Kinh nghiệm phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 34)

Hàng trăm làng nghề truyền thống ở Thái Bình tồn tại lâu đời không chỉ là nguồn kinh tế chính của cƣ dân nơi đây, mà còn góp phần tạo nên bản sắc văn hóa cho mỗi vùng quê. Ðể bảo tồn và phát triển làng nghề, Tỉnh ủy Thái Bình đã ra Nghị quyết 01 về bảo tồn và phát triển làng nghề. Từ 53 làng nghề hoạt động cầm chừng, nay Thái Bình đã có 290 làng nghề, tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động mỗi năm.

Mặc dù đƣợc mệnh danh là một trong những "đất nghề" của cả nƣớc, nhƣng các làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp của tỉnh Thái Bình một thời gian dài rơi vào khủng hoảng, trì trệ vì mất thị trƣờng xuất khẩu truyền thống ở các nƣớc Ðông Âu. Từ 82 làng nghề, đến năm 2000 cả tỉnh chỉ còn 53 làng nghề hoạt động cầm chừng và chủ yếu dựa vào thị trƣờng trong nƣớc.

Trƣớc sự đi xuống của các làng nghề truyền thống, Tỉnh ủy Thái Bình đã giao cho ngành công nghiệp của tỉnh xây dựng Ðề án khôi phục và phát triển làng nghề giai đoạn từ năm 2000 đến 2005 và từ năm 2005 đến 2010. Trên cơ sở của Ðề án, Ðảng bộ tỉnh đã ra Nghị quyết 01 (NQ 01), NQ đầu tiên của Ðảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2000 - 2005, về xây dựng, phát triển làng nghề và xác định phát triển nghề, làng nghề là một trong năm mục tiêu trọng tâm phát triển kinh tế của tỉnh thời kỳ CNH, HÐH đất nƣớc.

Sau gần mƣời năm triển khai, đến nay, cả tỉnh có khoảng 290 làng nghề đƣợc cấp bằng công nhận, 100% số xã, phƣờng không nơi nào "trắng nghề". Mỗi năm, các làng nghề giải quyết việc làm cho từ 15 nghìn đến 20 nghìn lao động với thu nhập từ 600.000 – 2.000.000 đồng/ngƣời/tháng. Sản phẩm của làng nghề chiếm khoảng 30% giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh. Các làng nghề phát triển ổn

định, trở thành những thƣơng hiệu làng nghề nổi tiếng nhƣ thêu Minh Lãng, dệt đũi Nam Cao, chạm bạc Ðồng Xâm, đúc đồng An Lộc... Nhiều nơi dần trở thành vùng nghề nhƣ dệt chiếu Quỳnh Phụ, Hƣng Hà, Ðông Hƣng. Tại những làng nghề, thu nhập từ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đã dần trở thành nguồn sống chính của nhiều hộ dân.

Tại đây đã có nhiều doanh nghiệp làng nghề có quy mô rất lớn nhƣ doanh nghiệp thêu Tuấn Dƣơng, một trong mƣời doanh nghiệp sản xuất hàng thêu có tiếng của làng nghề Minh Lãng, làng nghề Minh Lãng chủ yếu thêu hàng xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc. Ðây là những mặt hàng "tinh" nên đạt giá trị xuất khẩu cao, doanh thu của doanh nghiệp Tuấn Dƣơng mỗi năm đạt hàng chục tỷ đồng. Các doanh nghiệp làng nghề Minh Lãng không chỉ tạo việc làm cho hàng nghìn lao động của địa phƣơng mà còn của các huyện bạn, tỉnh bạn. Riêng doanh nghiệp Tuấn Dƣơng đã giải quyết việc làm cho năm nghìn lao động lúc nông nhàn với thu nhập từ 500 nghìn đến một triệu đồng/ngƣời/tháng. Trong thời gian tới, doanh nghiệp tiếp tục phát triển các sản phẩm len móc để tạo thêm công ăn việc làm cho ngƣời lao động và phát triển làng nghề. Doanh nghiệp Tây An sản xuất xuất khẩu hàng mây tre đan hàng đầu của tỉnh, giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động trong và ngoài tỉnh với thu nhập từ 600 đến 1,5 triệu đồng/ngƣời/tháng. Ðặc biệt, doanh nghiệp Tây An đã nhận 50 cháu bị tàn tật vào làm việc. Công ty Hƣơng Sen ở xã Phƣơng La, huyện Hƣng Hà đã vƣơn ra thị trƣờng quốc tế, tạo nhiều việc làm cho lao động nông thôn. Doanh nghiệp đã đóng góp cho ngân sách Nhà nƣớc cao nhất tỉnh (năm 2005 nộp thuế 100 tỷ đồng, năm 2008 đã là 156 tỷ đồng và sáu tháng đầu năm 2009 này là 100 tỷ đồng), nhƣng doanh nghiệp vẫn không quên hỗ trợ làng nghề dệt ở Hƣng Hà.

