Nhận ra tiềm năng của tri thức truyền thống, dự án toàn quốc gia “Một làng, một sản phẩm” đƣợc chính phủ Thái Lan khởi xƣớng vào năm 2001 với mục tiêu hƣớng nhiều nguồn lực và sự chú ý hơn đến xúc tiến những sản phẩm và dịch vụ đặc thù địa phƣơng. Dự án đƣợc coi nhƣ một chiến lƣợc tạo ra thu nhập bình đẳng hơn cho ngƣời dân nông thôn ở mọi làng quê trên đất nƣớc Thái Lan. Dựa trên đặc
điểm và thế mạnh của mình, từng làng nghề sẽ chọn và phát triển một sản phẩm đặc thù có chất lƣợng. Mục tiêu cuối cùng là sản phẩm giành đƣợc các thị trƣờng ngách trên thị trƣờng thế giới và đƣợc nhận biết thông qua chất lƣợng cũng nhƣ tính dị biệt nhờ vào đặc thù của từng làng quê Thái Lan. Dự án đƣợc xây dựng trên ba nguyên tắc cơ bản: (1) mang tính địa phƣơng nhƣng phải tiến ra toàn cầu; (2) phát huy tính tự lực và sáng tạo; (3) phát triển nguồn nhân lực. Dự án không chỉ dừng lại ở việc phát triển những sản phẩm hay dịch vụ đặc thù địa phƣơng, đặc biệt là phát triển các hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống mà mục tiêu của nó có tính toàn diện: phát triển có kế thừa văn hoá địa phƣơng và các kiến thức truyền thống cùng với những kinh nghiệm lâu đời truyền lại; từ đó, tạo nguồn thu phát triển du lịch và bảo tồn thiên nhiên. Nhƣ thế, dự án nhằm tạo ra sự phối hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát huy và bảo tồn văn hoá truyền thống.
Theo chức năng đƣợc phân định rõ trong Dự án, Bộ Thƣơng mại của Thái Lan có vai trò đặc biệt trong việc tiêu thụ các sản phẩm Dự án. Bộ phụ trách phân loại đối tƣợng sản xuất theo tiềm năng thị trƣờng. Trọng trách khác là hình thành những mắt xích liên kết giữa các thị trƣờng địa phƣơng và thị trƣờng nƣớc ngoài, phát triển các kênh thị trƣờng hiện đại, tìm ra những thị trƣờng mới và theo dõi các xu hƣớng thị trƣờng mới. Ngoài ra, Bộ cũng thực hiện việc phát triển marketing chiến lƣợc cũng nhƣ đào tạo nguồn nhân lực cho các làng, các quận và tỉnh. Trách nhiệm đặc biệt của Bộ là bảo vệ các trí thức địa phƣơng, thực hiện quyền bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thông qua cơ chế luật pháp và Hiệp định quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thƣơng mại (TRIPS). Đây là vấn đề không phải đơn giản nhƣng có vai trò hết sức quan trọng trong xu hƣớng tự do hoá thƣơng mại và phát triển thƣơng mại điện tử.
Giai đoạn đầu, giai đoạn lập kế hoạch, tập trung hình thành mạng lƣới điều phối giữa các cơ quan của chính phủ và công đồng ở địa phƣơng và giáo dục cho cộng đồng về triết lý và nguyên tắc nền tảng của Dự án. Chính phủ cũng chỉ định các uỷ ban công tác cấp tỉnh, quận và làng. Giai đoạn này nhấn mạnh việc xây dựng sự hợp tác và tinh thần làm việc tập thể ở mọi cấp thực hiện dự án.
Giai đoạn hai và ba chú trọng đến vấn đề sản phẩm. Mục tiêu chính của giai đoạn hai là xác định sản phẩm đặc trƣng từng làng, thuộc trách nhiệm của các ủy ban công tác. Giai đoạn ba chú trọng vào nâng cao chất lƣợng và phát triển sản phẩm.
