Các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 69)

Bắc Ninh đã và đang tích cực thực hiện các giải pháp nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề. Trong đó ƣu tiên sử dụng kinh phí khuyến công cho các cơ sở trong làng nghề, nhất là chƣơng trình phát triển nhân cấy nghề mới, đƣa Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vào hoạt động.

Nghị định số 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ và các chế độ ƣu đãi nghề và làng nghề của UBND tỉnh nhƣ: Quyết định 60/2001/ QĐ-UB ngày 26/6/2001 của UBND Tỉnh về việc ban hành quyết định ƣu đãi, khuyến khích đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhằm ƣu đãi khuyến khích đầu tƣ đối với các Công ty đầu tƣ phát triển hạ tầng trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trong nƣớc, nƣớc ngoài. Đây là chính sách có tính chất đột phá mở đƣờng cho thu hút đầu tƣ mạnh mẽ tại tỉnh Bắc Ninh. Các chế độ ƣu đãi về giá thuê đất, hỗ trợ tiền đền bù thiệt hại về đất, miễn giảm hoặc gia hạn nộp chậm tiền thuê đất, tạo điều kiện cho vay vốn để đầu tƣ CSHT khu công nghiệp…; Quyết định 107/2002/QĐ-UB ngày 30/08/2002 của UBND Tỉnh ban hành quy định về ƣu đãi khuyến khích đầu tƣ vào các khu du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Tỉnh cũng đã có các Quyết định hỗ trợ từng năm cho xây dựng hạ tầng chợ nông thôn, các cơ sở y tế, thể thao, văn hóa.. ở

UB ngày 30/07/2004 về quy trình thực hiện các dự án sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng CSHT tỉnh Bắc Ninh nhằm tạo điều kiện cho các cấp khai thác quỹ đất tạo vốn xây dựng CSHT. Các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng nông thôn trong đó có Làng nghề là một trong những chính sách quan trọng của tỉnh Bắc Ninh làm thay đổi diện mạo nông thôn, góp phần quan trọng phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh theo hƣớng CNH – HĐH.

Các chính sách tác động hỗ trợ SXKD, tiêu thụ sản phẩm, phát triển làng nghề cũng đã đƣợc triển khai nhƣ: Quyết định 105/2002/QĐ-UB ngày 30/08/2002, Quyết định 87/2004/QĐ-UB về thành lập, quản lý và sử dụng quỹ Khuyến nông, theo đó Ngân sách Tỉnh hỗ trợ theo các mức khác nhau cho các đơn vị sản xuất công nghiệp trong tỉnh có dự án đầu tƣ mới, mở rộng, đầu tƣ chiều sâu, áp dụng công nghệ mới, sử dụng nguyên liệu là nông sản thực phẩm trong tỉnh, cơ sở sản xuất thu hút nhiều lao động, cơ sở đƣa sản phẩm đi dự hội chợ triển lãm trong và ngoài nƣớc…; Các quyết định liên quan đến hỗ trợ xuất khẩu nhƣ Quyết định 106/2002/QĐ-UB ngày 30/8/2002, Quyết định 88/2004/QĐ-UB ngày 10/6/2004 của UBND Tỉnh về quy chế hình thành, sử dụng và quản lý quỹ hộ trợ xuất khẩu nhằm hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng cho các cơ sở có hợp đồng mua hàng nông sản thực phẩm của nông dân trong tỉnh để xuất khẩu, hỗ trợ các cơ sở xuất khẩu để đầu tƣ mở rộng chiều sâu, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hỗ trợ tìm kiếm thị trƣờng xuất khẩu, hỗ trợ quảng cáo sản phẩm xuất khẩu…

Ngoài ra các chính sách hỗ trợ về tín dụng, hỗ trợ khoa học công nghệ, các chính sách về phân cấp quản lý ngân sách, định mức phân bổ ngân sách năm đều xác định hệ số phân bổ riêng cho các làng nghề đối với một số khoản chi sự nghiệp, chi cho bảo vệ môi trƣờng…Một loạt các trung tâm tƣ vấn đầu tƣ ( sở kế hoạch đầu tƣ), trung tâm khuyến công và tƣ vấn phát triển công nghiệp (sở công nghiệp), trung tâm xúc tiến việc làm (sở tài nguyên môi trƣờng), trung tâm tƣ vấn, chuyển giao khoa học công nghệ (Sở Khoa học công nghệ).. đã đƣợc thành lập.

Nhằm góp phần vào sự tăng trƣởng của ngành công nghiệp nông thôn tỉnh, 5 năm qua, Trung tâm Khuyến công và tƣ vấn phát triển công nghiệp (TTKC) Bắc

