Thứ nhất, phát triển làng nghề không chỉ là một yêu cầu phát triển kinh tế, mà
còn là yêu cầu của việc duy trì và phát triển văn hóa - xã hội. Kết hợp hài hòa giữa phát triển làng nghề để góp phần tăng trƣởng kinh tế, xây dựng nông thôn mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn với bảo vệ môi trƣờng, sinh thái và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Thứ hai, phát triển làng nghề phải đặt trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới tác động toàn diện đến đời sống kinh tế của các quốc gia, nên không thể nào không tác động đến làng nghề, đòi hỏi các làng nghề đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng, hạ giá thành để tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế.
Thứ ba, phát triển các làng nghề phải dựa trên nội lực của từng địa phƣơng nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực từ các địa phƣơng khác trong cả nƣớc và quốc tế. Phát triển làng nghề với phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng và trong cả nƣớc là một chỉnh thể thống nhất, có mối quan hệ biện chứng.
Thứ tư, phát triển làng nghề phải dựa trên sự kết hợp hài hòa các yếu tố truyền
thống với hiện đại; dân tộc với quốc tế; giữa bản sắc văn hóa riêng với những giá trị văn hóa, thẩm mỹ của nhân loại.
3.1.2. Phương hướng phát triển
- Phát triển ngành nghề ở khu vực nông thôn phải phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020; phù hợp với Quy hoạch phát triển công nghiệp Bắc Ninh giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2030.
- Phát triển ngành nghề nông thôn phải đáp ứng định hƣớng, mục tiêu của Nghị quyết Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ gần nhất là Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.
- Khai thác lợi thế của Bắc Ninh trong vùng kinh tế trọng điểm và tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. để phát triển công nghiệp nông thôn của tỉnh, gắn với thị trƣờng và vùng nguyên liệu để phát triển các mặt hàng có lợi thế so sánh và tính cạnh tranh cao.
- Lựa chọn phát triển các ngành nghề, ngành nghề truyền thống có lợi thế so sánh, các ngành nghề phụ trợ, thân thiện với môi trƣờng, tiết kiệm tài nguyên, năng lƣợng, có khả năng tạo ra giá trị kinh tế cao.
- Coi trọng chất lƣợng tăng trƣởng và giá trị gia tăng của sản xuất công nghiệp, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, đảm bảo an ninh quốc phòng và đảm bảo phát triển bền vững.
- Phát triển công nghiệp, TTCN nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, huy động mọi nguồn lực trong dân, đồng thời phải có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, các tổ chức quốc tế. Phát triển công nghiệp, TTCN nông thôn phải kết hợp hài hoà nhiều quy mô, nhiều loại hình tổ chức và sở hữu.
3.2. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
3.2.1. Giải pháp về quy hoạch
Trên cơ sở quy hoạch, các xã, thị trấn cần giành quỹ đất cho các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, vận dụng linh hoạt hình thức chuyển đổi mục đích sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Tập trung nghiên cứu và đề xuất các ƣu đãi về tiền cũng nhƣ thời hạn thuê đất của các cơ sở làm nghề trên địa bàn. Cụ thể:
- Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền (tỉnh, huyện) cần tạo điều kiện trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các cơ sở sản xuất đang sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp để họ yên tâm đầu tƣ phát triển sản xuất.
- Hỗ trợ một phần kinh phí đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý môi trƣờng cho các làng nghề.
- Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cần ƣu tiên cho các cơ sở sản xuất sản phẩm xuất khẩu có nhu cầu sử dụng đất để di dời, hoặc xây dựng mới đƣợc thuê đất với mức giá thấp.
3.2.2. Giải pháp về xây dựng được đội ngũ Nghệ nhân và thợ lành nghề.
- Thực hiện chủ trƣơng đa dạng hoá, xã hội hoá phát triển nguồn nhân lực. Xây dựng chƣơng trình khuyến công đào tạo, nhân cấy nghề, truyền nghề đến năm 2015 đảm bảo theo chỉ tiêu về lao động đề ra (mỗi năm bình quân 3000 đến 3500 ngƣời) và cấp đủ kinh phí tăng dần hàng năm cho chƣơng trình.
