quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa các đặc điểm thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế thị trường. liên hệ thực tế những vấn đề trên ở một số doanh nghiệp nh

19 10.3K 8
quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa các đặc điểm thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế thị trường. liên hệ thực tế những vấn đề trên ở một số doanh nghiệp nh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Học phần: Quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa Lớp: 1301CEMG0921 Nhóm: 3 * * * Đề tài thảo luận:(1) • Các đặc điểm thuận lợi và khó khăn của DNNVV trong nền kinh tế thị trường. • Liên hệ thực tế những vấn đề trên ở một số DNNVV điển hình ở nước ta hiện nay. * * Lời mở đầu: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 30/11/2012, cả nước có 48.473 doanh nghiệp (DN) giải thể, tạm dừng hoạt động, trong đó 39.936 DN dừng hoạt động và 8.537 DN đã giải thể. Dự báo đến hết ngày 31/12/2012, con số DN giải thể, tạm ngừng hoạt động trên cả nước trong năm 2012 khoảng 55.000 DN. Trong khi đó, số lượng DN đăng ký thành lập mới của cả nước vẫn tiếp tục xu hướng giảm từ đầu năm, đến tháng 11/2012 là 62.794 DN, giảm 10% về số DN và giảm 8,4% về vốn đăng ký. Đây là năm thứ hai liên tiếp kể từ khi Luật Doanh nghiệp năm 1999 có hiệu lực, số lượng DN thành lập mới có sự giảm sút so với cùng kỳ năm trước. Trong cộng đồng DN Việt Nam thì doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là loại hình DN chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Theo đó, loại hình DN này đóng vai trò quan trọng nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… Cụ thể, về lao động, hàng năm tạo thêm trên nửa triệu lao động mới; Sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP… Kể từ sau khi tăng đột biến cả về số lượng lẫn ngành nghề hoạt đông từ giai đoạn mở cửa đến khi Việt Nam gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam nói chung và khối DNNVV nói riêng mới chịu một cuộc khủng hoảng sâu sắc và toàn diện như giai đoạn hiện nay. Vậy đâu là những cơ hội, thách thức chủ yếu mà khối DNVVN gặp phải trong nền kinh tế thị trường hiện nay; nguyên nhân, giải pháp nào để tháo gỡ khó khăn và tăng cường khả năng cạnh tranh? Đấy là chủ đề chính mà Nhóm 3 nghiên cứu và thực hiện.  Tổng quan về DNVVN. Những thuận lợi và khó khăn của DNVVN trong nền kinh tế thị trường  Khái niệm, vai trò của DNVVN  Khái niệm Theo giáo trình DNNVV của trường Đại học Kinh tế Quốc dân : Doanh nghiệp nhỏ và vừa là đơn vị tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất cung ứng, trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên thị trường để tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng, thông qua đó để tối đa hóa lợi nhuận của chủ sở hữu tài sản của doanh nghiệp. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia cho rằng : Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu . Theo điều 3 chương 1 nghị định 90/2001/NĐ –CP về trợ giúp phát triển DNNVV :”Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có số vốn đăng ký kinh doanh không quá 10 tỷ đồng hoặc có số lao động trung bình năm không quá 300 người”. Đây là khái niệm theo điều 3 chương 1 đối với Việt nam, còn trên thế giới có rất nhiều khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa tùy theo quy định của mỗi quốc gia . Khái niệm DNNVV mang tính tương đối, nó thay đổi theo từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội nhất định .  Phân loại  Theo hình thức sở hữu: Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.  