Những sản phẩm của dự án chính là những sản phẩm truyền thống của địa phƣơng nhƣng đƣợc cải tiến về mẫu mã và chất lƣợng để phù hợp với thị hiếu của khách hàng, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và đƣợc dị biệt trên thị trƣờng toàn cầu. Những đặc điểm rất có sức cuốn hút của các sản phẩm này chính là nhựng nguyên liệu và sản phẩm có tính cá biệt của địa phƣơng, có chất lƣợng tốt, thể hiện sự khéo léo, tinh xảo của ngƣời thợ thủ công và giá cả phải chăng.
Bƣớc bốn của dự án là mở rộng thị trƣờng cho các sản phẩm. Bƣớc này đòi hỏi phải xây dựng các chiến lƣợc marketing cho thị trƣờng nội địa và các thị trƣờng quốc tế, lập kế hoạch hậu cần và hình thành các kênh phân phối. Các hoạt động khuếch trƣơng và xúc tiến sản phẩm đƣợc thực hiện rộng khắp nhƣ phát triển các quan hệ với công chúng và quảng cáo thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng khác nhau. Chính phủ Thái Lan cũng tổ chức các cuộc thi sản phẩm trong nƣớc, trao giải thƣởng và các hình thức công nhận khác đối với các sản phẩm đặc trƣng địa phƣơng tiêu biểu và các làng nghề tiêu biểu. Chính phủ cũng giúp mở rộng thị trƣờng thông qua việc tài trợ tổ chức triển lãm và hội chợ thƣơng mại trong nƣớc, đƣa các phái đoàn ra nƣớc ngoài tham dự triển lãm quốc tế. Các doanh nhân và sản phẩm của Thái Lan đi tham dự hội chợ quốc tế ở nƣớc ngoài đƣợc chính phủ tài trợ gần nhƣ hoàn toàn, trừ một khoản phí tƣợng trƣng. Việc nghiên cứu thị trƣờng nƣớc ngoài cũng đƣợc tiến hành dƣới sự hỗ trợ bằng ngân sách nhà nƣớc. Thƣơng mại điện tử đƣợc xác định là phƣơng tiện chiến lƣợc để giúp mở rộng thị trƣờng. Chính phủ Thái Lan xác định phát triển thƣơng mại điện tử dựa trên công nghệ thông tin là cách hữu hiệu để giảm khoảng cách giữa nhà sản xuất và ngƣời tiêu dùng. Đội kỹ thuật Website thƣờng xuyên có mặt để tạo thuận lợi cho các giao dịch và phục vụ tối đa ngƣời bán và ngƣời mua trên mạng.
Thái Lan hình thành mạng lƣới các telecenter ở bốn tỉnh của Thái Lan. Các trung tâm này cung cấp dịch vụ điện thoại, fax và truy cập internet để ngƣời dân có thể dễ dàng tiếp cận với thƣơng mại điện tử. Từ năm 2003, cùng với các bộ, ngành mạng này sẽ tập trung vào việc nâng cấp và tiêu chuẩn hoá chất lƣợng và việc đóng gói các sản phẩm địa phƣơng để đạt đƣợc các chứng chỉ quốc tế nhƣ ISO, tiến tới hoàn thiện cổng thanh toán quốc tế, phát triển nghiên cứu và triển khai sản phẩm trên mạng nhằm hình thành mạng lƣới các sản phẩm, phát triển các dịch vụ quốc tế và hình thành mạng lƣới các thị trƣờng hàng hoá.
Bƣớc cuối cùng của Dự án là trên cơ sở đánh giá Dự án sử dụng các tiêu chí và các chỉ số đo hoạt động.
