Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế thịtrường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, công tác quản lý của nhà nước đối với h
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Một số biện pháp nâng cao năng lực công tác quản
lý nhà nước đối với các doanh nghiệp trên địa bàn Quận Lê Chân” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của bất kỳ ai
Các số liệu, kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chính xác, khôngtrùng lặp với bất cứ công trình nghiên cứu nào đã được công bố trước đây
Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc
Hải Phòng, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn PGS TS
Vũ Trụ Phi, người đã tận tình hướng dẫn, định hướng và đưa ra những gợi ý hết sứcquý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô của Viện Đào tạo sau đại học - TrườngĐại học Hàng Hải Việt Nam đã trang bị cho tôi thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệmđáng quý trong suốt khóa học vừa qua
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các Anh, Chị tại các cơ quan nhà nước thực hiện vaitrò quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn Quận Lê Chân đã giúp đỡ
và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc thu thập số liệu và hoàn thiện luận vănnày
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 9
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 9
1.1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP 9
1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp 9
1.1.2 Phân loại doanh nghiệp 9
1.1.3 Mục tiêu, chức năng, vai trò và nhiệm vụ của doanh nghiệp 11
1.2 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 13
1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp 13
1.2.2 Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam 16
1.2.3 Công cụ nhà nước dùng để quản lý đối với doanh nghiệp 18
1.2.4 Vai trò của việc nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp 20
1.3 NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP 20
1.3.1 Hoạch định chiến lược và tạo môi trường pháp lý 20
1.3.2 Khuyến khích, hỗ trợ tạo môi trường hoạt động cho các doanh nghiệp 21
1.3.3 Kiểm tra, kiểm tra, hậu kiểm, giám sát và xử lý vi phạm doanh nghiệp 22
1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 22
1.4.1 Tiếp cận nguồn tín dụng thương mại 22
1.4.2 Cơ sở vật chất và đất đai 23
1.4.3 Hệ thống thuế hiện hành 25
1.4.4 Các rào cản thương mại quốc tế 26
1.5 CÁC CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO VIỆC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN, HUYỆN 27
1.6 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VÓI DOANH NGHIỆP 28
1.6.1 Quy trình thủ tục đăng ký thành lập, giải thể doanh nghiệp 28
1.6.2 Quy trình giải quyết tranh chấp 30
1.6.3 Tăng trưởng số lượng doanh nghiệp 32
1.6.4 Tăng trưởng việc làm 33
1.6.5 Tăng trưởng quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh 33
1.6.6 Tăng trưởng thu ngân sách nhà nước từ sản xuất kinh doanh 33
Trang 4CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LÊ CHÂN 34
2.1 TÌM HIỂU CHUNG VỀ HẢI PHÒNG NÓI CHUNG VÀ QUẬN LÊ CHÂN NÓI RIÊNG 34
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 34
2.1.2 Dân số và lực lượng lao động 34
2.1.3 Cơ cấu kinh tế của quận Lê Chân 35
2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước trên địa bàn quận Lê Chân 36
2.1.5 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế trên địa bàn quận Lê Chân 40
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LÊ CHÂN GIAI ĐOẠN 2011-2014 48
2.2.1 Quy trình thủ tục đăng ký thành lập, giải thể doanh nghiệp 48
2.2.2 Thời gian hoàn thành Quy trình đăng ký thành lập, giải thể doanh nghiệp .52 2.2.3 Quy trình giải quyết tranh chấp 55
2.2.4 Trình hình tăng trưởng số lượng doanh nghiệp 55
2.2.5 Tăng trưởng việc làm 63
2.2.6 Tăng trưởng thu ngân sách nhà nước từ sản xuất kinh doanh 64
2.2.7 Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp 68
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LÊ CHÂN 70
2.3.1 Những ưu điểm cơ bản 70
2.3.2 Một số hạn chế, nhược điểm 71
2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế, nhược điểm 73
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LÊ CHÂN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 74
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG , MỤC TIÊU NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LÊ CHÂN 74
3.1.1 Định hướng phát triển doanh nghiệp ở Hải Phòng nói chung và quận Lê Chân nói riêng 74
3.1.2 Mục tiêu phát triển của các doanh nghiệp 76
Trang 53.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LÊ CHÂN, THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG 77
3.2.1 Hoàn thiện việc hoạch định chiến lược, kế hoạch, các chương trình phát triển doanh nghiệp và hoàn thiện bộ máy quản lý kinh tế của nhà nước trên địa bàn 78
3.2.2 Khuyến khích, tạo môi trường phát triển cho doanh nghiệp 81
3.2.3 Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm, nâng cao năng lực của cán bộ nhà nước trong công tác quản lý doanh nghiệp 82
3.2.4 Biện pháp về tài chính, tín dụng 85
3.2.5 Biện pháp về đất đai, mặt bằng sản xuất 88
3.2.6 Biện pháp về hệ thống thuế hiện hành 89
3.2.7 Biện pháp về hiện đại hóa công tác cập nhập quản lý doanh nghiệp bằng hệ thống công nghệ thông tin 93
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức của tòa án 42Hình 2.1: Quy trình giải thể doanh nghiệp 62Hinh 2.2 Quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp 63
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế thịtrường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, công tác quản lý của nhà nước đối với hoạtđộng kinh doanh của các doanh nghiệp trên từng địa bàn tỉnh, thành, phố, vùng miềnnói chung và trên từng địa phương nói riêng cần phải được quan tâm và thu được hiệuquả cao hơn nữa, nó không còn nằm trong khuôn khổ của những kế hoạch cứng nhắc
mà chịu tác động chi phối bởi các quy luật kinh tế thị trường Trong quá trình quản lýkinh tế đó, không ít các địa phương đã thu được hiệu quả tích cực, cũng như tồn tạinhững địa phương chưa hoàn thành tốt công tác quản lý của mình Nhiều địa phươngvẫn có không ít các doanh nghiệp tỏ ra lúng túng, làm ăn thua lỗ, thậm chí đi tới phásản
Để các doanh nghiệp có thể đứng vững trước qui luật cạnh tranh khắc nghiệt của
cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải vận động, tìm tòi hướng đi chophù hợp, song cũng cần sự giúp đỡ, hỗ trợ từ các cơ quan quản lý kinh tế của nhà nướctrên địa bàn tạo điều kiện giúp cho doanh nghiệp có được sự ủng hộ lớn nhất có thểduy trì, phát triển quy mô, tạo công ăn việc làm và đóng góp nộp ngân sách nhà nước Quản lý kinh tế của nhà nước là một phạm trù có ý nghĩa rất quan trọng trongmọi nền kinh tế Việc quản lý nền kinh tế là việc mà các cơ quan nhà nước có thẩmquyền liên quan đến vấn đề quản lý các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, tạo điềukiện giúp đỡ các doanh nghiệp có huy động được nguồn tài chính, giảm thiểu các thủtục đăng ký kinh doanh, tạo điều kiện thông thoáng nhất có thể các doanh nghiệp cókhông gian phát triển, giúp nền kinh tế địa phương phát triển ngày một bền vững hơn
Do đó, việc nghiên cứu và xem xét về vấn đề quản lý của Nhà nước đối với cácdoanh nghiệp là một đòi hỏi tất yếu đối với sự phát triển kinh tế từng địa phương tronggiai đoạn hiện nay Việc đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý đối với cácdoanh nghiệp của nhà nước đang là môt bài toán rất khó đòi hỏi cơ quan có liên quancần phải quan tâm đến Đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đến sự tồn tại và pháttriển kinh tế trên từng địa bàn cũng như của doanh nghiệp, đòi hỏi các nhà quản lýkinh tế của nhà nước và doanh nghiệp cần phải có độ nhạy bén, linh hoạt trong quátrình quản lý và hoạt động kinh doanh của mình
Hiệu quả kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn đạt được ngày càng
Trang 9cao sau mỗi kỳ hoạt động kinh doanh được coi là mục tiêu của các cơ quan quản lýnhà nước và của cả mỗi doanh nghiệp
Xuất phát từ sự cấp thiết và cấp bách đó, chúng tôi chọn đề tài, tác giả đã chọn
đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao năng lực công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp trên địa bàn Quận Lê Chân” để tìm hiểu thực trạng quản lý đối với
các doanh nghiệp của các cơ quan nhà nước trên địa bàn Quận Lê Chân cũng như đưa
ra được các giải pháp giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong công tác này
2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài phân tích các vấn đề lý luận về công tác quản lý của nhà nước đối với cácdoanh nghiệp trên địa bàn quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng hiện nay trong cơ chếthị trường và làm rõ các quan điểm cơ bản trong việc đánh giá hiệu quả của công tácquản lý Để từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu để khắc phục những tồn tại trongquản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp trên địa bàn, nâng cao hiệu quả kinh doanhcủa các doanh nghiệp nhằm đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của địaphương, giải quyết vấn đề việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước góp phầnphát triển quận theo hướng văn minh, hiện đại, bền vững
Nội dung đề tài giúp các cơ quan tham mưu thuộc UBND quận trong việc quản
lý các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nướctrong quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụ
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Năng lực quản lý kinh tế của nhà nước đối vớicác doanh nghiệp
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Tất cả các doanh nghiệp đang có hoạt động sảnxuất kinh doanh trên địa bàn quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng
Thời gian nghiên cứu: từ năm 2010 đến năm 2014
