Kinh nghiệm của Đứ c Hiệp hội thủ công

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 32)

Chính phủ Đức nhận thức đƣợc những thách thức của toàn cầu hoá đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một mặt, các DNNVV có nguồn vốn ít và quy mô nhỏ bé khó cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế. Mặt khác, tự do hoá thƣơng mại làm giảm hiệu quả điều tiết tự do thƣơng mại của chính phủ, giảm mức độ bảo hộ của chính phủ đối với các DNNVV. Chính phủ Đức đã xác định cần định hƣớng lại chính sách xã hội; việc bảo hộ thị trƣờng cho cho DNNVV trở nên ngày càng khó khăn và tốn kém nên chính sách cần phải chuyển sang những biện pháp nâng cao năng lực của các DNNVV và tháo gỡ các trở ngại trong hoạt động của họ. Năm 1999, chính phủ Đức phát triển chƣơng trình hợp tác giữa khu vực nhà nƣớc và khu vực tƣ nhân nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ kinh doanh, cung cấp các dịch vụ giúp các doanh nghiệp này tham gia vào các thị trƣờng quốc tế và giúp họ đối phó với những thay đổi nhanh chóng về cơ cấu thị trƣờng nội địa.

Để đạt đƣợc các mục tiêu này, chính phủ Đức dựa nhiều vào một loạt các biện pháp xúc tiến thƣơng mại và phối hợp chặt chẽ với hệ thống các phòng công nghiệp và thƣơng mại hỗ trợ các DNNVV. Đồng thời, Đức cũng khuyến khích hình thành các hiệp hội DNNVV và hỗ trợ hoạt động của các hiệp hội này.

Một loạt các biện pháp xúc tiến thƣơng mại cho các sản phẩm của các DNNVV đƣợc chính phủ Đức tài trợ thông qua hoạt động của các phòng thƣơng mại. Phòng thƣơng mại và công nghiệp Đức có vai trò quan trọng hơn cả trong việc cung cấp các bí quyết thƣơng mại miễn phí cho mọi DNNVV và hình thành các trung tâm dịch vụ cho DNNVV nhƣ về quản trị kinh doanh, tài chính, kết toán, công nghiệp, ngoại thƣơng… Ngoài ra, 55 phòng thƣơng mại khu vực thuê khoảng 800 nhà tƣ vấn đƣa ra những lời khuyên về các lĩnh vực trên. Thêm vào đó, tất cả

các doanh nghiệp Đức đều có thể sử dụng bí quyết thƣơng mại của Phòng thƣơng mại và công nghiệp Đức cũng nhƣ của các đại diện thƣơng mại ở nƣớc ngoài.

Tổ chức triển lãm là một trong những hoạt động đƣợc các phòng thƣơng mại Đức tổ chức thƣờng xuyên. Phòng thƣơng mại của ngành thủ công Đức tổ chức triển lãm “Europartnariat” hai lần một năm tại các thị trƣờng trong nƣớc và nƣớc ngoài cho DNNVV miễn phí hoặc với lệ phí thấp để tạo điều kiện cho các DNNVV giới thiệu và khuếch trƣơng sản phẩm, đồng thời tìm đối tác. Trên thực tế, Ủy ban Châu Âu tài trợ 2/3 kinh phí cho các cuộc triển lãm này.

Ngoài ra, Chính phủ cũng duy trì cổng thông tin kinh doanh Đức (IXPOS) để DNNVV có thể tiếp cận thông tin thị trƣờng, các địa chỉ và mối liên hệ liên quan đến thƣơng mại. Để loại bỏ rủi ro giao dịch ngoại thƣơng, kế hoạch bảo lãnh xuất khẩu quốc gia Đức Hermes bảo hiểm xuất khẩu cho các DNNVV.

Ngoài các biện pháp xúc tiến thƣơng mại, Chính phủ Đức cũng cố gắng hỗ trợ các doanh nghiệp thủ công tiếp nhận công nghệ mới để nâng cao khả năng cạnh tranh. Chính sách công nghệ dành cho DNNVV tập trung vào ba chiến lƣợc chính: cung cấp vốn cho các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao và cải tiến kỹ thuật, xúc tiến sự phối hợp nghiên cứu và phát triển giữa các doanh nghiệp và với các viện nghiên cứu của nhà nƣớc và trợ cấp phí tƣ vấn. Phòng thƣơng mại của ngành thủ công Đức tích cực tham gia vào công tác này thông qua các trung tâm dịch vụ.

Chính phủ cũng khuyến khích việc hình thành các hiệp hội DNNVV để khắc phục quy mô nhỏ bé của mình. Liên đoàn DNNVV thủ công Đức (ZDH) đƣợc hình thành đóng vai trò nhƣ cầu nối giữa DNNVV thủ công và với các doanh nghiệp lớn hơn. DNNVV có thể chuyên môn hoá trong các ƣu thế riêng của thợ thủ công trong khi giữ cơ cấu tổ chức hợp tác rất mềm dẻo để sát cánh bên nhau trong những dự án lớn. ZDH đã phát triển một catalogue điện tử các nhà thầu phụ để giúp hình thành mạng lƣới này. Kết quả là một mạng lƣới thợ thủ công Đức đƣợc hình thành có thể đảm đƣơng những dự án có quy mô hơn 120 triệu EURO. Hiệp hội nhận thức đƣợc rằng, các doanh nghiệp thủ công Đức sẽ tiếp tục cạnh tranh ở thị trƣờng địa

đối phó với những biến động của thị trƣờng thế giới. Doanh nghiệp thủ công Đức có quy mô từ trên 100 lao động xuống đến hơn 10 lao động. Khoảng 5% các doanh nghiệp này đang tham gia vào xuất khẩu trực tiếp, tuy nhiên, các hoạt động ngoại thƣơng của các khu vực thợ thủ công Đức đang tăng đáng kể trong những năm qua.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)