Vấn đề quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng nhƣ khu vực sản xuất, hệ thống giao thông, điện nƣớc, xử lý chất thải… cho các làng nghề chƣa đồng bộ. Nguồn nguyên liệu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề ngày càng khan hiếm và giá cả cũng không ổn định. Sự quản lý và điều phối hoạt động của làng nghề chƣa chặt chẽ, chuyên nghiệp.
Thực tế, giải pháp di chuyển làng nghề vào CCN chƣa đạt theo lộ trình và mong muốn đề ra do tâm lý và tập quán của ngƣời dân sinh sống trong làng nghề không muốn di dời vào các CCN, muốn sản xuất tại chỗ để tận dụng thời gian và lao động của gia đình. Các hộ sản xuất tại các làng nghề nhỏ lẻ, không có vốn để đầu tƣ ra chỗ mới. Việc tháo dỡ máy móc di chuyển đi chỗ mới gặp khó khăn do máy móc cũ nát, lạc hậu. Tính chuyên nghiệp của các cán bộ môi trƣờng cấp xã chƣa cao.
Trong triển khai lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chi tiết ở địa phƣơng theo quyết định của Luật Đất đai và Nghị định 181 của Chính phủ, UBND huyện và xã gặp phải rất nhiều khó khăn về điều kiện nguồn lực tài chính và con ngƣời. Vì vậy, tình trạng tự phát trong sử dụng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn diễn ra phổ biến, thiếu tác động quản lý kịp thời và sát của UBND huyện và xã, chỉ đến khi xảy ra biến động lớn, khi đó mới “vận hành” hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với đất đai theo quy định của pháp luật. Điều tất yếu xảy ra là hiệu quả kinh tế - xã hội của sử dụng đất trong nông nghiệp, nông thôn rất thấp.
Thiếu chế tài xử phạt mạnh đối với các cơ sở kinh doanh gây ô nhiễm môi trƣờng, đối với một số lĩnh vực đã có các văn bản quy định về vấn đề này thì việc áp dụng còn lỏng lẻo, chƣa triệt để.
Về xúc tiến thƣơng mại, Tỉnh mới chỉ quan tâm đên việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình ra thị trƣờng nhƣ tổ chức triển lãm, tham gia các cuộc triển lãm ở nƣớc ngoài, giới thiệu sản phẩm qua các trang web... chƣa quan tâm đến việc tìm hiểu xu thế thị trƣờng.
5. Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ CỦA