Dự án có một mục tiêu cụ thể là kích cầu. Ngoài ra, trên thực tế, một sản phẩm hay một nhà kinh doanh không thể thành công trên thƣơng trƣờng quốc tế nếu họ chƣa nắm bắt đƣợc thị trƣờng trong nƣớc. Chính vì vậy, những đánh giá bƣớc đầu về hiệu quả của dự án đã đề ra những chƣơng trình hành động khẩn cấp bao gồm việc thực hiện chiến dịch marketing ở cấp quốc gia và quốc tế, đàm phán các hợp đồng kinh doanh; hình thành các kênh phân phối dựa trên sự phối hợp giữa các cửa hàng và các trạm xăng để thiết lập các “khu vực một làng, một sản phẩm”.
1.2.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc - Xí nghiệp hương trấn (TVE)
Tên “Xí nghiệp hƣơng trấn” cho thấy bản chất nông thôn của mô hình các doanh nghiệp này. Các xí nghiệp nằm ở các thị trấn vửa và nhỏ, các xã và làng và do ngƣời dân cƣ trú ở vùng nông thôn quản lý hay ít nhất thì một phần vốn góp là của nông dân hoặc các đoàn thể ở nông thôn và đa phần công nhân trong các xí nghiệp đều xuất thân từ nông dân. Hầu hết các XNHT thuộc các ngành công nghiệp nhƣng họ cùng hoạt động trong lĩnh vực nhƣ nông nghiệp, xây dựng, vận tải, thƣơng mại và dịch vụ. Theo hình thức sở hữu và cách thức quản lý, các XNHT đƣợc phân làm hai loại là XNHT tƣ nhân và các XNHT tập thể. Các XNHT tƣ nhân thuộc sở hữu của hộ gia đình có thể dƣới hình thức cá nhân hoặc dƣới hình thức đối tác. Đa phần các XNHT thuộc hình thức thứ hai tức thuộc sở hữu tập thể do uỷ ban
thị trấn hoặc làng hoặc do hộ cá thể kết hợp với chính quyền hoặc uỷ ban địa phƣơng quản lý.
Về bản chất, các XNHT có rất ít đặc điểm tƣơng đồng với làng nghề truyền thống của Việt Nam. Những sản phẩm họ làm ra không có tính truyền thống hay mang đặc thù của địa phƣơng. Mô hình sản xuất cũng không có tính truyền thống làng xã. Nhƣng bài học rút ra là cách thức tổ chức sản xuất cho các làng nghề truyền thống của Việt Nam và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ để phát huy quyền làm chủ dân doanh và phát triển kinh tế nông thôn dựa vào nội lực.
Mô hình XNHT đƣợc phát triển nhờ vào rất nhiều các nhân tố kinh tế, chính trị và xã hội khác nhau. Nhân tố đầu tiên quan trọng nhất và xuyên suốt nhất là những cải cách về thể chế và phi thể chế đối với những vùng nông thôn để phát triển nền kinh tế thị trƣờng xã hội chủ nghĩa. Song song với nó là chính sách mở cửa bắt đầu từ năm 1979 với việc hình thành bốn đặc khu kinh tế ở vùng duyên hải, thu hút vốn và công nghệ nƣớc ngoài. Chi phí lao động thấp của các XNHT và định hƣớng thị trƣờng của các xí nghiệp này đã biến các xí nghiệp này trở thành những nhà xuất khẩu có khả năng cạnh tranh quốc tế với các sản phẩm có hàm lƣợng lao động cao trong thời kỳ mở cửa của Trung Quốc.
Chính sách quan trọng khác của chính phủ là phân cấp và tăng quyền tự chủ hơn cho chính quyền địa phƣơng, đặc biệt là việc phân cấp về quản lý chi tiêu ngân sách. Chính phủ cũng ban hành chính sách hỗ trợ nông nghiệp và phát triển vùng nông thôn nhƣ tăng đầu tƣ cho sản xuất hàng nguyên liệu và sơ chế.