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp được sử dụng là phương pháp so sánh, phương pháp phân tích vàtổng hợp một cách lôgic, đồng thời kết hợp việc điều tra khảo sát thực tế với việc thừa
kế những kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đã tổng kết để làm sáng tỏ cácvấn đề đặt ra cần giải quyết nhằm đề xuất các giải pháp khả thi
5 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài
Trang 10Nội dung nghiên cứu của đề tài góp phần làm rõ thực trạng quản lý nhà nước
đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quận Lê Chân thành phố Hải Phòng Đồng thờilàm cơ sở cho các cơ quan tham mưu của thành phố nghiên cứu, tham khảo để đề xuấtcho lãnh đạo quận, thành phố những giải pháp cơ chế chính sách khuyến khích pháttriển doanh nghiệp
Hệ thống hoá lý luận về năng lực quản lý kinh tế của nhà nước đối với các doanhnghiệp Phân tích, đánh giá thực trạng về năng lực quản lý kinh tế của nhà nước đốivới các doanh nghiệp trên địa bàn quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng Trên cơ sở đó
đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý kinh tế của nhà nước đối vớicác doanh nghiệp trên địa bàn quận Lê Chân sao cho phù hợp với thực tiễn
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao năng lực quản lý của nhà nước đối với cácdoanh nghiệp trên địa bàn quận Lê Chân
Trang 11CHƯƠNG 1
CƠ SỞ Lí LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC QUẢN Lí NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 1.1 Lí LUẬN CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP
Doanh nghiệp cú vị trớ đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếutạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP) Những năm gần đõy, hoạt động của doanhnghiệp đó cú bước phỏt triển đột biến, gúp phần giải phúng và phỏt triển sức sản xuất,huy động và phỏt huy nội lực vào phỏt triển kinh tế xó hội, gúp phần quyết định vàophục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngõn sỏch và thamgia giải quyết cú hiệu quả cỏc vấn đề xó hội như: Tạo việc làm, xoỏ đúi, giảm nghốo
1.1.1 Khỏi niệm về doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế đợc thành lập để thực hiện các hoạt độngkinh doanh, thực hiện các chức năng sản xuất, mua bán hàng hoá hoặc làm dịch vụ,nhằm thoả mãn nhu cầu con ngời và xã hội, và thông qua hoạt động hữu ích đó màkiếm lời.[1,tr28]
Hay ta cú thể hiểu, doanh nghiệp là một thực thể tiến hành hoạt động sản xuấtkinh doanh cú thể là cỏ nhõn, một tổ hợp, một hợp tỏc xó, một cửa hàng, một xớ nghiệpthuộc nhà nước, hay một tổ chức chớnh trị xó hội Doanh nghiệp là khỏi niệm chungbao quỏt cho tất cả cỏc tổ chức kinh doanh, đồng thời cũng là một phỏp nhõn đứng rakinh doanh nhằm mục đớch kiếm lời hoặc cung cấp dịch vụ cụng theo yờu cầu của Nhànước
Theo luật doanh nghiệp năm 2005 sửa đổi năm 2014 thỡ doanh nghiệp đượcđịnh nghĩa như sau: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế cú tờn riờng, cú tài sản, cú trụ sởgiao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của phỏp luật nhằm mụcđớch thực hiện cỏc hoạt động kinh doanh”
Thụng thường, khỏi niệm doanh nghiệp được dựng cho cỏc đơn vị kinh doanhtheo phỏp luật với một tổ chức nhất định
1.1.2 Phõn loại doanh nghiệp
1.1.2.1 Phõn loại doanh nghiệp theo hỡnh thức sở hữu vốn
Theo cỏch phõn loại này cú hai loại hỡnh doanh nghiệp chớnh là doanh nghiệp một chủ
sở hữu và doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu
* Doanh nghiệp một chủ sở hữu bao gồm:
Trang 12- Doanh nghiệp Nhà nước: Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức do Nhà nước đầu
tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích,nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao Doanh nghiệp nhànước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm vềtoàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý.(TheoĐiều 1 Luật doanh nghiệp nhà nước) [1,tr 29]
- “Doanh nghiệp tư nhân” là doanh nghiệp: do một cá nhân làm chủ sở hữu và
cá nhân chủ sở hữu đó chỉ được làm chủ sở hữu một DNTN; không được đồng thờilàm chủ sở hữu của DNTN khác hoặc chủ sở hữu hộ kinh doanh và thành viên hợpdanh công ty danh; cá nhân chủ sở hữu tự quyết định cơ cấu tổ chức và đích thân trựctiếp quản lý, thực hiện các hoạt động kinh doanh và là người đại diện theo luật củadoanh nghiệp; cá nhân chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản củamình đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và doanh nghiệp tư nhânkhông phải là pháp nhân (Theo luật doanh nghiệp) [3,tr 78]
* Doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu bao gồm: Công ty đối nhân và Công ty đốivốn:
+ Công ty đối nhân: là Công ty mà trong đó có các thành viên thường quen biếtnhau và liên kết với nhau do tín nhiệm nhau, họ nhân danh mình mà kinh doanh vàliên đới chịu trách nhiệm Do đó, không thể chuyển nhượng phần góp tài sản của mình
mà không được sự đồng ý của toàn thể thành viên Đối với loại Công ty này các thànhviên thường chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ Công ty đối nhân có hailoại hình là Công ty hợp doanh và Công ty hợp vốn
+ Công ty đối vốn: Là Công ty mà trong đó người tham gia không quan tâm đếnmức độ tin cậy của các thành viên khác, họ chỉ quan tâm đến phần vốn góp Phần vốngóp này có thể chuyển nhượng hoặc đem bán trên thị trường chứng khoán Lãi đượcchia tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp.Loại hình này gồm Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần:
Công ty trách nhiệm hữu hạn: là một loại Công ty đối vốn gồm các thành viên
không có quy chế của nhà kinh doanh và các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về cáckhoản nợ của Công ty cho đến hết những phần vốn góp của họ [1, tr 68]
Công ty cổ phần: là một loại Công ty đối vốn trong đó các thành viên có cổ phiếu
và chỉ chịu trách nhiệm đến hết giá trị những cổ phần mà mình có [3, tr 108]
Trang 131.1.2.2 Phõn loại doanh nghiệp căn cứ vào quy mụ
* Cỏc chỉ tiờu đỏnh giỏ quy mụ:
Giỏ trị tổng sản lượng; tổng số vốn; tổng doanh thu; số lượng lao động; tổngmức lói một năm
* Dựa vào cỏc chỉ tiờu trờn, chỳng ta chia doanh nghiệp thành 3 loại hỡnh cơ bản:[4,tr 45]
- Doanh nghiệp quy mụ lớn
- Doanh nghiệp quy mụ vừa
- Doanh nghiệp quy mụ nhỏ
1.1.3 Mục tiờu, chức năng, vai trũ và nhiệm vụ của doanh nghiệp
1.1.3.1 Mục tiờu của doanh nghiệp
Mục tiờu của doanh nghiệp bao gồm: mục tiờu kinh tế, mục tiờu chớnh trị, mụctiờu xó hội, mục tiờu bảo vệ mụi trường và sử dụng tiết kiệm cỏc nguồn tài nguyờn
a Mục tiờu kinh tế
Một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả phải là doanh nghiệp đạt được ba mụctiêu kinh tế cơ bản gồm:
- Mục tiêu lợi nhuận
- Mục tiêu phát triển doanh nghiệp
- Mục tiêu sản xuất khối lượng hàng hoá và dịch vụ tối đa thoả mãn các yêu cầucủa xã hội
b Mục tiờu xó hội
Mục tiêu xã hội bao gồm trên các lĩnh vực chủ yếu sau:
- Bảo vệ và thoả mãn nhu cầu về quyền lợi của mọi thành viên trong doanhnghiệp mình: thu nhập, khát vọng cá biệt về uy thế, thăng tiến, tự lập, ổn định việc làm
- Bảo vệ quyền lợi của bạn hàng, của người tiêu dùng
- Thể hiện công tác chăm lo xã hội, từ thiện, an ninh
c Mục tiờu bảo vệ mụi trường và sử dụng tiết kiệm cỏc nguồn tài nguyờn
Đây là mục tiêu rất quan trọng Tuy nhiên, nó là một vấn đề mới và khó khăn
đối với doanh nghiệp, phần lớn các doanh nghiệp ở ta chưa được làm quen với nhữngnhu cầu nước thải, độc hại, hệ thống xả khói bụi … Hơn nữa, để thực hiện mục tiêu Hơn nữa, để thực hiện mục tiêunày đòi hỏi phải có đầu tư, thậm chí đầu tư lớn để xử lý những nhu cầu nước thải, độchại, hệ thống xả khói bụi
d Mục tiờu chớnh trị
Trang 14Các doanh nghiệp cần phải chú trọng mục tiêu này, đặc biệt là đối với các doanhnghiệp Nhà nước phải đảm bảo xây dựng một đội ngũ những người lao động có phẩmchất, đạo đức, có giác ngộ chính trị có phong cách và thói quen lao động công nghiệp
để xứng đáng là lực lượng lao động tiên tiến, có tổ chức, có kỷ luật, có trình độ khoahọc phục vụ chủ trương công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
1.1.3.2 Chức năng của doanh nghiệp
Doanh nghiệp trong nên kinh tế thị trường có ba chức năng cơ bản sau:
- Một là, mua các yếu tố đầu vào
- Hai là, thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh
- Ba là, bán sản phẩm đầu ra
Các doanh nghiệp thương mại chủ yếu thực hiện các chức năng một và ba, cònchức năng hai được thực hiện ở các doanh nghiệp có những khâu tiếp tục cho quá trìnhsản xuất (tuyển chọn, gia công, đóng gói)
1.1.3.3 Vai trò của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế cơ sở, là tế bào của nền kinh tế quốc dan, lànơi trực tiếp sản xuất và sử dụng nguồn lực của sản xuất kinh doanh, nơi trực tiếp thửnghiệm và thực hiện mọi chủ trương, chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước,Pháp luật, là nơi giải quyết việc làm, đảm bảo đời sống, đào tạo, xây dựng con ngườimới
- Doanh nghiệp là người sản xuất kinh doanh hàng hóa, là nơi trực tiếp tạo ra sảnphẩm, dịch vụ và mọi của cải vật chất, nơi gắn sản xuất với thị trường, nơi tạo ra tíchlũy cho ngân sách nhà nước và tái sản xuất cho bản thân doanh nghiệp
1.1.3.4 Nhiệm vụ của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp cần khai thác mọi tiềm năng trong nội bộ, trong nước và ngoàinước, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ để tổ chức sản xuất và quản
lý tiên tiến để tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng, chất lượng cao, giáthành hạ nhằm thỏa mãn nhu cầu trong nước và xuất khẩu
- Hạch toán kinh tế đảm bảo kinh doanh có lãi
- Làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật
- Nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn , đảm bảo việc làm, không ngừng cảithiện đời sống lao động
- Bảo vệ tài nguyên môi trường
Trang 15- Giữ gìn trật tự trị an, tham gia nghĩa vụ bảo vệ quốc phòng an ninh.