Ninh đã hỗ trợ đào tạo nghề, nâng cao tay nghề cho hơn 12.600 lao động với các ngành nghề mộc mỹ nghệ, mây tre đan, may công nghiệp, gốm… Công tác đào tạo nghề đƣợc thực hiện trên cơ sở liên kết chặt chẽ với các DN, do đó, chất lƣợng của các lớp đào tạo luôn đƣợc đảm bảo và tỷ lệ ngƣời lao động tìm đƣợc việc làm cũng rất cao. Đặc biệt, TTKC Bắc Ninh cũng rất tích cực đào tạo chuẩn bị nguồn nhân lực cho chƣơng trình nhân cấy nghề tại các địa phƣơng, trong đó, nhiều nghề đã phát triển rất tốt nhƣ: may công nghiệp, dệt mành tăm, dệt vải công nghiệp, gia công chi tiết các sản phẩm cơ khí… Hàng năm, TTKC đều thực hiện các đợt khảo sát nhu cầu học nghề, nhu cầu lao động trên địa bàn tỉnh nhằm xác định số nghề, số lao động đƣợc đào tạo cho chính xác, hợp lý và tránh lãng phí. Quy hoạch mạng lƣới dạy nghề lên đến gần 60 cơ sở, một số trung tâm dạy nghề đƣợc nâng cấp và bổ sung trang thiết bị giảng dạy. Hiện 8/8 huyện, thị xã, thành phố của Bắc Ninh đều có trung tâm dạy nghề, trƣờng trung cấp công lập; nhiều nghề đào tạo mới đƣợc tăng cƣờng, quy mô đào tạo mở rộng, chất lƣợng đào tạo nâng cao. Ngoài ra, công tác tuyên truyền cũng đƣợc tích cực thực hiện nhằm giúp ngƣời lao động khu vực nông thôn hiểu về chính sách và tham gia thụ hƣởng. Có thể thấy rằng, Bắc Ninh đang chủ động đi bằng “hai chân” trong phát triển công nghiệp: vừa xây dựng các cơ sở sản xuất có quy mô lớn ở các KCN tập trung, vừa phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các cụm công nghiệp đa nghề, cụm công nghiệp làng nghề. Cách làm này ngày càng phát huy hiệu quả trong việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn ở Bắc Ninh.

Ngày 12 tháng 7 năm 2013 Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Nghị quyết số 96/NQ-HĐND về việc Quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống, thợ giỏi, nghệ nhân, tổ chức, cá nhân có công đƣa nghề mới về các địa phƣơng trong tỉnh. Nhằm khuyến khích bảo tồn, gìn giữ và phát triển nghề. Các hộ gia đình, cơ sở sản xuất trong làng nghề, nghề truyền thống do UBND tỉnh công nhận đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi về phát triển ngành nghề nông thôn theo quy định tại Nghị định số 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ và các chế độ ƣu đãi nghề và làng nghề của UBND tỉnh.

2.2.5. Thực trạng thanh - kiểm tra, giám sát hoạt động của làng nghề.

Vể chủ trƣơng của Tỉnh: kiên quyết dừng hoạt động của các hộ nếu không chịu di dời ra khỏi khu dân cƣ; phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh; chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, TP thực hiện tốt các quy định tại Quy chế Bảo vệ môi trƣờng làng nghề của tỉnh đã ban hành.

Hàng năm, Sở TN&MT đều xây dựng kế hoạch thanh, kiểm tra việc chấp hành Luật BVMT; phối hợp với Phòng Cảnh sát môi trƣờng - Công An tỉnh giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Qua 5 năm thực hiện đã kiểm tra theo kế hoạch, hơn 730 cơ sở sản xuất, kinh doanh và xử phạt 227 cơ sở vi phạm với số tiền hơn 2,796 tỷ đồng. Hàng năm phân loại và công bố danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, qua đó xử lý kịp thời các điểm nóng về ô nhiễm môi trƣờng trên địa bàn.

Sở Công thƣơng là đầu mối tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh tình hình hoạt động và khó khăn vƣớng mắc của các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng và các doanh nghiệp đầu tƣ sản xuất kinh doanh trong các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; Quản lý hoạt động của các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền.

Công tác giám sát chuyên đề đƣợc xác định là nhiệm vụ quan trọng của Thƣờng trực HĐND tỉnh Bắc Ninh. Xác định và lựa chọn các vấn đề nổi cộm để thực hiện các cuộc giám sát sâu, có hiệu quả, kết quả cuối cùng chính là những chính sách thiết thực của UBND tỉnh đề ra và thực hiện trong cuộc sống - là cái đích hƣớng tới của Thƣờng trực HĐND tỉnh.

Những vấn đề HĐND tỉnh lựa chọn để xây dựng kế hoạch và tiến hành giám sát hằng năm đó là: Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất tại một số cụm, điểm công nghiệp; giám sát tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh về nâng cấp, cải tạo, xây dựng hệ thống giao thông nông thôn; công tác dồn điền đổi thửa, gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi; tình hình thực hiện Nghị quyết HĐND về bảo vệ và xử lý ô nhiễm môi trƣờng trên địa

bàn tỉnh. Đồng thời tiến hành các cuộc tái giám sát một số công trình xây dựng cơ bản trọng điểm trên địa bàn.

Thông qua giám sát, đã khẳng định đƣợc những nỗ lực tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, góp phần vào sự phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng thời đã phát hiện nhiều vấn đề bất cập, chỉ ra những hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm của các đơn vị, địa phƣơng trong khi thực hiện nhiệm vụ; có kiến nghị với các cấp, các ngành giải quyết, khắc phục thiếu sót; kiến nghị với Tỉnh ủy, UBND tỉnh có những điều chỉnh và bổ sung một số cơ chế chính sách cho phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tƣ. Đặc biệt, những kiến nghị về công tác quản lý sử dụng đất tại các cụm điểm công nghiệp, đã đƣợc Tỉnh ủy, UBND tỉnh ghi nhận, để có chủ trƣơng và biện pháp chỉ đạo giải quyết.

Có thể nói, các cuộc giám sát chuyên đề mà HĐND tỉnh tổ chức đã thực sự đem lại hiệu quả trong thực tế.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 69)