- Các cơ quan có liên quan cần khẩn trƣơng thống nhất quan điểm, tạo quỹ đất cho việc quy hoạch phát triển làng nghề găn với du lịch
- Đối với các làng nghề đã đƣợc quy hoạch phát triển găn với du lịch cần nhanh chóng cải thiện cơ sở vật chất, dịch vụ, cải thiện môi trƣờng để chuẩn bị đón khách du lịch
- Nên mở các lớp phổ biến kiến thức tuyên truyền cho ngƣời dân hiểu đƣợc chủ trƣơng này của Tỉnh và giúp họ có những kỹ năng cần thiết khi vừa sản xuất vừa kết hợp với dịch vụ du lịch.
- Phối hợp với các đơn vị kinh doanh du lịch để giúp các đơn vị này tổ quảng bá, tổ chức các tua du lịch làng nghề. Hỗ trợ tập huấn cho các nhân viên làm du lịch để họ có thể thành thạo khi hƣớng dẫn khách đến du lịch các làng nghề.
3.2.8. Về tổ chức và quản lý nhà nước
- Tỉnh chỉ đạo các sở, ban ngành, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có sự phối hợp chặt chẽ để có các chƣơng trình chuyên đề phục vụ quy hoạch phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn của tỉnh. Sở công nghiệp có trách nhiệm tổng hợp, lồng ghép thành chƣơng trình xây dựng, phát triển làng nghề, ngành nghề ở nông thôn.
- Các xã, phƣờng có làng nghề, ngành nghề nông thôn có số hộ, lao động và giá trị sản xuất chiếm từ 30% trở lên trong tổng số lao động, giá trị sản xuất kinh doanh chung của làng, Uỷ ban nhân dân huyện báo cáo, tỉnh xem xét bố trí cán bộ theo dõi công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp làng nghề trên địa bàn.
- Đẩy mạnh, mở rộng hoạt động của trung tâm khuyến công, tƣ vấn về phát triển công nghiệp, trung tâm xúc tiến đầu tƣ, trung tâm xúc tiến thƣơng mại… giúp cho các làng nghề đào tạo nghề, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thị trƣờng, đổi mới công nghệ, tiêu thụ sản phẩm…
- Tăng cƣờng thanh kiểm tra, nhằm bảo đảm an toàn lao động, an toàn vệ sinh, thực phẩm chế biến ở các làng nghề và ngăn chặn các sản phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn chất lƣợng.
- Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích cán bộ, quản lý kỹ thuật giỏi, tôn vinh nghệ nhân đối với làng nghề, doanh nghiệp, hợp tác xã, các cụm, điểm công nghiệp làng nghề.
- Trƣớc mắt Tỉnh Bắc Ninh cần khẩn trƣơng thực hiện các nhiệm vụ sau:
Đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh; các ngành trong tỉnh hỗ trợ tích cực, nhanh chóng triển khai quy hoạch phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn giai đoạn 2011-2020.
Đề nghị Tỉnh ủy, HĐND &UBND Tỉnh tăng cƣờng sự phối hợp, hợp tác giữa các ngành, đoàn thể, huyện, thành phố củng cố tổ chức của ngành từ tỉnh đến các làng nghề, nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị vào triển khai quy hoạch phát triển làng nghề.
Các cấp, các ngành thực hiện cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và môi trƣờng đầu tƣ, đồng thời thực hiện triệt để cơ chế “một cửa” bảo đảm thông thoáng, giải quyết công việc nhanh gọn, kịp thời, hiệu quả để tạo điều kiện cho các điểm công nghiệp làng nghề, các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các hộ gia đình sản xuất kinh doanh đƣợc thuận lợi.
3.3. Kiến nghị
- Chính phủ có chính sách ƣu đãi, hỗ trợ các làng nghề đƣợc công nhận tiêu chuẩn làng nghề về vốn đầu tƣ, xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề. Chính phủ có cơ chế giảm lãi suất cho vay hỗ trợ phát triển sản xuất trung, dài hạn cho làng nghề phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế.
