Quá trình phát triển làng nghề Tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007 đến 20

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 40)

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Những phát hiện về khảo cổ học, những cứ liệu lịch sử đã chứng minh đƣợc các làng nghề Việt Nam đã ra đời từ hàng ngàn năm trƣớc đây. Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn, ban đầu là những công việc phụ tranh thủ làm lúc nông nhàn, để chế tạo những vật dụng cần thiết trong sinh hoạt, phát triển lên thành nhu cầu trao đổi hàng hóa và tìm kiếm thu nhập ngoài nghề nông.

Các làng nghề truyền thống hầu hết tập trung ở vùng châu thổ sông Hồng, trong đó Bắc Ninh là một trong những cái nôi đầu tiên hình thành nên các làng nghề truyền thống tại Việt Nam. Ở chùa Phù Lãng - Bắc Ninh, ngƣời ta tìm thấy hàng ngàn mảnh gốm cổ có tuổi đời đến 10 thế kỷ. Đó là dấu ấn lịch sử của nghề gốm nơi đây.

Do đặc tính nông nghiệp và quan hệ làng xã, các ngành nghề thủ công đƣợc lựa chọn và dễ phát triển trong quy mô cá nhân rồi mở rộng thành quy mô gia đình. Dần dà, các nghề thủ công đƣợc truyền bá giữa các gia đình thợ thủ công đƣợc truyền ra, lan rộng và phát triển trong cả làng, hay nhiều làng gần nhau theo nguyên tắc truyền nghề. Bởi những lợi ích khác nhau do các nghề thủ công đem lại mà trong mỗi làng bắt đầu có sự phân hóa. Nghề đem lại lợi ích nhiều thì phát triển mạnh dần, ngƣợc lại những nghề mà hiệu quả thấp hay không phù hợp với làng thì dần dần bị mai một. Từ đó bắt đầu hình thành nên những làng nghề chuyên sâu vào một nghề duy nhất nào đó, nhƣ làng gốm, làng lụa, làng chạm gỗ, làng đồ đồng...

Theo tài liệu lịch sử, từ đời nhà Lý, cả nƣớc có 64 làng nghề trong đó tại Bắc Ninh đã có tới 14 làng nghề mang tính chất truyền thống. Nhiều làng nghề lƣu giữ

đƣợc các tài liệu chứng minh về sự ra đời của nghề, của ông tổ nghề và ngày giỗ tổ hàng năm đƣợc thế hệ sau thƣờng xuyên truyền lại và ghi nhớ trong quá trình phát triển của làng qua từng giai đoạn lịch sử. Tập tục hội làng đƣợc tổ chức với các biểu tƣợng đặc trƣng cho từng làng nghề có tác động rất lớn đến sự phát triển của mỗi làng nghề, vừa động viên ngƣời dân duy trì, bảo tồn phát triển nghề của làng vừa trao đổi thông tin kinh nghiệm và cũng là dịp các làng nghề giới thiệu những sản phẩm do mình chế tạo với thị trƣờng, đồng thời đó cũng là những dịp để xây dựng nên mối đoàn kết, giao lƣu giữa những làng nghề, tạo mối liên kết giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ứng với mỗi giai đoạn lịch sử là sự chuyển biến của các làng nghề truyền thống, việc thay đổi kỹ thuật công nghệ, mẫu mã hay chủng loại sản phẩm nhiều khi kéo theo là sự ra đời của một làng nghề có qui mô mới. Ở những thời kỳ phát triển, sản phẩm của ngành nghề nào đƣợc thị trƣờng chấp nhận thì qui mô sản xuất của làng đó đƣợc mở rộng, nhiều khi lan sang cả làng lân cận. Ví dụ: Đồng Đại Bái bao gồm 4 làng trong xã đều làm nghề nấu, đúc đồng; làng mộc Đồng Kỵ nay kéo ra cả ba xã: Phù Khê, Hƣơng Mạc, Đồng Quang; Giấy Phong Khê, nhôm Văn Môn, sắt Đa Hội... hầu nhƣ đến nay đƣợc phân bố thành từng cụm gồm nhiều làng hoạt động với qui mô và chất lƣợng tƣơng đƣơng nhau.

Nhiều làng nghề mới đƣợc hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu về hàng hóa của thị trƣờng. Đây là cơ hội nhƣng cũng là những thách thức lớn trên con đƣờng phát triển bền vững các làng nghề, để vừa tạo đƣợc việc làm cho ngƣời lao động, vừa gìn giữ đƣợc văn hóa truyền thống của dân tộc.

Nhờ đổi mới cơ chế quản lý, với chính sách khuyến khích phát triển kinh tế phù hợp nên số hộ sản xuất, doanh nghiệp ở các làng nghề của Bắc Ninh tăng nhanh. Nhiều nghề truyền thống đƣợc khôi phục và phát triển mạnh nhƣ: đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, sản xuất sắt thép Đa Hội, giấy Phong Khê, gốm Phù Lãng, đúc đồng Đại Bái, tre trúc Xuân Lai… Ngoài ra còn có nhiều ngành nghề mới, làng nghề mới đƣợc hình thành.

Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 86 làng nghề, trong đó có 32 làng nghề truyền thống. Nếu phân theo ngành nghề sản xuất thì có 58 làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp, 20 làng nghề xây dựng, 6 làng nghề thƣơng mại, 1 làng nghề vận tải thủy, 1 làng nghề kinh doanh giống thủy sản. Trung bình 1 làng nghề hoạt động ổn định thu hút 80% số lao động địa phƣơng và mang lại nguồn thu nhập khá ổn định bảo đảm cuộc sống cho ngƣời lao động. Các làng nghề đã tạo ra nhiều loại sản phẩm hàng hóa đƣợc tiêu thụ khắp các thị trƣờng trong nƣớc và tham gia xuất khẩu, tập trung vào các mặt hàng: đồ gỗ mỹ nghệ, gốm, tre trúc, tơ tằm, giấy, thép, đồng, nhôm.

Có thể khẳng định phát triển làng nghề truyền thống không những tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động ở nông thôn mà còn hạn chế sự di dân tự do ra thành thị, huy động đƣợc nguồn lực trong dân, sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phƣơng, giữ gìn bản sắc văn hóa lâu đời của dân tộc, thu hẹp khoảng cách mức sống giữa nông thôn và thành thị. Bên cạnh những tác động tích cực về hiệu quả kinh tế, nhiều làng nghề truyền thống đang đứng trƣớc khó khăn trong việc duy trì phát triển sản xuất nhƣ nguồn vốn hạn hẹp, công nghệ, thiết bị thô sơ, trình độ tay nghề của lao động cũng nhƣ năng lực quản lý của chủ cơ sở còn hạn chế, nguyên liệu đầu vào, giá cả thị trƣờng không ổn định… Môi trƣờng đang bị ô nhiễm, dịch vụ phục vụ sản xuất không đồng bộ…

Trong xu thế toàn cầu hóa cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, ngành nghề truyền thống của tỉnh có những cơ hội để phát triển, song cũng đứng trƣớc không ít khó khăn, thách thức mới. Thách thức lớn nhất là sức ép cạnh tranh khốc liệt với nhiều loại hàng hóa của các nƣớc có trình độ công nghệ cao, kiểu dáng mẫu mã đa dạng, chất lƣợng cao, giá thành hạ… Do vậy, nếu không đầu tƣ phát triển, biến thách thức thành cơ hội thì các làng nghề truyền thống của Bắc Ninh sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn cả về kinh tế, xã hội và môi trƣờng.

Cùng với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, việc phát triển các làng nghề truyền thống cũng là một trong những mục tiêu quan trọng để đẩy nhanh quá trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Chính vì vậy việc nghiên cứu để đƣa

ra giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề của địa phƣơng đang là đòi hỏi bức thiết hiện nay, bởi đây là một trong những yếu tố sống còn để tạo môi trƣờng hoàn thiện nhất cho làng nghề vừa bảo tồn đƣợc giá trị văn hóa truyền thống vốn có, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.

2.1.1.2. Đặc thù sản phẩm của các làng nghề Bắc Ninh

Để có đƣợc chỗ đứng trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, sản phẩm làng nghề trên địa bàn tỉnh đã và đang nắm giữ trong mình những đặc thù riêng:

a. Sản phẩm làng nghề mang tính tinh xảo, độc đáo giàu tính thẩm mỹ

Lao động trong làng nghề truyền thống là những ngƣời có trình độ kỹ thuật cao, tay nghề tinh xảo, khéo léo, có đầu óc thẩm mỹ và đầy sáng tạo. Nhất là các làng nghề tồn tại lâu đời, hình thành nên những làng nghề thủ công truyền thống nhƣ làng Đại Bái nổi tiếng với nghề đúc đồng, làng Phù Lãng với sản phẩm đồ gốm, đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, Hƣơng Khê…

Trong các làng nghề chuyên sản xuất mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ tại Bắc Ninh có Đồng Kỵ và Hƣơng Khê là hai đơn vị có sản phẩm nổi tiếng nhất về chất lƣợng, mẫu mã, giá trị thẩm mỹ... Từ những khúc gỗ mộc mạc qua đôi bàn tay khéo léo của những ngƣời thợ tài hoa đã tạo ra những sản phẩm thủ công tinh xảo, độc đáo, giầu tính thẩm mỹ mang giá trị văn hoá và cốt cách đặc trƣng của mảnh đất nơi đây. Mỗi sản phẩm đều mang một giá trị sử dụng gần gũi với cuộc sống đời thƣờng.

Các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp của các làng nghề đƣợc tiêu thụ tại hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nƣớc, ngoài ra còn xuất khẩu sang các nƣớc Trung Quốc, Nhật Bản và một số nƣớc châu Âu… Tất cả sản phẩm đều có những dấu ấn riêng biệt, phong phú về mẫu mã, chất lƣợng, độ tinh xảo, giá trị thẩm mỹ cao..đã thu hút rất nhiều du khách nƣớc ngoài đến thăm, tiêu thụ sản phẩm. Để có đƣợc những thành phẩm đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp và sống động, nghệ nhân nơi đây cũng tốn nhiều công sức. Từ khâu chọn gỗ đến công đoạn pha gỗ, vào mộng, lên các

mục thành khung, mang đi đục, tái chế, đánh bóng lên thành phẩm. Mỗi công đoạn ở đây đều đòi hỏi sự tỷ mỷ, khéo léo, cẩn thận, tay nghề cao.

Tiếp phải kể đến sản phẩm gốm Phù Lãng bật lên bằng những sáng tạo mới về kiểu dáng, gốm Phù Lãng giờ đã thành một thƣơng hiệu mạnh. Rất nhiều sản phẩm phong phú nhƣ: bình, lọ, tranh gốm với lớp men màu da lƣơn đặc biệt đã đƣợc xuất khẩu sang Châu Âu, Mỹ... Số lƣợng hàng tiêu thụ ngày càng nhiều. Thu nhập của ngƣời lao động tại địa phƣơng cũng ngày một tăng lên.

Tiếp đến là sản phẩm tre trúc của làng nghề Xuân Lai với các sản phẩm nổi bật có màu sắc đặc trƣng gọi là tre hun – tre đen. Công đoạn để tạo ra đƣợc sản phẩm rất công phu: sau khi đƣợc ngâm dƣới ao vài tháng, tre đƣợc hun trên những lò đất, trên phủ kín bằng rơm trộn đất sét. Lò này không có lửa, chỉ có khói. Tre đƣợc hun trong lò nhƣ thế 4 ngày đêm sẽ trở nên nhẹ, bền và kị mối mọt. …Sản phẩm cũng đang rất đƣợc ƣa chuộng trên thị trƣờng, đem lại thu nhập không nhỏ cho làng nghề Xuân Lai.

Nhƣ vậy, mới chỉ điểm qua một số sản phẩm của các làng nghề tiêu biểu, chúng ta đã thấy đƣợc sự độc đáo, khác biệt của các sản phẩm nơi đây. Để làm đƣợc điều đó các nghệ nhân đã không ngừng lao động, sáng tạo để gửi gắm vào các sản phẩm tâm hồn ngƣời Kinh Bắc.

b. Sản phẩm làng nghề chưa quan tâm xây dựng thương hiệu.

Bắc Ninh có những làng nghề danh tiếng, sản phẩm xuất hiện ở rất nhiều nơi, nhƣng việc xây dựng thƣơng hiệu và quảng bá sản phẩm cho làng nghề ở nhiều nơi còn khá yếu ớt, chủ yếu là tự phát, hiệu quả chƣa cao.

Lấy truyền thống trăm năm, nghìn năm để thay thế cho việc quảng bá thƣơng hiệu làng nghề là nếp nghĩ của khá nhiều ngƣời làm nghề thủ công. Theo họ, vì đã có truyền thống lâu đời nên sẽ có nhiều ngƣời biết đến sản phẩm của làng nghề mình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiệu quả của cách làm này chƣa thấm tháp gì. Đơn cử nhƣ làng nghề đúc đồng Đại Bái có truyền thống hàng trăm năm nay với những sản phẩm nổi tiếng đƣợc nhiều ngƣời biết đến nhƣ tƣợng đồng, lƣ hƣơng, tranh chữ… Đã đi vào thơ ca, sách, báo, thế nhƣng thực tế thƣơng hiệu Đại Bái còn

đƣợc khá ít ngƣời biết đến bởi công tác quảng bá còn hạn chế. Cả làng với hàng trăm doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhƣng mới chỉ có một vài trang web cá nhân, còn website riêng cho cả làng nghề thì chƣa có.

Ba trong những làng nghề cũng đã bƣớc đầu thành công với việc quảng bá thƣơng hiệu là làng tranh dân gian Đông Hồ (Thuận Thành), tre trúc Xuân Lai (Gia Bình) và gốm Phù Lãng (Quế Võ). Tiêu biểu hơn cả là làng tranh Đông Hồ đƣợc nhiều du khách trong nƣớc, quốc tế biết đến nhờ các phƣơng tiện truyền thông đại chúng nhƣ báo chí. Hàng năm có hàng trăm bài báo, phóng sự phát thanh, truyền hình đề cập đến tranh dân gian Đông Hồ, vì thế dòng tranh này đã đến đƣợc với nhiều ngƣời yêu thích.

Tuy nhiên trong số hàng chục làng nghề trên địa bàn tỉnh, số lƣợng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất quan tâm đúng mức đến việc quảng bá giới thiệu sản phẩm không nhiều. Một trong những nguyên nhân của khó khăn trên là sản xuất trong các làng nghề hiện còn manh mún, nhỏ lẻ theo hộ gia đình, mạnh ai nấy làm. Thế nên, để xây dựng thƣơng hiệu chung không phải chuyện dễ. Ngoài ra việc mang sản phẩm ra trƣng bày tại các trung tâm thƣơng mại lớn cũng tốn khá nhiều chi phí, hơn nữa do khó khăn chung của nền kinh tế nên sản phẩm bán không chạy lắm. Theo ông Hoàng Huy Tập, Phó Giám đốc Sở Công Thƣơng, thì Sở đã có những chính sách hỗ trợ, xúc tiến quảng bá thƣơng mại dành cho các làng nghề nhƣng hiệu quả chƣa thực sự nhƣ mong muốn bởi ngoài những nỗ lực của ngành còn đòi hỏi nhận thức và sự đầu tƣ của chính các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.

2.1.2. Tình hình phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007 đến 2014

2.1.2.1. Đánh giá theo khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng, tổ chức kinh tế làng nghề vẫn còn mang hình thức độc đáo theo kiểu “truyền thống gia đình” sản xuất mang tính tự phát, nhiều khi chạy theo lợi nhuận trƣớc mắt nên hạn chế rất nhiều đến quá trình bảo tồn và phát triển thƣờng xuyên của làng nghề, có những làng đang thịnh vƣợng thì bị đột ngột co lại, lý do: sự ồ ạt ra đời những sản phẩm mà thị trƣờng không tiếp tục

chấp nhận dẫn tới có thời kỳ có làng nghề việc sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn (giấy Phong Khê, đồng Đại Bái) có những làng không thích ứng với thị trƣờng do công nghệ và chủng loại sản phẩm không đƣợc cải tiến dẫn tới hầu nhƣ ngừng hoạt động (gốm Phù Lãng).... Nhƣng tựu trung lại quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề tại tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua chịu sự tác động cơ bản các yếu tố sau:

a. Về lao động

Diện tích đất canh tác nông nghiệp bình quân đầu ngƣời tại các làng nghề thấp và ngày càng bị thu hẹp nên lực lƣợng lao động dôi thừa để đƣa vào hoạt động ngành nghề rất lớn, đó cũng là yêu cầu bức xúc buộc ngƣời dân trong các làng nghề phải duy trì và phát triển nghề truyền thống của mình đảm bảo cuộc sống ở mức ổn định.

Việc sử dụng lao động tại các làng nghề là triệt để, khi sản xuất càng phát triển thì còn thu hút một lực lƣợng lớn lao động tại các vùng lân cận. Thu nhập của ngƣời lao động tại các làng nghề tăng so với lao động thuần nông (tỷ trọng bình quân chiếm từ 40% - 70% tổng thu nhập).

Bảng 2.1: Tổng quát về lao động làng nghề tỉnh Bắc Ninh.

STT Huyện Số làng nghề Số lao động đƣợc sử dụng 1 TX. Từ Sơn 26 51.046 2 Yên Phong 15 22.361 3 Thuận Thành 14 15.125 4 Tp. Bắc Ninh 8 8.585 5 Gia Bình 7 11.959 6 Tiên Du 7 16.356 7 Lƣơng Tài 5 6.148 8 Quế Võ 4 6.468 Cộng 86 138.048

Hiện tại lao động đƣợc sử dụng tại các làng nghề mang tính đa dạng, lao động trực tiếp làm theo phƣơng pháp thủ công, gia truyền. Việc quản lý sản xuất còn theo kinh nghiệm, trình độ văn hoá của ngƣời lao động rất thấp. Trình độ tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại chậm, tri thức quản lý không có do vậy nhiều khi dẫn đến sản xuất kinh doanh thua lỗ hoặc thậm chí có hộ bị phá sản.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)