1.2 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
a) Khái niệm quản lý nhà nước
Để nghiên cứu khái niệm quản lý nhà nước, trước hết cần làm rõ khái niệm
“quản lý” Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu theo những cách khác nhau tùy theogóc độ khoa học khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu Quản lý làđối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên Mỗi lĩnhvực khoa học có định nghĩa về quản lý dưới góc độ riêng của mình và nó phát triểnngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội
Theo quan niệm của C.MAC “ Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao độngchung nào đó mà được tiến hành tuân theo một quy mô tương đối lớn đều cần có sựquản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân và thực hiệnnhững chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, sự vậnđộng này khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của cơ thể đó Một nhạc công
tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc phải có nhạc trưởng” [5, tr 38]
Tức là theo C.MAC quản lý là nhằm phối hợp các lao động đơn lẻ để đạt đượccái thống nhất của toàn bộ quá trình sản xuất Ở đây C.MAC đã tiếp cận khái niệmquản lý từ góc độ mục đích của quản lý
Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay: Quản lý
là sự tác động chỉ huy, điều khiển khác quá trình xã hội và hành vi hoạt động của conngười để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng với
ý trí của người quản lý
Theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xã hộinhằm đạt được một mục đích của người quản lý Theo cách tiếp cận này, quản lý đãnói rõ lên cách thức quản lý và mục đích quản lý
Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản
lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý Việc tác động theo cách nàocòn tùy thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực khác nhau cũng nhưcách tiếp cận của người nghiên cứu
“Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà
nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và
Trang 16phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN” [6, tr 104]
Như vậy, quản lý nhà nước là một hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước,được sự dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội Quản lý nhà nướcđược xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem
là hoạt động chức năng đặc biệt, quản lý nhà nước được hiểu theo hai nghĩa:
Theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước,
từ hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp
Theo nghĩa hẹp: Quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp
Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà nướctheo nghĩa rộng; quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các vănbản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng
bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết của nhà nước Hoạtđộng quản lý nhà nước chủ yếu và trước hết được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhànước, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân tham gia quản lý theo quy định củapháp luật
b) Đặc điểm quản lý nhà nước
Từ khái niệm trên về quản lý nhà nước ta rút ra các đặc điểm của quản lý nhànước như sau:
Quản lý nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và tính mệnhlệnh đơn phương của nhà nước Quản lý nhà nước được thiết lập trên cơ sở mối quan
hệ “quyền uy” và “sự phục tùng”
Quản lý nhà nước mang tính tổ chức và điều chỉnh Tổ chức ở đây được hiểunhư một khoa học về việc thiết lập những mối quan hệ giữa con người với con ngườinhằm thực hiện quá trình quản lý xã hội Tính điều chỉnh được hiểu là nhà nước dựavào các công cụ pháp luật để buộc đối tượng bị quản lý phải thực hiện theo quy luật xãhội khách quan nhằm đạt được sự cân bằng trong xã hội
Quản lý nhà nước mang tính khoa học, tính kế hoạch Đặc trưng này đòi hỏinhà nước phải tổ chức các hoạt động quản lý của mình lên đối tượng quản lý phải cómột chương trình nhất quán, cụ thể và theo những kế hoạch được vạch ra từ trước trên
cơ sở nghiên cứu một cách khoa học
Trang 17Quản lý nhà nước là những tác động mang tính liên tục và ổn định lên các quátrình xã hội và hệ thống các hành vi xã hội Cùng với sự vận động biến đổi của đối tượngquản lý, hoạt động quản lý nhà nước phải diễn ra thường xuyên, liên tục, không bị giánđoạn Các quyết định của nhà nước phải có tính ổn định, không được thay đổi quá nhanh.Việc ổn định của các quyết định của nhà nước giúp cho các chủ thể quản lý có điềukiện kiện toàn hoạt động của mình và hệ thống hành vi xã hội được ổn định.
c) Cơ cấu hệ thống và các yếu tố tạo nên hoạt động của quản lý nhà nước
* Cơ cấu, hệ thống quản lý nhà nước bao gồm các yếu tố sau đây tạo thành:Chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và mối quan hệ giữa chủ thể quản lý với đốitượng quản lý trong quá trình quản lý
Chủ thể quản lý nhà nước được xác định theo vùng lãnh thổ trên cơ sở hìnhthành các đơn vị hành chính và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo quy định củapháp luật Hệ thống quản lý nhà nước được xây dựng theo hệ thống chức năng chiềudọc, tạo ra cơ cấu quản lý phù hợp với chức năng quản lý của từng lĩnh vực theo các
cơ quan nhà nước và theo ngành Hệ thống quản lý nhà nước là một tập hợp các cơquan nhà nước, tổ chức xã hội được nhà nước ủy quyền Trong các cơ quan tổ chức
đó, cán bộ, công chức nhà nước được xác định cụ thể về quyền và nghĩa vụ
Xác định đối tượng quản lý nhà nước giúp cho ta trả lời câu hỏi “ quản lý ai” vàsuy cho cùng đối tượng quản lý nhà nước chính là con người, hay cụ thể hơn là hành
vi con người trong xã hội Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau có thể phân chia đốitượng quản lý nhà nước ra nhiều loại, như các cấp độ đối tượng quản lý (con người,tập thể, toàn bộ hệ thống tổ chức)
Trong quản lý nhà nước cần làm rõ khách thể của quản lý nhà nước, khách thểcủa quản lý nhà nước là hệ thống các hành vi, hoạt động của con người, các tổ chứccon người trong cuộc sống xã hội, là hệ thống trong đó bao trùm các lĩnh vực sản xuất
và tái sản xuất các giá trị vật chất và tinh thần cũng như các điều kiện sống của conngười trong xã hội Có thể chia khách thể của quản lý nhà nước theo lĩnh vực: Kinh tế,chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng…
Để xem xét được mối quan hệ giữa chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và kháchthể quản lý cần xem xét mối quan hệ này trong từng lĩnh vực cụ thể
* Các yếu tố tạo nên hoạt động quản lý nhà nước: Mục đích nhiệm vụ của quản
lý nhà nước; phương pháp quản lý nhà nước và chương trình quản lý nhà nước
Trang 18Mục đích, nhiệm vụ của quản lý nhà nước là mục tiêu hướng tới của chủ thểquản lý đối với đối tượng quản lý.
Phương pháp quản lý nhà nước là phương thức, cách thức mà chủ thể quản lýtác động lên khách thể quản lý (hành vi, đối tượng quản lý) nhằm đạt được những mụcđích quản lý Phương pháp quản lý nhà nước thể hiện ý chí của nhà nước, nó phản ánhthẩm quyền của các cơ quan nhà nước và được biểu hiện dưới những hình thức nhấtđịnh Các phương pháp quản lý trong hoạt động quản lý nhà nước là: thuyết phục,cưỡng chế, kinh tế, theo dõi, kiểm tra; ngoài ra còn những phương pháp riêng áp dụngtrong quá trình thực hiện những chức năng riêng biệt hoặc những khâu, những giaiđoạn riêng biệt của quá trình quản lý
Chương trình quản lý được diễn ra kế tiếp nhau theo trình tự thời giantương ứng với việc giải quyết một số nội dung trong quản lý như: Đánh giá tìnhhình các vấn đề cần giải quyết; chuẩn bị dự thảo quyết định; thông qua quyếtđịnh; ban hành quyết định; tổ chức thực hiện quyết định và kiểm tra đánh giá thựchiện các quyết định
Tóm lại, quản lý nhà nước phụ thuộc vào các yếu tố nội tại trong nó Muốnđánh giá hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước thì cần phải phân tích cơ cấu quản lý tạonên hoạt động quản lý và sự tác động của từng yếu tố đó lên hoạt động quản lý
Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là sự tác động có chủ đích, có tổ chức vàbằng pháp quyền nhà nước lên các doanh nghiệp và vì mục tiêu phát triển kinh tế - xãhội của đất nước
1.2.2 Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp là điều kiện quan trọng có vai tròquyết định đến định hướng và sự phát triển của các doanh nghiệp vì nó tạo ra hànhlang pháp lý cũng như môi trường để các doanh nghiệp hoạt động Năng lực quản lýnhà nước đối với các doanh nghiệp được đánh giá dựa trên hiệu quả quản lý các doanhnghiệp trên địa bàn của các cơ quan nhà nước
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường bao gồm nhiều thành phần kinh tế:kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế hộ gia đình, kinh tế tư bảnNhà nước Mỗi chủ thể trong nền kinh tế có những dự kiến, phán đoán và quyết địnhkhác nhau phù hợp với những lợi ích của mình Để các quyết định tập trung, hướngvào mục tiêu chung, vừa có lợi cho bản thân chủ thể, vửa có lợi cho quốc kế dân sinh
Trang 19cần có sự điều hoà theo một định hướng chung, có hiệu quả cao nhất Trong một nềnkinh tế thị trường thuần tuý, cơ chế điều hoà phối hợp, đó là cơ chế thị trường mà bảnchất là cơ chế giá cả Tuy nhiên trong một nền kinh tế hỗn hợp đặc biệt là một nềnkinh tế như nước ta, thị trường chưa phát triển, giá cả chưa đủ mạnh để động viên cácnguồn lực thì vai trò của Nhà nước đặc biệt quan trọng Vai trò đó được nâng lên trongđiều kiện chúng ta phải tập trung mọi sức lực để tăng trưởng và phát triển nhanh đảmbảo các mục tiêu công bằng xã hội.
Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vừa với tư cách là cơ quan quyền lực đạidiện cho nhân dân, vừa với chức năng là người chủ tài sản thuộc sở hữu toàn dân Tuyvậy, chức năng, phương thức quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường đã cónhiều thay đổi so với trước đây Có nhiều quan điểm xung quanh vai trò và chức năngcủa Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, nhưng trong giai đoạn hiện nay, có thể nóiNhà nước tập chung vào những chức năng chủ yếu sau:
Một là, thể chế hoá một cách đồng bộ, nhất quán các chính sách kinh tế và cơ chếkinh tế, tạo điều kiện môi trường cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, cạnh tranhlành mạnh, chống độc quyền
Hai là, cải cách bộ máy Nhà nước sao cho bộ máy này có đủ khả năng và tư cách
là một người trọng tài nghiêm minh, giải quyết và điều hoà các mối quan hệ lợi íchtrong nền kinh tế thị trường
Ba là, xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư có trọng điểm khu vực kinh tế quốcdoanh, xây dựng một số ngành mũi nhọn, cung cấp các dịch vụ công cộng cho toàn xãhội
Với chức năng như vậy, phương thúc quản lý của nhà nước cũng dần chuyểnquản lý trực tiếp sang quản lý gián tiếp bằng công cụ luật pháp, kế hoạch và các chínhsách vĩ mô quan trọng
Trong giai đoạn đầu, có thể vẫn phải sử dụng phương pháp quản lý trực tiếp làchủ yếu, dần dần chuyển sang kết hợp giữa quản lý trực tiếp và quản lý gián tiếp Cuốicùng khi Luật pháp và các công cụ hoàn chỉnh Nhà nước sẽ sử dụng nhiều đến cáccông cụ điều tiết gián tiếp thông qua thị trường
1.2.3 Công cụ nhà nước dùng để quản lý đối với doanh nghiệp
Trang 20Để tiến hành các quản lý các hoạt động kinh tế xã hội, Nhà nước sử dụng cáccông cụ quản lý của mình với tư cách là môi trường, là vật truyền dẫn và khách thểquản lý tới các đối tượng quản lý Môi trường tốt không chỉ bao gồm môi trường pháp
lý đồng bộ, hoàn chỉnh, môi trường kinh tế nhiều tiềm năng phát triển, môi trường cácnguồn lực dồi dào, phong phú như nguồn nhân lực với giá rẻ
Môi trường hành chính thuận tiện, nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế,của quản lý kinh tế, quản lý sản xuất kinh doanh mà còn bao gồm cả khả năng giảiquyết đúng đắn quan hệ lợi ích kinh tế thời kì các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thịtrường Nói cách khác, với hệ thống công cụ quản lý vĩ mô , quản lý nhà nước về kinh
tế có cơ hội tạo dựng, xác lập môi trường tốt giúp đỡ cho các doanh ngiệp ngày càngphát triển bền vững
Các công cụ quản lý kinh tê – xã hội chính là phương tiện mà nhà nước dùng
để tác động, điều chỉnh hành vi của con người trong xã hôi nhẳm đạt được các ý đồ,mục tiêu mong muốn của mình Chính nhờ các công cụ quản lý với tư cách là vậttruyền dẫn tác động mà nhà nước chuyển tải được các ý định và ý chí tác động củamình lên mỗi người trên toàn bộ các cùng của đất nước và các khu vực bên ngoài,Các công cụ quản lý kinh tế của nhà nước bao gồm: Chính sách kinh tế - xã hội,
bộ máy nhà nước và công chức nhà nước, pháp luật, kế hoạch – chiến lược, các quyếtđịnh hành chính …
Chính sách kinh tế - xã hội: là tổng thể các quan điểm, các chuẩn mực, các biệnpháp, các thủ thuật mà chủ thể quản lý (trong phạm vi quốc gia đó là Nhà nước ) sửdụng, nhằm tác động lên đối tượng và khách thể quản lý để đạt được các mục tiêutrong số các mục tiêu chiến lược chung của đất nước một cách tốt nhất sau một thờigian xác định
Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, chính sách, cơ chếquản lý kinh tế của nhà nước một mặt tạo ra sự thông thoáng cho các doanh nghiệpphát triển, mặt khác cần bảo vệ các doanh nghiệp trong nước phát triển, hướng cáchoạt động hỗ trợ vào các ngành, các vùng, các lĩnh vực cần thiết của nền kinh tế quốcdân
Công sản: là các nguồn vốn và phương tiện vật chất của nhà nước có thể sử dụng
để điều hành xã hội như: Ngân sách, đất đai, kho bạc, kết cấu hạ tầng, các doanhnghiệp nhà nước và các tài sản tự nhiên khác mà nhà nước nắm giữ, đưa vào khai thác
Trang 21sử dụng Đối với các doanh nghiệp nhà nước cần phải tạo điều kiện về quỹ đất đai đểcác doanh nghiệp có thể xây dựng cơ sở hạ tầng để tiến hành hoạt động sản xuất kinhdoanh của mình nhưng vẫn cần theo những quy hoạch đã định và luôn luôn quan tâmtheo dõi và bảo vệ nguồn tài sản này tránh để các doanh nghiệp vì lợi ích riêng làm tổnhại đến tài nguyên đất đai của đất nước Mặt khác, kết cấu hạ tầng đang là vật cản đốivới hầu hết các doanh nghiệp mới thành lập trong giai đoạn hiện nay, do sự lạc hậu vàthiếu đồng bộ gây ra, vì vậy nhà nước cần đặc biệt quan tâm để từng bước hoàn thiện
và lợi ích kinh tế để cho các doanh nghiệp có không gian tự do phát triển trong mộthành lang quy định chuẩn của Nhà nước
Các quyết định hành chính của Nhà nước: Là sản phẩm trí tuệ của các nhà lãnhđạo và các công chức nhà nước để điều hành quản lý xã hội, là sự thể hiện bằng ý chícủa nhà nước bẵng các mệnh lệnh mang tính đơn phương của quyền hành pháp nhànước, nhờ đó việc điều hành nhà nước được thuận lợi
Các quyết định của Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp phải dựa trên sự hợp lý của việc kết hợp hài hoà lợi ích nền kinh tế vàdoanh nghiệp Các quyết định cần đảm bảo sự ổn định lâu dài cho các hoạt động củacác doanh nghiệp Nhà nước cần:
- Xác định quan điểm, đường lối, chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế - xã hộinói chung, các doanh nghiệp nói riêng
- Xây dựng và thực thi luật pháp (quản lý doanh nghiệp) nhằm tạo “luật chơi”cho doanh nghiệp; vấn đề quan trọng nhất là chính sách thuế và chính sách kiểm soátđối với doanh nghiệp, các quy chế quản lý doanh nghiệp
- Tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp xây dựng kết cấu hạ tầng;hướng dẫn kinh doanh; hỗ trợ vốn; hỗ trợ về công tác đào tạo, quảng bá sản phẩm; xử
lý các mối quan hệ trong và ngoài nước có liên quan đến sự tồn tại và phát triển doanhnghiệp (trốn lậu thuế, lừa đảo, đối ngoại.v.v…)
Trang 22- Xây dựng bộ máy (các cơ quan) quản lý doanh nghiệp.