Đối với việc quản lý đất đai, cần bổ sung vào pháp luật đất đai những vấn đề sau:
Thứ nhất, quy định cụ thể hơn đối với UBND huyện, xã về phạm vi quyền, trách nhiệm, phƣơng pháp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và theo dõi, điều chỉnh những bất cập trọng quá trình sử dụng đất. Theo đó, cần xác định rõ những công việc mà UBND mỗi huyện phải làm để lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Một số điểm quan trọng, cấp bách cũng cần đƣợc luật hoá nhƣ xác định các tiêu chí cơ bản làm cơ sở pháp lý cho UBND huyện quyết định lựa chọn phƣơng án sử dụng đất lâu dài vào các mục đích khác nhau tại địa phƣơng (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và văn hoá xã hội), đáp ứng yêu cầu vừa bảo đảm giữ quỹ đất tốt nhất cho sản xuất nông nghiệp, chuyển các diện tích đất xấu, không thuận lợi đối với sản xuất nông nghiệp sang làm công nghiệp, dịch vụ và kết cấu hạ tầng đời sống xã hội ở nông thôn;…
Thứ hai, quy định việc đánh giá và sử lý những UBND huyện, xã không thực hiện đƣợc nhiệm vụ xây dựng và triển khai quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất ở địa phƣơng mình.
Thứ ba, tiếp tục thể chế hoá các quyền của ngƣời đƣợc Nhà nƣớc giao đất đã đƣợc quy định trong luật, làm rõ phạm vi về quyền của hộ nông dân đƣợc giao đất trong việc quyết định lựa chọn hƣớng sử dụng đất nông nghiệp, các nguyên tắc bồi thƣờng thoả đáng cho hộ nông dân khi Nhà nƣớc thu hồi đất để đƣa vào mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc mục đích kinh doanh khác.
Thứ tƣ, bổ sung quy dịnh về các chế tài đối với những trƣờng hợp sử dụng đất sai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đƣợc phê duyệt.
Thứ năm, sớm có quy định bằng luật pháp về kéo dài thời hạn sử dụng đất nông nghiệp, bởi những quy định về pháp luật về thời hạn sử dụng đất hiện nay trên thực tế chƣa đáp ứng đƣợc những thay đổi của quá trình sử dụng đất, không phù hợp với quy luật của thị trƣờng đất đai khi luật đã chính thức thừa nhận nó, nhất là khi các quy hoạch sử dụng đất cho đến nay vẫn chƣa xong, hoặc chƣa rõ ràng, mà thời hạn thì sắp hết. Hơn nữa để hình thành vùng sản xuất chuyên môn hoá lớn thì chính sách về thời hạn sử dụng đất nhƣ hiện nay là không phù hợp. Cùng với việc xác định lại thời hạn sử dụng đất, cần bổ sung cho UBND cấp huyện quyền chủ động ra quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đất nông nghiệp khác, đất phi nông nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đƣợc tỉnh phê duyệt. Đồng thời tạo cơ chế ràng buộc các huyện cùng nằm trên một vùng địa lý – sinh thái phối hợp với nhau trong xây dựng kế hoạch sử dụng đất theo hƣớng hình thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn liên huyện và liên tỉnh.
- Các bộ ngành trung ƣơng khi có chính sách mới của chính phủ ban hành cần ra thông tƣ hƣớng dẫn kịp thời.
- Hỗ trợ vốn đầu tƣ cho phát triển các làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch (32 làng nghề truyền thống), khắc phục ô nhiễm mỗi trƣờng làng nghề.
- Bộ Công thƣơng, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch có chƣơng trình quảng bá sản phẩm, đồng thời có chính sách hỗ trợ giúp đỡ kinh phí cho làng nghề, doanh nghiệp làng nghề, hộ gia đình, nghệ nhân đăng ký tham gia hội chợ triển lãm, hội chợ du lịch làng nghề; Tổ chức các tuyến du lịch làng nghề; Có chƣơng trình hợp tác quốc tế về nguyên liệu cho làng nghề.
- Phòng Thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội làng nghề Việt Nam và các tổ chức có liên quan ở Trung ƣơng quan tâm quan hệ với các tổ chức quốc tế hỗ trợ cung cấp thông tin trên các phƣơng tiện thông tin để giúp doanh nghiệp, làng nghề tiếp cận thị trƣờng quốc tế để xuất khẩu các sản phẩm, nhập khẩu nguyên liệu cho các làng nghề.
6. KẾT LUẬN
Bắc Ninh có 86 làng nghề thủ công mỹ nghệ, sản xuất nhiều chủng loại hàng hoá như: gốm sứ, thêu, ren, dệt, gỗ… Hàng thủ công mỹ nghệ có mức tăng trưởng khá cao, bình quân khoảng 20% /năm, giải quyết công ăn việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn, góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa khu vực nông thôn.
Với những kết quả đó cho thấy việc chú trọng phát triển làng nghề, ngành nghề thủ công mỹ nghệ là chủ trương đúng đắn của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Ninh, là một bước đi đúng đắn để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa khu vực nông thôn.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, công tác quản lý nhà nước đối với các làng nghề cũng còn tồn tại những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện đó là: Vấn đề quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng như khu vực sản xuất, hệ thống giao thông, điện nước, xử lý chất thải… cho các làng nghề chưa đồng bộ. Nguồn nguyên liệu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề ngày càng khan hiếm và giá cả cũng không ổn định. Sự quản lý và điều phối hoạt động của làng nghề chưa chặt chẽ, chuyên nghiệp. Nguyên nhân của những hạn chế đó xuất phát từ nhiều phía như: tỉnh chưa có chiến lược phát triển các làng nghề và CCN làng nghề cụ thể, dài hạn; chưa có những chính sách đồng bộ hỗ trợ cho sự phát triển các làng nghề; chậm cải cách thủ tục hành chính, chưa có những chính sách đồng bộ hỗ trợ cho sự phát triển LN, các cơ quan quản lý nhà nước chưa có sự cố gắng năng động trong hỗ trợ các nhà đầu tư…
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các làng nghề ở Bắc Ninh trong thời gian tới, chính quyền tỉnh cần tập trung chỉ đạo để quán triệt đến từng cơ quan, từng công chức trong bộ máy quản lý nhà nước tầm quan trọng của việc phát triển làng nghề đối với tỉnh nhà. Đồng thời, tỉnh cần khẩn trương thực hiện một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các LN như nhanh chóng hoàn thiện và nâng cao chất lượng quy hoạch CCN làng nghề, nâng
chính sách ưu đãi, đổi mới công tác xúc tiến đầu tư và quảng bá cho sản phẩm các làng nghề Bắc Ninh…
Quản lý nhà nước đối với các làng nghề ở địa phương là một đề tài rộng và phức tạp, do hạn chế về thời gian và khả năng cá nhân, luận văn đã không thể đưa ra phân tích đầy đủ những vấn đề có liên quan đến đổi mới quản lý nhà nước đối với các LN ở Bắc Ninh. Tác giả luận văn mong muốn nhận được sự góp ý, bổ sung định hướng để tác giả tiếp tục hoàn thiện công trình nghiên cứu của mình về sau.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2008,2009,2010, 2011, 2012), Niên giám thống
kê các năm 2008, 2009, 2010,2011,2012.
2. Nguyễn Nhƣ Chung (2008), “Quá trình hoàn thiện các chính sách thúc đẩy
phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 1997 đến 2003
3. Nguyễn Điền (1997), “CNH nông nghiệp, nông thôn các nước Châu Á và Việt
Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
4. Mai Thế Hởn (2003), “Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt
Nam trong quá trình CNH, HĐH”, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội- 2003.
5. Chu Tiến Quang (2007), “Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nƣớc về Kinh tế của cấp huyện và xã trong nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Cộng sản, Số 782,
tháng 12/2007
6. Sở Công thƣơng Bắc Ninh-(2010), Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề tỉnh Bắc Ninh. .
7. Sở Công thƣơng Bắc Ninh (2011), Quy hoạch phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Bắc Ninh giá đoạn 2011- 2012.
8. Sở Công thƣơng Bắc Ninh (2011), Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bắc
Ninh giai đoạn 2011- 2020, tầm nhìn 2030.
9. Sở Công thƣơng Bắc Ninh (2011), Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bắc
Ninh giai đoạn 2011- 2020, tầm nhìn 2030.
10. Sở Công thƣơng Bắc Ninh (2011), Quy hoạch phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Bắc Ninh giá đoạn 2011- 2020.
11. Sở Công thƣơng tỉnh Bắc Ninh, Báo cáo tổng kết các năm (2006,2007, 2008,
2009, 2010,2011,2012).
12. Hội thảo Quốc tế bảo tồn và phát triển LNTT (1996), Hà Nội.
13. Trần Minh Yến (2003), “Làng nghề truyền thống trong quá trình CNH,
14. Từ điển tiếng việt Các website 15. http://www.agroviet.com.vn/su-kien/hoi-cho-lang-nghe-viet-nam-lan-thu-10- nam-2014/311.html 16. http://www.bacninh.gov.vn/dukhach/Trang/Tin%20chi%20ti%E1%BA%BFt. aspx?newsid=1020&cid=11&dt=2013-10-08 17. http://www.bacninh.gov.vn/dukhach/Trang/Tin%20chi%20ti%E1%BA%BFt. aspx?newsid=967&cid=11&dt=2013-04-26 18. http://www.baomoi.com/Ho-chieu-so--giai-phap-phat-trien-lang-nghe-truyen- thong/45/15609336.epi 19. http://baobacninh.com.vn/news_detail/84975/giai-phap-cai-thien-chat-luong- moi-truong-lang-nghe.html 20. http://baobacninh.com.vn/news_detail/78194/moi-truong-cac-lang-nghe-va- giai-phap-phat-trien-ben-vung.html 21. http://dantocvathoidai.vn/?x=83/kinh-te/nghe-nghiep/giai-phap-lang-nghe-o- bac-ninh-hien-nay 22. http://langnghevietnam.vn/?go=New&page=c&igid=669&ni=65&p=1
PHỤ LỤC 1
DỰ BÁO NHU CẦU TIÊU THỤ VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH MỘT SỐ SẢN PHẨM CHỦ YẾU
1. Dự báo nhu cầu
* Gỗ và các sản phẩm gỗ: Với kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng 38,8%, các sản phẩm của Việt Nam có mặt tại 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó 3 thị trƣờng lớn và rất khó tính thì hàng của chúng ta đã có đƣợc những vị thế nhất định, trong tổng kim ngạch xuất khẩu thì Mỹ chiếm trên 20%, EU chiếm 28%, Nhật Bản chiếm 24%. Tuy nhiên, đồ gỗ Việt Nam hiện mới chiếm 0,78% tổng thị phần thế giới, trong khi nhu cầu sử dụng loại hàng này luôn tăng nhanh nên tiềm năng XK của Việt Nam là rất lớn.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam đƣợc giảm thuế nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng nhƣ giảm thuế xuất khẩu sản phẩm hàng hóa vào thị trƣờng các nƣớc. Đây là những yếu tố tạo ra lợi thế kinh doanh trên thị trƣờng. Bên cạnh đó, việc Mỹ đánh thuế chống bán phá giá khá cao đối với Trung Quốc cũng là một trong những lợi thế để các doanh nghiệp tăng cƣờng xuất khẩu vào thị trƣờng này.
* Dệt may: Với mức sống ngày càng cải thiện thì nhu cầu tiêu dùng về hàng
may mặc của nhân dân ngày một tăng, do vậy nhu cầu trong nƣớc cho các sản phẩm dệt may là rất lớn. Hơn nữa, thị trƣờng xuất khẩu cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm của ngành dệt - may. Hiện nay ngành dệt may Việt Nam có 3 thị trƣờng xuất khẩu chính là Mỹ, EU và Nhật Bản. Tuy nhiên các thị trƣờng này đòi hỏi rất khắt khe về tiêu chuẩn chất lƣợng, từ nguyên phụ liệu đến quy trình sản xuất đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn chất lƣợng, các quy định ứng dụng với sản xuất và nhập khẩu hàng hoá.
* Da giầy: Tiêu thụ giầy bình quân đầu ngƣời ở Việt Nam năm 2008 mới đạt ở
mức 1,5 đôi/ngƣời/năm. Thị trƣờng trong nƣớc là thị trƣờng đầy tiềm năng của ngành với dân số trên 95 triệu ngƣời vào năm 2020.
Việt Nam đứng thứ 4 trong 10 nƣớc xuất khẩu giầy dép hàng đầu trên thế giới. Hiện nay giầy dép của Việt Nam đã có mặt trên 50 nƣớc ở khắp các châu lục. Sản phẩm xuất khẩu là giầy thể thao, giầy vải, giầy da nam nữ và dép các loại. Thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu là các nƣớc thuộc Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Nhật Bản. Ở các thị trƣờng này, giầy của Việt Nam sản xuất thuộc vào dòng sản phẩm cấp trung bình, giá rẻ.
2. Dự báo về khả năng cạnh tranh
* Sản phẩm dệt, may
Hàng dệt may Việt Nam với lợi thế là chất lƣợng tốt, giá cả cạnh tranh, các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng nên sẽ có sức cạnh tranh không thua kém sản phẩm của các nƣớc. Tuy nhiên, ngành công nghiệp dệt và phụ trợ của Việt Nam