtđịnh, đề ra định hướng và giải pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả SXKD của DN

1.2.1.2 Mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp:

Đánh giá thực trạng TCDN giúp các nhà quản trị cũng như các đối tượng có liênquan hoạt động của doanh nghiệp có thể nhận định rõ được tình hình tài chính của

Trang 14

doanh nghiệp Từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn, tránh được những rủi ro trongkinh doanh Đánh giá thực trạng TCDN gồm 4 mục tiêu sau:

Thứ nhất, đánh giá chính xác tình hình huy động, sử dụng vốn và chính sách phân

phối lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp thông qua rất nhiều khía cạnh khác nhau như: cơcấu nguồn vốn và tài sản, hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của DN, khả năng thanhtoán, lưu chuyển tiền tệ, khả năng sinh lời, rủi ro tài chính… nhằm đáp ứng thông tin chotất cả các đối tượng quan tâm đến hoạt động của DN

Thứ hai, trên cơ sở tình hình tài chính thực tế, định hướng cho các đối tượng

quan tâm tới hoạt động của doanh nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn về quyết địnhtài trợ, quyết định đầu tư,

Thứ ba, trở thành cơ sở cho các dự báo tài chính, giúp người phân tích dự đoán

được tiềm năng tài chính, khả năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp

Thứ tư, là công cụ để kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ

sở kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu kết quả đạt được so với các chỉ tiêu kế hoạch, địnhmức…Từ đó xác định những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh, giúpcho doanh nghiệp có được những quyết định và giải pháp đúng đắn

Trên thực tế, có rât nhiều đối tượng khác nhau quan tâm đến thực trạng TCDN vàmức độ quan tâm khác nhau Vì vậy, đối với mỗi đối tượng, đánh giá thực trạng tài chínhđều nhằm mục tiêu riêng biệt:

- Đối với bản thân doanh nghiệp:

Đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lí trong giai đoạn đã qua, việc thực hiệncác nguyên tắc cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và dự báo cácnguy cơ rủi ro, đặc biệt là các dấu hiệu rủi ro tài chính trong doanh nghiệp… từ đó cónhững biện pháp điều chỉnh kịp thời, có cơ sở cần thiết để hoạch định chính sách tươnglai của doanh nghiệp

Là cơ sở cho những dự đoán tài chính trong tương lai đồng thời còn là công cụ

để kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trong doanh nghiệp

- Đối với các nhà đầu tư:

Mục đích là để đánh giá doanh nghiệp và ước đoán giá trị cổ phiếu, dựa vào việcnghiên cứu các báo biểu tài chính, khả năng sinh lời, phân tích rủi ro trong kinhdoanh…

- Đối với người cho vay:

Xác định khả năng tài chính đáp ứng việc hoàn trả nợ của khách hàng

Trang 15

- Đối với người hưởng lương trong doanh nghiệp:

Định hướng việc làm ổn định của mình, dự báo tương lai phát triển của công ty

để xem xét cơ hội thăng tiến, trên cơ sở đó yên tâm dốc sức vào hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp tùy theo công việc được phân công, đảm nhiệm

Như vậy, đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích đượcdùng để xác định giá trị kinh tế, đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp, tìm

ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp từng đối tượng lựa chọn và đưa ranhững quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm

1.2.2 Đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp

1.2.2.1 Đánh giá tình hình huy động vốn

Để đánh giá được tình hình huy động vốn của doanh nghiệp, cần dựa trên cơ

sở phân tích tình hình nguồn vốn và phân tích hoạt động tài trợ của DN

Phân tích tình hình nguồn vốn: Để huy động vốn, DN có thể sử dụng nhiều

nguồn vốn khác nhau Về cơ bản, nguồn vốn của được chia thành hai phần: Nợ phải trả

và nguồn vốn chủ sở hữu

Tài sản Nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, bao gồm

số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần vốn bổ sung từ kết quả kinh doanh Vồn chủ sở hữu tạimột thời điểm có thể được xác định bằng công thức:

Vốn chủ sở hữu = Tổng giá trị tài sản – Nợ phải trả

Nợ phải trả là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có trách

nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác nhau: Các khoản vay nợ Ngânhàng, vay nợ những nguồn khác, phải trả người bán, cho Nhà nước, cho người lao độngtrong doanh nghiệp…

Mục tiêu phân tích: Phân tích tình hình nguồn vốn để thấy được doanh nghiệp

đã huy động vốn từ những nguồn nào? Quy mô là bao nhiêu, tăng hay giảm qua các kỳ?

Trang 16

Doanh nghiệp tự chủ hay phụ thuộc về mặt tài chính? Từ đó, xác định mục tiêu chủ yếutrong chính sách huy động vốn ở mỗi thời kỳ.

Chỉ tiêu phân tích: Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường xuất phát

từ 2 nguồn: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả VCSH chủ yếu gồm vốn đầu tư của chủ sở

hữu, lợi nhuận giữ lại tái đầu tư và các quỹ của doanh nghiệp Nợ phải trả gồm: các

khoản vay tín dụng, phát hành trái phiếu, tín dụng thương mại và nguồn vốn chiếmdụng khác Muốn đánh giá thực trạng về tình hình huy động vốn của doanh nghiệp, taxem xét thực trạng về quy mô, tình hình biến động từng loại nguồn vốn của doanhnghiệp Cần xem xét hai nhóm chỉ tiêu:

- Các chỉ tiêu phản ánh quy mô nguồn vốn

- Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn:

Tỷ trọng từng

nguồn vốn =

Giá trị từng loại, từng chỉ tiêu nguồn vốn

x 100%Tổng giá trị nguồn vốn

Phương pháp đánh giá:

Phân tích cơ cấu nguồn vốn được tiến hành bằng cách xác định tỷ trọng từng chỉtiêu nguồn vốn chiếm trong tổng của nó ở đầu kỳ và cuối kỳ; so sánh tỷ trọng của từngchỉ tiêu giữa cuối kỳ và đầu kỳ; căn cứ vào kết quả xác định và kết quả so sánh để đánhgiá cơ cấu nguồn vốn và sự thay đổi cơ cấu

Phân tích hoạt động tài trợ:

- Mục tiêu phân tích: Hoạt động tài trợ phản ánh mối quan hệ giữa tài sản với

nguồn hình thành tài sản trên cả 3 phương diện: thời gian, giá trị và hiệu quả Tiến hànhđánh giá hoạt động tài trợ của doanh nghiệp để xem xét xem doanh nghiệp đã sử dụngvốn tiết kiệm và hiệu quả hay chưa? có phù hợp với cấu trúc tài chính mục tiêu củadoanh nghiệp hay không?