Cùng với sự phát triển của các làng nghề, nhiều gia đình trong tỉnh đã thoát nghèo vƣơn lên làm ăn khấm khá.

Bí quyết của Thái Bình trong phát triển làng nghề là xây dựng những doanh nghiệp đứng chân ngay trong những làng xã có nghề truyền thống. Ðây là hạt nhân quan trọng cùng với chính sách khuyến công trở thành "bà đỡ" để phát triển nghề

thông qua việc hƣớng nghiệp cho ngƣời lao động. Ðối với những làng chƣa có nghề truyền thống, tỉnh đã xây dựng một số gia đình có khả năng trở thành chủ tổ hợp làm "vệ tinh" cho doanh nghiệp và dần xây dựng phát triển chính những tổ hợp này trở thành doanh nghiệp.

Ngay từ năm 2001, Thái Bình đã xây dựng chính sách khuyến công, lập quỹ khuyến công và xây dựng mạng lƣới khuyến công. Tại mỗi xã đều có cán bộ khuyến công chuyên trách trực tiếp theo dõi hỗ trợ phát triển nghề. Thái Bình trở thành tỉnh đầu tiên trong cả nƣớc có quỹ khuyến công và mạng lƣới khuyến công viên. Quỹ khuyến công đã thông qua doanh nghiệp đào tạo tại chỗ và bố trí việc làm cho ngƣời lao động tại chính những doanh nghiệp đó. Nhờ vậy doanh nghiệp chủ động trong việc dạy nghề và bố trí lao động. Tỉnh còn thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm.

Tuy nhiên bên cạnh đó là nhữn thách thức không nhỏ đặt ra cho việc phát triển bền vững là tình trạng ô nhiễm môi trƣờng trở nên trầm trọng, nhất là tại các làng nghề dệt, nhuộm. Mặc dù, ngành công thƣơng và các cấp chính quyền đã có một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng xả nƣớc chƣa qua xử lý ra môi trƣờng, nhƣng chƣa mang lại hiệu quả cao. Vừa qua, các ngành chức năng đã có biện pháp "cứng rắn" đóng cửa 9 cơ sở dệt tại Phƣơng La do xả nƣớc thải ô nhiễm ra môi trƣờng. Tuy nhiên, đây mới chỉ là giải pháp tình thế.

Trong chiến lƣợc bảo tồn và phát triển làng nghề những năm tiếp theo, tỉnh Thái Bình đã đặt ra mục tiêu đến năm 2010, mỗi xã có ít nhất một làng nghề đạt tiêu chuẩn, tạo việc làm cho khoảng 220 nghìn lao động làm việc trong khu vực làng nghề. Trong đó, mỗi năm giải quyết thêm việc làm cho mƣời nghìn lao động nông thôn. Ðể đạt đƣợc những mục tiêu trên, nhiều giải pháp sẽ đƣợc thực hiện trong thời gian tới, nhƣ thành lập Hiệp hội trong từng làng nghề để giao lƣu học hỏi kinh nghiệm và điều hành giám sát chất lƣợng sản phẩm. Xây dựng hệ thống xử lý nƣớc và chất thải tại các làng nghề, trƣớc mắt sẽ đƣa những bộ phận sản xuất độc hại ra ngoài khu dân cƣ, phát triển các cụm, điểm công nghiệp... Mở rộng thị trƣờng xuất khẩu trực tiếp và quảng bá sản phẩm thông qua kênh triển lãm, hội chợ và các hoạt

động giao lƣu văn hóa. Ðặc biệt, tỉnh đang xây dựng đề án phát triển các làng nghề gắn với du lịch nhằm thu hút khách hàng và nâng cao giá trị sản phẩm. Cùng với đó, tỉnh ƣu tiên ngân sách cho công tác khuyến công và có những chính sách hỗ trợ để ngƣời dân đƣợc tiếp cận tốt hơn nguồn vốn phát triển nghề.

Có thể nói, chính sách của Nhà nƣớc, của tỉnh và các điều kiện về nguồn lực… là những nhân tố cơ bản tác động tích cực tới quá trình hình thành, phát triển các làng nghề. Thái Bình là tỉnh đã đạt nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển làng nghề. Vì vậy, tham khảo kinh nghiệm phát triển nghề và làng nghề của tỉnh Thái Bình là điều cần thiết.

1.3. Bài học kinh nghiệm đối với Bắc Ninh

- Trung Quốc là nƣớc có sự tƣơng đồng với Việt Nam ở trình độ phát triển và nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp. Việc tăng cƣờng tính tự chủ cho các XNHT cũng là một trong những xu thế phù hợp với Việt Nam. Ở Việt Nam nói chung cũng nhƣ ở Bắc Ninh nói riêng, việc tăng cƣờng tính tự chủ cho các đơn vị sản xuất kinh doanh làng nghề là không thể tránh khỏi. Điều này sẽ gián tiếp thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các đơn vị sản xuất trong làng nghề

- Đức là nƣớc có những chính sách đầu thế giới về hỗ trợ các DNNVV và các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công. Kinh nghiệm của ba nƣớc trên cho một số khía cạnh có thể xem xét đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề ở Việt Nam. Việc bảo hộ cho các DNNVV trong nƣớc bằng cách hạn chế hàng nhập khẩu hoặc trợ giá không thể phát huy tác dụng trong giai đoạn hiện nay. Điều cần thiết là hỗ trợ các cơ sở sản xuất bằng việc nâng cao năng lực cạnh tranh nhƣ hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ vốn để đổi mới công nghệ, hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại…

- Hỗ trợ về tài chính là rất cần thiết nên có thể học tập mô hình của Thái Lan, Trung Quốc và Đức thành lập các quỹ hỗ trợ làng nghề và nghề hoặc quỹ hỗ trợ DNNVV. Ngoài ra, còn cần một loạt những hỗ trợ tài chính cho việc phát triển nguồn nhân lực và công nghệ nhƣ đào tạo tay nghề, có những hình thức khuyến khích tính sáng tạo của ngƣời thợ thủ công và hỗ trợ áp dụng công nghệ mới. Đức

hỗ trợ dƣới hình thức thành lập các Phòng công nghệp và thƣơng mại. Kinh nghiệm ở Đức cho thấy việc hình thành liên minh trong nội bộ và giữa các làng nghề cũng rất có ý nghĩa trong việc chuyên môn hoá sản xuất, phổ biến kiến thức và phát huy tính sáng tạo.

- Để ngƣời sản xuất không chịu thiệt thòi khi tham gia thị trƣờng, đặc biệt là thị trƣờng thế giới nhà nƣớc phải đặc biệt chú ý đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Những sản phẩm truyền thống thƣờng có tính dị biệt của nó và rất cần đƣợc bảo vệ khỏi việc làm nhái và làm giả. Thái Lan đã giao hoàn toàn trách nhiệm này cho Bộ Thƣơng mai trong dự án của mình.

- Ngoài ra, còn cần thực thi các chính sách xúc tiến thƣơng mại. Bên cạnh đề xuất phát triển kế hoạch bảo lãnh xuất khẩu cho các sản phẩm nghề và làng nghề ở Đức thì những đề xuất khác liên quan đến chính sách xúc tiến thƣơng mại đều đòi hỏi rất nhiều hỗ trợ tài chính. Đức và Thái Lan thƣờng xuyên tổ chức các cuộc triển lãm trong nƣớc hay tài trợ tham dự các hội chợ ở nƣớc ngoài cho các sản phẩm của làng nghềhay các saả phẩm thủ công miễn phí hoặc hình thức đóng phí chỉ là tƣợng trƣng. Phòng công nghiệp và thƣơng mại và các trung tâm dịch vụ hỗ trợ cần đóng vai trò tích cực trong các hoạt động này.

- Phát triển thƣơng mại điện tử có thể coi là biện pháp xúc tiến thƣơng mại có hiệu quả nhất hiện nay. Lợi ích nó đem lại lớn hơn nhiều chi phí bỏ ra. Thƣơng mại điện tử không nên chỉ đƣợc hiểu đơn thuần là mu bán trên mạng mà trên thực tế nó còn là kênh tốt cung cấp các thông tin thị trƣờng, phổ biến kiến thức về marketing và phát triển sản phẩm. Thƣơng mại điện tử rất cần đến đầu tƣ ban đầu lớn của chính phủ về hạ tầng cơ sở thông tin và đào tạo nguồn nhân lực. Bắc Ninh có thể học tập mô hình Telecenter của Thái Lan để phát triển thƣơng mại điện tử cho nghề và làng nghề. Các trung tâm này không chỉ cung cấp cơ sở hạ tầng để sử dụng thƣơng mại điện tử ở địa phƣơng mà còn hƣớng dẫn, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho ngƣời dân sử dụng thƣơng mại điện tử. Telecenter cũng là mô hình mà Kế hoạch hành động ICT của APEC đề xuất để giảm khoảng cách về kỹ thuật số ở các nƣớc đang phát triển.

- Mô hình “Một làng, một nghề” của Thái Lan cũng là một mô hình khá tốt đối với Bắc Ninh, mô hình này giúp cho các làng nghề có thể chuyên môn hóa trong sản xuất, tập trung đƣợc nguồn lực, phát huy tối đa đƣợc lợi thế vùng miền. Tuy nhiên ở Bắc Ninh một số làng từ rất lâu đời đã có nhiều nghề trong một làng nếu làm mai một đi thì rất phí. Chính vì thế mô hình này ở Bắc Ninh chỉ nên áp dụng với một số làng chƣa có nghề, muốn nhân cấy nghề mới.

- Thái Bình cũng là một tỉnh điển hỉnh trong việc phát triên làng nghề ở Việt Nam, điều kiện kinh tế-xã hội của Thái Bình để phát triển làng nghề tƣơng tự nhƣ Bắc Ninh, việc thành lập và phát triển quỹ khuyến công để hỗ trợ phát triển làng nghề, cụm làng nghề đã thu đƣợc những thành công rõ rệt nhƣng đi kèm với nó là ô nhiễm môi trƣờng ngày càng trầm trọng hơn. Điều này không có nghĩa là Bắc Ninh không phát triển các khu cụm công nghiệp làng nghề mà ngay từ đầu Bắc Ninh phải xây dựng các công trình, nhà máy xử lý chất thải đi kèm với các khu cụm công nghiệp.

4. Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

2.1. Thực trạng phát triển Làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

2.1.1. Quá trình phát triển làng nghề Tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007 đến 2014

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Những phát hiện về khảo cổ học, những cứ liệu lịch sử đã chứng minh đƣợc các làng nghề Việt Nam đã ra đời từ hàng ngàn năm trƣớc đây. Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn, ban đầu là những công việc phụ tranh thủ làm lúc nông nhàn, để chế tạo những vật dụng cần thiết trong sinh hoạt, phát triển lên thành nhu cầu trao đổi hàng hóa và tìm kiếm thu nhập ngoài nghề nông.

Các làng nghề truyền thống hầu hết tập trung ở vùng châu thổ sông Hồng, trong đó Bắc Ninh là một trong những cái nôi đầu tiên hình thành nên các làng nghề truyền thống tại Việt Nam. Ở chùa Phù Lãng - Bắc Ninh, ngƣời ta tìm thấy hàng ngàn mảnh gốm cổ có tuổi đời đến 10 thế kỷ. Đó là dấu ấn lịch sử của nghề gốm nơi đây.

Do đặc tính nông nghiệp và quan hệ làng xã, các ngành nghề thủ công đƣợc lựa chọn và dễ phát triển trong quy mô cá nhân rồi mở rộng thành quy mô gia đình. Dần dà, các nghề thủ công đƣợc truyền bá giữa các gia đình thợ thủ công đƣợc truyền ra, lan rộng và phát triển trong cả làng, hay nhiều làng gần nhau theo nguyên tắc truyền nghề. Bởi những lợi ích khác nhau do các nghề thủ công đem lại mà trong mỗi làng bắt đầu có sự phân hóa. Nghề đem lại lợi ích nhiều thì phát triển mạnh dần, ngƣợc lại những nghề mà hiệu quả thấp hay không phù hợp với làng thì dần dần bị mai một. Từ đó bắt đầu hình thành nên những làng nghề chuyên sâu vào một nghề duy nhất nào đó, nhƣ làng gốm, làng lụa, làng chạm gỗ, làng đồ đồng...

Theo tài liệu lịch sử, từ đời nhà Lý, cả nƣớc có 64 làng nghề trong đó tại Bắc Ninh đã có tới 14 làng nghề mang tính chất truyền thống. Nhiều làng nghề lƣu giữ

đƣợc các tài liệu chứng minh về sự ra đời của nghề, của ông tổ nghề và ngày giỗ tổ hàng năm đƣợc thế hệ sau thƣờng xuyên truyền lại và ghi nhớ trong quá trình phát triển của làng qua từng giai đoạn lịch sử. Tập tục hội làng đƣợc tổ chức với các biểu tƣợng đặc trƣng cho từng làng nghề có tác động rất lớn đến sự phát triển của mỗi làng nghề, vừa động viên ngƣời dân duy trì, bảo tồn phát triển nghề của làng vừa trao đổi thông tin kinh nghiệm và cũng là dịp các làng nghề giới thiệu những sản phẩm do mình chế tạo với thị trƣờng, đồng thời đó cũng là những dịp để xây dựng nên mối đoàn kết, giao lƣu giữa những làng nghề, tạo mối liên kết giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ứng với mỗi giai đoạn lịch sử

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)