Theo địa vị pháp lý: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH…  Theo quy mô: Doanh nghiệp siêu nhỏ, Doanh nghiệp nhỏ, Doanh nghiệp vừa  Theo ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh: Doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp dịch vụ  Vai trò DNNVV có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam do những đặc điểm, tình hình và bối cảnh phát triển nước ta quy định. Là một nước có trình độ thấp hơn so với 1 số nước trong khu vực và trên thế giới, chúng ta đang ở thời kì hội nhập với nền kinh tế thế giới với cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, trình độ sản xuất, tổ chức quản lý còn nhiều hạn chế. Trước bối cảnh cạnh tranh toàn cầu gay gắt như hiện nay, Việt Nam đã chú ý hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm phát huy tối đa nguồn lực và hỗ trợ cho công nghiệp lớn, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Như vậy, vài trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được khẳng định thể hiện qua các điểm sau :  Tạo công ăn việc làm: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thương chiếm tỷ trọng lớn ( khoảng 95% vì vậy nó đóng góp quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề xã hội như tạo việc làm cho người lao động, giảm thất nghiệp, nâng cao đời sống cho người lao động  Đóng góp vào GDP: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển các ngành và cả nền kinh tế, tạo thêm nhiều hàng hóa dịch vụ và đáp ứng nhu cầu ngay càng cao của thị trường , giá trị gia tăng hoặc GDP do các doanh nghiệp tạo ra hàng năm chiếm tỷ trọng khá lớn, đảm bảo thực hiện những chỉ tiêu tăng trưởng của nền kinh tế.  Giúp tăng ngân sách cho nhà nước: Thông qua các khoản thuế, tạo nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước, thu hút nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, khai thác các tiềm lực sẵn có  Tạo ngoại tệ thông qua xuất khẩu: Hơn 80% các doanh nghiệp tham gia vào xuất khẩu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa  Giúp tạo lập các mối liên kết với các công ty nhà nước, các tập đoàn xuyên quốc gia , doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vài trò là vệ tinh, hỗ trợ, góp phần tạo lập các mối quan hệ với các loại hình doanh nghiệp.  Giữ gìn và phát triển các ngành nghề truyền thống: Cụ thể với những doanh nghiệp được thành lập để cung cấp những đặc sản cho vùng miền giúp duy trì và phát triển như: doanh nghiệp khảm trai, đồ thủ công mỹ nghệ …  Doanh nghiệp nhỏ và vừa là môi trường đào tạo các doanh nhân trẻ: Doanh nghiệp nhỏ và vừa giúp hình thành, phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh năng động. Cùng với sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là sự xuất hiện ngay càng nhiều hơn các nhà kinh doanh sáng lập. Đây là lực lượng rất cần thiết để góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh ở Việt nam phát triển.  Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh tế ban đầu cho các doanh nghiệp lớn: Doanh nghiệp còn là nơi đào luyện các doanh nghiệp, là cơ sở kinh tế ban đầu để phát triển thanh các doanh nghiệp lớn. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp đứng đầu ngành của quốc gia hay liên quốc gia đều khởi đầu từ những doanh nghiệp nhỏ và vừa thậm chí là những doanh nghiệp rất nhỏ  Các đặc điểm thuận lợi và khó khăn của DNNVV trong nền kinh tế thị trường  Các đặc điểm của DNNVV:  Ưu điểm: • Các DNVVN năng động ,linh hoạt trước những thay đổi của thị trường.đặc biệt là nhu cầu nhỏ,lẻ ,có tính địa phương do DNVVN có khả năng chuyển hướng kinh doanh và chuyển hướng mặt hàng nhanh,tăng giảm lao động dễ dàng, nơi làm việc của người lao động có tính ổn định và ít bị đe doạ mất nơi làm việc. Thực tế không những đúng với nước ta mà còn đúng với các nước khác ở trên thế giới. • Người lao động ở các doanh nghiệp lớn dễ bị mất việc làm hơn ,đặc biệt có suy thoái kinh tế. • Tổ chức sản xuất ,tổ chức quản lý linh hoạt ,gọn nhẹ ,các quyết định quản lý thực hiện nhanh,công tác kiểm tra ,điều hành trực tiếp.Qua đó góp phần tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp. • Vốn đầu tư ban đầu ít ,hiệu quả cao,thu hồi nhanh ,điều đó tạo sức hấp dẫn trong đầu tư sản xuất kinh doanh ,mọi thành phần kinh tế vào khu vực này.  