- Phối hợp với các trƣờng đào tạo dạy nghề của TW, các trung tâm hƣớng nghiệp dạy nghề trên địa bàn tỉnh tổ chức đào tạo nghề tại chỗ và tổ chức các lớp đào tạo nghệ nhân cho làng nghề.
- Tỉnh chỉ đạo các ngành, các đoàn thể, các đơn vị tham gia phân công công tác để tạo nghề phục vụ cho làng nghề.
3.2.3. Giải pháp đảm bảo đồng bộ kết cấu hạ tầng.
- Tỉnh chỉ đạo các ngành đẩy nhanh nâng cấp cải tạo các tuyến đƣờng giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện, cấp thoát nƣớc, trƣờng học, trạm xá… các khu đô thị, trung tâm thƣơng mại…. đồng bộ từ tỉnh đến các địa phƣơng, các cụm điểm công nghiệp làng nghề, một số tuyến đƣờng mới tạo không gian phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và cho các làng nghề phát triển nói riêng.
- Phát triển làng nghề gắn với phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng (đƣờng giao thông để lƣu thông hàng hoá, phát triển thƣơng mại, dịch vụ, du lịch làng nghề, xây dựng trƣờng, trạm xá, điện, nƣớc sạch nông thôn, nâng cấp các di sản văn hoá, các di tích lịch sử thuộc làng, các hội trƣờng để bảo đảm sinh hoạt cho nhân dân, các điểm văn hoá xã, các sân bãi tập thể thao…) để tạo điều kiện cho ngƣời lao động làng nghề sinh hoạt, hội họp vui chơi giải trí để an tâm công tác, bảo đảm sức khoẻ
nâng cao năng suất lao động… đồng thời giảm khoảng cách về vật chất, tinh thần giữa thành thị và nông thôn.
3.2.4. Giải pháp đảm bảo môi trường
- Hình thành các cụm điểm công nghiệp để có thể tập trung quy mô sản xuất, vốn để cải tiến kỹ thuật và xử lý ô nhiễm.
- Một số làng nghề đã bị ô nhiễm nặng cần thiết phải có lộ trình cắt giảm sản lƣợng, tiến tới chuyển đổi ngành nghề.
- Các cơ quan hữu quan cùng các bộ nhƣ Bộ Công thƣơng, Bộ TN &MT, Bộ NN &PTNT… phải xây dựng và hoàn thiện những văn bản hƣớng dẫn, tổ chức bộ máy và đầu tƣ tốt cho việc thực hiện Luật Bảo vệ Môi trƣờng
- Tách khu sản xuất ra khỏi khu dân cƣ, quy hoạch xây dựng hợp lý khu công nghiệp làng nghề mới và có kế hoạch quản lý tốt môi trƣờng, nhƣ đề ra những quy định về quản lý bảo vệ môi trƣờng và an toàn lao động trong các làng nghề; định mức và thu lệ phí môi trƣờng đối với các hộ, tổ sản xuất để triển khai và duy trì các hoạt động quản lý và bảo vệ môi trƣờng của xã. Thành lập đội vệ sinh môi trƣờng của làng nghề để kiểm tra thƣờng xuyên tình trạng môi trƣờng trong khu vực sản xuất, thu gom chất thải, xử lý bụi giao thông.
- Xây dựng chƣơng trình bảo vệ môi trƣờng làng nghề, tiếp tục dành phần đáng kể trong kinh phí đảm bảo môi trƣờng để hỗ trợ, cùng với huy động nguồn vốn ODA và các nguồn vốn khác để thực hiện, đến năm 2015 giải quyết cơ bản cho các làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng.
- Về lâu dài cần thiết phải khảo sát, xây dựng đƣợc bản đồ làng nghề ô nhiễm. Phải phân ra mức độ ô nhiễm nặng nhẹ của từng làng nghề và có quy hoạch cụ thể để có căn cứ xây dựng hệ thống các giải pháp khắc phục trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài tình trạng ô nhiễm làng nghề, có kế hoạch xử lý môi trƣờng từ khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.
- Tỉnh có chính sách hỗ trợ tài chính để các làng nghề, các doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng nâng cấp cải tạo cơ sở hạ tầng góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi
trƣờng. Đầu tƣ xây dựng các làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch gắn với bảo vệ môi trƣờng. Đồng thời có chính sách quy định thu phí bảo vệ môi trƣờng để đầu tƣ lại cho các làng nghề bảo vệ môi trƣờng.
- Các địa phƣơng thƣờng xuyên tuyên truyền, vận động xây dựng cơ chế, chính sách quy định, hƣớng dẫn cho các cơ sở sản xuất, làng nghề về bảo vệ môi trƣờng, tổ chức đơn vị thu gom chất thải, kiên quyết xử lý vi phạm của các đơn vị sản xuất, hộ gia đình cá nhân gây ô nhiễm môi trƣờng theo quy định của pháp luật.
- Cần ƣu tiên các đối tƣợng cần xử lý theo thứ tự về mức độ bức xúc của các loại chất thải trong mỗi loại làng nghề để giải quyết nhanh những nguồn thải nguy hại nhất.
- Nên đƣa tiêu chí môi trƣờng vào việc xét duyệt các làng nghề đƣợc tỉnh công nhận.
3.2.5. Giải pháp đảm bảo nguyên liệu
Phát triển làng nghề , tạo ra nhiều sản phẩm đi đôi với việc đảm bảo nguồn nguyên liê ̣u đầu vào cho sản xuất . Đây là mô ̣t trong nhƣ̃ng yếu tố quan tro ̣ng quyết đi ̣nh đến kết quả của quá trình sản xuất.
- Tỉnh tiến hành quy hoạch các vùng nguyên liệu tập trung; phối hợp với các tỉnh bạn xây dựng kế hoạch sản xuất gắn với kế hoạch khai thác, cung ứng nguyên vật liệu trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi… làm nguyên liệu cho công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp bảo đảm cung cấp đủ về số lƣợng chất lƣợng cho công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, lâm sản cho các làng nghề. Bƣớc đầu tiêu chuẩn hoá các loại nguyên liệu để đảm bảo chất lƣợng sản phẩm và tiết kiệm cho sản xuất.
- Giành quỹ đất hình thành các chợ nguyên liệu làng nghề để các hộ gia đình làm nghề mua, bán nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp hàng thủ công mỹ nghệ.
- Hình thành các tổ chức liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp và hộ gia đình với các tổ chức doanh nghiệp và hộ gia đình ngoài tỉnh đầu tƣ vốn tạo vùng
nguyên liệu nuôi trồng cây con, hoặc khai thác các nguồn nguyên liệu cung cấp cho làng nghề.
- Tìm hiểu thị trƣờng và nguồn nguyên liệu ở nƣớc ngoài. Có kế hoạch nhập khẩu các nguyên liệu bảo đảm ổn định về số lƣợng, chất lƣợng phục vụ cho sản xuất các sản phẩm làng nghề.
- Qui hoa ̣ch các vùng nguyên liê ̣u tâ ̣p trun g, trên cơ sở thƣ̣c hiê ̣n có hiê ̣u quả viê ̣c chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng , vâ ̣t nuôi; đảm bảo có số lƣợng , chất lƣợng tốt nguyên liê ̣u phát triển ngành nghề chế biến nông lâm sản thƣ̣c phẩm của các làng nghề và cung cấp nguyên liê ̣u mô ̣t cách chủ đô ̣ng cho các ngành nghề khác .
- Tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi để các làng nghề có điều kiện tiếp nhận , thu gom sản phẩm thô, nguyên liê ̣u nhƣ: đâ ̣u tƣơng, ngô, song mây, gỗ xẻ, gỗ tròn, v.v. của các đi ̣a phƣơng trong Tỉnh và các Tỉnh lân câ ̣n.
3.2.6. Các giải pháp về tài chính, tín dụng, thuế.
- Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn đã đƣợc quy định trong quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 và quyết định 123/2001QĐ-TTg ngày 07/9/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ; Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn; Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
- Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn để phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn (vốn ngân sách nhà nƣớc, vốn các thành phần kinh tế, vốn tổ chức phi chính phủ, vốn các chƣơng trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, vốn hỗ trợ nghề nghiệp, vốn ngân hàng thƣơng mại, các tổ chức tín dụng, vốn của thành viên HTX, tổ hợp tác, công ty cổ phần, công ty TNHH, vốn liên doanh liên kết…) trong các làng nghề. Ngân sách tỉnh hỗ trợ thông qua các dự án cụ thể, các dự án trọng điểm môi trƣờng, hỗ trợ toàn bộ kinh phí xây dựng và đăng ký bảo hộ thƣơng hiệu sản phẩm, kinh phí khảo sát công nhận làng nghề, nâng cao quy mô kinh phí khuyến công.
- Trích một phần từ nguồn vốn đấu giá quyền sử dụng đất của cấp huyện để hỗ trợ cho phát triển làng nghề.
- Nâng cao chất lƣợng hoạt động và chủ động phát triển thị trƣờng và dịch vụ tài chính. Các tổ chức tín dụng, ngân hàng đầu tƣ phát triển tỉnh chủ động phối hợp với các dự án đầu tƣ mạnh việc cho vay vốn mua thiết bị, máy móc xây dựng hạ tầng điểm công nghiệp, làng nghề theo quy hoạch tạo cho làng nghề phát triển với chính sách cho vay ƣu đãi hơn.
- Các ngành chuyên môn của tỉnh có các chƣơng trình, kế hoạch để huy động mọi nguồn vốn để nâng cấp hạ tầng làng nghề (đƣờng giao thông, điện, cấp thoát nƣớc, bảo tồn các di tích lịch sử, tôn tạo các giá trị văn hoá…) trong các làng nghề.
- Cần có chính sách thu thuế phù hợp với từng giai đoạn phát triển làng nghề, nhằm bảo đảm cho làng nghề phát triển vừa nuôi dƣỡng đƣợc nguồn thu; Các doanh nghiệp mới thành lập phục vụ trong các lànng ghề, các làng từ thuần nông bắt đầu xây dựng làng có nghề sau 3 năm; phấn đấu đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh không có xã trắng nghề.
- Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Nghị định 90/NĐ-CP của Chính phủ nói chung và cho các làng nghề nói riêng để cho các doanh nghiệp vay vốn phát triển tạo điều kiện cho các hộ sản xuất làng nghề ổn định.
3.2.7. Về chính sách phát triển các làng nghề gắn với du lịch
- Các cơ quan có liên quan cần khẩn trƣơng thống nhất quan điểm, tạo quỹ đất cho việc quy hoạch phát triển làng nghề găn với du lịch
- Đối với các làng nghề đã đƣợc quy hoạch phát triển găn với du lịch cần nhanh chóng cải thiện cơ sở vật chất, dịch vụ, cải thiện môi trƣờng để chuẩn bị đón khách du lịch
- Nên mở các lớp phổ biến kiến thức tuyên truyền cho ngƣời dân hiểu đƣợc chủ trƣơng này của Tỉnh và giúp họ có những kỹ năng cần thiết khi vừa sản xuất vừa kết hợp với dịch vụ du lịch.
- Phối hợp với các đơn vị kinh doanh du lịch để giúp các đơn vị này tổ quảng bá, tổ chức các tua du lịch làng nghề. Hỗ trợ tập huấn cho các nhân viên làm du lịch để họ có thể thành thạo khi hƣớng dẫn khách đến du lịch các làng nghề.
3.2.8. Về tổ chức và quản lý nhà nước
- Tỉnh chỉ đạo các sở, ban ngành, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có sự phối hợp chặt chẽ để có các chƣơng trình chuyên đề phục vụ quy hoạch phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn của tỉnh. Sở công nghiệp có trách nhiệm tổng hợp, lồng ghép thành chƣơng trình xây dựng, phát triển làng nghề, ngành nghề ở nông thôn.
- Các xã, phƣờng có làng nghề, ngành nghề nông thôn có số hộ, lao động và giá trị sản xuất chiếm từ 30% trở lên trong tổng số lao động, giá trị sản xuất kinh doanh chung của làng, Uỷ ban nhân dân huyện báo cáo, tỉnh xem xét bố trí cán bộ theo