1.2.4 Vai trò của việc nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
Việc nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vai tròquan trọng trong sự phát triển và đưa ra các chiến lước phát triển của các doanhnghiệp Khi năng lực quản lý nhà nước cao đạt được hiệu quả như mong muốn thì cácdoanh nghiệp sẽ có cơ sở và những thuận lợi nhất định cho sự phát triển của mình.Ngược lại, nếu năng lực quản lý của nhà nước chưa đạt được hiệu quả cao thì cácdoanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc làm các thủ tục liên quan đến phápluật
Chính vì tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nước về kinh tế đối với hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà các cơ quan nhà nước chịu tráchnhiệm đối với công tác này cần phải luôn luôn nâng cao năng lực quản lý của mình để
có thể phát huy tốt nhất hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đem lại Vấn đề quản
lý kinh tế là vấn đề rất dễ nảy sinh các vấn nạn đối với các cán bộ quản lý vì vậy cầnlàm tốt công tác kiểm tra đánh giá phẩm chất của cán bộ quản lý cũng như tránh tìnhtrạng quan lieu, gây khó khăn đối với các doanh nghiệp trên địa bàn
1.3 NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
1.3.1 Hoạch định chiến lược và tạo môi trường pháp lý
Công tác xúc tiến phát triển doanh nghiệp là cơ sở để vạch ra các chính sáchquản lý kinh tế và cả cơ cấu nhiệm vụ của bộ máy quản lý Việc hoạch định chiến lượcnhằm vạch ra các hướng ưu tiên trong phát triển các ngành mũi nhọn cũng như cácngành trọng điểm
Hệ thống các quy hoạch, kế hoạch phát triển doanh nghiệp là những tư tưởng chỉđạo, các mục tiêu, chỉ tiêu, các mô hình, biện pháp ngắn hạn và dài hạn để định hướngcho sự phát triển của doanh nghiệp theo mục tiêu chung của phát triển kinh tế xã hội,khuyến khích, trợ giúp phát triển các doanh nghiệp được công khai, minh bạch, giúpcác doanh nghiệp phát huy hiệu quả năng lực của mình trong hoạt động đầu tư và pháttriển kinh doanh
Pháp lý là công cụ quản lý chủ yếu khi thực hiện chức năng quản lý nhà nước đốivới doanh nghiệp Cho đến nay, hệ thống pháp lý về tổ chức quản lý doanh nghiệp đãtương đối đầy đủ và tạo lập được những khung quản trị doanh nghiệp cho các loại hình
Trang 23doanh nghiệp khác nhau trong đó mọi loại hình doanh nghiệp được đảm bảo quyền,nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp và bình đẳng trước pháp luật.
Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dân thi hành đã góp phần quan trọngtrong việc thiết lập môi trường pháp lý mới trong quản lý nhà nước đối với doanhnghiệp Việc nhà nước có trách nhiệm không ngừng hoàn thiện các quy phạm phápluật kinh doanh sao cho cởi mở, minh bạch và có thể dự báo vừa sẽ có tác dụng địnhhướng và quản lý thống nhất doanh nghiệp, vừa tạo lòng tin và thuận lợi cho hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp
1.3.2 Khuyến khích, hỗ trợ tạo môi trường hoạt động cho các doanh nghiệp
Đối với cải cách hành chính: Trước hết để cải thiện môi trường kinh doanh tạothuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp, cải cách hành chính hướng đến xây dựngmột nền hành chính phục vụ chuyên nghiệp tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, đápứng nhu cầu quản lý của nhà nước góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xãhội của đất nước
Đối với đào tạo đội ngũ cán bộ công chức liên quan đến hoạt động của doanhnghiệp Đào tạo và quản lý con người liên quan đến đời sống doanh nghiệp và là nhân
tố quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp Cần nâng caonăng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm và đạo đức của đội ngũcán bộ công chức, viên chức nhà nước Cần phải khắc phục tình trạng gây phiền hà,khó dễ phân biệt đối xử với doanh nghiệp Cần loại trừ ngay những cán bộ, công chứcthoái hóa, biến chất đã làm biến dạng, làm sai lệch những chủ trương, chính sách hếtsức đúng đắn của Đảng và nhà nước
Đối với tổ chức đào tạo, hướng dẫn việc thi hành các văn bản pháp luật của nhànước cho các doanh nghiệp Đây là nội dung quản lý nhằm tuyên truyền, nâng cao hiểubiết và tiếp cận các văn bản pháp luật của Trung ương cũng như của địa phương đếncác doanh nghiệp Các doanh nghiệp hiện nay hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, đa sốdoanh nghiệp không có thói quen sử dụng dịch vụ luật sư khiến cho môi trường pháp
lý trong kinh doanh chưa đồng đều Ý thức về việc chấp hành pháp luật của doanhnghiệp còn thấp, việc tổ chức phổ biến pháp luật hướng đãn thực hiện quy định củapháp luật chua đáp ứng được yêu cầu của các văn bản pháp lý Đó là nguyên nhânkhiến cho các doanh nghiệp không ý thức được hành vi vi phạm pháp luật của mình
1.3.3 Kiểm tra, kiểm tra, hậu kiểm, giám sát và xử lý vi phạm doanh nghiệp
Trang 24Công tác kế toán kiểm toán, công khai tài chính phải phản ánh trung thực tìnhhình tài chính của doanh nghiệp trên nguyên tắc và chuẩn mực kế toán, kiểm toán ViệtNam, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, là công cụ cho công tác quản lý tài chínhtrong doanh nghiệp Quy định đầy đủ, chính xác về quy trình lập và báo cáo các thôngtin tài chính là một nhiệm vụ quan trọng để hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối vớidoanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường người tiêu dùng không chỉ đóng vai trò thụ động làngười tiêu thụ những sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp mà thông qua việc tiêudùng có thể giám sát hoạt động của doanh nghiệp một mặt nhằm bảo vệ lợi ích của đốitác, mặt khác thực hiện chức năng giám sát hoạt động của doanh nghiệp
Bất kì một doanh nghiệp nào cũng có những đối thủ cạnh tranh trên thươngtrường Nếu loại bỏ những thủ thuật bất hợp pháp để loại trừ nhau trong kinh doanh thìdây cũng là một kênh giám sát các hoạt động của doanh nghiệp
Một kênh khác để giám sát các hoạt động của doanh nghiệp là công luận Côngluận là phương thức nhanh nhất cung cấp thông tin về doanh nghiệp đến công chúng.Cũng chính vì nguyên nhân này mà ngày nay, ngành dịch vụ quảng cáo đang trongthời kì phát triển mạnh mẽ, giúp cho người tiêu dùng được biết đến đối với người tiêudùng
1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
1.4.1 Tiếp cận nguồn tín dụng thương mại
Các doanh nghiệp sau khi đã đăng kí kinh doanh vẫn phải tiếp tục đối mặt với trởngại lớn khi tìm kiếm nguồn tài chính thương mại do nhiều yếu tố bao gồm các nguồnvay ưu đãi rất hạn hẹp của các doanh nghiệp thương mại không đủ các khả năng cungứng các khoản thế chấp Khi đó sự giúp đỡ của nhà nước là rất cần thiết, Nhà nước cần
để ra các biện pháp và chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp
Hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số vàchủ yếu trong nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhậpcho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đóigiảm nghèo… Nhà nước xác định mục tiêu phát triển DN giai đoạn 2011 - 2015 làthành lập mới 350.000 doanh nghiệp và phấn đấu đến ngày 31/12/2015, cả nước sẽ cókhoảng 700.000 doanh nghiệp hoạt động Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu của khu vựcdoanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc; đầu tư của
Trang 25khu vực này chiếm khoảng 35% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; đóng góp 40% GDP;30% tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN); tạo thêm 3,5 - 4 triệu việc làm mới tronggiai đoạn 2011 - 2015… Số tiền thuế và phí mà các DNVVN đã nộp cho Nhà nước đãtăng 18,4 lần sau 10 năm Sự đóng góp của DNVVN đã hỗ trợ lớn cho việc chi tiêucủa Nhà nước vào các công tác xã hội và các chương trình phát triển khác nên đã tạo
ra 40% cơ hội cho dân cư tham gia đầu tư có hiệu quả, huy động các khoản tiền đangphân tán, nằm trong dân cư để hình thành các khoản vốn đầu tư cho sản xuất, kinhdoanh trong bối cảnh thiếu vốn hiện nay
Từ thực trạng pháp luật hiện hành về hoạt động hỗ trợ nhà nước cho doanhnghiệp nhỏ và vừa còn nhiều hạn chế, rào cản, chưa tạo ra nhiều cơ hội cho doanhnghiệp nhỏ và vừa hoạt động hiệu quả
Pháp luật hiện hành còn tạo rào cản cho DNVVN tiếp cận vốn vay: Phần lớn cácdoanh nghiệp còn lại gặp các trở ngại như sau: 55% trở ngại do quy định về thủ tụcvay (hồ sơ vay vốn phức tạp, không đủ thủ tục vay vốn đơn giản cho các doanh nghiệpvừa và nhỏ); 50% trở ngại do quy định về yêu cầu thế chấp (thiếu tài sản có giá trị cao
để thế chấp, ngân hàng không đa dạng hóa tài sản thế chấp như hàng trong kho, cáckhoản thu…); trở ngại do quy định hiện nay đến 80% tỷ lệ lãi suất chưa phù hợp; dẫnđến khó khăn nhất vẫn là thiếu vốn cho sản xuất, kinh doanh Hiện nay, chỉ có 30%các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được vốn từ ngân hàng, 70% còn lại phải sửdụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác (trong số này có nhiều doanh nghiệp vẫn phảichịu vay ở mức lãi suất cao 15 - 18%); quy định hiện nay chưa phù hợp với DNVVN,rất ít các doanh nghiệp đáp ứng được điều kiện không được nợ thuế quá hạn, không nợlãi suất quá hạn
1.4.2 Cơ sở vật chất và đất đai
Việc tiếp cận được các nguồn đất đai xây dựng cơ sở cho sự phát triển của cácdoanh nghiệp Một số doanh nghiệp tuy đã thành công trong việc tìm ra một khu đấttrong khu công nghiệp nhưng họ phải trả các khoản phí không chính thức, không đúngquy định và phải mất nhiều năm
Cơ sở thực hiện xã hội hóa được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất đã hoànthành giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình xã hội hóa theo các hình thức:Giao đất không thu tiền sử dụng đất;cho thuê đất và miễn tiền thuê đất; giao đất có thutiền sử dụng đất và được miễn tiền sử dụng đất
Trang 26Riêng đối với đất đô thị, đất ở giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố căn cứthực tế địa phương quy định chế độ giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất cóthu tiền thuê đất, đồng thời quy định chế độ miễn, giảm thu tiền sử dụng đất, tiền thuêđất theo quy định của pháp luật.