Hạn chế • Nguồn vốn tài chính hạn chế ,đặc biệt nguồn vốn tự có cũng như bổ xung dể thực hiện quá trình tích tụ,tập trung nhằm duy trì hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh • Cơ sở vật chất kỹ thuật ,trình dộ công nghệ kỹ thuật thường yếu kém lạc hậu.nhà xưởng,nơi làm việc trực tiếp và trụ sở giao dịch ,quản lý của đa phần các doanh nghiệp nhỏ rất chật hẹp. • Trình độ quản lý nói chung và quản trị các mặt theo các chức năng còn hạn chế .Đa số các chủ doanh nghiệp nhỏ chưa được đào tạo cơ bản,đặc biệt những kiến thức về kinh tế thị trường,về quản trị kinh doanh ,họ quản lý bằng kinh nghiệm và thực tiễn là chủ yếu. Theo thống kê mới nhất, cả nước hiện có trên 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), chiếm tới 98% số lượng doanh nghiệp với số vốn đăng ký lên gần 2.313.857 tỉ đồng (tương đương 121 tỉ USD,đóng góp hơn 40% GDP cả nước. Năm 2005, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam mới có 300 hội viên, đến nay, Hiệp hội đã tập hợp được tới 20.000 hội viên và là một trong những hiệp hội có số lượng hội viên đông đảo nhất, có mạng lưới ở nhiều tỉnh, thành nhất (41 tỉnh, thành), và có nhiều chi nhánh ở nước ngoài nhất. Ngoài ra, cũng là một trong số ít hiệp hội có một viện nghiên cứu. Dự kiến, trong 5 năm tới, Hiệp hội phấn đấu đưa số hội viên lên tới 100.000. Ngoài 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, cả nước còn có khoảng 3 triệuhộ kinh doanh thương mại. Với đặc thù vừa và nhỏ, thành viên Hiệp hội có đơn vị chỉ có số vốn từ 20 tỉ đồng, khá là 100 tỉ đồng (tương đương 1 - 5 triệu USD) và sử dụng cao nhất cũng chỉ là 300 lao động… Dù vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt ở khu vực tư nhân có hiệu quả đầu tư khá cao so với các khu vực khác. Thống kê cho thấy: các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp tới hơn 40% GDP cả nước. Nếu tính cả 133.000 hợp tác xã, trang trại và các hộ kinh doanh cá thể thì khu vực này đóng góp vào tăng trưởng tới 60% GDP. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước mà còn giúp tạo ra hơn một triệu việc làm mới mỗi năm, trong đó, chủ yếu giải quyết số lao động chưa qua đào tạo; góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội… Tính chung, hiện các doanh nghiệp này sử dụng trên 50% lao động xã hội. Tuy nhiên, khối doanh nghiệp này thời gian qua đã lớn nhưng chưa thực sự tạo được thế mạnh. Điểm tích cực là các doanh nghiệp phát triển rất nhanh, nhất là sau khi Luật Doanh nghiệp ra đời. Nhưng do hạn chế là số vốn ít, hầu hết là huy động vốn tự có doanh nghiệp, rất ít doanh nghiệp huy động được nguồn vốn bên ngoài. Vốn ít nên điều kiện tiếp cận thị trường hạn chế. Bên cạnh đó, trình độ công nghệ, khả năng tiếp cận khoa học, công nghệ nước ngoài, khả năng quản lý, nhận biết về kinh doanh, văn hóa kinh doanh, trình độ xúc tiến và quảng bá thương mại cũng như lao động hoạt động trong khu vực này cũng rất hạn chế, ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả hoạt động.  Những thuận lợi và khó khăn của DNVVN  Tình hình kinh tế trong nước Năm 2012 là một năm khó khăn của nền kinh tế Việt Nam, từ những khó khăn kinh tế vĩ mô đến khó khăn của DN và các hộ gia đình.Tốc độ tăng GDP năm 2012 chỉ đạt hơn 5,03% (thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây), chỉ cao hơn so với tốc độ tăng trưởng 4,77% năm 1999 nhưng lại thấp hơn cả tốc độ tăng 5,32% năm 2009. Rõ ràng những bất ổn kinh tế vĩ mô tích tụ trong mấy năm gần đây đã buộc Việt Nam phải chuyển trọng tâm chính sách từ ưu tiên tăng trưởng kinh tế sang ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Năm 2012 tổng cầu tiêu dùng tuy có cải thiện hơn so với năm 2011 nhưng vẫn tăng thấp hơn so với những năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tăng 16% so với năm 2011 (loại trừ yếu tố giá tăng 6,2%) chỉ bằng một nửa so với giai đoạn 2007-2010. Hệ quả là mặc dù sản xuất công nghiệp chững lại với chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ tăng 5,9%, song do sức mua tăng chậm với chỉ số tiêu thụ hàng công nghiệp chế biến chế tạo chỉ tăng khoảng 3,6% nên chỉ số hàng tồn kho của nhóm hàng này tăng tới hơn 20,1% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2012 là năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong 10 năm liên tiếp. Nhưng nếu nhìn riêng từng quý trong năm 2012 thì thấy quý sau tăng trưởng hơn quý trước. Điều này cho thấy nền kinh tế có dấu hiệu tự chuyển biến, cộng thêm sự tác động của điều hành chính sách kinh tế vĩ mô đã có tác động tốt đến nền kinh tế.  Tình hình kinh tế thế giới: Năm 2012 nói chung là một năm khó khăn và bất trắc kéo dài. Các nền kinh tế công nghiệp hóa chưa ra khỏi chu kỳ suy sụp vì đã vay mượn quá nhiều quá lâu và lại bị nạn lão hóa dân số nên đạt tốc độ tăng trưởng thấp, thường xuyên bị rủi ro suy trầm là khi mức tăng trưởng sút giảm trong nhiều quý liên tục và thậm chí còn bị nguy cơ suy thoái kinh tế và khủng hoảng xã hội. Trong khi ấy, các nền kinh tế đang lên đều có mức tăng trưởng cao hơn nhưng cũng bị hậu quả sa sút từ các thị trường Âu-Mỹ-Nhật, nên chưa thể kéo kinh tế toàn cầu ra khỏi trì trệ và có khi lại bị suy trầm vào năm tới. Kinh tế thế giới năm 2012 trải qua rất nhiều “nốt trầm” và bị hạ mức dự báo tăng trưởng nhiều lần trong năm. Trong báo cáo tình hình và triển vọng kinh tế thế giới năm 2013 công bố ngày 18/12/2012, Liên hợp quốc (LHQ) dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 2,2% trong năm 2012, thấp hơn so với mức dự báo 2,5% hồi tháng 6/2012, và tiếp tục tăng trưởng "dưới tiềm năng" với mức tăng 2,4% năm 2013 và 3,2% năm 2014. Trong báo cáo triển vọng kinh tế công bố trước đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2012 từ 3,4% xuống 2,9% và năm 2013 từ 4,2% xuống 3,4%.  Thuận lợi: Nền kinh tế Việt Nam đã bước vào một quĩ đạo ổn định hơn. Các yếu tố gây mất cân bằng đã được xác định và khắc phục bằng các tổ hợp chính sách.Việt Nam đã đạt được những kết quả ấn tượng về ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2012. Đây là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam có được tình hình kinh tế vĩ mô tương đối ổn định. Tình hình được cải thiện là nhờ các chính sách thắt chặt trong nước và môi trường quốc tế khá thuận lợi. Một quyết sách đúng đắn khác đang nhận được sự đồng thuận cao đó là : cần tìm mọi giải pháp hỗ trợ cho sản xuất, trong đó có tăng tín dụng, giải ngân hết số vốn đã bố trí. Lãi suất trần cho vay vốn ngân hàng hiện tại đã giảm, Từ 26-3, lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên sẽ là 11%/năm thay vì 12%/năm. Theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với các nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao giảm từ 12%/năm xuống còn 11%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND của Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này sẽ là 12%/năm thay vì 13%/năm như trước. Nguồn nhân lực hiện tại đang được nâng cao hơn cả về chất và lượng.  Khó khăn: Sự giúp đỡ của các ngân hàng là hạn chế: Trong khi dòng vốn tín dụng cho doanh nghiệp vẫn còn đang là vấn đề nóng bỏng, các doanh nghiệp đã được hỏi về ý kiến của họ về hoạt động của các ngân hàng đối với cộng đồng doanh nghiệp. Quan điểm của phần lớn doanh nghiệp là các ngân hàng chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp lớn và có lãi (38%), hoặc các doanh nghiệp thân thiết (31%). Do đó việc tiếp cận nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh của các DNNVV là rất khó. Hiện nay chưa có dòng tiền mới đổ vào Việt Nam vì nhà đầu tư nước ngoài tỏ ra cực kỳ thận trọng. Nhiều nhà đầu tư đang có ý định thoái vốn khỏi Việt Nam, một số khác lại đang tỏ ra do dự chưa đầu tư. Theo tình hình này thì việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư của DNNVV lại càng khó khăn, các doanh nghiệp lớn sẽ có lợi thế hơn để thu hút vốn đầu tư. Năm 2013, theo dự báo của nhiều chuyên gia kinh tế thì tình hình kinh tế Việt Nam khó có thể phục hồi nhanh chóng, “bóng đen” của cuộc suy thoái kinh tế còn tiếp tục kéo dài đến hết 2013. Rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô còn lớn. Tâm lý hoài nghi về khả năng ổn định kinh tế vĩ mô bền vững vẫn dai dẳng. Lòng tin lạm phát sẽ ở mức thấp cũng chưa cao. Thị trường nội địa, thị trường chính của DNNVV bị co hẹp do lạm phát. Điều này tạo ra thách thức lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVV vì người dân sẽ tiếp tục duy trì chính sách “thắt lưng buộc bụng”, mức cầu không cao gây ra tình trạng ứ đọng hàng và khó quay vòng vốn để sản xuất kinh doanh. Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị DNNVV thường là cũ, lạc hậu nên tiêu tốn nhiều nguyên, nhiên liệu và chất lượng sản phẩm không có tính cạnh tranh cao.Về môi trường kinh doanh, DNNVV luôn hứng chịu một sự phân biệt đối xử không thành văn so với các DN lớn. Ở nước ta, ưu tiên số một là dành cho các DNNN, với nhiều ưu đãi như độc quyền, đặc quyền trong kinh doanh về tiếp cận nguồn lực, đầu tư nước ngoài. Đông đảo DNNVV càng khó khăn khi bị phân biệt đối xử trong môi trường kinh doanh.  Giải pháp chung về phía doanh nghiệp và nhà nước: Chính phủ cần thi hành những chính sách giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN như: tập trung giải quyết vấn đề tồn kho, nợ xấu, bất động sản, cũng như xây dựng mục tiêu dài hạn, giải quyết đổi mới cơ cấu kinh tế gắn với tăng trưởng, sắp xếp phân bổ vốn đặc biệt đầu tư công; sắp xếp lại DNNN; sắp xếp lại hệ thống tài chính (trọng tâm là các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng). Cùng với đó, tiếp tục đổi mới hệ thống thể chế và tập trung hướng tới nguồn nhân lực chất lượng sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho DN trong đó có DNNVV. Một trong những nội dung quan trọng trong các giải pháp hỗ trợ DN nhỏ và vừa được Bộ Tài chính đề xuất với Thủ tướng Chính phủ là đẩy mạnh việc gia hạn và giảm thuế. , Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 07/09/2012 về việc Phê duyệt kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2012 - 2015. Theo đó, Quyết định số 1231/ QĐ-TTg đã đưa ra 8 nhóm giải pháp phát triển DNNVV. Cụ thể, hoàn thiện khung pháp lý về gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường của DN; Hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho DNNVV; Hỗ trợ đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới trong các DNNVV; Phát triển nguồn nhân lực cho các DNNVV, tập trung vào nâng cao năng lực quản trị cho các DNNVV; Đẩy mạnh hình thành các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp, tăng cường tiếp cận đất đai cho các DNNVV; Cung cấp thông tin hỗ trợ DNNVV và xúc tiến mở rộng thị trường cho DNNVV; Xây dựng hệ thống tổ chức trợ giúp phát triển DNNVV; Quản lý thực hiện Kế hoạch phát triển DNNVV. Trong đó, tập trung ưu tiên vào những giải pháp cụ thể sau: Thành lập Quỹ hỗ trợ DNNVV; Đẩy mạnh các chương trình đổi mới ứng dụng công nghệ, chú trọng phát triển công nghệ cao nhằm tạo ra các sản phẩm mới, trang thiết bị, máy móc hiện đại…; Thí điểm xây dựng vườn ươm DN; Thí điểm xây dựng mô hình hỗ trợ toàn diện cho DNNVV trong một số lĩnh vực; Thúc đẩy các liên kết kinh tế, cụm liên kết ngành. Các DNNVV cần cải thiện uy tín và xây dựng hình ảnh doanh nghiệp đáng tin cậy để thu hút nguồn nhân lực có tài cho doanh nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm để thu hút và có được lượng khách hàng trung thành. Thực tế có nhiều chính sách hỗ trợ DN như tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh bình đẳng cho khu vực DNNVV song nhiều DN vẫn chưa tận dụng được hết thời cơ của chính sách vĩ mô tạo ra như giảm, giãn, miễn thuế; hạ lãi suất; bảo lãnh tín dụng cho DN Bên cạnh đó, DNNVV phải biết liên kết trong việc tìm các nguồn hỗ trợ, chẳng hạn đầu vào, cung ứng vật tư trung gian, thiết bị hoặc tư vấn về kỹ thuật, tư vấn về thị trường… Rõ ràng, liên kết sẽ có lợi cho từng DN, tuy nhiên cần phải tôn trọng qui luật hoặc những đòi hỏi chính đáng của liên kết đó và phải nghiêm túc thực hiện  Ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc điểm thuận lợi và khó khăn đối với công tác quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa Nghiên cứu những đặc điểm thuận lợi, khó khăn của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng là điều không thể thiếu. Việc nghiên cứu này có ý nghĩa đặc biệt quan trong với công tác quản trị trong doanh nghiệp nhỏ và vừa. Với những đặc điểm thuận lợi khó khăn trong công tác quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa đã nêu ta thấy được vai trò của việc nghiên cứu này : Việc nghiên cứu này giúp các nhà quản trị rõ hơn về bản chất doanh nghiệp của mình: lợi thế của doanh nghiệp mình là gì? Lĩnh vực, hoạt động nào doanh nghiệp hoạt động tốt, hiệu quả nhất? Nguồn lực nàodoanh nghiệp cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà người khác thấy được ở doanh nghiệp là gì? Đồng thời nhận biết cơ hội của doanh nghiệp đang ở đâu?cơ hội đó có phù hợp với doanh nghiệp hay không? từ đó đưa ra được những chiến lược thích hợp để phát huy điểm mạnh, tận dụng được các cơ hội tốt cho doanh nghiệp, giúp các nhà quản trị nhận thức rõ được những đặc điểm bất lợi nào còn tồn tại trong doanh nghiệp của mình để đưa ra được những biện pháp khắc phục, tránh khỏi những điểm yếu Nghiên cứu những khó khăn giúp doanh nghiệp nhận dạng những thách thức, trở ngại doanh nghiệp đang gặp phải? những điểm yếu của doanh nghiệp có bị người khác, đối thủ cạnh tranh biết được hay không . Những khó khăn về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với công ty hay không? Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? Các phân tích này giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng Nghiên cứu đặc điểm khó khăn thuận lợi nguồn vốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa có kế hoạch sử dụng nguồn vốn hợp lí hơn và thận trọng hơn trong việc quyết định đầu tư nguồn vốn của mình để giảm thiểu được rủi ro. Đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nguồn vốn thường bị hạn chế nên việc nghiên cứu này càng quan trọng đối với mỗi quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Nghiên cứu những khó khăn thuận lợi trong nguồn nhân lực của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có kế hoạch tuyển dụng, bố trí sử dụng và đãi ngộ nhân lực, đào tạo và phát triển nhân lực hợp lí; có kế hoạch thu hút và giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp Khi đã nghiên cứu, phân tích được những thuận lợi khó khăn thì chủ doanh nghiệp nhận thức đúng đắn và đầy đủ về các vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải để đưa ra được các chiến lược kinh doanh khả thi và hợp lí, cũng như sửa đổi, khắc phục các chiến lược chưa hợp lý hay thực hiện không hiệu quả. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp phức tạp và luôn luôn biến đổi; việc nghiên cứu các đặc điểm này giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc có những biện pháp hợp lý thích hợp với những biến động của thị trường, môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động.  