Quan trọng hơn, chính quyền trung ƣơng đã có những chính sách tăng quyền tự chủ cho các XNHT, đặc biệt trong việc đƣa ra quyết định quản lý kinh doanh. Khi các XNHT có nhiều quyền tự chủ hơn, họ quan tâm nhiều đến mở rộng thị phần, yếu tố đòi hỏi sự linh hoạt và đổi mới của từng doanh nghiệp. Ngoài ra, các XNHT bắt đầu áp dụng thƣơng mại điện tử để tìm hiểu thị trƣờng quốc tế và mạnh dạn cử các phái đoàn đi tìm hiểu thị trƣờng nƣớc ngoài. Để đảm bảo việc xuất khẩu, các hiệp hội quản lý chất lƣợng hàng xuất khẩu cũng đƣợc hình thành.
Trong mọi ngành của Trung Quốc, các XNHT chú ý nhiều đến đổi mới công nghệ và tăng hiệu quả cạnh tranh. Với những chính sách thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài của Trung Quốc vào khu vực nông thôn, các XNHT đã tích cực tìm đối tác nƣớc ngoài để liên doanh. Họ không chỉ dừng lại ở việc thu lợi nhuận tài chính mà còn chú ý đến chuyển giao công nghệ, bao gồm cả công nghệ quản lý.
1.2.3. Kinh nghiệm của Đức - Hiệp hội thủ công
Chính phủ Đức nhận thức đƣợc những thách thức của toàn cầu hoá đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một mặt, các DNNVV có nguồn vốn ít và quy mô nhỏ bé khó cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế. Mặt khác, tự do hoá thƣơng mại làm giảm hiệu quả điều tiết tự do thƣơng mại của chính phủ, giảm mức độ bảo hộ của chính phủ đối với các DNNVV. Chính phủ Đức đã xác định cần định hƣớng lại chính sách xã hội; việc bảo hộ thị trƣờng cho cho DNNVV trở nên ngày càng khó khăn và tốn kém nên chính sách cần phải chuyển sang những biện pháp nâng cao năng lực của các DNNVV và tháo gỡ các trở ngại trong hoạt động của họ. Năm 1999, chính phủ Đức phát triển chƣơng trình hợp tác giữa khu vực nhà nƣớc và khu vực tƣ nhân nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ kinh doanh, cung cấp các dịch vụ giúp các doanh nghiệp này tham gia vào các thị trƣờng quốc tế và giúp họ đối phó với những thay đổi nhanh chóng về cơ cấu thị trƣờng nội địa.
Để đạt đƣợc các mục tiêu này, chính phủ Đức dựa nhiều vào một loạt các biện pháp xúc tiến thƣơng mại và phối hợp chặt chẽ với hệ thống các phòng công nghiệp và thƣơng mại hỗ trợ các DNNVV. Đồng thời, Đức cũng khuyến khích hình thành các hiệp hội DNNVV và hỗ trợ hoạt động của các hiệp hội này.
Một loạt các biện pháp xúc tiến thƣơng mại cho các sản phẩm của các DNNVV đƣợc chính phủ Đức tài trợ thông qua hoạt động của các phòng thƣơng mại. Phòng thƣơng mại và công nghiệp Đức có vai trò quan trọng hơn cả trong việc cung cấp các bí quyết thƣơng mại miễn phí cho mọi DNNVV và hình thành các trung tâm dịch vụ cho DNNVV nhƣ về quản trị kinh doanh, tài chính, kết toán, công nghiệp, ngoại thƣơng… Ngoài ra, 55 phòng thƣơng mại khu vực thuê khoảng 800 nhà tƣ vấn đƣa ra những lời khuyên về các lĩnh vực trên. Thêm vào đó, tất cả
các doanh nghiệp Đức đều có thể sử dụng bí quyết thƣơng mại của Phòng thƣơng mại và công nghiệp Đức cũng nhƣ của các đại diện thƣơng mại ở nƣớc ngoài.
