1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

102 1,9K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGÔ THÀNH TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – Năm 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGÔ THÀNH TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS PHẠM QUỐC TRUNG Hà Nội – Năm 2014 MỤC LỤC Trang DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i DANH MỤC CÁC BẢNG ii MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ 6 1.1. Một số vấn đề lý luận quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề. 6 1.1.1. Khái quát về làng nghề 6 1.1.2. Quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề. 14 1.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề. 21 1.2.1. Kinh nghiệm của Thái Lan - Dự án “Một làng, một sản phẩm” 21 1.2.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc - Xí nghiệp hƣơng trấn (TVE) 24 1.2.3. Kinh nghiệm của Đức - Hiệp hội thủ công 26 1.2.4. Kinh nghiệm phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình. 28 1.3. Bài học kinh nghiệm đối với cho Bắc Ninh 31 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH 34 2.1. Thực trạng phát triển Làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 34 2.1.1. Quá trình phát triển làng nghề Tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007 đến 201434 2.1.2. Tình hình phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007 đến 2014 39 2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với Làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 49 2.2.1. Thực trạng hoạch định và thực thi đƣờng lối, mục tiêu phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thời gian qua 50 2.2.2. Quy hoạch phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 54 2.2.3. Ban hành và triển khai thực hiện các quy định pháp lý làm cơ sở cho quản lý nhà nƣớc đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 57 2.2.4. Các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh . 63 2.2.5. Thực trạng thanh - kiểm tra, giám sát hoạt động của làng nghề. 66 2.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nƣớc đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 67 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc. 67 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 68 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ CỦA TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2015 ĐẾN NĂM 2020 70 3.1. Quan điểm, phƣơng hƣớng phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 70 3.1.1. Quan điểm phát triển 70 3.1.2. Phƣơng hƣớng phát triển 70 3.2. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 71 3.2.1. Giải pháp về quy hoạch 71 3.2.2. Giải pháp về xây dựng đƣợc đội ngũ Nghệ nhân và thợ lành nghề 72 3.2.3. Giải pháp đảm bảo đồng bộ kết cấu hạ tầng. 72 3.2.4. Giải pháp đảm bảo môi trƣờng 73 3.2.5. Giải pháp đảm bảo nguyên liệu 74 3.2.6. Các giải pháp về tài chính, tín dụng, thuế 75 3.2.7. Về chính sách phát triển các làng nghề gắn với du lịch 76 3.2.8. Về tổ chức và quản lý nhà nƣớc 77 3.3. Kiến nghị 78 KẾT LUẬN 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 i 1. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BCH Ban chấp hành 2 BVMT Bảo vệ môi trƣờng 3 CCN Cụm công nghiệp 4 CCNLN Các cụm công nghiệp làng nghề 5 CNH, HÐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 6 CTCP Công ty cổ phần 7 CTTNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn 8 DN Doanh nghiệp 9 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa 10 DNTN Doanh nghiệp tƣ nhân 11 HĐND Hội đồng nhân dân 12 HTX Hợp tác xã 13 KCN Khu công nghiệp 14 LN Làng nghề 15 ND Nhân dân 16 SXKD Sản xuất kinh doanh 17 SXNN Sản xuất nông nghiệp 18 TCCP Tiêu chuẩn cho phép 19 TN&MT Tài nguyên & môi trƣờng 20 TP Thành phố 21 TSCĐ Tài sản cố định 22 TTCN Tiểu thủ công nghiệp 23 TTKC Trung tâm khuyến công 24 TW Trung ƣơng 25 TX Thị xã 26 UBND Ủy ban nhân dân 27 XNHT Xí nghiệp hƣơng trấn 28 WTO Tổ chức Thƣơng mại Thế giới ii 2. DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Tổng quát về lao động làng nghề tỉnh Bắc Ninh 40 2 Bảng 2.2 Các loại sản phẩm làng nghề 46 3 Bảng 2.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm chủ yếu năm 2012 của số LN phát triển 46 4 Bảng 2.4 Chính sách đối với phát triển nghề và làng nghề 50 5 Bảng 2.5 Quy hoạch và bố trí sản xuất trong cụm công nghiệp 57 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các làng nghề Việt Nam đã và đang đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế khu vực nông thôn, giúp giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời nông dân, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn Việt Nam. Trong xu thế toàn cầu hoá cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, các làng nghề có những cơ hội để phát triển, nhƣng cũng có không ít khó khăn, thách thức phải đối mặt. Thách thức lớn nhất mà các làng nghề phải đối mặt là tìm ra một hƣớng đi đúng đắn để tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, nhà nƣớc cũng cần phải có những chính sách ƣu đãi để tháo gỡ bớt những khó khăn nhằm tiếp sức thêm cho các làng nghề vƣợt qua những khó khăn trƣớc mắt từ đó tạo đà phát triển đi lên góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ - khu vực kinh tế năng động, đạt mức tăng trƣởng kinh tế cao trong thời gian qua. Bối cảnh phát triển kinh tế mới đang đƣa đến nhiều điều kiện thuận lợi nhƣng cũng không ít khó khăn, thách thức đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Để đạt đƣợc các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói chung và công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn nói riêng nhƣ đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011- 2015. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Ninh xác định các làng nghề là tiềm năng, là thế mạnh của tỉnh trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và tiến trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn của tỉnh nói riêng. Từ năm tái lập tỉnh (1997) đến nay, giá trị sản xuất do làng nghề tạo ra chiếm từ 75- 80% giá trị sản xuất của khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh và chiếm trên 30% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Phát triển các làng nghề là một trong những mục tiêu quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn của tỉnh Bắc Ninh, nó không chỉ góp phần tạo việc làm lúc nông nhàn mà còn tạo nên những dấu ấn, bản sắc văn hoá của mỗi địa phƣơng qua các sản phẩm văn hoá lƣu giữ từ đời này sang đời khác. Từ cuối năm 2007 đến nay, sản xuất của các làng nghề của Bắc Ninh gặp nhiều khó khăn bởi tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Vấn đề đặt ra cho Đảng bộ, Chính quyền địa phƣơng đó là cần nâng cao chất lƣợng quản lý 2 nhà nƣớc đối với các làng nghề. Vì vậy, nghiên cứu đề ra những giải pháp đổi mới quản lý nhà nƣớc để thúc đẩy sự phát triển của các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đang là đòi hỏi khách quan và cấp thiết. Xuất phát từ nhận thức đó, tác giả chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” để nghiên cứu. Luận văn tập trung vào trả lời câu hỏi: “ Thực trạng phát triển và quản lý nhà nƣớc đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thời gian qua nhƣ thế nào? Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 2015 đến năm 2020?” 2. Tình hình nghiên cứu: Liên quan đến đề tài, ở Việt Nam có một số đề tài sau: - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “ Xây dựng và phát triển mô hình làng nghề du lịch tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ “ của GS,TS Hoàng Văn Châu. Tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận về làng nghề, làng nghề truyền thống, làng nghề du lịch cũng nhƣ tiềm năng và sự cần thiết phải phát triển mô hình làng nghề du lịch tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Đã tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng và phát triển làng nghề gắn với hoạt động du lịch của Nhật bản, thái Lan, Trung Quốc và Malaysia từ đó rút ra những bài học đối với Việt Nam. Đã phân tích và đánh giá thực trạng làng nghề, làng nghề du lịch tại một số tỉnh đồng bằng Bắc bộ, từ thực trạng đáp ứng yêu cầu du lịch tại các làng nghề, đến tình hình khách du lịch cũng nhƣ mô hình tổ chức quản lý và cơ chế quản lý làng nghề du lịch. Đã đề xuất các mô hình tổ chức quản lý làng nghề du lịch, một số tour du lịch làng nghề chủ yếu cũng nhƣ các phƣơng án xây dựng và phát triển các làng nghề du lịch tại các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. - Luận án tiến sĩ của Nguyễn Nhƣ Chung về “Quá trình hoàn thiện các chính sách thúc đẩy phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 1997 đến 2003- thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp”. Đề tài đã đề cập tới thực trạng về chính sách quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề và đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nhà nƣớc thúc đẩy sự phát triển của Làng nghề. - Luận án tiến sỹ của Mai Thế Hởn về “ Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá ở vùng ven thủ đô Hà Nội. “ Đề tài đã đề cập tới vấn đề quy hoạch, kế hoạch phát triển làng nghề, đã đề cập đến vấn đề phát triển thị trƣờng, xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ cho sự phát triển làng 3 nghề. Đề tài còn đề cập đến chính sách của Nhà nƣớc đối với việc phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá. - Luận văn Thạc sỹ của Vũ Thu Hà năm 2002 về “Khôi phục và phát triển làng nghề ở nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng - Thực trạng và giải pháp. “ Tác giả đã nghiên cứu thực trạng làng nghề truyền thống ở nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng và đƣa ra giải pháp về qui hoạch, kế hoạch khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, đƣa ra giải pháp về đào tạo lao động, cán bộ quản lý, thị trƣờng tiêu thụ, đổi mới công nghệ, chính sách của nhà nƣớc để phát triển làng nghề truyền thống. - Luận văn thạc sỹ của Trần Văn Hiến năm 2006 về “tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với việc phát triển làng nghề tại tỉnh Quảng Nam.” Tác giả đã nghiên cứu thực trạng công tác tín dụng ngân hàng nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam đối với sự phát triển làng nghề của tỉnh; đồng thời tác giả đã ra dự báo sự phát triển của làng nghề, của tín dụng ngân hàng nông nghiệp đến năm 2012, đƣa ra cơ chế, chính sách cho vay để khuyến khích làng nghề phát triển. Ngoài ra còn một số luận văn lý luận chính trị cao cấp năm 2006 về “ Phát triển làng nghề truyền thống trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay trên địa bàn huyện Đức Thọ- Hà Tĩnh “ của Thạc sỹ Nguyễn Quốc Hải và luận văn thạc sỹ năm 2006 về “ Nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế “ của Nguyễn Trọng Tuấn cũng đều đề cập đến thực trạng làng nghề truyền thống của các địa phƣơng khác nhau; đồng thời cũng đƣa ra những giải pháp về qui hoạch kế hoạch phát triển nghề truyển thống và đặt vấn đề thị trƣờng tiêu thụ, đổi mới công nghệ, chính sách, đào tạo nguồn lao động để làng nghề đƣợc phát triển trong điều kiện Việt Nam thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn và gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO. Nhìn chung các công trình nghiên cứu kể trên đã đi nghiên cứu những khía cạnh khác nhau của làng nghề và đƣa ra những giải pháp pháp phát triển làng nghề,…cho đến nay chƣa có công trình nào đi vào nghiên cứu chuyên sâu về quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích của luận văn là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nƣớc đối với các Làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và đề xuất ý tƣởng, giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề. 4 Nhiệm vụ của luận văn: - Vạch rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề của tỉnh Bắc Ninh. - Đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc đối với các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 2015 đến năm 2020. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn là hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh. Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nƣớc của chính quyền cấp tỉnh nhƣng đặt trong khuôn khổ các chính sách, chế độ quản lý làng nghề của Chính phủ. Những vấn đề nghiên cứu chính sách sẽ gắn với chủ thể quản lý của chính quyền tỉnh Bắc Ninh. Ngoài ra luận văn có xem xét chế độ chính sách chung của cả nƣớc với tƣ cách môi trƣờng pháp lý chung về quản lý làng nghề. Về mặt thực tiễn, luận văn phân tích thực trạng quá trình hình thành và phát triển các làng nghề và vấn đề quản lý nhà nƣớc đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh dựa trên số liệu của giai đoạn 2007-2014 và chiến lƣợc của tỉnh đến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn áp dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu đặc thù của quản lý kinh tế nhƣ phân tích số liệu thống kê, so sánh và tổng hợp dựa trên các số liệu báo cáo đã có sẵn của địa phƣơng. Đồng thời, luận văn cũng kế thừa và sử dụng có chọn lọc các kết quả nghiên cứu trong các công trình đã công bố. 6. Những đóng góp của luận văn - Về lý luận: Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về làng nghề, quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề. Trên cơ sở tổng quan có chọn lọc một số quan điểm cơ bản của một số công trình nghiên cứu kết hợp đúc rút từ thực tiễn tác giả đã đƣa ra bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nƣớc đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. - Về đánh giá thực tiễn: Trên cơ sở nguồn số liệu cập nhật có chọn lọc, luận văn đã trình bày tổng quan thực trạng hoạt động của các làng nghề và hoạt động quản lý [...]... SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ CỦA TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2015 ĐẾN NĂM 2020 5 3 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ 1.1 Một số vấn đề lý luận quản lý nhà nƣớc đối. .. trong làng nghề có nhà ở, có dịch vụ về y tế, học tập, chế định quan hệ giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động trong làng nghề về các phƣơng diện bảo hiểm, quyền tham gia các tổ chức chính trị, xã hội, … 1.1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với làng nghề a) Chế độ, chính sách của Nhà nước Chế độ, chính sách của nhà nƣớc ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề trên các. .. thuận lợi cho phát triển làng nghề hỗ trợ quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề trên các phƣơng diện phát hiện nhu cầu, giảm nhẹ hỗ trợ tài chính, dễ thực thi các chính sách thu hút đầu tƣ vào làng nghề, các làng nghề có điều kiện hoạt động hiệu quả, các vƣớng mắc cần tháo gỡ ít hơn Ngƣợc lại, ở các địa phƣơng có điều kiện không thuận lợi cho phát triển làng nghề thì quản lý nhà nƣớc vừa gặp nhiều vấn... thống trong một thế giới ngày càng hiện đại 1.1.2 Quản lý nhà nước đối với làng nghề 1.1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước Để nghiên cứu khái niệm quản lý nhà nƣớc, trƣớc hết cần làm rõ khái niệm 14 quản lý Thuật ngữ quản lý thƣờng đƣợc hiểu theo những cách khác nhau tuỳ theo góc độ khoa học khác nhau cũng nhƣ cách tiếp cận của ngƣời nghiên cứu Quản lý là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học... lớn cho làng nghề Chính vì thế, quản lý nhà nƣớc nên tuân thủ quy hoạch chung cả nƣớc, vùng và địa phƣơng vì làm nhƣ vậy, một mặt giảm nhẹ chi phí quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề, mặt khác, tạo điều kiện để quản lý nhà nƣớc hỗ trợ làng nghề khai thác và phát huy lợi thế cạnh tranh * Điều kiện kinh tế- xã hội Bản thân nhà nƣớc phải hỗ trợ nhiều mặt và giúp đỡ làng nghề nếu làng nghề đó ở các vùng.. .nhà nƣớc đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007 – 2014, đồng thời tìm ra những nguyên nhân chủ yếu của tình hình yếu kém -Về đề xuất giải pháp: Luận văn đã đề xuất những định hƣớng, quan điểm cơ bản, các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lƣợng quản lý nhà nƣớc đối với các làng nghề đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 nhằm khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế so sánh của địa. .. chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu quản lý Việc tác động theo cách nào còn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học, các lĩnh vực khác nhau cũng nhƣ cách tiếp cận của ngƣời nghiên cứu Xuất phát từ khái niệm quản lý: Quản lý là một quá trình, trong đó chủ thể quản lý tổ chức, điều hành, tác động có định hƣớng, có chủ đích một cách khoa học... điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng với ý chí của ngƣời quản lý Theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xã hội nhằm đạt đƣợc một mục đích của ngƣời quản lý Theo cách tiếp cận này, quản lý đã nói rõ lên cách thức quản lý và mục đích quản lý Nhƣ vậy, theo cách hiểu... vùng, ngành, địa phƣơng, lãnh thổ, loại hình DN… đều tác động đến mục tiêu, nội dung và phƣơng thức quản lý của nhà nƣớc đối với làng nghề - Thể chế hoá của nhà nƣớc về các mặt tài chính, tiền tệ, giá cả, đầu tƣ, thƣơng mại, ngân sách, tiết kiệm, phù hợp hay không phù hợp với kinh tế thị trƣờng cũng ảnh hƣởng lớn đến quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề b) Trình độ năng lực của chính quyền cấp tỉnh, thành... lý Nhà nƣớc còn đƣợc tiếp cận theo các lĩnh vực các mặt cụ thể của quản lý Đó là một hệ thống tổng thể bao gồm các yếu tố: Mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, nguyên tắc tổ chức, cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ phục vụ cho công tác quản lý, môi trƣờng hoạt động của các lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội 1.1.2.2 Mục tiêu quản lý nhà nước đối với làng nghề Nhƣ trên đã trình bày, LN có vai trò rất . triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 54 2.2.3. Ban hành và triển khai thực hiện các quy định pháp lý làm cơ sở cho quản lý nhà nƣớc đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 57. tài: Quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh để nghiên cứu. Luận văn tập trung vào trả lời câu hỏi: “ Thực trạng phát triển và quản lý nhà nƣớc đối với các làng nghề. rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nƣớc đối với các Làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và đề xuất ý tƣởng, giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề.

Ngày đăng: 14/06/2015, 11:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w