1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Giải pháp đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ HTX dịch vụ nông nghiệp huyện Hoa Lư trong nền kinh tế thị trường

108 331 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3 1.2.1 Mục tiêu chung 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 4 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5 2.1 Cơ sở lý luận 5 2.1.1 Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp 5 2.1.2 Nền kinh tế thị trường: 9 2.1.3 Cán bộ HTX DVNN 10 2.1.4 Khái niệm đào tạo và tác dụng của đào tạo trong sử dụng cán bộ HTX DVNN 15 2.1.5 Sử dụng cán bộ HTX 23 2.1.6 Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và lao động trong HTX 24 2.2 Cơ sở thực tiễn 25 2.2.1 Một số kinh nghiệm về đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ HTX nông nghiệp một số nước trên thế giới 25 2.2.2 Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ HTX ở Việt Nam trong thời gian qua 27 2.3 Những vấn đề rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn 30 2.4 Những công trình nghiên cứu có liên quan 31 PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 32 3.1.1 Khái quát về tự nhiên kinh tế xã hội huyện Hoa Lư 32 3.1.2 Tình hình hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp huyện Hoa Lư 33 3.2 Phương pháp nghiên cứu 41 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 41 3.2.2 Phương pháp tiếp cận nội dung nghiên cứu 42 3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 43 3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu 45 3.2.5 Phương pháp phân tích 45 3.2.6 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu 45 PHẦN 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU 46 4.1 Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ HTX DVNN huyện Hoa Lư 46 4.1.1 Thực trạng về sử dụng và đào tạo cán bộ HTX huyện Hoa Lư 46 4.1.2 Kết quả điều tra khảo sát về chất lượng sử dụng và đào tạo cán bộ HTX DVNN huyện Hoa Lư 49 4.1.3 Đánh giá thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX DVNN 59 4.1.4 Các giải pháp đã thực hiện trong đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ HTX DVNN của huyện Hoa Lư những năm qua 66 4.2 Định hướng và giải pháp đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ HTX DVNN trên địa bàn huyện trong nền kinh tế thị trường. 71 4.2.1 Quan điểm và định hướng đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ HTX dịch vụ nông nghiệp 71 4.2.2 Giải pháp đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ HTX DVNN trên địa bàn huyện trong nền kinh tế thị trường. 73 PHẦN 5: KẾT LUẬN 91 5.1 Kết luận 91 5.2 Kiến nghị 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng đang là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là ý nguyện của đông đảo quần chúng nhân dân lao động trong xã hội nước ta, đặc biệt là khu vực nông thôn, nơi đang có đa số người dân lao động nghèo, sản xuất nông nghiệp ít vốn không đủ khả năng tự thành lập các doanh nghiệp riêng để tham gia kinh doanh trên thị trường, vì vậy thường bị thua thiệt trong việc tiếp cận với sự phát triển và việc hưởng các lợi ích mang lại từ nền kinh tế thị trường. Chủ trương khuyến khích kinh tế tập thể đã được khẳng định tại Nghị quyết 15 Hội nghị TW lần thứ 5 khóa IX được thể chế hóa bằng Luật HTX năm 2003 (sửa đổi bổ sung Luật HTX năm 1996). Trong đó đã toát lên tinh thần cởi mở tạo điều kiện về kinh tế, tâm lý xã hội để kinh tế tập thể phát triển cả số lượng và chất lượng. Những năm qua kinh tế tập thể ở khu vực nông thôn đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể góp phần đem lại sự thay đổi toàn diện, sâu sắc cho kinh tế nông thôn. Sức lao động và đất đai đã được giải phóng, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt; kinh tế nông nghiệp đóng vai trò quan trong trong tổng sản phẩm kinh tế quốc dân; bộ mặt nông thôn từng bước chuyển biến rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Bên cạnh đó kinh tế nông thôn vẫn còn nhiều tồn tại và thách thức to lớn, đó là: cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm, sản xuất chưa theo sát với yêu cầu của thị trường, đa số sản phẩm làm ra có chất lượng thấp, giá thành cao nên tiêu thụ rất khó…Do vậy mà đặt ra cho kinh tế tập thể nông thôn mà cụ thể là HTX nông nghiệp vai trò hết sức quan trọng. Kinh tế hợp tác và HTX như một “bà đỡ” đối với người lao động nông thôn, giúp họ trong quá trình tổ chức sản xuất sao cho có lợi nhất, cung cấp các dịch vụ đầu vào cho những hộ chưa có sản xuất hàng hóa và giúp đỡ thêm về các dịch vụ đầu ra cho các hộ sản xuất hàng hóa, làm điểm tựa để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, xây dựng nông thôn mới XHCN đồng thời mở mang ngành nghề, phân công lại lao động, góp phần đảm bảo công bằng xã hội, thực hiện dân chủ ở nông thôn và tiến tới xóa đói giảm nghèo. Xác định được vai trò ấy, Đảng và Nhà nước đã tiến hành đổi mới và phát triển HTX nông nghiệp nhằm khắc phục được những tồn tại yếu kém trong nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên trong bản thân cơ cấu hoạt động của HTX nông nghiệp vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong đó vấn đề về trình độ của đội ngũ cán bộ HTX dịch vụ nông nghiệp hiện đang là vấn đề khá nổi cộm. Đội ngũ này còn nhiều hạn chế về kỹ năng tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh cũng như việc tiếp cận với bà con xã viên, với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thị trường. Đặc biệt độ tuổi của các cán bộ quản lý HTX nhìn chung khá lớn với phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX nông nghiệp theo phương thức cũ đã không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường. Nhu cầu về việc sử dụng cán bộ HTX nông nghiệp sau khi được đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự hiệu quả và phù hợp với khả năng vốn có của chính họ. Đáp ứng được nguyện vọng được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao kiến thức, kỹ năng về quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế hộ nông dân cũng như được sắp xếp, sử dụng hợp lý của đội ngũ cán bộ HTX dịch vụ nông nghiệp là việc làm hết sức cần thiết. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ HTX dịch vụ nông nghiệp là một giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả nguồn lực lâu dài cho kinh tế nông nghiệp nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng. Nằm trong thực trạng chung về tình hình HTX của cả nước, huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình hiện cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết những tồn tại trên. Những năm qua các cấp, các ngành có liên quan trên địa bàn huyện đã quan tâm đến công tác nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ và bố trí sử dụng sao cho phù hợp, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của họ nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả rõ rệt. Nguyên nhân chính là lãnh đạo địa phương chưa thực sự quan tâm sát sao đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nguồn kinh phí hàng năm dành cho đào tạo cán bộ còn ít; phương pháp đào tạo chưa hiệu quả… Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ HTX dịch vụ nông nghiệp huyện Hoa Lư trong nền kinh tế thị trường”.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN    KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Giải pháp đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ HTX dịch vụ nông nghiệp huyện Hoa Lư trong nền kinh tế thị trường Tên sinh viên : TS. DƯƠNG VĂN HIỂU Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông nghiệp Lớp : KT 51A Niên khoá : 2006 - 2010 Giảng viên hướng dẫn : TẠ THANH DUNG HÀ NỘI - 2010 MỤC LỤC PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng đang là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là ý nguyện của đông đảo quần chúng nhân dân lao động trong xã hội nước ta, đặc biệt là khu vực nông thôn, nơi đang có đa số người dân lao động nghèo, sản xuất nông nghiệp ít vốn không đủ khả năng tự thành lập các doanh nghiệp riêng để tham gia kinh doanh trên thị trường, vì vậy thường bị thua thiệt trong việc tiếp cận với sự phát triển và việc hưởng các lợi ích mang lại từ nền kinh tế thị trường. Chủ trương khuyến khích kinh tế tập thể đã được khẳng định tại Nghị quyết 15 Hội nghị TW lần thứ 5 khóa IX được thể chế hóa bằng Luật HTX năm 2003 (sửa đổi bổ sung Luật HTX năm 1996). Trong đó đã toát lên tinh thần cởi mở tạo điều kiện về kinh tế, tâm lý xã hội để kinh tế tập thể phát triển cả số lượng và chất lượng. Những năm qua kinh tế tập thể ở khu vực nông thôn đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể góp phần đem lại sự thay đổi toàn diện, sâu sắc cho kinh tế nông thôn. Sức lao động và đất đai đã được giải phóng, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt; kinh tế nông nghiệp đóng vai trò quan trong trong tổng sản phẩm kinh tế quốc dân; bộ mặt nông thôn từng bước chuyển biến rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Bên cạnh đó kinh tế nông thôn vẫn còn nhiều tồn tại và 2 thách thức to lớn, đó là: cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm, sản xuất chưa theo sát với yêu cầu của thị trường, đa số sản phẩm làm ra có chất lượng thấp, giá thành cao nên tiêu thụ rất khó…Do vậy mà đặt ra cho kinh tế tập thể nông thôn mà cụ thể là HTX nông nghiệp vai trò hết sức quan trọng. Kinh tế hợp tác và HTX như một “bà đỡ” đối với người lao động nông thôn, giúp họ trong quá trình tổ chức sản xuất sao cho có lợi nhất, cung cấp các dịch vụ đầu vào cho những hộ chưa có sản xuất hàng hóa và giúp đỡ thêm về các dịch vụ đầu ra cho các hộ sản xuất hàng hóa, làm điểm tựa để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, xây dựng nông thôn mới XHCN đồng thời mở mang ngành nghề, phân công lại lao động, góp phần đảm bảo công bằng xã hội, thực hiện dân chủ ở nông thôn và tiến tới xóa đói giảm nghèo. Xác định được vai trò ấy, Đảng và Nhà nước đã tiến hành đổi mới và phát triển HTX nông nghiệp nhằm khắc phục được những tồn tại yếu kém trong nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên trong bản thân cơ cấu hoạt động của HTX nông nghiệp vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong đó vấn đề về trình độ của đội ngũ cán bộ HTX dịch vụ nông nghiệp hiện đang là vấn đề khá nổi cộm. Đội ngũ này còn nhiều hạn chế về kỹ năng tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh cũng như việc tiếp cận với bà con xã viên, với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thị trường. Đặc biệt độ tuổi của các cán bộ quản lý HTX nhìn chung khá lớn với phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX nông nghiệp theo phương thức cũ đã không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường. Nhu cầu về việc sử dụng cán bộ HTX nông nghiệp sau khi được đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự hiệu quả và phù hợp với khả năng vốn có của chính họ. Đáp ứng được nguyện vọng được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao kiến thức, kỹ năng về quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế hộ nông dân cũng như được sắp xếp, sử dụng hợp lý của đội ngũ cán bộ HTX dịch vụ nông nghiệp là việc làm hết sức cần thiết. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ HTX dịch vụ nông nghiệp là một giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả nguồn lực lâu dài cho kinh tế nông nghiệp nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng. Nằm trong thực trạng chung về tình hình HTX của cả nước, huyện Hoa Lư - tỉnh Ninh Bình hiện cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết những tồn 3 tại trên. Những năm qua các cấp, các ngành có liên quan trên địa bàn huyện đã quan tâm đến công tác nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ và bố trí sử dụng sao cho phù hợp, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của họ nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả rõ rệt. Nguyên nhân chính là lãnh đạo địa phương chưa thực sự quan tâm sát sao đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nguồn kinh phí hàng năm dành cho đào tạo cán bộ còn ít; phương pháp đào tạo chưa hiệu quả… Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ HTX dịch vụ nông nghiệp huyện Hoa Lư trong nền kinh tế thị trường”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Phản ánh thực trạng đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ HTX nông nghiệp của huyện Hoa Lư từ đó đề xuất một số định hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ HTX nông nghiệp trên địa bàn sao cho phù hợp với nền kinh tế thị trường. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý cho cán bộ HTX dịch vụ nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường. - Phản ánh thực trạng số lượng, chất lượng cán bộ HTX và việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ HTX trong quá trình phát triển HTX dịch vụ nông nghiệp huyện Hoa Lư. - Định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ HTX dịch vụ nông nghiệp ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình trong nền kinh tế thị trường. 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu đề tài nhằm trả lời một số câu hỏi sau đây liên quan đến thực trạng đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ HTX DVNN huyện Hoa Lư: 4 (i) Hiện trạng về số lượng, chất lượng và việc sử dụng cán bộ HTX DVNN của huyện Hoa Lư như thế nào? (ii) Số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ HTX DVNN đã qua đào tạo những năm gần đây? (iii) Bố trí cán bộ được đào tạo ở các HTX? (iv) Những giải pháp nào nhằm sử dụng có hiệu quả cán bộ xã của huyện hiện nay? (v) Những giải pháp tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX DVNN trong nền kinh tế thị trường của huyện Hoa Lư? 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu - Các cán bộ HTX nông nghiệp: Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm, Ban kiểm soát HTX, kế toán HTX, cán bộ chuyên môn. - Các cán bộ cấp tỉnh, huyện: Phó Chi cục trưởng chi cục Phát triển nông thôn, trưởng phòng Quản lý Hợp tác xã tỉnh Ninh Bình, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Hoa Lư… - Xã viên HTX DVNN trên địa bàn huyện Hoa Lư. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Không gian: đề tài tập trung nghiên cứu các HTX thuộc 3 xã trên địa bàn huyện Hoa Lư là những xã Ninh An, Ninh Vân và Thị trấn Thiên Tôn. Xã Ninh An đại diện cho vùng đồng bằng trũng thấp phía Nam huyện Hoa Lư. Xã Ninh Vân đại diện cho phía Tây, là vùng đất cao của huyện. Thị trấn Thiên Tôn đại diện cho phía Bắc Hoa Lư, với địa hình tương đối cao. Cả 3 điểm đại diện này đều có diện tích đất nông nghiệp lớn và các HTX hoạt động khá mạnh. - Thời gian: số liệu lấy từ năm 2007-2009 và dự báo cho giai đoạn 2010- 2015 - Nội dung: 5 + Thực trạng về trình độ, năng lực tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh của cán bộ HTX nông nghiệp + Thăm dò nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ HTX dịch vụ nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường. + Đề xuất một số giải pháp, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ HTX nông nghiệp cho phù hợp. PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp 2.1.1.1 Khái niệm HTX Theo Luật HTX của Việt Nam sửa đổi năm 2003: - HTX là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật HTX để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. - HTX nông nghiệp là một trong các hình thức cụ thể của kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, là tổ chức kinh tế của những người nông dân, các cá nhân, pháp nhân có cùng nhu cầu và nguyện vọng, tự nguyện liên kết lại để phối hợp giúp đỡ nhau phát triển kinh tế hoặc đáp ứng tốt hơn nhu cầu về đời sống của mỗi thành viên, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc luật pháp quy định, có tư cách pháp nhân. 2.1.1.2 Hoạt động dịch vụ trong HTX nông nghiệp 6 Dịch vụ là hoạt động cung ứng lao động, khoa học kỹ thuật, nghệ thuật, các hoạt động của ngân hàng, tín dụng, cầm đồ, bảo hiểm. Theo quan điểm của kinh tế học hiện đại, dịch vụ được hiểu là toàn bộ các ngành, các hoạt động có tạo ra tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay tổng sản phẩm quốc dân (GNP) trừ các ngành sản xuất các sản phẩm vật chất như công nghiệp, nông nghiệp. Dịch vụ nông nghiệp được hiểu là điều kiện, yếu tố cần thiết cần có trong quá trình sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm nào đó trong nông nghiệp mà người sản xuất không có sẵn, không làm được hoặc làm không có hiệu quả và họ phải tiếp nhận các điều kiện, cá yếu tố từ bên ngoài bằng các cách thức khác nhau: mua, bán, trao đổi, thuê, nhờ… Hoạt động dịch vụ nông nghiệp là hoạt động nhằm cung cấp, trao đổi, tiếp nhận và sử dụng các dịch vụ giữa người sản xuất nông nghiệp và người cung cấp dịch vụ nông nghiệp theo một phương thức nhất định nào đó. Dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp là hoạt động dịch vụ có tính chất bao cấp đối với người sản xuất nông nghiệp ở một chừng mực nhất định. • Dịch vụ nông nghiệp có những đặc điểm: - Tính chất thời vụ: do sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ. - Được cung ứng từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính cạnh tranh cao. - Tính có thể tự dịch vụ. - Dịch vụ nông nghiệp chỉ có hiệu quả cao khi được thực hiện đồng thời và trên phạm vi rộng lớn. - Nhiều loại dịch vụ khó định lượng. • Dịch vụ nông nghiệp có thể phân theo 2 cách sau:  Theo quá trình sản xuất: - Dịch vụ trước sản xuất: cung ứng vật tư, vốn, nguyên liệu, chuyển giao KHKT, cung cấp thông tin đào tạo - Dịch vụ trong sản xuất: bảo vệ thực vật, bảo vệ đồng điền, thủy lợi - Dịch vụ sau sản xuất: bảo quản, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ  Theo tính chất kỹ thuật: - Dịch vụ tài chính: cung ứng vốn, tín dụng - Dịch vụ thương mại: cung ứng vật tư, nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm 7 - Dịch vụ kỹ thuật: tưới tiêu, làm đát, bảo vệ thực vật, chế biến, bảo quản… - Dịch vụ khuyến nông: chuyển giao KHKT, đào tạo, huấn luyện… Các dịch vụ chủ yếu mà các HTX thực hiện gồm: dịch vụ thủy nông, dịch vụ bảo vệ thực vât, thú y, khuyến nông, cung ứng giống, điện sinh hoạt. Một số dịch vụ tuy có thực hiện nhưng không phổ biến gồm các dịch vụ như: dịch vụ làm đất, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm, bảo quản chế biến… 2.1.1.3 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX Một là, tự nguyện: mọi cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có đủ điều kiện theo quy định của Luật HTX, tán thành điều lệ HTX đều có quyền gia nhập HTX, xã viên có quyền ra HTX theo quy định của Điều lệ HTX. Hai là, dân chủ, bình đẳng và công khai: xã viên có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát HTX và có quyền ngang nhau trong biểu quyết, thực hiện công khai phương hướng sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối và những vấn đề khác quy định trong Điều lệ HTX. Ba là, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: HTX tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, tự quyết định về phân phối thu nhập. Bốn là, hợp tác và phát triển cộng đồng: xã viên phải có ý thức phát huy tinh thần xây dựng tập thể và hợp tác với nhau trong HTX, trong cộng đồng xã hội, hợp tác giữa các HTX trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. 2.1.1.4 Tổ chức hoạt động của bộ máy quản lý HTX DVNN Luật HTX quy định: - Đại hội xã viên là cơ quan quyền lực cao nhất trong bộ máy quản lý HTX. Các HTX DVNN tổ chức Đại hội xã viên mỗi năm 1 lần hoặc tổ chức Đại hội xã viên bất thường do Ban quản trị hoặc Ban kiểm soát triệu tập. Đại hội thông qua chủ yếu các báo cáo: + Báo cáo kết quả hoạt động hàng năm, phương hướng hoạt động của năm sau, nhiệm kỳ sau. Báo cáo này do Ban quản trị trình bày. + Báo cáo kết quả công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của Ban quản trị, chủ nhiệm HTX về tình hình thực hiện Luật, điều lệ, nội quy HTX và Nghị quyết Đại 8 hội xã viên, giải quyết đơn thư khiếu nại của xã viên. Báo cáo này do Ban kiểm soát trình bày. + Báo cáo về tình hình tài chính của HTX trong năm, nhiệm kỳ qua, tình hình vốn quỹ, công nợ của HTX. Đại hội có trách nhiệm bầu ra Ban quản trị, chủ nhiệm, ban kiểm soát HTX khi hết nhiệm kỳ về thủ tục và trình tự Đại hội xã viên được các HTX thực hiện theo Luật quy định tuy nhiên về thời gian tiến hành có thể bị dao động. - Ban quản trị HTX là cơ quan điều hành hoạt động của HTX, gồm chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và ủy viên ban quản trị. Tùy theo quy mô và yêu cầu của thừng HTX mà ban quản trị có từ 2- 3 người, trường hợp đặc biệt có thể chỉ có 1 chủ nhiệm chịu trách nhiệm điều hành các công việc hoạt động chung của cả HTX. Nhiệm kỳ của ban quản trị từ 3-5 năm. Hoạt động chính của Ban quản trị HTX DVNN là tổ chức điều hành các hoạt động dịch vụ theo Luật, điều lệ, nội quy của HTX và nghị quyết của ĐHXV. Chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm trước ĐHXV về các nhiệm vụ, công việc của mình. - Ban kiểm soát có chức năng là kiểm tra giám sát các hoạt động của chủ nhiệm HTX, ý thức chấp hành Luật, điều lệ, nội quy của các xã viên, giải quyết các đơn thư khiếu nại của xã viên. - Bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ là bộ phận chức năng thực hiện các việc như kế toán, thủ kho, thủ quỹ, kế hoạch giúp ban quản trị nắm bắt được các thông tin kinh tế, tài chính kịp thời để chỉ đạo điều hành các hoạt động dịch vụ tốt hơn. Sơ đồ 2.1 : Tổ chức hoạt động HTX nông nghiệp ĐHXV Ban kiểm soát Ban quản trị Chủ nhiệm Phó chủ nhiệm và ủy viên 9 Đội tiếp nhận dịch vụ Các tổ dịch vụ Các bộ phận giúp việc Đội 1 XV1… Đội 2 XV2… Đội 3 XV3… Thủy lợi XV1.2 BVTV XV1.2 Làm đất XV1.2 Vật tư XV1.2 Kế toán Thủ quỹ Thủ kho Ghi chú: - Đội tiếp nhận dịch vụ: Đội trưởng do xã viên bầu ra - Tổ dịch vụ: tổ trưởng, cán bộ chuyên trách do Ban quản trị phân công. - XV1: là xã viên của các đội tiếp nhận dịch vụ - XV1.2: là xã viên làm dịch vụ của các tổ dịch vụ 2.1.2 Nền kinh tế thị trường: Là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa giữa người sản xuất và người tiêu dùng được vận hành do sự điều tiết của quan hệ cung cầu. Trong nền kinh tế thị trường, nếu lượng cầu hàng hóa cao hơn lượng cung, thì giá cả hàng hóa sẽ tăng lên, mức lợi nhuận cũng tăng khuyến khích người sản xuất tăng lượng cung. Người sản xuất nào có cơ chế sản xuất hiệu quả hơn, thì cũng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn cho phép tăng quy mô sản xuất, và do đó các nguồn lực sản xuất sẽ chảy về phía những người sản xuất hiệu quả. Những người sản xuất có cơ chế sản xuất kém hiệu quả sẽ có tỷ suất lợi nhuận thấp, khả năng mua nguồn lực sản xuất thấp, sức cạnh tranh kém sẽ bị đào thải. Cơ chế phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế thị trường có thể dẫn tới bất bình đẳng. Đấy là chưa kể vấn đề thông tin không hoàn hảo có thể dẫn tới việc phân bổ nguồn lực không hiệu quả. Do một số nguyên nhân, giá cả có thể không linh hoạt trong các khoảng thời gian ngắn hạn khiến cho việc điều chỉnh cung cầu không suôn sẻ, dẫn tới khoảng cách giữa tổng cung và tổng cầu. Đây là nguyên nhân của các hiện tượng thất nghiệp, lạm phát. 10 [...]... công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ HTX ở Việt Nam trong thời gian qua 2.2.2.1 Hệ thống trường - Hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX gồm có 2 trường thuộc Liên minh HTX Việt Nam, trường CBQLNN&PTNT thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và một số trường, trung tâm đào tạo, bồi dưỡng của địa phương như các trường của thành phố Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Đà Nẵng, Cần Thơ và 47 trung... lý luận và trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong HTX - Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng trang bị kiến thức về luật HTX, kỹ năng nghiệp vụ, các kỹ năng về quản lý, kiến thức về thông tin thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế cho đội ngũ chủ nhiệm HTX - Tổ chức đào tạo bồi dưỡng trang bị các kiến thức về chuyển giao KHKT, các tiến bộ mới trong nông nghiệp cho cán bộ chủ chốt, cán bộ kỹ thuật trong HTX - Đào. .. tin học cho đối tượng cán bộ chủ nhiệm và kế toán HTX, đặc biệt quan tâm đối với các HTX hoạt động mạnh để đảy mạnh hơn nữ vai trò của các HTX này trong địa phương - Đào tạo, bồi dưỡng về đạo đức cán bộ HTX, xây dựng tinh thần sống và làm việc theo pháp luật, thái độ tôn trọng dân, phục vụ nhân dân 2.1.4.7 Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX - Coi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là một phần quan trọng... nhu cầu đào tạo cần đặt ra sớm và thiết thực - Công tác sử dụng cán bộ HTX nông nghiệp chưa thực sự hiệu quả do đó mà cần có giải pháp đẩy mạnh hơn nữa để đội ngũ cán bộ HTX làm việc có hiệu quả 2.4 Những công trình nghiên cứu có liên quan 1 Nguyễn Văn Thương, (2006) Các giải pháp tăng cường đào tạo cán bộ HTX nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà... hợp tác xã 2.1.4.3 Tác dụng của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX DVNN Trong thực tế hiện nay, mọi tổ chức đều rất quan tâm, chú ý đến vấn đề đào tạo cán bộ HTX DVNN để họ có thể hoạt động tốt hơn, giúp nâng cao hiệu quả của HTX DVNN góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nông thôn Sử dụng cán bộ HTX được đào tạo mang lại các lợi ích sau: - Nâng cao năng suất lao động, chất lư ng và hiệu quả thực hiện công... đào tạo cán bộ HTX Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX là một trong những công tác quan trọng nhằm thực hiện đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế khu vực HTX Từ nay đến 2015, cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý và chuyên môn nghiệp vụ cho các đối tượng sau: - Đào tạo cán bộ chủ chốt: trong những năm tới cần tập trung ưu tiên đào tạo bồi dưỡng cho số cán bộ chủ chốt... đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của HTX - Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2.1 Một số kinh nghiệm về đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ HTX nông nghiệp một số nước trên thế giới 2.2.1.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản Nhật Bản là nước công nghiệp phát triển, tuy kinh tế nông nghiệp chiếm... cơ sở đào tạo của các Bộ, ngành và địa phương đã đào tạo - bồi dưỡng được hơn 900 người có trình độ trung cấp nghiệp vụ và 19700 người được bồi dưỡng về kiến thức quản lý HTX - Số người được đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian qua là cán bộ hoặc con em xã viên HTX, nên sau khi học xong phần lớn đều trở về làm việc cho HTX và đã phát huy tác dụng tốt trong công tác điều hành và quản lý kinh tế HTX -... giáo dục đào tạo trong HTX là cần thiết và phải được thể chế hoá Kinh nghiệm này là việc vận dụng nguyên tắc của JICA, Luật HTX nông nghiệp Nhật Bản… Đào tạo cho HTX gồm đào tạo cho lãnh đạo, đào tạo cho cán bộ HTX và đào tạo cho xã viên - Nội dung đào tạo gồm 4 nhóm đào tạo các tri thức kỹ thuật, đào tạo cách duy trì và phát triển HTX, đào tạo các nghiệp vụ chuyên môn, đào tạo các kinh nghiệm và thâm... trọng - Cán bộ HTX hiện nay còn yếu về nghiệp vụ, năng lực quản trị, khả năng tiếp cận thị trường và xây dựng kế hoạch ngắn, dài hạn - Trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn thì việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ HTX là việc làm hết sức cần thiết - Quá trình đào tạo cán bộ HTX có

Ngày đăng: 09/06/2015, 23:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Hoàng Đức Chính (2009), Giải pháp đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ xã huyện Lương Sơn, Hòa Bình, Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp, Đại học nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ xã huyện Lương Sơn, Hòa Bình
Tác giả: Hoàng Đức Chính
Năm: 2009
5. Nguyễn Văn Thương (2006), Các giải pháp tăng cường đào tạo cán bộ HTX nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp, Đại học nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp tăng cường đào tạo cán bộ HTX nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên
Tác giả: Nguyễn Văn Thương
Năm: 2006
6. Đặng Đình Bôi (2006), Sổ tay: Phát triển chương trình đào tạo có sự tham gia, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay: Phát triển chương trình đào tạo có sự tham gia
Tác giả: Đặng Đình Bôi
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
Năm: 2006
8. Chu Thị Hảo - Naoto Imgawa (2003), Lý luận về HTX: Quá trình phát triển HTX NN Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận về HTX: Quá trình phát triển HTX NN Việt Nam
Tác giả: Chu Thị Hảo - Naoto Imgawa
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
Năm: 2003
9. Đặng Thị Hồng - Phạm Minh Đức (2007), Thực trạng trình độ đội ngũ cán bộ quản lý HTX NN và một số đề xuất đào tạo, Tạp chí NN&PTNT số2/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng trình độ đội ngũ cán bộ quản lý HTX NN và một số đề xuất đào tạo
Tác giả: Đặng Thị Hồng - Phạm Minh Đức
Năm: 2007
10. Hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành luật HTX (2005), Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành luật HTX (2005)
Tác giả: Hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành luật HTX
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia
Năm: 2005
11. Liên minh HTX Việt Nam (2004), Công tác kiểm tra kiểm soát, Nhà xuất bản Lao Động - Xã Hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác kiểm tra kiểm soát
Tác giả: Liên minh HTX Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao Động - Xã Hội
Năm: 2004
12. Naoto Imagwa (JICA) (2000), Kinh nghiệm phát triển HTX nông nghiệp Nhật Bản; Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm phát triển HTX nông nghiệp Nhật Bản
Tác giả: Naoto Imagwa (JICA)
Năm: 2000
13. Vũ Thị Ngọc Phụng (2005), Giáo trình kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế phát triển
Tác giả: Vũ Thị Ngọc Phụng
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội
Năm: 2005
14. Tài liệu hội thảo đào tạo cán bộ quản lý HTX nông nghiệp ở Việt nam (2001), hợp tác nghiên cứu Tây Ban Nha và ĐHNN I, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hội thảo đào tạo cán bộ quản lý HTX nông nghiệp ở Việt nam (2001)
Tác giả: Tài liệu hội thảo đào tạo cán bộ quản lý HTX nông nghiệp ở Việt nam
Năm: 2001
15. Ngô Thị Thuận (2005), Phát triển năng lực tập huấn trong nông nghiệp nông thôn, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển năng lực tập huấn trong nông nghiệp nông thôn
Tác giả: Ngô Thị Thuận
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp
Năm: 2005
16. Nguyễn Tiệp (2005), Giáo trình nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Lao động - xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nguồn nhân lực
Tác giả: Nguyễn Tiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động - xã hội
Năm: 2005
3. Phòng Nông nghiệp huyện Hoa Lư, (2009), báo cáo tình hình hoạt động HTX NN Khác
7. Phạm Thị Mỹ Dung (2003), Đề tài: Hoàn thiện công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX nông nghiệp Hà nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w