Tổ chức triển lãm là một trong những hoạt động đƣợc các phòng thƣơng mại Đức tổ chức thƣờng xuyên. Phòng thƣơng mại của ngành thủ công Đức tổ chức triển lãm “Europartnariat” hai lần một năm tại các thị trƣờng trong nƣớc và nƣớc ngoài cho DNNVV miễn phí hoặc với lệ phí thấp để tạo điều kiện cho các DNNVV giới thiệu và khuếch trƣơng sản phẩm, đồng thời tìm đối tác. Trên thực tế, Ủy ban Châu Âu tài trợ 2/3 kinh phí cho các cuộc triển lãm này.
Ngoài ra, Chính phủ cũng duy trì cổng thông tin kinh doanh Đức (IXPOS) để DNNVV có thể tiếp cận thông tin thị trƣờng, các địa chỉ và mối liên hệ liên quan đến thƣơng mại. Để loại bỏ rủi ro giao dịch ngoại thƣơng, kế hoạch bảo lãnh xuất khẩu quốc gia Đức Hermes bảo hiểm xuất khẩu cho các DNNVV.
Ngoài các biện pháp xúc tiến thƣơng mại, Chính phủ Đức cũng cố gắng hỗ trợ các doanh nghiệp thủ công tiếp nhận công nghệ mới để nâng cao khả năng cạnh tranh. Chính sách công nghệ dành cho DNNVV tập trung vào ba chiến lƣợc chính: cung cấp vốn cho các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao và cải tiến kỹ thuật, xúc tiến sự phối hợp nghiên cứu và phát triển giữa các doanh nghiệp và với các viện nghiên cứu của nhà nƣớc và trợ cấp phí tƣ vấn. Phòng thƣơng mại của ngành thủ công Đức tích cực tham gia vào công tác này thông qua các trung tâm dịch vụ.
Chính phủ cũng khuyến khích việc hình thành các hiệp hội DNNVV để khắc phục quy mô nhỏ bé của mình. Liên đoàn DNNVV thủ công Đức (ZDH) đƣợc hình thành đóng vai trò nhƣ cầu nối giữa DNNVV thủ công và với các doanh nghiệp lớn hơn. DNNVV có thể chuyên môn hoá trong các ƣu thế riêng của thợ thủ công trong khi giữ cơ cấu tổ chức hợp tác rất mềm dẻo để sát cánh bên nhau trong những dự án lớn. ZDH đã phát triển một catalogue điện tử các nhà thầu phụ để giúp hình thành mạng lƣới này. Kết quả là một mạng lƣới thợ thủ công Đức đƣợc hình thành có thể đảm đƣơng những dự án có quy mô hơn 120 triệu EURO. Hiệp hội nhận thức đƣợc rằng, các doanh nghiệp thủ công Đức sẽ tiếp tục cạnh tranh ở thị trƣờng địa
đối phó với những biến động của thị trƣờng thế giới. Doanh nghiệp thủ công Đức có quy mô từ trên 100 lao động xuống đến hơn 10 lao động. Khoảng 5% các doanh nghiệp này đang tham gia vào xuất khẩu trực tiếp, tuy nhiên, các hoạt động ngoại thƣơng của các khu vực thợ thủ công Đức đang tăng đáng kể trong những năm qua.
1.2.4. Kinh nghiệm phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình.
Hàng trăm làng nghề truyền thống ở Thái Bình tồn tại lâu đời không chỉ là nguồn kinh tế chính của cƣ dân nơi đây, mà còn góp phần tạo nên bản sắc văn hóa cho mỗi vùng quê. Ðể bảo tồn và phát triển làng nghề, Tỉnh ủy Thái Bình đã ra Nghị quyết 01 về bảo tồn và phát triển làng nghề. Từ 53 làng nghề hoạt động cầm chừng, nay Thái Bình đã có 290 làng nghề, tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao