Quy hoạch phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 60)

Trong mấy năm gần đây, công tác quy hoạch phát triển làng nghề tỉnh Bắc Ninh đƣợc giao cho Sở Công Thƣơng rà soát và thực hiện thƣờng xuyên. UBND Tỉnh đã có quyết định giao cho Sở Công Thƣơng phối hợp với Sở Nông nghiệp và các đơn vị có liên quan rà soát quy hoạch đất mở rộng và phát triển làng nghề.

Việc quy hoạch phát triển làng nghề trên địa bàn Tỉnh đã bám sát quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, mang tầm nhìn vĩ mô:

- Ngày 9 tháng 10 năm 2013, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 1831/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030.

- Quyết đi ̣nh 60/QĐ-UBND năm 2013 về phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Việc quy hoạch không chỉ tính đến mục tiêu đạt giá trị kinh tế cao, khai thác nguồn thu chính từ sản xuất làng nghề, mà đã tính đến phát triển các ngành công nông nghiệp, dịch vụ phụ trợ, đảm bảo phát triển bền vững bảo vệ môi trƣờng. Từ nay đến năm 2015, Bắc Ninh thực hiện phát triển mạng lƣới kết cấu hạ tầng trong đó tập trung chủ yếu vào hạ tầng đô thị và công nghiệp; cải thiện môi trƣờng đầu tƣ (tiếp cận đất đai, thủ tục cấp phép đầu tƣ...), thu hút có chọn lọc các dự án có trình độ công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ cho cả vùng đáp ứng yêu cầu về môi trƣờng.

Một số quyết định mới đây đã tiến tới quy hoạch cụ thể hóa cho từng địa phƣơng, phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của từng làng nghề:

- Quyết định 192/QĐ-SXD Bắc Ninh, ngày 20/08/2010 quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Cụm công nghiệp làng nghề và khu nhà ở kết hợp dịch vụ thƣơng mại xã Hƣơng Mạc, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Kèm theo Công văn số 2161/UBND-XDCB thông báo ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh về việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu dịch vụ làng nghề xã Phù Khê - Hƣơng Mạc, thị xã Từ Sơn.

- Công văn số 2066/UBND-XDCB thông báo ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh về việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu dịch vụ thƣơng mại làng nghề phƣờng Châu Khê, thị xã Từ Sơn.

Quy hoạch phát triển các làng nghề công nghiệp, TTCN trên địa bàn Bắc Ninh đƣợc thực thi theo ba hƣớng sau:

- Khôi phục các làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một.

- Xây dựng, phát triển các làng nghề mới dựa trên các làng nghề hiện đang có xu hƣớng phát triển theo hình thức “vết dầu loang”.

- Xây dựng, hình thành làng nghề mới với phƣơng thức du nhập nghề mới vào địa phƣơng.

Thực tế đã quy hoạch và đầu tƣ xây dựng 28 cụm công nghiệp với tổng diện tích 863,9 ha. Trong đó có 13 cụm công nghiệp làng nghề với diện tích 238,3 ha và 15 cụm công nghiệp đa nghề với diện tích 625,6 ha. Trong số đó, có 17 cụm công nghiệp thuộc khu vực nông thôn, 11 cụm công nghiệp thuộc khu vực thành phố thị xã.

Đến nay các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút 845 cơ sở sản xuất kinh doanh thuê đất, trong đó 324 cơ sở là doanh nghiệp, còn lại là hộ cá thể (số hộ cá thể chủ yếu ở các cụm công nghiệp làng nghề Châu Khê, Đồng Kỵ, Phong Khê). Toàn tỉnh có 86 làng nghề, giá trị sản xuất công nghiệp trong các làng nghề chiếm khoảng 75- 80% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh và chiếm từ 25- 30% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua đó đã tạo và giải quyết việc

làm cho hàng nghìn lao động ở nông thôn, sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có, hạn chế sự di dân tự do ra thành thị…

Từ khi có Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý CCN, việc quản lý quy hoạch phát triển CCN của các địa phƣơng đã từng bƣớc đi vào nền nếp, quá trình lập quy hoạch phát triển CCN; bổ sung quy hoạch, thành lập và mở rộng CCN đã đƣợc các địa phƣơng thực hiện theo đúng quy định. Hiện nay, Bộ Công Thƣơng đang chỉ đạo các địa phƣơng rà soát quy hoạch, xử lý các CCN theo Chỉ thị 07/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ và Thông tƣ liên tịch số 31/2012/TTLT-BCT-BKHĐT của Bộ Công Thƣơng và Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ để loại ra khỏi quy hoạch những CCN chậm triển khai, kém hiệu quả hoặc không khả thi, hạn chế tình trạng quy hoạch treo. Công tác quy hoạch đã đƣợc Tỉnh Bắc Ninh quan tâm rất nhiều và làm thƣờng xuyên, quy hoạch từng vùng đã đƣợc gắn với quy hoạch tỉnh và có sự thống nhất cao giữa các cấp quản lý, quy hoạch làng nghề Bắc Ninh đã thực sự phù hợp với xu hƣớng phát triển mới: Phát triển làng nghề mang tính bền vững.

Sở Công Thƣơng Bắc Ninh đã tổ chức công bố Quy hoạch làng nghề Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2015, định hƣớng 2020. Trên cơ sở đó các địa phƣơng đã lập quy hoạch chi tiết không gian sử dụng đất đến năm 2015. Có 3 cụm đã xây xong với diện tích 34,52ha (CCNLN Đồng Kỵ diện tích 12,65ha, CCNLN giấy Phong Khê 12,37ha, CCNLN Sắt Đa Hội 13,5ha) và tỷ lệ lấp đầy đạt 100%. CCN LN Phú Lâm với diện tích 18,16ha tỷ lệ lấp đầy đạt 90%. Riêng có CCNLN Tƣơng Giang tỷ lệ lấp đầy đạt 14%.

Bảng 2.5: Quy hoạch và bố trí sản xuất trong cụm công nghiệp Tên cụm công

nghiệp làng nghề Diện tích (ha) Tỷ lệ lấp đầy (%)

Số doanh nghiệp hoạt động CCNLN Phong Khê 12,37 100 90 CCNLN Phú Lâm 18,16 90 36 CCNLN Châu Khê 13,50 100 159 CCNLN Đồng Kỵ 12,65 100 179 CCNLN Tƣơng Giang 14,00 14 10

(Nguồn: UBND các xã, số liệu điều tra 2012)

Việc quy hoạch CCNLN bƣớc đầu đã đạt đƣợc những hiệu quả đáng kể, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đa số các hộ thuê đất trong CCNLN xây dựng thành những nhà cao tầng vừa làm văn phòng giao dịch, giới thiệu sản phẩm, vừa để ở (làng nghề Đồng Kỵ, Đa Hội, Dƣơng Ổ). Đa số lao động từ nơi khác đến làm thuê trong các CCNLN thƣờng ăn nghỉ ở lại nơi sản xuất. Nhƣ vậy đất CCNLN tại các địa phƣơng đã phần nào đã biến thành đất ở. Nhiều hộ đã thuê đất trong cụm CN nhƣng vẫn duy trì sản xuất tại nơi ở trong làng vì vậy ô nhiễm làng nghề vẫn chƣa đƣợc giải quyết.

2.2.3. Ban hành và triển khai thực hiện các quy định pháp lý làm cơ sở cho quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Trên cơ sở hoạch định phát triển làng nghề trên địa bàn, UBND Tỉnh cùng các đơn vị ban ngành có liên quan đã ban hành và triển khai nhiều văn bản pháp lý, là cơ sở cho quản lý Nhà nƣớc đối với các làng nghề.

Ngày 08 tháng 7 năm 2011 UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 79/2011/QĐ-UBND, Quy chế này quy định sự phối hợp giữa các Sở, ngành, UBND các cấp trong việc thực hiện những nội dung quản lý nhà nƣớc đối với cụm công nghiệp đƣợc quy định tại Điều 17, Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Sở, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, đơn vị kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp hoặc Trung tâm phát triển cụm công nghiệp và các quy định hiện hành của Nhà nƣớc nhằm đảm bảo sự thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ trong quá trình đầu tƣ, hoạt động sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp.

2.2.3.1. Nhóm quy định pháp lý liên quan đến đất đai

Trình tự, thủ tục về đất đai để đầu tƣ xây dựng cụm công nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 29, 30, 31, 32 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng; hỗ trợ và tái định cƣ.

- Quyết định 84/CT ngày 3/6/1997; Quyết định 36/1998/QĐ-UB ngày 13/6/1998, Quyết định 74/1998/QĐ-UB ngày 11/9/1998; Quyết định 69/2004/QĐ- UB ngày 28/12/2004; Quyết định 225/QĐ-UB ngày 31/12/2004; Quyết định 123/2006/Q -UBND ngày 8/12/2006 v.vTrong đó mức giá quy đinh vừa đảm bảo phù hợp với đặc điểm từng vùng, vừa đảm bảo đền bù thỏa đáng cho ngƣời bị thu hồi đất nhƣng cũng đảm bảo sức hút cho các nhà đầu tƣ.

- Các chỉ thị, Quyết định của UBND Tỉnh về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính nhƣ: Chỉ thị 12/UB-CT ngày 24/12/1997, Quyết định 945/1998/QĐ -UB ngày 01/10/1998; v.v nhằm tạo điều kiện cho việc quản lý đất đai trên địa bàn hiệu quả minh bạch.

- Quyết định 128/2005/QĐ-UB ngày 10/10/2005 về việc ban hành quy chế quản lý các khu công nghiệp nhỏ và vừa, các CCNLN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Liên Sở Công Thƣơng – Sở Tài nguyên môi trƣờng cũng có hƣớng dẫn liên ngành số 142/HD-LN ngày 12/6/2001 về việc xét duyệt các đối tƣợng thuê đất và lập hồ sơ xin thuê đất của các tổ chức kinh tế và các hộ gia đình trong các khu, cụm công nghiệp làng nghề theo hƣớng đơn giản, thuận tiện cho các nhà đầu tƣ.

- Quyết định 38/QĐ -UB ngày 11/4/2006 của UBND Tỉnh về việc ban hành quy chế phân công phân cấp quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

cho các cơ quan và các cấp ở địa phƣơng về nhiệm vụ thẩm quyền trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt, nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng về quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng.

Trong quá trình phát triển, dân số tăng nhanh, các hộ gia đình có nhu cầu mở rộng cơ sở sản xuất, cửa hàng kinh doanh sản phẩm nên đã phân lô, chia nhỏ và xây dựng nhà cao tầng. Vì vậy trong khu dân cƣ làng nghề trở nên chật hẹp, mật độ dân số cao, bình quân đất khu dân cƣ trên đầu ngƣời rất thấp. Mật độ dân số các làng nghề cao gấp 2,1 - 2,2 lần mật độ dân số của tỉnh (1.245 ngƣời/km2) và cao gấp từ 1,5 - 1,8 lần mật độ dân số bình quân tại các làng, xã không có nghề truyền thống trong cùng khu vực, Phù Khê (mật độ dân số toàn xã 2.648 ngƣời/km2, mật độ dân số khu vực dân cƣ và sản xuất nghề là 8.980 ngƣời/km2); Phong Khê (mật độ dân số toàn xã 1.548 ngƣời/km2, mật độ dân số khu vực dân cƣ và sản xuất nghề là 12.912 ngƣời/km2). Tại các làng nghề, diện tích đất khu dân cƣ tăng nhanh do quy hoạch khu dân cƣ mới để giãn dân, tuy nhiên vẫn không đủ để giảm tải trong làng. Tỷ lệ diện tích đất cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, hạ tầng xã hội, giao thông, cây xanh trong khu dân cƣ chiếm tỷ lệ thấp trong khi đó việc đầu tƣ, mở rộng cơ sở hạ tầng trong khu dân cƣ rất khó khăn.

Bình quân diện tích đất ở của các hộ gia đình đều thấp hơn so với hạn mức cấp đất ở của tỉnh. Với diện tích này nếu chỉ dùng cho nhu cầu để ở và sinh hoạt gia đình thì có thể đáp ứng đƣợc nhƣng tại các làng nghề hầu hết đều còn bố trí sản xuất nên diện tích này trở nên quá chật hẹp. Thực trạng đất SXKD tại các làng nghề còn ở mức thấp.

Giao thông trong các ngõ xóm đã đƣợc kiên cố hóa khoảng 93%, tuy nhiên mặt đƣờng, ngõ nhỏ do mặt bằng sản xuất trong khu dân cƣ lấn chiếm, nguyên vật liệu, sản phẩm để ngổn ngang. Diện tích đất giao thông trong các làng nghề tăng đều qua các năm, tuy nhiên vẫn ở mức thấp. Bình quân tỷ lệ đất giao thông trên ngƣời tại các làng nghề còn thấp so với sự phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp ngày càng phát triển của làng, và còn thấp hơn bình quân chung của cả tỉnh (119

m2/ngƣời); Đồng kỵ 38m2/ngƣời; Phù Khê 56m2/ngƣời; Châu Khê 64m2/ngƣời; Phong Khê 78m2/ngƣời).

- Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất SXNN sang sản xuất kinh doanh đang diễn ra rất mạnh tại các làng nghề. Có cả chuyển đổi theo quy hoạch đƣợc phê duyệt và ngƣời dân tự chuyển đổi không xin phép.

- Khi quy hoạch CCNLN nhiều hộ gia đình làm nông nghiệp bị thu hồi đất; hộ gia đình làm nghề, do không thuộc vị trí quy hoạch nên không bị thu hồi đất nông nghiệp. Các hộ này muốn đổi vị trí đất canh tác của mình để lấy đất làm mặt bằng sản xuất.

- Thời hạn thuê đất trong CCNLN chủ yếu là 30 năm hoặc 50 năm với mức giá khác nhau. Để yên tâm đầu tƣ cho sản xuất, các hộ sản xuất đƣợc thuê đất 50 năm hoặc thuê lâu dài. 82,4% số hộ cho rằng thời gian thuê đất ngắn, nhu cầu của các hộ muốn đƣợc thuê đất trên 50 năm (36,7%) hoặc thuê lâu dài (62,3%).

- Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Cả tỉnh đã cấp GCNQSDĐ đất nông nghiệp đạt 98%; đất ở đạt 89%. Đa số các hộ đều cho rằng thủ tục cấp giấy còn lâu, nhiều cơ sở sản xuất thuê đất sau đó làm thủ tục gần 2 năm mới đƣợc cấp giấy.

2.2.3.2. Nhóm quy định pháp lý liên quan đến bảo vệ môi trường:

Song song với quá trình phát triển, vấn đề ô nhiễm môi trƣờng tại các làng nghề đang ở mức nghiêm trọng và một số nơi trở lên báo động. Qua kết quả khảo sát chất lƣợng môi trƣờng tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh trong các năm gần đây cho thấy, môi trƣờng nƣớc mặt, nƣớc ngầm, không khí và đất đều có dấu hiệu bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau. Về môi trƣờng nƣớc, hàm lƣợng các chất ô nhiễm trong nƣớc thải vƣợt TCCP nhiều lần nhƣ tại các làng nghề tái chế giấy có chất rắn lơ lửng vƣợt 4,5 - 11 lần, COD vƣợt 8 - 8,5 lần và BOD5 vƣợt 6 lần; nƣớc thải tại làng nghề sắt thép Đa Hội có hàm lƣợng Pb vƣợt 5,5 lần so với TCCP; hàm lƣợng N tổng trong nƣớc thải làng nghề sản xuất rƣợu Đại Lâm vƣợt 1,5 lần.

Đặc biệt, quá trình hoạt động sản xuất của làng nghề tái chế giấy Phong Khê cũng nhƣ nhiều làng nghề khác đã thải ra môi trƣờng nhiều loại chất thải rắn, trong đó có chất thải nguy hại không đƣợc thu gom mà vứt bừa bãi ra các kênh, mƣơng, ao, hồ, sông, ngòi làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nƣớc mặt; biến một số lƣu vực sông trở thành dòng sông chết.

Bên cạnh đó, việc khoan và khai thác nƣớc ngầm phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt diễn ra tràn lan, đang là nguy cơ làm gia tăng ô nhiễm nguồn nƣớc ngầm, suy giảm số lƣợng và chất lƣợng nƣớc. Tình trạng ô nhiễm môi trƣờng đã ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời dân xung quanh. Tỷ lệ ngƣời mắc các bệnh về đƣờng hô hấp, ngoài da, mắt... ở các làng nghề cao hơn khu vực khác.

Ngày 26/7/2000 UBND Tỉnh ban hành Quyết định 76/QĐ-UB Ban hành bản quy chế BVMT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; 12/7/2004 UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Quyết định 133/QĐ-UB Thực hiện thu phí BVMT đối với nƣớc thải công nghiệp; Ngày 11/11/2005 UBND Tỉnh ban hành Quyết định 2281/QĐ-UB Phê duyệt Đề án quy hoạch môi trƣờng tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2006-2020.

Việc chấp hành các quy định của pháp luật về môi trƣờng của ngƣời dân ở các làng nghề còn thấp, thiếu trách nhiệm trong BVMT; nhiều cơ sở vi phạm pháp luật môi trƣờng không thực hiện quyết định xử lý vi phạm của cơ quan có thẩm quyền. Hầu hết, các hộ sản xuất kinh doanh không lập báo cáo đánh giá tác động môi

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)