Trường hợp chủ đầu tư đã ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án
xã hội hóa theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt (kể từ ngày Nghị địnhnày có hiệu lực thi hành) thì số kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã đầu tư đốivới diện tích đất phục vụ hoạt động xã hội hóa sẽ được ngân sách nhà nước hoàn trả Trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất và được miễn tiền
sử dụng đất nhưng cơ sở thực hiện xã hội hóa có nguyện vọng được thực hiện theophương thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền một lần cho cảthời gian thuê để thực hiện dự án đầu tư (không thực hiện theo quy định miễn giảmtiền sử dụng đất) thì được thực hiện theo quy định hiện hành về thu tiền sử dụng đấthoặc cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê và được trừ chi phí bồi thườngđất, hỗ trợ đất đã ứng trước (nếu có) vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp
Trong trường hợp này cơ sở thực hiện xã hội hóa được tính giá trị quyền sử dụngđất vào giá trị tài sản của dự án đầu tư và có các quyền và nghĩa vụ như tổ chức kinh tếđược Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành
về đất đai
Trường hợp có từ hai nhà đầu tư trở lên cùng đăng ký lựa chọn một địa điểm đểthực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực xã hội hóa thì thực hiện chọn nhà đầu tư theophương thức đấu thầu để lựa chọn dự án đáp ứng cao nhất các tiêu chí về quy mô, chấtlượng, hiệu quả
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường
và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn cụ thể việc đấu thầu dự án thuộc trường hợpnày
Cơ sở thực hiện xã hội hóa sử dụng đất hợp pháp được cấp Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, được Nhà nước bảo hộ quyền sử dụng đất hợp pháp, quyền sở hữunhà và tài sản theo quy định của pháp luật Trình tự và thủ tục giao đất, cho thuê đất,cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định của pháp luật hiệnhành về đất đai
1.4.3 Hệ thống thuế hiện hành
Trang 27Mọi nguồn thu từ thuế và lệ phí ở Việt Nam đều do Quốc hội Việt Nam hoặc Ủyban Thường vụ Quốc hội đặt ra bằng luật và pháp lệnh, và được thu bởi Tổng cụcThuế thông qua các cơ quan thu trực tiếp là các Cục thuế, Chi cục thuế, phòng thuế,đội thuế; bởi Tổng cục Hải quan thông qua các cơ quan trực tiếp là Cục hải quan, Chicục hải quan, và các cán bộ chuyên môn được ủy quyền khác ở khắp các địa phươngtrong cả nước Đối với các phí và lệ phí, các cơ quan thu thuộc các bộ, ngành, chínhquyền địa phương có liên quan được ủy quyền thu.
Về danh nghĩa, mức thuế (thuế suất) do Quốc hội Việt Nam quy định Song trênthực tế, các mức thuế là do Chính phủ đề nghị với sự tư vấn của Bộ Tài chính mà cụthể hơn nữa là Tổng cục Thuế Đối với một số sắc thuế, như thuế xuất nhập khẩu,Quốc hội cho phép Chính phủ tự điều chỉnh khi cần thiết Riêng các phí và lệ phí lànguồn thu của chính quyền địa phương, chính quyền địa phương có quyền quyết địnhmức
Hệ thống thuế ở Việt Nam không chia thành các sắc thuế quốc gia và các sắcthuế địa phương như ở nhiều nước Tuy nhiên, Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 có quy định một số sắc thuế là nguồn thu mà chính quyền trung ương đượchưởng 100%, một số sắc thuế và lệ phí mà chính quyền địa phương được hưởng 100%,
và một số sắc thuế mà chính quyền các cấp chia nhau tùy theo tình hình từng địaphương
Hệ thống thuế Việt Nam có một số đặc điểm sau:
Thuế nhập khẩu đóng góp tới 1/3 tổng thu ngân sách nhà nước Tuy nhiên,khoản thu này đang giảm đi do các hiệp định tự do hóa thương mại mà Việt Nam đangtham gia
Thu từ thuế gián thu chiếm tỷ trọng lớn trong đóng góp ngân sách nhà nước Các loại thuế gián thu ở Việt Nam bao gồm thuế xuất khẩu - nhập khẩu, thuế giá trịgia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường
Song trên thực tế, các quy định trong chính sách thuế đôi khi chưa minh bạch, rõràng dẫn đến không nhất quán trong khi thực hiện gây tốn kém chi phí cho doanhnghiệp Quy định chưa minh bạch chính là yếu tố tạo thêm chi phí cho doanh nghiệp,làm giảm lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
1.4.4 Các rào cản thương mại quốc tế
Trang 28Các rào cản thương mại quốc tế được quy định bởi cả hệ thống pháp luật quốc tếcũng như pháp luật của mỗi quốc gia, được sử dụng không giống nhau ở từng quốc gia
và vùng lãnh thổ Các rào cản này đều giống nhau ở việc cản trở dòng chảy của hànghóa xuất khẩu
Hiện nay, hầu hất các nước đang sử dụng rất nhiều công cụ làm rào cản hoạtđộng ngoại thương, nhưng tựu chung lại có hai nhóm công cụ chính là: Thuế quan vàphi thuế quan
Hàng rào Thuế quan: Đây là một loại thuế đánh vào hàng mậu dịch, phi mậudịch khi hàng hóa đi qua khu vực hải quan của một nước hiện nay, khi hội nhập kinh tếquốc tế ngày càng sâu rộng thì các quốc gia tìm cách giảm dần và tiến tới xóa bỏ hàngrào thuế quan
Hàng rào phi thuế quan: Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuếquan mang tính cản trở đối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lí, khoa họchoặc bình đẳng Hàng rào phi thuế quan thường được áp dụng đối với hàng nhập khẩu.Hình thức của hàng rào phi thuế quan rất phong phú, gồm: Các biện pháp hạn chế địnhlượng, các biện pháp tương đương thuế quan, các rào cản kỹ thuật, các biện pháp liênquan đến đầu tư nước ngoài, các biện pháp quản lý hành chính, các biện pháp bảo vệthương mại tạm thời
Ngày nay, ngoại thương thế giới có những đặc điểm mới: tốc độ tăng trưởng củangoại thương thế giới tăng nhanh so với tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm quốcdân Tốc độ tăng trưởng của hàng hóa vô hình tăng nhanh so với tốc độ tăng trưởnghàng hóa hữu hình Nhu cầu về đời sống vật chất giảm trong khi đó, nhu cầu văn hóatinh thần ngày càng tăng Tỷ trọng xuất khẩu hàng nguyên liệu thô giảm, trong khi đódầu mỏ, khí đốt và các sản phẩm công nghệ chế biến tăng nhanh Phạm vi, phươngthức và công cụ cạnh tranh của thương mại quốc tế diễn ra ngày càng phong phú và đadạng: chất lượng, giá cả, điều kiện giao hàng, bao bì, mẫu mã, thời hạn thanh toán, cácdịch vụ sau bán hàng Chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng rút ngắn lại, hàng hóa cóhàm lượng khoa học và công nghệ tăng cao Quá trình thương mại quốc tế đòi hỏi, mộtmặt phải tự do hóa thương mại, mặt khác phải thực hiện bảo hộ mậu dịch một cáchhợp lý Ngoại thương Việt Nam cũng ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọngtrong việc thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán, tạo
Trang 29công ăn việc làm và giúp nền kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập với các nền kinh tếcác nước trong khu vực và trên thế giới.
1.5 CÁC CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO VIỆC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN, HUYỆN
Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành
Bộ Luật Hàng hải Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật Thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật Phòng cháy chữa cháy và các văn bản hướng dẫn thi hành
Nghị đinh số 43/2010/NĐ- CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanhnghiệp
Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch - Đầu tư vềhướng hẫn về đăng ký doanh nghiệp
Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh vàđiều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Thông tư số 14/2010/TT – BGTVT ngày 24/6/2010 của Bộ Giao thông – Vận tảiquy định về tổ chức cà quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô
Nghị định số 93/2010/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điềucủa Nghị định số 91/2009/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinhdoanh vận tải bàng xe ô tô
Nghị quyết số 09-NQ/TƯ ngày 09/02/2007 của Hội nghị lần thứ 4 BCHTW Đảngkhóa X về chiến lược biển Việt Nam
Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 của Chính phủ về chương trìnhhành động thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW
Quyết định số 355/QĐ/TTg ngày 25/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệtđiều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 tâm nhìn đến năm2030.Quyết định số 1601/QĐ-TTg ngày 15/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 định hướng đến năm2030
Trang 30Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệtquy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đếnnăm 2030 và các quy hoạch chi tiết phê duyệt nhóm cảng biển số 123456
Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 25/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hànhchương trình hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 –
2020 định hướng đến năm 2030
Quyết định số 808/QĐ-TTg của Thủ trướng Chính phủ về việc ban hành chươngrình hành động thực hiện chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Namđến năm 2020
Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ Quận Lê Chân nhiệm kỳ 2010 - 2015
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Quận Lê Chân từ 2006 - 2010 định hướng đến2015
Các quyết định của UBND Quận Lê Chân về định hướng và phát triển kinh tế Quận LêChân
1.6 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VÓI DOANH NGHIỆP
1.6.1 Quy trình thủ tục đăng ký thành lập, giải thể doanh nghiệp
1.6.1.1 Thủ tuc đăng kí thành lập doanh nghiệp
Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định củaLuật này tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm vềtính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh vàcấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thông báobằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết Thông báo phải nêu rõ lý do vàcác yêu cầu sửa đổi, bổ sung
Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơkhi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không được yêu cầu người thành lậpdoanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không quy định tại Luật này
Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gắn với dự án đầu tư cụ thểthực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư
1.6.1.2 Thủ tục giải thể doanh nghiệp
Trang 31Thủ tục giải thể doanh nghiệp gồm 4 bước cơ bản:
Bước 1: Doanh nghiệp thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp Quyết định này
phải có nội dung:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Lý do giải thể;
- Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 6 tháng, kể từ ngàythông qua quyết định giải thể;
- Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên) hoặc chủ sở hữucông ty (đối với công ty TNHH 1 thành viên) trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanhnghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng Saukhi tiến hành thanh lý tài sản phải lập biên bản về việc thanh lý tài sản của doanhnghiệp
Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phảiđược gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, tất cả các chủ nợ, người có quyền,nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêmyết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp (nếu có) Đồng thời quyếtđịnh giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tửtrong ba số liên tiếp
Quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương
án giải quyết nợ Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm
và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại củachủ nợ
Bước 2: Doanh nghiệp gửi công văn tới cơ quan thuế đề nghị được quyết toán thuế
và đóng mã số thuế
Bước 3: Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ
của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giảithể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sởchính Hồ sơ gồm có:
- Quyết định giải thể doanh nghiệp;
Trang 32- Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ vềthuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
- Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Văn bản của cơ quan thuế xác nhận đã quyết toán thuế xong, doanh nghiệp khôngcòn nợ thuế và đã đóng mã số thuế của doanh nghiệp;
- Ba số báo liên tiếp hoặc chứng từ chứng minh doanh nghiệp đã thực hiện việc đăngbáo;
- Biên bản về việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp;
- Văn bản của ngân hành nơi doanh nghiệp mở tài khoản xác nhận doanh nghiệpkhông còn nợ ngân hàng và đã đóng tài khoản của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệpchưa mở tài khoản tại ngân hàng thì phải lập bản cam kết về việc doanh nghiệp chưa
mở tài khoản
Bước 4: Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra thông
báo yêu cầu doanh nghiệp tiến hành thủ tục trả dấu cho cơ quan công an Sau khi đãtrả dấu, doanh nghiệp nộp văn bản của cơ quan công an xác nhận việc doanh nghiệp đãhoàn thành việc trả dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh Kèm theo văn bản này,doanh nghiệp cần phải nộp bản báo cáo tóm tắt về việc thực hiện thủ tục giải thể, trong
đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ
Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng kýkinh doanh ra thông báo xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh
1.6.2 Quy trình giải quyết tranh chấp
Tranh chấp kinh tế là những bất đồng giữa các chủ thể phát sinh trong quá trình
thực hiện nghĩa vụ của mình Nó là những tranh chấp nảy sinh trong quá trình sản xuấtkinh doanh
Yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
- Nhanh chóng và dứt khoát hạn chế tối đa sự gián đoạn của quá trình sản xuấtkinh doanh
- Đảm bảo dân chủ trong quá trình giải quyết tranh chấp
- Bảo vệ uy tín của các bên trên thương trường
- Đảm bảo các yếu tố bí mật trong kinh doanh
Trang 33- Đạt hiệu quả thi hành cao nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả lợi ích hợp phápcủa các bên.
Các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
Thương lượng Là hình thức giải quyết tranh chấp thường không cần đến vai trò tác
động của bên thứ 3
Đặc điểm cơ bản của hình thức giải quyết tranh chấp này là các bên cùng nhau bànbạc, thoả thuận để tự giải quyết các bất đồng
Hoà giải : Là hình thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ 3 đóng
vai trò làm trung gian để hỗ trợ hoặc thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giảipháp nhằm chấm dứt xung đột hoặc bất hoà Cũng như thương lượng hoà giải là giảipháp tự nguyện tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của các bên tham gia tranh chấp
Giải quyết tranh chấp kinh tế bằng trọng tài
Là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài với tư cách làbên thứ 3 độc lập nhằm chấm dứt xumg đột bằng việc đưa ra một phán quyết buộc cácbên tham gia tranh chấp phải thực hiện
Giải quyết tranh chấp kinh tế bằng toà án
Là hình thức giải quyết tranh chấp do cơ quan toà án của nhà nước thực hiện.Thông thường thì hình thức giải quyết tranh chấp thông qua toà án được tiến hành khi
mà việc áp dụng biện pháp thương lượng hoặc hoà giải không có hiệu quả và các bêntranh chấp cũng không thoả thuận đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài
Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thông qua tòa án
Vụ án kinh tế là những tranh chấp kinh tế do 1 trong các bên khởi kiện ra toà án đểyêu cầu toà án bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Trang 34Cơ cấu tổ chức và thẩm quyền của toà án trong việc giải quyết
các vụ án kinh tế
Cơ cấu tổ chức của toà án
Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức của tòa án
Trung ương :Trong toà án nhân dân tối cao bên cạnh toà phúc thẩm , toà hình sự,
toà dân sự có toà kinh tế là một trong các toà chuyên trách có nhiệm vụ giải quyếtcác vụ án kinh tế Trong Toà phúc thẩm của toà án NDTC có các thẩm phán kinh tếchuyên trách để giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ án kinh tế và giải quyếtkhiếu nại đối với quyết định của toà án cấp dưới về tuyên bố phá sản doanh nghiệptheo quy định của pháp luật
Địa phương: Chỉ có toà án nhân dân cấp tỉnh mới có toà kinh tế chuyên trách còn
ở toà án nhân dân cấp huyện không có toà kinh tế chuyên trách mà chỉ có thẩm phánkinh tế chuyên trách giải quyết các vụ án kinh tế
1.6.3 Tăng trưởng số lượng doanh nghiệp
Tiêu chí tăng trưởng số lượng doanh nghiệp là một chỉ tiêu quan trọng đối với việc thực hiện các chính sách của nhà nước về giải quyết việc làm, môi trường đầu tư
Trang 35và tăng trưởng kinh tế Một nền kinh tế có tốc độ phát triển cao và ổn định, có môi trường đầu tư tốt thu hút được đầu tư, các thủ tục hành chính thuận lợi, đảm bảo an sinh xã hội mới có số lượng tăng trưởng doanh nghiệp cao.
1.6.4 Tăng trưởng việc làm
Tiêu chí giải quyết việc làm giải quyết việc làm là một tiêu chí quan trọng đốivới việc thực hiện chính sách việc làm của nhà nước đối với người lao động Kết quảviệc các đơn vị bố trí việc làm cho người lao động thể hiện tính giai cấp tính xã hội rấtcao Và qua đó cũng có thể thấy được trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người laođộng và thể hiện sinh động kết quả sản xuất kinh doanh hiệu quả của đơn vị, vì kinhdoanh tốt mới có việc làm và giải quyết việc làm tốt cho người lao động
1.6.5 Tăng trưởng quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh
Tiêu chí này thể hiện được việc sử dụng các nguồn lực của đơn vị và sự cố gắngvươt qua các khó khăn thách thức tư nền kinh tế của các đơn vị Hiệu quả kinh tế mà các doanh nghiệp mang lại không chỉ cho nội tại đơn vị mà đóng góp cho nền kinh tế quốc dân Một nền kinh tế phát triển là ở đó có các đơn vị hoạt động kinh tế đạt hiệu quả cả về giá trị kinh tế và xã hội
1.6.6 Tăng trưởng thu ngân sách nhà nước từ sản xuất kinh doanh
Qua kết quả việc chấp hành và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước cho ta thấy trách nhiệm của đơn vị đối với xã hội đồng thời cũng cho ta thấy được nội lực của đơn vị Một đơn vị có kết quả kinh doanh tốt chắc chắn sẽ chấp hành tốt các quy định về thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước đồng thời thể hiện được kết quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý thuế
Như vậy, đánh giá tiêu chí quản lý nhà nước là quá trình đánh giá tổng hợp kếtquả sản xuất kinh doanh của đơn vị mà ở đó việc chấp hành thực hiện việc nộp thuếcho ngân sách hay thực hiện tốt chế độ cho người lao động trên cơ sở thực hiện côngbằng xã hội làm việc phải được hưởng quyền lợi chính đáng đồng thời chấp hành tốtbảo vệ môi sinh môi trường, tạo việc làm cho người lao động được thực hiện đồng bộ
sẽ là điều kiện để phát triển bền vững doanh nghiệp và góp phần phát triển kinh tế xãhội của địa phương và quốc gia
Trang 36CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LÊ CHÂN2.1 TÌM HIỂU CHUNG VỀ HẢI PHÒNG NÓI CHUNG VÀ QUẬN LÊ CHÂN NÓI RIÊNG
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Hải Phòng, còn được gọi là Thành phố Hoa phượng đỏ, là một thành phố cảnglớn nhất phía Bắc (Cảng Hải Phòng) và công nghiệp ở miền Bắc Việt Nam và là trungtâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ Vùng duyên hải Bắc Bộ HảiPhòng là thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội HảiPhòng còn là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại 1 trung tâm cấpquốc gia, cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ
Đây là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh,quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, trên hai hành lang - một vành đai hợp táckinh tế Việt Nam - Trung Quốc Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phíaBắc Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một trongnhững động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ Là Trung tâm kinh tế
- khoa học - kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong 2 trung tâmphát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp,thương mại lớn và trung tâmdịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế và thủy sản của vùngduyên hải Bắc Bộ Việt Nam Hải Phòng là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tếtrọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, nằm ngoài Quy hoạchvùng thủ đô Hà Nội
Diện tích tự nhiên: 12 km² Có diện tích canh tác nông nghiệp rất ít, diện tích đất
tự nhiên nhỏ lại không có các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn, song quận LêChân lại là nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Tốc
độ tăng trưởng GDP bình quân luôn ở mức hai con số trong nhiều năm qua(25-31%/năm)
2.1.2 Dân số và lực lượng lao động
Tính đến tháng 12/2011, dân số Hải Phòng là 1.907.705 người, trong đó dân cưthành thị chiếm 46,1% và dân cư nông thôn chiếm 53,9%, là thành phố đông dân thứ 3
ở Việt Nam
Trang 37Bảng 2.1: Thống kê thành phần dân số thành phố Hải Phòng năm 2011
Dân số
Số lượng ( người )
Tỷ trọng ( % )
mẽ nhất
Trong đó dân số của quận Lê Chân là 227.000 người tính đến thời điểm năm
2011 Quận Lê Chân là một trong những quận có mật độ dân số tập trung đông nhấtcủa thành phố Hải Phòng
2.1.3 Cơ cấu kinh tế của quận Lê Chân
Có diện tích canh tác nông nghiệp rất ít, diện tích đất tự nhiên nhỏ lại không cócác trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn, song quận Lê Chân lại là nơi tập trungnhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Tốc độ tăng trưởng GDP bìnhquân luôn ở mức hai con số trong nhiều năm qua (25-31%/năm)
Nổi bật là kinh tế có sự chuyển dịch về cơ cấu, tăng tỷ trọng giá trị dịch vụthương mại; tốc độ tăng thu ngân sách đạt 20- 25% hằng năm; số lượng doanh nghiệptăng gấp 3,5 lần Trong quản lý đô thị, quận lấy quy hoạch làm trung tâm để quản lý vàđiều hành; việc cải tạo, chỉnh trang đô thị cũ được thực hiện vừa bảo đảm hiện đại, vừagiữ được bản sắc dân tộc Quận Lê Chân gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn
đề xã hội và mang lại nhiều kết quả, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục; y tế; xóa đói giảmnghèo, xây dựng đời sống văn hóa… Quận kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KTXH vớicủng cố QPAN, xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dânvững chắc Quận ủy đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉđạo, hướng mạnh về cơ sở, xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh, hoàn thành tốtnhiệm vụ đề ra
Tuy nhiên, quận Lê Chân cũng nhìn nhận rõ còn 6 hạn chế, yếu kém cần khắcphục như quy mô kinh tế còn nhỏ bé, chưa thật sự bền vững; việc thực hiện quy hoạchtổng thể về phát triển KTXH chưa thật tích cực, chưa rõ nét; cải cách hành chính, vai
Trang 38trò điều hành, trách nhiệm người đứng đầu còn nhiều hạn chế; quản lý đô thị chưa theokịp yêu cầu…
2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước trên địa bàn quận Lê Chân
Căn cứ luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và Nghị Quyết số725/2009/NQ-UBTVQH12 ngày 16/01/2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việcđiều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương và Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của UBND huyện, quận,phường nơi không tổ chức HĐND huyện, quận, phường Ủy ban nhân dân cấp huyện
có chức năng nhiệm vụ sau:
Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Uỷ ban nhân dân thànhphố phê duyệt; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;
Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địaphương, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp để trình Hội đồng nhân dân quyết định.Căn cứ vào dự toán ngân sách được giao, quyết định cụ thể dự toán thu ngân sáchnhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngânsách cấp mình, điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết, quyếtđịnh các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện ngân sách và báo cáo Uỷ ban nhândân cấp trên trực tiếp kết quả phân bổ và giao dự toán ngân sách địa phương
Lập quyết toán thu, chi ngân sách địa phương báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trêntrực tiếp để trình Hội đồng nhân dân phê chuẩn;
Phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của phường
Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với cá nhân và hộ gia đình, giảiquyết các tranh chấp đất đai, kiểm tra đất đai theo quy định của pháp luật;
Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn;Xây dựng quy hoạch thuỷ lợi; tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi vừa
và nhỏ; quản lý mạng lưới thuỷ nông trên địa bàn theo quy định của pháp luật
Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Uỷ ban nhân dân huyện thựchiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Tham gia với Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạchphát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện;
Xây dựng và phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ởcác xã, thị trấn;
Trang 39Tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống, sản xuấtsản phẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu; phát triển cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷsản và các cơ sở công nghiệp khác theo sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiệnnhững nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Quản lý, khai thác, sử dụng các công trình giao thông và kết cấu hạ tầng cơ sởtheo sự phân cấp;
Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thực hiện phápluật về xây dựng; tổ chức thực hiện các chính sách về nhà ở; quản lý đất ở và quỹ nhàthuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn;
Quản lý việc khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng theo phân cấp của
Uỷ ban nhân dân tỉnh
Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiệnnhững nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Xây dựng, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch và kiểm tra việcchấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch trên địabàn huyện;
Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạt động thươngmại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn;
Kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch
Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phổ cập giáodục, quản lý các trường tiểu học, trung học cơ sở, trường dạy nghề; tổ chức các trườngmầm non; thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục trên địa bàn; chỉ đạo việc xoá mùchữ và thực hiện các quy định về tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử;
Quản lý các công trình công cộng được phân cấp; hướng dẫn các phong trào vềvăn hoá, hoạt động của các trung tâm văn hoá - thông tin, thể dục thể thao; bảo vệ và
Trang 40phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh do địa phươngquản lý;
Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế; quản lý các trung tâm y tế, trạm ytế; chỉ đạo và kiểm tra việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân; phòng, chống dịch bệnh; bảo vệ
và chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; bảo vệ, chămsóc bà mẹ, trẻ em; thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình;
Kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động của các cơ sở hành nghề y,dược tư nhân, cơ sở in, phát hành xuất bản phẩm;
Tổ chức, chỉ đạo việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động; tổ chứcthực hiện phong trào xoá đói, giảm nghèo; hướng dẫn hoạt động từ thiện, nhân đạo
Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, Uỷ ban nhân dânhuyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất
và đời sống nhân dân ở địa phương;
Tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai,bão lụt;
Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường và chấtlượng sản phẩm; kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá trên địa bàn huyện; ngănchặn việc sản xuất và lưu hành hàng giả, hàng kém chất lượng tại địa phương
Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, Uỷ ban nhân dânhuyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang và quốcphòng toàn dân; thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ huyện; quản lý lựclượng dự bị động viên; chỉ đạo việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, công tác huấnluyện dân quân tự vệ;
Tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự; quyết định việc nhập ngũ, giaoquân, việc hoãn, miễn thi hành nghĩa vụ quân sự và xử lý các trường hợp vi phạm theoquy định của pháp luật;
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lựclượng công an nhân dân huyện vững mạnh, bảo vệ bí mật nhà nước; thực hiện các biệnpháp phòng ngừa, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luậtkhác ở địa phương;