- Chỉ tiêu phân tích: Hoạt động tài trợ của doanh nghiệp được đánh giá thông

qua các chỉ tiêu: nguồn vốn lưu động thường xuyên, nguồn vốn lưu động tạm thời; nhucầu vốn lưu động

- Nguồn vốn lưu động thường xuyên:

Là nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, liên tục

NVLĐ thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạnHoặc: NWC = Tài sản ngắn hạn - Nợ phải trả ngắn hạn

Trang 17

Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá phương thức tài trợ vốn lưu động củadoanh nghiệp Người ta thường kết hợp chỉ tiêu này với nhóm chỉ tiêu phản ánh khảnăng thanh toán để đánh giá mức độ an toàn hay rủi ro tài chính trong hoạt động củadoanh nghiệp.

- Phương pháp đánh giá: Đánh giá xem doanh nghiệp có đảm bảo nguyên tắc cân

bằng tài chính hay không? Xem xét độ ổn định của quá trình sản xuất kinh doanh và độ

an toàn trong thanh toán như thế nào? Có 3 trường hợp xảy ra:

+ Khi nguồn vốn dài hạn > TSDH, tức NWC có giá trị dương, việc sử dụngchính sách tài trợ này có độ rủi ro thấp, tuy nhiên chi phí sử dụng vốn cao

+ Nếu TSNH < nợ phải trả ngắn hạn, NWC sẽ có giá trị âm, đồng nghĩa với việcdoanh nghiệp hình thành tài sản dài hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn; lúc này, doanhnghiệp đang sử dụng chính sách tài trợ mạo hiểm, có độ rủi ro cao, nhưng đồng thời,chi phí sử dụng vốn thấp

+ Nếu NWC = 0, doanh nghiệp đã đạt được mức cân bằng về mặt tài chính,hoạt động tài trợ có độ rủi ro thấp với chi phí sử dụng vốn ở mức hợp lý

- Nguồn vốn lưu động tạm thời

Là nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản lưu động của doanh nghiệp nhằm đápứng nhu cầu biến động tăng, giảm theo chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp

- Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên:

Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết là số vốn lưu động tối thiểu cầnthiết phải có để đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bìnhthường, liên tục Dưới mức này hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ gặp khó khăn, thậmchí bị đình trệ, gián đoạn Nhưng nếu trên mức cần thiết lại gây nên tình trạng vốn bị

ứ đọng, sử dụng vốn lãng phí, kém hiệu quả

Nhu cầu vốn lưu động được xác định theo công thức:

NC VLĐ = Vốn HTK + Nợ phải thu - Nợ phải trả nhà cung cấp

Việc xác định đúng đắn các nhân tố ảnh hưởng giúp doanh nghiệp xác định đúng

đắn nhu cầu VLĐ và có biện pháp quản lý, sử dụng VLĐ một cách tiết kiệm, hiệu quả 1.2.2.2 Đánh giá tình hình đầu tư, sử dụng vốn

Đánh giá tình hình đầu tư, sử dụng vốn là việc đánh giá việc huy động, sử dụng cácnguồn lực vào hoạt động xây dựng, mua sắm, nghiên cứu, nâng cấp tài sản của doanhnghiệp

Đánh giá tình hình phân bổ vốn

- Mục tiêu phân tích:

Trang 18

Phân tích tình hình phân bổ, sử dụng vốn của doanh nghiệp nhằm đánh giá quy môtài sản, mức đầu tư cho từng hoạt động kinh doanh, lĩnh vực hoạt động, từng loại tàisản Qua đó, phản ánh sự biến động về mức độ đầu tư, quy mô và năng lực kinh doanh,khả năng tài chính, cũng như chính sách đầu tư của doanh nghiệp.

- Chỉ tiêu phân tích:

Khi xem xét sự biến động và cơ cấu tài sản, cần xem xét thông qua 2 nhóm chỉtiêu:

+ Quy mô các loại tài sản trên bảng cân đối kế toán.

+ Tỷ trọng của từng loại tài sản, trong đó:

Tỷ trọng từngloại tài sản =

Giá trị từng loại tài sản

x 100%

Tổng giá trị tài sản

- Phương pháp đánh giá:

+ Đánh giá quy mô, sự biến động tài sản: Sử dụng phương pháp so sánh tổng tài sản và

từng loại tài sản giữa cuối kỳ với đầu kỳ, hoặc với cuối các kỳ trước cả số tuyệt đối và

số tương đối Thông qua quy mô tổng tài sản, từng loại tài sản, thấy được việc phân bổvốn của doanh nghiệp cho từng hoạt động kinh doanh, từng lĩnh vực, từng loại tài sảnnhư thế nào? Thông qua sự biến động của tổng tài sản, từng loại tài sản, thấy sự biếnđộng về mức độ đầu tư cho hoạt động kinh doanh, từng lĩnh vực hoạt động, từng loạitài sản có hợp lý hay không?

+ Đánh giá cơ cấu tài sản và sự biến động cơ cấu tài sản: Được tiến hành thông

qua đánh giá tỷ trọng từng loại tài sản ở thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ Thông qua đó

sẽ đánh giá được chính sách đầu tư của doanh nghiệp, qua sự biến động về cơ cấutài sản ta thấy được sự thay đổi trong chính sách đầu tư của doanh nghiệp

Đánh giá tình hình đầu tư vốn

- Mục đích đánh giá:

Đánh giá tình hình đầu tư để xem doanh nghiệp đầu tư chủ yếu vào đâu? cơ cấuđầu tư có hợp lý không, trọng điểm đầu tư vào lĩnh vực nào?

- Các chỉ tiêu đánh giá:

+ Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn

Tỷ suất đầu tư

Trang 19

Tỷ suất đầu tư

+ Tỷ suất đầu tư tài sản cố định

Tỷ suất đầu tư

Tài sản cố định

x 100%

Tổng tài sảnChỉ tiêu này cho biết trong tổng vốn hiện có của DN, số vốn đầu tư vào TSCĐchiếm bao nhiêu phần trăm Để xem xét chi tiết ta tính các chỉ tiêu chi tiết: Tỷ suất đầu

tư TSCĐ hữu hình, tỷ suất đầu tư TSCĐ vô hình, tỷ suất đầu tư TSCĐ thuê tài chính

1.2.2.3 Đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền

Phân tích hoạt động tạo tiền

+ Xác định cơ cấu dòng tiền thông qua tỷ trọng dòng tiền của từng hoạt động trong tổng

số dòng tiền thu vào của doanh nghiệp

+ Xác định trình độ tạo tiền thông qua hệ số tạo tiền của từng chỉ tiêu theo công thức:

Hệ số tạo tiền của từng

Phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền:

Vốn bằng tiền là phần vốn của DN dự trữ để chi trả thường xuyên cho các bênliên quan trong khâu thanh toán phải đối ứng ngay bằng tiền Đây là loại tài sản có tínhthanh khoản cao nhất, quyết định tới khả năng thanh toán của DN

Trang 20

Để thấy được tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền, cần phân tích diễnbiến nguồn tiền và sử dụng tiền của doanh nghiệp, từ đó định hướng cho việc huy động

và sử dụng vốn của DN trong tương lai

- Xác định diễn biến thay đổi nguồn tiền và sử dụng tiền

Trước hết, chuyển toàn bộ các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán thành cộtdọc Tiếp đó, so sánh số liệu cuối kỳ với đầu kỳ để tìm ra sự thay đổi của mỗi khoảnmục Mỗi sự thay đổi của từng khoản mục sẽ được xem xét và phản ánh vào một tronghai cột sử dụng tiền hoặc diễn biến nguồn tiền theo cách thức:

+ Sử dụng tiền sẽ tương ứng với tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn

+ Diễn biến nguồn tiền sẽ tương ứng với tăng nguồn vốn hoặc giảm tài sản

- Lập bảng phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền

Sắp xếp các khoản mục liên quan đến việc sử dụng tiền và nguồn tiền dưới hìnhthức một bảng cân đối Qua đó, xem xét và đánh giá tổng quát: Số tiền tăng, giảm củadoanh nghiệp trong kỳ đã được sử dụng vào những việc gì và các nguồn phát sinh dẫntới tăng hay giảm tiền

- Phân tích hệ số tạo tiền:

Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh thường được xem xét trong thời gianhàng quý, hàng 6 tháng hoặc hàng năm nhằm giúp nhà quản trị đánh giá được khả năngtạo tiền từ hoạt động kinh doanh so với doanh thu đạt được Cách xác định chỉ tiêu nàynhư sau:

Hệ số tạo tiền từ HĐKD = Dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh

Doanh thu bán hàng

1.2.2.4 Đánh giá tình hình công nợ và khả năng thanh toán.

Đánh giá tình hình công nợ

- Mục tiêu đánh giá: Thông qua việc phân tích tình hình công nợ sẽ đánh giá được vốn

của DN bị chiếm dụng như thế nào? DN đã đi chiếm dụng vốn ra sao?

- Chỉ tiêu phân tích

+ Các chỉ tiêu phản ánh quy mô nợ: Gồm các chỉ tiêu nợ phải thu và nợ phải trả trên

bảng cân đối kế toán

+ Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu, trình độ quản trị nợ gồm: Hệ số các khoản phải thu, hệ

số các khoản phải trả, hệ số thu hồi nợ, kỳ thu hồi nợ, hệ số hoàn trả nợ và kỳ trả nợ:

Hệ số các khoản phải thutrên tổng tài sản =

Các khoản phải thuTổng tài sảnChỉ tiêu này thể hiện mức độ bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp, cho biết trong tổng tàisản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần vốn bị chiếm dụng

Trang 21

Hệ số các khoản phải trảtrên tổng tài sản =

Các khoản phải trả

Tổng tài sảnChỉ tiêu này phản ánh mức độ chiếm dụng vốn của DN, cho biết trong tổng tài sảncủa doanh nghiệp có bao nhiêu phần vốn là từ chiếm dụng

- Phương pháp đánh giá:

Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh các chỉ tiêu tình hình công nợ giữa cuối

kỳ với đầu kỳ Đồng thời căn cứ vào trị số của từng chỉ tiêu, kết quả so sánh, tình hìnhthực tế của doanh nghiệp và trung bình ngành để đánh giá tình hình công nợ của doanhnghiệp trong kỳ

Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp:

Mục tiêu đánh giá:

Khả năng thanh toán là khả năng chuyển đổi các tài sản thành tiền để thanh toáncác khoản nợ theo thời hạn phù hợp Thông qua đánh giá khả năng thanh toán có thểđánh giá thực trạng khả năng thanh toán các khoản nợ của DN, thấy được tiềm năngcũng như nguy cơ trong việc huy động và hoàn trả nợ để có biện pháp quản lý kịp thời

+ Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

Hệ số khả năngthanh toán hiện thời =

Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạnChỉ tiêu này cho biết DN có thể thanh toán được bao nhiêu lần nợ ngắn hạn bằngTSNH hiện có, thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của DN.Thông thường, khi hệ số này thấp, khả năng trả nợ của DN là yếu vì đang dùng nguồnngắn hạn để đầu tư cho TSDH, cho thấy sự mạo hiểm trong quá trình huy động và sửdụng vốn Ngược lại, hệ số này cao cho thấy DN có khả năng cao trong việc thanh toán

Hệ số khả năngthanh toán tổng quát =

Tổng tài sảnTổng nợ phải trả

Trang 22

các khoản nợ đến hạn Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hệ số khả năng thanh toánhiện thời cao nhưng trong cơ cấu TSNH, quy mô hàng tồn kho không có khả năngthanh lý hoặc các khoản phải thu mất khả năng thu hồi lớn, việc không thanh toán kịpthời các khoản nợ khi đến hạn là rất dễ xảy ra.

+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh

thanh toán tức thời =

Tiền và các khoản tương đương tiền

Nợ ngắn hạn

Hệ số này cho biết doanh nghiệp có thể thanh toán được bao nhiêu lần nợ quá hạn,đến hạn bằng lượng tiền và tương đương tiền hiện có

+ Hệ số thanh toán lãi vay

Lãi vay là một khoản chi phí sử dụng vốn vay mà doanh nghiệp phải trả đúng hạncho chủ nợ Một doanh nghiệp vay nợ nhiều, nhưng kinh doanh không tốt, mức sinh lờicủa đồng vốn thấp hoặc bị thua lỗ thì khó có thể đảm bảo thanh toán tiền vay đúng thờihạn

Phương pháp đánh giá

Khi đánh giá khả năng thanh toán, cần sử dụng phương pháp so sánh để tiến hành

so sánh các chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán giữa cuối kỳ với đầu kỳ; kỳ này với các

kỳ trước hoặc với bình quân ngành

1.2.2.5 Đánh giá hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh

- Số vòng quay hàng tồn kho:

Số vòng quay hàng Giá vốn hàng bán trong kỳ

Hệ số khả năngthanh toán nhanh =

TSNH - Hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn

Trang 23

tồn kho Hàng tồn kho bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ hàng tồn kho của doanh nghiệp đã quay được bao nhiêuvòng

Số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm kinhdoanh và chính sách hàng tồn kho của DN Thông thường, khi số vòng quay hàng tồnkho của DN cao hơn so với các DN trong ngành sẽ chỉ ra: Việc tổ chức và quản lý dựtrữ hàng tồn kho là tốt, DN có thể rút ngắn được chu kỳ sản xuất kinh doanh, giảmđược lượng vốn vào hàng tồn kho Nếu số vòng quay ở mức thấp có thể phản ánh việcdoanh nghiệp dự trữ vật tư quá mức dẫn đến tình trạng bị ứ đọng, hoặc sản phẩm tiêuthụ chậm

- Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Phản ánh số ngày trung bình hàng tồn

kho thực hiện được một vòng quay Số ngày một vòng quay hàng tồn kho càng nhỏcàng tốt vì vật tư hàng hóa được luân chuyển nhanh, không bị ứ đọng, giúp quá trìnhsản xuất kinh doanh được liên tục và ngược lại

-Số ngày một vòng

360Vòng quay hàng tồn kho

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho càng nhỏ thì càng tốt vì vật tư hàng hóađược luân chuyển nhanh, không bị ứ đọng, quá trình sản xuất kinh được liên tục vàngược lại

- Vòng quay các khoản phải thu

Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ, nợ phải thu luân chuyển được bao nhiêu vòng, do

đó phản ánh tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp

Vòng quay các khoản

Doanh thu bán hàng

Số nợ phải thu bình quân trong kỳ

Số vòng quay các khoản phải thu càng lớn thể hiện khả năng thu hồi nợ nhanh,vốn bị chiếm dụng ít Ngược lại, nếu số vòng quay các khoản phải thu nhỏ chứng tỏ tốc

độ thu hồi các khoản phải thu chậm, doanh nghiệp có nguy cơ phát sinh nợ khó đòi

- Kỳ thu tiền trung bình

Kỳ

trung bình phản ánh thời gian thu tiền bán hàng trung bình của DN kể từ lúc xuất giao

hàng cho tới khi thu được tiền bán hàng Vòng quay vốn lưu động:

Kỳ thu tiềntrung bình =

Số dư bình quân các khoản phải thuDoanh thu bình quân 1 ngày trong kỳ

Trang 24

Chỉ tiêu này cho biết

bao nhiêu vòng, đồng thời cho biết 1 đồng vốn lưu động tham gia kinh doanh tạo ra baonhiêu đồng doanh thu Hệ số này càng lớn, hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao và ngượclại

- Kỳ luân chuyển vốn lưu động:

Kỳ luân chuyển vốnlưu động =

Số ngày trong kỳ

Số lần luân chuyển VLĐChỉ tiêu này phản ánh để thực hiện 1 vòng quay VLĐ cần bao nhiêu ngày

- Hàm lượng vốn lưu động (hay mức đảm nhiệm VLĐ)

Là số VLĐ cần có để đạt được 1 đồng doanh thu thuần

Hàm lượng vốnlưu động =

Vốn lưu động bình quânDoanh thu thuần

- Vòng quay tài sản (hay vòng quay toàn bộ vốn)

Vòng quay tài sảnhay toàn bộ vốn =

Doanh thu thuần trong kỳVốn kinh doanh bình quânChỉ tiêu này phản ánh trong kỳ, vốn kinh doanh đã quay được bao nhiêu vòng.Nếu hệ số này cao, doanh nghiệp đang phát huy công suất hiệu quả và có khả năng cầnphải đầu tư mới nếu muốn mở rộng công suất Chỉ tiêu này thấp, cho thấy vốn củadoanh nghiệp sử dụng chưa hiệu quả, bị ứ đọng

- Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác:

Hiệu suất sử dụng VCĐ

và VDH khác =

Doanh thu thuần trong kỳVCĐ và VDH khác bình quân trong kỳĐây là chỉ tiêu cho phép đánh giá mức độ sử dụng vốn cố định của DN trong kỳ Nócho biết một đồng vốn cố định và vốn dài hạn khác trong kỳ tham gia vào quá trình sảnxuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu

Vòng quay vốn lưu

Doanh thu thuầnVốn lưu động bình quân

Trang 25

1.2.2.6 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, cần xem xét các chỉ tiêu đánh giá khả năngsinh lời của DN Nó là kết quả tổng hợp của hàng loạt các biện pháp và quyết định quản

lý của doanh nghiệp

Các hệ số khả năng sinh lời

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS)

Tỷ suất lợi nhuận sauthuế trên doanh thu =

Lợi nhuận sau thuế trong kỳDoanh thu thuần trong kỳ

Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần trong

kỳ Nó cho biết trong kỳ, khi thực hiện một đồng doanh thu, DN có thể thu được baonhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, do đó, cũng phản ánh khả năng tiết kiệm chi phí Càngtiết kiệm chi phí, ROS càng cao và ngược lại ROS phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm kỹthuật của ngành cũng như chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp

- Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP)

Tỷ suất sinh lời kinh tế

của tài sản (BEP) =

Lợi nhuận trước lãi vay và thuếTổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình SXKD tạo ra đượcbình quân bao nhiêu đồng EBIT Nó phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốnkinh doanh không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốccủa vốn kinh doanh Chỉ tiêu này là căn cứ để đánh giá sự đóng góp của DN trong việc

sử dụng vốn để tạo ra lợi nhuận cho nền kinh tế, đồng thời đánh giá được khả năng trảlãi vay từ nguồn lợi nhuận tạo ra

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế = LN trước thuế

Trang 26

trên vốn kinh doanh VKD bình quân trong kỳChỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong kỳ mang lại bao nhiêuđồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế

trên vốn kinh doanh (ROA) =

LN sau thuếVKD bình quân trong kỳChỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn kinh doanh trong kỳ tạo ra được bao nhiêuđồng lợi nhuận sau thuế

- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở

LN sau thuếVCSH bình quânChỉ tiêu này đo lường mức lợi nhuận sau thuế thu được trên mỗi đồng VCSHtrong kỳ, phản ánh tổng hợp tất cả các khía cạnh về trình độ quản lý tài chính gồm trình

độ quản trị doanh thu và chi phí, trình độ quản trị tài sản, quản trị nguồn vốn của doanhnghiệp

Do DN là công ty thương mại, hoạt động chính là bán hàng, không phát hành cổphiếu nên không có chỉ số EPS, DIV, D/E, P/E

Phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số khả năng sinh lời (Mô hình phân tích DUPONT)

Muốn đánh giá trình độ quản trị chi phí, quản trị vốn, quản trị nguồn vốn tới mứcsinh lời của chủ sở hữu, cần xem xét hệ thống chỉ tiêu để xem xét ảnh hưởng của cácnhân tố tới tỷ suất lợi nhuận trên VCSH

- Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất LN sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)

ROA = ROS x Vòng quay toàn bộ vốn

Xem xét mối quan hệ này, có thể thấy được tác động của yếu tố ROS và vòngquay toàn bộ vốn ảnh hưởng như thế nào đến ROA Trên cơ sở đó nhà quản trị có thểđưa ra các biện pháp thích hợp để gia tăng ROA

Trang 27

- Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất LN sau thuế trên VCSH (ROE)

ROE = ROA X 1 - Hệ số nợ1Như vậy:

ROE = ROA x Vòng quay toàn

1

1 - Hệ số nợ

Phân tích mức độ tác động của đòn bẩy tài chính:

Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính được thể hiện qua công thức:

Mức độ tác động của

đòn bẩy tài chính =

Tỷ lệ thay đổi của tỷ suất LN VCSH

Tỷ lệ thay đổi của LN trước lãi vay và thuế

Hệ số này cho biết khi lợi nhuận trước lãi và thuế tăng lên hay giảm đi 1% thì tỷsuất lợi nhuận vốn chủ sở hữu sẽ tăng lên hay giảm đi bao nhiêu % Do đó:

DFL = EBIT – IEBITTrong đó: - DFL: Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính

- I: Lãi tiền vay phải trả

- EBIT: Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Tác động của đòn bẩy tài chính đến tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu được thể hiệnqua công thức:

ROE = (BEP E + D/E * (BEP - i)) * (1- t)

Trong đó: - D/E là hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu

- i là lãi suất vay vốn

- t là thuế suất thuế TNDN mà doanh nghiệp phải nộp

Nếu BEP> i thì doanh nghiệp sử dụng càng nhiều vốn vay sẽ càng tăng nhanh tỷsuất lợi nhuận VCSH Tuy nhiên, rủi ro tài chính là cao

Nếu BEP< i thì doanh nghiệp sử dụng càng nhiều vốn vay sẽ càng làm tỷ suất lợinhuận VCSH giảm sút nhanh so với không sử dụng nợ vay

Để nghiên cứu rõ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp, thấy được nhữngthành tích cũng như những tồn tại mà doanh nghiệp đang gặp phải, chúng ta đi phân tích

kỹ hơn ở chương II

Trang 28

CHƯƠNG II:

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ

THƯƠNG MẠI THU DŨNG

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH sản xuất và thương mại Thu Dũng.

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty.

Tên công ty:Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thu Dũng.

Tên giao dịch: Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thu Dũng

Địa chỉ: số 21, ngõ 670/49, đường Hà Huy Tập, xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm,

Hà Nội

Công ty xuất phát từ một hộ kinh doanh cá thể, sau quá trình phát triển đã xâydựng và thành lập công ty riêng Hộ kinh doanh cá thể do ông Nhâm Tiến Dũng và bà

Trang 29

Đỗ Thị Thu bắt đầu kinh doanh từ năm 2005 đến tháng 8 năm 2008 Xã hội ngày càngphát triển, nhu cầu tiêu dùng của con người ngày một tăng nhất là về lĩnh vực dịch vụ:

ăn, uống…

Nắm bắt nhu cầu tiêu dùng của người dân nên họ tiếp tục đầu tư về lĩnh vực dịch

vụ, chủ yếu là đồ uống đóng chai như bia, nước lọc, đồ uống có gas Công ty hoạt độngrất hiệu quả, có thêm nhiều khách hàng, nhu cầu của người dân về những đồ uống nàygần như là thiết yếu Chính vì vậy từ tháng 8/2005 chuyển từ kinh doanh hộ gia đìnhsang hình thức công ty, có tên là Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thu Dũng vàhoạt động cho đến ngày nay

Về hình thức công ty: Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thu Dũng là

công ty trách nhiệm hữu hạn có 2 thành viên trở lên, số lượng thành viên không quá 50người:

1 Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công

ty trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty

2 Công ty có tư cách pháp nhân kể từ khi có giấy phép đăng ký kinh doanh

3 Công ty không được quyền phát hành cổ phiếu

4 Công ty là một tổ chức kinh tế được hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng,được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật

5 Kỳ kế toán năm bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 dương lịch

6 Đơn vị sử dụng trong kỳ kế toán: VND

7 Chế độ kế toán áp dụng: chế độ kế toán Doanh nghiệp vừa và nhỏ- QĐ1177/1996 ( QĐ sửa đổi 48/2006//QĐ/BTC ngày 14/9/2007

Về quy mô vốn điều lệ:

Đây là công ty thương mại mua bán hàng hóa, vòng quay VLĐ nhanh, khôngcần nhiều trang thiết bị hiện đại cho nên lượng vốn góp không nhiều

1. Vốn điều lệ của công ty là 500.000.000 đồng

2 Phần vốn góp và giá trị vốn góp của các thành viên:

Trang 30

2.1.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty TNHH sản xuất và thương mại

Thu Dũng

Ngành nghề kinh doanh của công ty:

1 Mua bán rượu, bia, nước giải khát có ga hoặc không ga, nước uống tinh khiết,nước uống đóng chai và các loại đồ uống khác

2 Sua bán các loại bánh, kẹo, thực phẩm ăn liền

3 Sản xuất, mua bán bao bì

4 Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa

5 Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh

Về tổ chức hoạt động kinh doanh:

Sơ đồ 2.2: Bộ máy quản lý công ty:

ủa

Chức năng của các bộ phận:

1. Ban Giám đốc: gồm Giám đốc và Phó giám đốc:

+ Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Pháp luật về các hoạt động và kếtquả sản xuất kinh doanh

+ Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh chịu trách nhiệm trước Giám đốc về cácbáo cáo về tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận và toàn bộ hoạt động kinh doanh sản

Bộ phận quản lý bán hàng

Trang 31

phẩm của công ty, về tình trạng trang thiết bị, nguồn nguyên vật liệu và tình hình sảnxuất tính đến giai đoạn nhập kho thành phẩm.

Thay mặt giám đốc ký các văn bản pháp lý khi giám đốc đi vắng Làm việc dưới

sự chỉ đạo và giám sát của giám đốc

2 Phòng Tài chính – Kế toán:

Về chức năng: Tham mưu cho giám đốc trong các lĩnh vực sau:

- Công tác tài chính

- Công tác kế toán tài vụ

- Công tác kiểm toán nội bộ

- Công tác quản lý tài sản

- Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế

- Kiểm soát các chi phí hoạt động của công ty

- Quản lý vốn, tài sản Công ty, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong toàn Côngty

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao

Về nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán:

- Lập kế hoạch thu chi tài chính hằng năm của Công ty, tham mưu cho giám đốctrình Hội đồng thành viên phê duyệt để làm cơ sở thực hiện

- Chủ trì thực hiện nhiệm vụ thu, chi, kiểm tra việc chi tiêu các khoản tiền vốn, sửdụng vật tư, theo dõi đối chiếu công nợ

- Triển khai công tác nghiệp vụ kế toán tài vụ trong toàn Công ty

- Chủ trì làm việc với các cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra tài chính

- Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế hàng năm theo quy định hiện hành của Nhànước

- Thực hiện các chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thống kê, công tác quản lýthu chi của cơ quan

Phòng tài chính kế toán chia thành hai bộ phận:

- Kế toán nội bộ: Quản lý thu chi nội bộ doanh nghiệp

- Kế toán thuế: chịu trách nhiệm về nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, cung cấp tàiliệu cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng

3 Phòng kế hoạch-kinh doanh:

Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch quản lý chất lượng cho từng thời kỳ

Trang 32

trong năm Tổ chức lập báo cáo định kỳ 6 tháng / lần và đột xuất khi có yêu cầu bằngvăn bản cho Phó Tổng giám đốc và đại diện lãnh đạo về chất lượng về tình hình thựchiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đảm bảo chất lượng.

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh trước, trong, và sau khi sản xuất, thiết lậpmối quan hệ với các cấp,…

4.Phòng kĩ thuật:

Là phòng chức năng của Tổng Giám Đốc công ty, chịu sự chỉ đạo trực tiếp củaphó TGĐ công ty phụ trách sản xuất ,có chức năng tham mưu tổ chức thực hiện quản lýnhư:

+ Công tác quản lý thiết bị tài sản cố định

+ Quản lý webside, thiết kế các phông nền, mẫu quảng cáo

Quy mô lực lượng lao động gồm:

Bảng 2.0: Quy mô lực lượng lao động của công ty TNHH sản xuất và thương mại Thu Dũng.

ĐVT: Người

3 Phòng kế toán- tài chính Đại học, Cao đẳng 15

5 Bộ phận thủ kho Cao đẳng, trung cấp 50

6 Bộ phận giao hàng Lao động phổ thông 40

( Nguồn: từ phòng nhân sự của công ty TNHH sản xuất và thương mại Thu Dũng)

Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty:

Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thu Dũng là Công ty thương mại hoạtđộng trong lĩnh vực sản xuất và bán hàng, cụ thể như sau:

- Công ty nhập các sản phẩm như đồ uống đóng chai và thực phẩm như: bia HàNội, bia Heiniken, nước tăng lực Number one, mỳ tôm, sữa vinamilk….sau đó phânphối đi các đại lý tại khu vực Hà Nội và các tỉnh thành

Trang 33

Các loại hàng hóa của Công ty đều là hàng trong nước, hàng phổ thông được thịtrường tiêu thụ nhiều Vì vậy, việc nhập các mặt hàng về không khó khăn, hoạt độngkinh doanh thuận lợi Bên cạnh đó, doanh nghiệp có kho lưu hàng có thể tích trữ lượnghàng hóa lớn Chính vì vậy không sảy ra tình trạng thiếu hàng cung cấp cho khách.

- Hệ thống lọc kim loại nặng ( vỏ lọc, lõi lọc)

- Hệ thống lọc khử màu, mùi ( vỏ lọc, lõi lọc)

Trang 34

- Hệ thống khử đá vôi và làm mềm nước ( vỏ lọc, lõi lọc).

- Hệ thống màng lọc nước RO ( vỏ màng, màng RO, lưu lượng kế, đồng hồ áp, van

áp cao, tủ điều khiển điện)

- Thiết bị đo lưu lượng, đoán lực nước và điện tự động ( đồng hồ)

- Khung và phụ kiện khác

Quá trình sản xuất nước đóng chai:

(Nguồn: từ tài liệu của bộ phận sản xuất của công ty TNHH sản xuất và thươngmại Thu Dũng)

Công ty sử dụng dây truyền nước hiện đại nên cho công suất lớn, đảm bảo vệsinh an toàn thực phẩm

2.2 Đánh giá thực trạng tài chính tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Thu Dũng.

2.2.1 Về tình hình huy động vốn của Công ty:

Qua bảng phân tích diễn biến nguồn vốn ( bảng 2.1) ta thấy:

Quy mô tổng nguồn vốn của công ty tại thời điểm cuối năm 2014 có sự biếnđộng so với đầu năm Cụ thể như sau:

Tổng nguồn vốn của công ty cuối năm 2014 là 38,530,761,32 đồng trong khi đầunăm là 32,952,886,021 đồng, tăng 5,577,875,300 đồng, tốc độ tăng 16,93% cho thấyquy mô nguồn vốn của doanh nghiệp đã tăng

Trang 35

Đầu năm 2014, tỷ trọng Nợ phải trả là 56,13% , VCSH chỉ chiếm tỷ lệ 43,87%cho thấy công ty đang huy động vốn từ bên ngoài nhiều Đến cuối năm tỷ trọng nợ phảitrả giảm 3,43%, tỷ trọng VCSH tăng lên 3,34% cho thấy mức độ độc lập về tài chínhcủa công ty đang tăng, tình hình vay nợ cao cho thấy công ty đang tăng huy độngnguồn vốn từ vay nợ bên ngoài Do đó rủi ro tài chính của công ty tăng lên

Để thấy rõ hơn tình hình nguồn vốn của công ty, ta phân tích chi tiết từng khoảnmục nguồn vốn Cụ thể như sau:

- Nợ phải trả:

Đầu năm so với cuối năm 2014, tăng từ 18,495,321,967 đồng lên

20,306,305,150 đồng với tốc độ tăng 9,79% hoàn toàn là do tăng vay nợ bên ngoài.

Đầu năm 2014 tỷ trọng nợ ngắn hạn là 100%, công ty không huy động nợ dàihạn Đến cuối năm 2014 công ty đã huy động thêm nợ dài hạn đồng thời cũng tăng vay

nợ ngắn hạn nên áp lực trả nợ lớn hơn Cụ thể như sau:

Nợ ngắn hạn của công ty cuối năm 2014 là 19,116,305,150 đồng, tăng

620,983,183 đồng so với đầu năm tương ứng với tăng tỷ lệ 3,36% Bên cạnh đó,

Vay ngắn hạn của công ty đầu năm so với cuối năm tăng từ 18,275,151,093

đồng lên 19,020,672,718 đồng, tốc độ tăng 4,08% cho thấy DN kinh doanh tốt, đang có

xu hướng mở rộng thêm VKD để mở rộng quy mô hoạt động Tuy nhiên, vay ngắn hạntăng làm tăng áp lực trả nợ của công ty

Khoản phải trả cho người bán giảm từ 147,410,873 đồng xuống còn 56,676,950

so với đầu năm 2014, tỷ lệ giảm 61,55 %, chứng tỏ công ty đã thanh toán được phầnlớn các đơn hàng nhập chịu từ nhà sản xuất, cũng phần nào cho thấy được công tác bánhàng của công ty trong năm 2014 đạt hiệu quả cao

Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà Nước trong năm 2014 giảm từ 72,760,001

đồng xuống còn 38,955,482 đồng, tỷ lệ giảm 46,46%,

- Vốn chủ sở hữu:

Cuối năm 2014 là 18,224,456,175 đồng, tăng 3,766,892,120 đồng so với đầunăm với năm 2013, tốc độ tăng 26,05%, tỷ trọng tăng từ 43,87% lên đến 47,30%

Trang 36

VCSH tăng cuối năm so với đầu năm là 3,766,892,120 đông góp phần làm tăngkhả năng tự chủ về tài chính của công ty, như vậy chúng tỏ mức độ tự chủ cao VCSHtăng hoàn toàn do:

LNST chưa phân phối tăng từ 9,457,564,054 đồng lên đến 13,224,456,175

đồng, với tỷ lệ tăng 39,83% Đây được đánh giá là thành tích của công ty, chứng tỏ sự

cố gắng của công ty trong duy trì hiệu quả hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ.Vốn đầu tư của chủ sở hữu và các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu vẫn giữ nguyên số dư nhưđầu năm

Tóm lại, từ những phân tích trên ta thấy:

Nguồn vốn huy động từ khoản nợ phải trả tăng với tốc độ 9,79% còn huy động

từ NVCSH tăng với tốc độ 26,05% chứng tỏ công ty đang tập trung huy động nguồnvốn từ VCSH nhiều hơn là vốn vay, điều đó khiến áp lực thanh toán nợ giảm, đồngthời chứng tỏ doanh nghiệp tăng khả năng độc lập về tài chính Trước tình hình này,công ty nên sử dụng đòn bẩy tài chính nhằm tăng lợi nhuận hoạt động kinh doanh từmôi trường bên ngoài Doanh nghiệp nên thường xuyên theo dõi hoạt động kinh doanh

để sử dụng nguồn vốn hiệu quả nhất

- Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC):

Biểu đồ 1: Mô hình tài trợ vốn

( Nguồn: Theo bảng CĐKT năm 2013 và 2014 của công ty TNHH sản xuất và thương mại Thu Dũng)

NVDH 19,414,456,170 (50,64%)

TSNH 31,765,671,723 (81,88%)

TSDH 1,187,214,298 (18,12%)

NVNH 18,495,321,967 (56,13%)

NWC >0 (17,308,107,660)

NVDH 14,457,564,054 (43,87%)

NWC >0

(16,638,167,330)

Trang 37

Qua bảng phân tích hoạt động tài trợ 2.2 và biểu đồ 2.1 ta thấy, nguồn VLĐ

thường xuyên cả thời điểm 31/12/2013 và 31/12/2014 đều dương, chứng tỏ toàn bộTSDH đang được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn, ngoài ra vẫn còn dư một phần nguồndài hạn tài trợ cho TSNH Như vậy, đã phần nào làm giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tínhthanh khoản hơn Song song với chính sách tài trợ đó, chi phí sử dụng vốn cũng tănglên Cụ thể như sau:

NWC đầu năm 2014 là 17,308,107,660 đồng, sau đó giảm xuống còn16,638,167,330 đồng tại thời điểm cuối năm, NWC giảm 669,940,329, đồng, tương ứngvới giảm 3,87% so với đầu năm NWC biến động như vậy là do quy mô NVDH vàTSDH có sự biến động mạnh Cuối năm 2014, VCSH tăng lên 3,766,892,120 đồng.Đồng thời, công ty vay thêm nợ dài hạn Trong khi đó, TSDH lại tăng lên1,290,923,521 đồng, làm cho NWC giảm đi Chính sách tài trợ theo hướng giảm tối đavốn nợ, tăng sử dụng vốn chủ Rõ ràng, đây là chính sách tài trợ có độ an toàn cao hơn

- Nhu cầu vốn lưu động:

Nhu cầu VLĐ cũng có sự biến động mạnh Đầu năm 2014, nhu cầu VLĐ thườngxuyên ở mức 13,270,349,750 đồng, sau đó tăng lên16,936,318,350 đồng trong năm

2014 Đây là một sự biến chuyển rất lớn Cuối năm 2014, NCVLĐ chứng tỏ nguồn vốn

mà DN chiếm dụng tạm thời nhỏ hơn nhiều so với nhu cầu tài trợ cho các khoản phảithu và hàng tồn kho Nguyên nhân làm cho NCVLĐ cuối năm 2014 tăng so với đầunăm là do quy mô hàng tồn kho tăng 2,313,438,070 đồng (tăng 14,65%), trong khi nợphải trả ngắn hạn tăng lên 620,983,190 đồng (tăng 3,36%) và nợ phải thu ngắn hạn tănglên 1,210,057,706 đồng tương ứng với tăng 12,27%

- Mô hình tài trợ vốn:

Công ty đang dần chuyển sang sử dụng mô hình tài trợ thứ 2: Nguồn vốn thườngxuyên dùng để tài trợ cho toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một phần của TSLĐtạm thời; nguồn vốn tạm thời chỉ dùng để tài trợ cho 1 phần tài sản lưu động Với môhình tài trợ này, công ty hoàn toàn chủ động được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu SXKD,giúp DN nhanh chóng chớp được các cơ hội đầu tư; đồng thời thu hút được thêm nhàđầu tư

2.2.2 Về tình hình đầu tư và sử dụng vốn của công ty TNHH sản xuất và thương

mại Thu Dũng.

Từ bảng phân tích quy mô và cơ cấu tài sản 2.3, ta thấy, tương ứng với

nguồn vốn, tổng tài sản cuối năm 2013,2014 lần lượt là 32,952,886,021 đồng và

Trang 38

38,530,761,325 đồng Rõ ràng, tổng tài sản cuối năm 2014 tăng mạnh so với đầu

năm (tăng lên 5,577,875,300 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng lên 16,93%) Cơ cấu tài

sản thiên về TSNH, cuối năm 2014 TSNH chiếm 93,57% tổng tài sản, tăng 2,83% sovới đầu năm Đi sâu vào xem xét cụ thể từng loại tài sản như sau:

Tài sản ngắn hạn:

Qua bảng 2.3.1 ta thấy:

Trong cơ cấu tài sản, TSNH luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất (cuối năm 2014 và

2013, TSNH đều trên 80%) Tại thời điểm 31/12/2014, TSNH của DN là36,052,623,506 đồng, tăng lên 4,286,951,780 đồng so với đầu năm 2014, tốc độ tăng13,5 % Quy mô tăng, đồng thời tỷ trọng khoản mục này trong tổng tài sản tăng lên2,83% Trong cơ cấu TSNH, hàng tồn kho lại chiếm tỷ trọng cao nhất

Cụ thể tình hình như sau:

Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng TSNH là hàng tồn kho: thời điểm cuối năm

2013, quy mô khoản mục này là 15,787,441,581 đồng, sau đó tăng lên trong năm 2014,lên đến 18,100,879,651 đồng vào cuối năm 2014, tốc độ tăng 14,65 % Quy mô tăng,làm tỷ trọng của khoản mục này trong tổng TSNH tăng từ 49,70 % ở đầu năm 2014 lênđến 50,21% ở cuối năm

Chiếm tỷ trọng thứ hai trong TSNH là các khoản phải thu ngắn hạn Phải thungắn hạn tăng mạnh cả về quy mô lẫn tỷ trọng, chủ yếu là do khoản phải thu của kháchhàng tăng lên với tốc độ rất lớn (cuối năm 2013, phải thu của khách hàng là9,668,850,445 đồng, sau đó tăng lên đến 10,878,908,155 đồng vào thời điểm cuối năm

2014, tăng lên 0,21%.Đây là vốn công ty tạm thời đang để cho khách hàng mua chịu,nằm trong chính sách khuyến khích tiêu dùng của công ty, nhằm tạo dựng chỗ đứng vàniềm tin trong lòng khách hàng Quy mô của khoản mục này tăng lên, khiến cho công

ty phải đối mặt với rủi ro ở khâu thu hồ nợ, thất thoát vốn

Tiền và các khoản tương đương tiền:

Cuối năm 2013 đạt 5,988,861,450 đồng, chiếm tỷ trọng 18,85% trong tổngTSNH Trong năm 2014, khoản này giảm đi 236,521,242 đồng, chỉ còn 5,752,340,208đồng tại thời điểm cuối năm 2014, tốc độ giảm 8,93% Sự sụt giảm về quy mô làm cho

tỷ trọng của nó trong tổng TSNH có sự biến động, giảm từ 18,85% cuối năm 2013xuống chỉ còn 15,95% tại cuối năm 2014 Tiền và các khoản tương đương tiền là loạitài sản có tính thanh khoản cao nhất, đáp ứng các nhu cầu chi tiêu bằng tiền và chi trả

Trang 39

các khoản nợ đến hạn Quy mô khoản mục này giảm đi không đáng kể, không gây ảnhhưởng nhiều đến khả năng thanh toán của công ty

Tài sản dài hạn:

Qua bảng 2.3.2: Cơ cấu tài sản dài hạn của công ty TNHH sản xuất và thương mại Thu Dũng, ta thấy:

Tài sản dài hạn đầu năm 2014 là 1,187,214,298 đồng, cuối năm 2014 là

2,478,137,819 đồng, tăng lên 1,290,923,521 đồng so với thời điểm đầu năm, tương ứngvới tỷ lệ tăng là 108,74% Tỷ trọng của TSDH trong tổng tài sản tăng từ 3,6% lên6,43% Có sự biến động này là do chiếm tỷ lệ lớn của TSDH là đầu tư vào tài sản cốđịnh

Tài sản cố định:

DN đầu tư bổ sung một số xe bán tải giúp cho quá trình giao hàng cho kháchnhanh hơn do trong năm DN có thêm nhiều đơn hàng Trong năm 2014,TSCĐ tăng từ1,570,952,381đồng lên 3,116,406,926 đồng

2.2.3 Tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền của công ty TNHH sản xuất

và thương mại Thu Dũng.

2,2,3,1 Phân tích khả năng tạo tiền:

Dựa vào bảng phân tích khả năng tạo tiền của công ty 2.4 ta thấy: Tổng dòng

tiền thu năm 2014 đạt 161,860,016,611 đồng, giảm 33,860,791,700 đồng (%) Nguyênnhân là do: Trong cơ cấu dòng tiền vào, tỷ trọng dòng tiền thu được từ hoạt động kinhdoanh chiếm 100% Công ty không có dòng tiền thu từ hoạt động đầu tư và hoạt độngtài chính Tuy nhiên, dòng tiền thu được từ hoạt động kinh doanh đã giảm từ195,720,808,347 đồng xuống còn 161,860,016,611đồng

Tuy nhiên hệ số tạo tiền của doanh nghiệp lại tăng từ 1,10 lần lên 1,14 lần so vớinăm 2013, hệ số tăng là 3,64% Như vậy đã đáp ứng được phần nào kỳ vọng tạo tiềncủa các chủ thể quản lý có lợi ích liên quan đến DN Có thể thấy DN chỉ có dòng tiềnduy nhất là dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh, thể hiện DN thu được từ việc bánhàng, cung cấp dịch vụ vá tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh Chính sách tạo tiềncủa DN thấp, tiền vào giảm, cần đi sâu phân tích chi tiết để đưa ra giải pháp

- Dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh: Trong năm 2014, dòng tiền vào từ

HĐKD giảm 33,860,791,700 đồng (17,3%), Hệ số tạo tiền của hoạt động kinh doanhchính là 1,14 lần, tỷ lệ tăng 3,64% Đây là dòng tiền quan trọng nhất trong DN do nóphản ánh được dòng tiền vào và ra chủ yếu từ hoạt động SXKD thường xuyên của DN

Trang 40

Dòng tiền này chịu tác động rất lớn từ chính sách bán hàng và mua hàng của DN, chínhsách chiết khấu thanh toán, trình độ quản trị nợ phải thu, nợ phải trả, Bên cạnh đó, hệ

số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh ngày càng lớn nhằm đảm bảo cho công ty về khảnăng tạo tiền, đây là dấu hiệu tốt trong quản trị, điều hành dòng tiền nói riêng và tàichính nói chung DN cần duy trì và nâng cao hệ số tạo tiền, hệ số tạo tiền càng lớn sẽcàng có lợi cho DN và từ đó nâng cao khả năng quản trị dòng tiền Dòng tiền thu từhoạt động kinh doanh là hoạt động chính của công ty, vì vậy cần tập trung quản trị dòngtiền này tốt hơn nữa để đề phòng rủi ro và cân đối giữa dòng tiền ra và dòng tiền vào

Kết luận: Khả năng tạo tiền của công ty xuất phát chủ yếu từ hệ số tạo tiền từ

hoạt động kinh doanh, hệ số năm 2014 tăng cao hơn so với năm 2013 là dấu hiệuchuyển biến tích cực bởi lẽ hệ số tạo tiền càng lớn chứng tỏ công ty hoạt động càng tốt,càng làm hài lòng các chủ thể quản lý có lợi ích liên quan đến DN Tuy nhiên các nhàquản trị cần đánh giá khả năng tạo tiền thường xuyên và theo dõi sự biến động của hệ

số tạo tiền để duy trì và nâng cao hơn nữa khả năng tạo tiền của DN

2.2.3.2.Phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền:

Qua bảng phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền 2.5 ta thấy:

Sử dụng tiền:

Quy mô sử dụng tiền của công ty trong năm 2014 tăng thêm là 6,193,466,012đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế chưa phân phối chiếm tỷ trọng lớn trong các chỉ tiêunguồn vốn tăng, tăng thêm 3,766,892,121 đồng chiếm tỷ trọng 66,06% Bên cạnh đó,giá trị hao mòn lũy kế chiếm tỷ trọng lớn trong các chỉ tiêu tài sản giảm (51,79%),tương đương với giảm 254,531,024 đồng Như vậy có thể thấy công ty sử dụng chủyếu lợi nhuận chưa phân phối và một phần vay nợ ngắn hạn để thanh toán một lượnglớn tiền hàng phải trả cho nhà cung cấp Điều này làm cho công ty hoạt động ổn địnhhơn, ít rủi ro hơn

Diễn biến nguồn tiền

Tổng nguồn vốn bằng tiền mà công ty huy động trong năm 2014 là 6,193,466,012đồng, trong đó do tài sản tăng là 6,068,927,570 đồng và do nguồn vốn giảm là124,538,442 đồng Cụ thể như sau:

-Tài sản tăng: Tài sản tăng chủ yếu do hàng tồn kho Cụ thể tăng 2,313,438,070 đồng,

chiếm tỷ trọng 38,12% trong các chỉ tiêu tài sản tăng Bên cạnh đó phải thu của kháchhàng cũng tăng 1,210,057,710 chiếm 19,94% Doanh nghiệp đầu tư thêm TSCĐ hữuhình, tăng 1,545,454,545 đồng, chiếm 25,47%

Ngày đăng: 06/04/2016, 21:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w