Liên hệ thực tế  Cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Đỗ Quyên Địa chỉ: Huyền Kỳ, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội Chủ cơ sở sản xuất: Đỗ Thị Hoàn Mặt hàng kinh doanh: Mây tre đan xuất khẩu  Quá trình phát triển: Được thành lập từ năm 2001 do chị Đỗ Thị Hoàn và người em trai thành lập Cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Nguyễn Văn Bên. Sản phẩm chính của cơ sở là hàng mây tre đan. Cơ sở chỉ sản xuất hàng theo đơn đặt hàng trực tiếp của đối tác nước ngoài như Đài Loan và thông qua các công ty khác để xuất khẩu sang các nước như Đài Loan, Nga, Nhật. Hiện nay cơ sở đã phát triển hơn nhiều so với khi mới thành lập. Lượng hàg xuất đi ngày một tăng; mặt hàng ngày càng đa dạng phong phú; màng lưới đối tác ngày càng phát triển từ ban đầu chỉ có 2 đối tác nước ngoài, đến nay cơ sở đã có 6 đối tác; thị trường quốc tế tiêu thụ hàng hoá mở rộng. Sự trưởng thành và phát triển của cơ sở sản xuất đã tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người dân ở các làng nghề Ninh Sở, Chương Mỹ, Đồng Văn, Ước Lễ, Chi Lễ. Năm 2008 cơ sở sản xuất đổi tên thành Cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Đỗ Quyên.Cũng trong năm 2008 cơ sở sản xuất phát triển thêm một mặt hàng mới là chổi siêu bền với nhãn hiệu Hưng Vượng. Chổi siêu bền Hưng Vượng được làm từ vật liệu sợi móc cọ và có đặc tính mềm, dai, bền, không bụi bẩn, không gẫy rụng, thích ứng cho mọi điều kiện thời tiết. Hiện tại cơ sở sản xuất có khoảng 10 công nhân chủ chốt sản xuất Chổi siêu bền và sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu sang Đài Loan. Với tính ưu việt và chất lượng của sản phẩm này, nhiều đối tác đã tìm đến và nhận làm đại lý cho Chổi siêu bền. Chổi siêu đã xuất hiện ở một số hội chợ ở Hải Phòng và Hà Nội và nó đã thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng.  Đặc điểm của doanh nghiệp • Vốn nhỏ: Cơ sở sản xuất Đỗ Quyên được thành lập với số vốn đăng ký kinh doanh là 200 triệu đồng. Hiện nay số vốn của công ty mới chỉ là 3 tỷ đồng. Vốn của doanh nghiệp rất ít gây khó khăn trong việc quay vòng sản xuất và kinh doanh. Với nguồn vốn ít doanh nghiệp khó để tìm kiếm nguồn hàng và thúc đẩy hoạt động sản xuất, đổi mới dây chuyền và thúc đẩy hoạt động marketing. Hiện nay các đơn hàng của doanh nghiệp rất hạn chế. • Người lao động hạn chế về chất lượng và số lượng: Hiện nay do kinh tế suy thoái số lượng đặt hàng cho doanh nghiệp bị giảm sút do đó người lao động không có hàng sản xuất và rời bỏ doanh nghiệp rất nhiều. Tại Phú Lãm những năm trước có 80 – 90% người tại làng làm việc trong các cơ sở sản xuất mây tre đan nhưng hiện nay con số này chỉ là 10 – 20%. Người lao động đều tự bỏ và đi tìm kiếm công việc khác. • Chất lượng của người lao động chưa cao họ mới chỉ học tốt nghiệp cấp 2 và cấp 3. Người lao động chỉ có kỹ năng là sản xuất thủ công bằng tay các sản phẩm thô. Chưa biết thiết kế mẫu mã làm cho sản phẩm bắt mắt thu hút khách hàng. Người lao động còn rất hạn chế trong sử dụng máy móc và dây chuyền. • Cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu: Cơ sở sản xuất còn nhỏ quy mô bé do đó trang thiết bị máy móc hầu như còn rất ít và thô sơ. Cơ sở mới chỉ có máy phun sơn, máy kéo mây Phần lớn các công việc đều do người lao động làm bằng tay như đan, tết chổi, làm giỏ hàng Máy móc sản xuất lạc hậu làm giảm năng suất công việc, giảm chất lượng sản phẩm do độ chính xác không cao, lượng hàng sản xuất ra còn rất hạn chế. [...]... chưa nhanh nh y, chưa biết tận dụng tối đa điểm m nh của doanh nghiệp m nh Các doanh nghiệp còn bộc lộ nhiều hạn chế yếu kém để các doanh nghiệp khác biết được lợi dụng điều đó để đ nh bại doanh nghiệp m nh Việc nghiên cứu thuận lợi, khó khăn đối với doanh nghiệp nh và vừa vô cùng quan trọng đặc biệt trong t nh h nh kinh tế khó khăn hiện nay, các doanh nghiệp càng ngày c nh tranh với nhau một cách... l nh thị trường, gây dựng uy tín IV Kết luận Với vị trí và đóng góp nói trên , doanh nghiệp nh và vừa đang là nh n tố quan trọng trong việc “ổn đ nh kinh tế vĩ mô - bảo đảm an sinh xã hội” trong chương tr nh chống lạm phát của Ch nh phủ hiện nay Tuy nhiên, các doanh nghiệp nh và vừa Việt Nam hoạt động thực sự chưa hiệu quả bởi tầm nh n hạn hẹp của doanh nghiệp cũng nh việc nắm bắt cơ hội tốt từ thị. .. Chủ cơ sở nắm rõ t nh h nh hoạt động sản xuất của cơ sở, có nh ng điều ch nh và ra quyết đ nh một cách nhanh chóng Tuy nhiên do chỉ một m nh chị Hoàn xử lý các công việc do đó t nh chuyên môn hóa chưa có, thời gian nhiều, và nhiều lúc quyết đ nh mang t nh cá nh n không ch nh xác  Thuận lợi • Dễ dàng khởi sự :Cơ sở sản xuất Đỗ Quyên được khởi sự bởi chị Hoàn và em trai với số vốn ban đầu nh Cơ sở sản...  Khó khăn Năm 2011, do t nh h nh kinh tế khó khăn, giá nguyên liệu đầu vào liên tục tăng, sản phẩm tiêu thụ chậm, tồn kho nhiều Đó là t nh trạng chung của các doanh nghiệp nh và vừa và công ty TNHH Hoa Lợi cũng đã gặp phải không ít khó khăn .Khó khăn lớn nh t công ty gặp phải đó là nguồn vốn việc huy động được nguồn vốn là rất khó Kinh tế khủng hoảng công ty cũng không tr nh khỏi sự từ chối của các. .. được một số th nh công nh t đ nh Nhưng hiện nay khó khăn với doanh nghiệp đang còn rất nhiều và đây là thách thức lớn cơ sở sản xuất phải đương đầu và tìm cách vượt qua để duy trì sản xuất và phát triển trong tương lai 2 Công ty TNHH Hoa Lợi  Giới thiệu công ty Công ty TNHH Hoa Lợi thuộc loại h nh công ty trách nhiệm hữu hạn, hoạt đông trong L nh vực nông nghiệp (sản xuất và chế biến), l nh vực công nghiệp. .. hoá ẩm thực của người Hà Th nh Và ngày nay không chỉ người Hà Nội biết đến mà các t nh th nh phía Bắc đều được thưởng thức các đặc sản nổi tiếng từ đời cha ông, đó là nh công sức đóng góp vào sự phát triển văn hoá ẩm thực Việt của nh ng công ty thực phẩm nh công ty CP Hương Sơn Khi mới khởi nghiệp năm 1997, kinh doanh chỉ ở mức hộ kinh tế gia đ nh tại thôn Ước lễ, xã Tân ước, huyện Thanh Oai (Hà... phẩm ngắn  Thuận lợi • Là một doanh nghiệp nh nên công ty Hương Sơn cũng có nh ng thuận lợi nh hầu hết các DNNVV tại Việt Nam • • • • • Dễ dàng khởi sự: Từ một cơ sở sản xuất nh với số lượng công nh n và vốn đầu tư khiêm tốn, năm 2008 cái tên Công ty Cổ phần thực phẩm Hương Sơn đã xuất hiện trong làng DNNVV Việt Nam Mới chuyển đổi th nh công ty cổ phần, Hương Sơn gặp không ít khó khăn, tuy nhiên do... 6 thị đối tác tại các thị trường là Đài Loan, Nga, Nh t.Ngoài ra hiện nay sản phẩm thủ công mỹ nghệ cũng được người tiêu dùng trong nước rất ưa chuộng Cơ sở sản xuất đã xuất các sản phẩm của m nh ra thị trường Hà Nội, Hải Phòng bày bán trong các siêu thị và các cửa hàng Đặc biệt sản phẩm chổi siêu bền của cơ sở sản xuất đang được đẩy m nh tiêu thụ tại các t nh th nh này  Khó khăn • Thiếu vốn và khó. .. do quy mô nh , lượng hàng ít do đó bị chèn giá, giá nguyên liệu đầu vào bị đẩy lên cao, khó khăn khi mua nguyên liệu Cơ sở sản xuất thậm chí còn phải một vài nguyên liệu từ các nh sản xuất trong nước về làm thủ công và hưởng một ít phần lãi Do giá nguyên liệu nước ngoài cao và khó nh p về trong thủ tục và các quy đinh còn rườm rà  Nh n xét chung Cơ sở sản xuất đã th nh lập và phát triển trong thời... khủng hoảng kinh tế thế giới, Việt Nan cũng không tr nh khỏi sự nh hưởng Là một DNNVV, Hương Sơn khá dễ dàng khởi sự với số vốn khiêm tốn 10 tỷ đồng, trong thời buổi thuận lợi thì ít mà khó khăn thì nhiều, công ty Hương Sơn cũng không tr nh khỏi quy luật của nền kinh tế, gặp không ít khó khăn Tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, ham học hỏi, dám đổi mới Hương Sơn đã khẳng đ nh được m nh trước . quốc gia đều khởi đầu từ nh ng doanh nghiệp nh và vừa thậm chí là nh ng doanh nghiệp rất nh  Các đặc điểm thuận lợi và khó khăn của DNNVV trong nền kinh tế thị trường  Các đặc điểm của DNNVV: . Quản trị doanh nghiệp nh và vừa Lớp: 1301CEMG0921 Nh m: 3 * * * Đề tài thảo luận:(1) • Các đặc điểm thuận lợi và khó khăn của DNNVV trong nền kinh tế thị trường. • Liên hệ thực tế nh ng vấn. thuận lợi và khó khăn đối với công tác quản trị doanh nghiệp nh và vừa Nghiên cứu nh ng đặc điểm thuận lợi, khó khăn của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nh và vừa nói riêng là

Ngày đăng: 27/07/2014, 19:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan