1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ

200 529 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 200
Dung lượng 2,26 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ---0-0-0---LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

-0-0-0 -LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công

nghiệp ở Thành phố Cần thơ

PGS.TS Mai Văn Nam

Cần Thơ, 2011

Trang 2

LỜI CẢM TẠ

Trong suốt quá trình học tập vừa qua được sự hướng dẫn của Quý thầy côKhoa Kinh Tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ em đã tiếp thuđược rất nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt là trong quá trình thực hiện Luận văn tốtnghiệp

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Mai Văn Nam,

sự hỗ trợ của cô Lê Thị Diệu Hiền trong việc thu thập số liệu và Quý thầy côKhoa Kinh Tế - QTKD đã tạo điều kiện cho em thực hiện đề tài này

Em xin gởi lời cám ơn chân thành đến các Cô Chú cán bộ trong Cục Thống

Kê và Sở Công Thương Thành phố Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho emkhảo sát và thu thập số liệu tại các DNNVV ở Tp Cần Thơ

Tuy nhiên, do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế nên không thểtránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp chân tình của quýThầy Cô, cơ quan thực tập và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn

Cuối cùng, em kính chúc các quý thầy, quý cô trường Đại Học Cần Thơđược dồi dào sức khoẻ, luôn hoàn thành tốt công tác của mình cũng như ngàycàng đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển giáo dục đào tao tại ĐồngBằng Sông Cửu Long nói riêng và cả nước mói chung

Xin chân thành cám ơn!

Ngày 15 tháng 11 năm 2011 Sinh viên thực hiện

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thuthập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ

đề tài nghiên cứu khoa học nào

Ngày 15 tháng 11 năm 2011 Sinh viên thực hiện

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Cần Thơ, ngày tháng năm 2011 Giáo viên hướng dẫn PGS.TS Mai Văn Nam NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Trang 6

Cần Thơ, ngày tháng năm 2011

Giáo viên phản biện

Trang 7

MỤC LỤC

- -Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.4.1 Không gian 3

1.4.2 Thời gian 3

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 6

2.1.1 Các khái niệm 6

2.1.1.1 Khái niệm và vai trò của DNNVV 6

2.1.1.2 Khái niệm về công nghiệp 8

2.1.1.3 Khái niệm phân tích hoat động kinh doanh 8

2.1.1.4 Khái niệm và phân loại dịch vụ hỗ trợ 8

2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 13

2.1.2.1 Thị trường tiêu thụ 13

2.1.2.2 Nguồn nhân lực 13

2.1.2.3 Nguồn vốn 14

2.1.2.4 Hoạt động đầu tư 15

2.1.2.5 Công nghệ 16

2.1.2.6 Hoạt động xúc tiến thương mại 16

2.1.2.7 Tiếp cận dịch vụ hỗ trợ 16

2.1.2.8 Hiệu quả tài chính 17

Trang 8

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 18

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 19

2.2.2.1 Phương pháp so sánh 19

2.2.2.2 Phương pháp thống kê mô tả 19

2.2.2.3 Phương pháp phân tích tần số 20

2.2.2.4 Kiểm định Mann – Whitney 20

2.2.2.5 Phân tích phân biệt 20

2.2.2.6 Phân tích hồi quy tương quan 21

2.2.2.7 Phân tích SWOT 22

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 24

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 24

3.1.1.1 Vị trí địa lý 24

3.1.1.2 Đơn vị hành chính 24

3.1.1.3 Khí hậu 25

3.1.1.4 Đặc điểm địa hình 25

3.1.1.5 Tài nguyên đất 25

3.1.1.6 Tài nguyên khoáng sản 26

3.1.1.7 Tài nguyên sinh vật 26

3.1.1.8 Tài nguyên du lịch 26

3.1.2 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội Tp Cần Thơ 27

3.1.2.1 Cơ sở hạ tầng 27

3.1.2.2 Dân số 28

3.1.2.3 Tình hình kinh tế 29

3.2 TỔNG QUAN VỀ CÁC DNNVV Ở THÀNH PHỐ CẤN THƠ 31

3.2.1 Số DNNVV hoạt động kinh doanh ở Tp Cần Thơ 31

3.2.2 Số DNNVV phân theo quy mô lao động 33

3.2.3 Số DNNVV phân theo tiêu chí nguồn vốn 34

3.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV ở Tp Cần Thơ 35

3.3 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DNNVV TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP Ở TP CẦN THƠ 36

Trang 9

3.3.1 Số DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn 36

3.3.2 Giá trị đóng góp của ngành công nghiệp 38

3.3.3 Tình hình lao động 39

3.3.4 Quy mô vốn của DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp 40

3.3.4.1 Quy mô nguồn vốn 40

3.3.4.2 Vốn chủ sở hữu của các DN 41

3.3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp 42 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THÁO LUẬN 4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DNNVV TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP Ở TP CẦN THƠ 44

4.1.1 Thị trường tiêu thụ của DN 44

4.1.2 Nguồn nhân lực 45

4.1.2.1 Số lượng lao động 45

4.1.2.2 Chất lượng nguồn nhân lực 46

4.1.2.3 Tình hình đào tạo nguồn nhân lực 48

4.1.3 Nguồn vốn 51

4.1.3.1 Nguồn vốn của DN 51

4.1.3.2 Cơ cấu nguồn vốn của DN 51

4.1.3.3 Hỗ trợ tài chính 54

4.1.4 Tình hình đầu tư vào hoạt động kinh doanh của DN 57

4.1.4.1 Mở rộng mặt bằng sản xuất 58

4.1.4.2 Xây dựng nhà xưởng, văn phòng mới 58

4.1.5 Ứng dụng công nghệ 59

4.1.5.1 Thực trạng đầu tư công nghệ của các DN 59

4.1.5.2 Ảnh hưởng của ứng dụng công nghệ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh 61

4.1.6 Hoạt động xúc tiến thương mại của DN 61

4.1.7 Tiếp cận dịch vụ hỗ trợ 63

4.1.7.1 Thực trạng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ 63

4.1.7.2 Chất lượng dịch vụ hỗ trợ 65

4.1.7.3 Ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh 65

Trang 10

4.1.8 Phân tích hiệu quả tài chính 67

4.1.8.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 67

4.1.8.2 Hiệu quả tài chính 69

4.1.8.3 Kết quả hoạt động và hiệu quả tài chính của các DNNVV phân theo ngành công nghiệp 71

4.2 PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA DVHT ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DNNVV TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP Ở TP CẦN THƠ 74

4.2.1 Phân tích sự khác biệt giữa hai nhóm doanh nghiệp: nhóm DN có lợi nhuận cao và nhóm DN có lợi nhuận thấp 74

4.2.1.1 Giả thuyết và mô hình tổng quát 74

4.2.1.2 Kết quả nghiên cứu 76

4.2.2 Ảnh hưởng của DVHT đến hiệu quả hoạt động kinh doanh 77

4.2.2.1 Giả thuyết và mô hình tổng quát 77

4.2.2.2 Kết quả nghiên cứu 78

4.3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DNNVV TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP Ở TP CẦN THƠ 85

4.3.1 Cơ sở hình thành các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN ……… 85

4.2.3.1 Phân tích những thuận lợi và khó khăn 85

4.3.1.2 Các cơ hội 88

4.3.1.3 Các đe dọa 89

4.3.1.4 Điểm mạnh 90

4.3.1.5 Điểm yếu 90

4.3.1.6 Mô hình SWOT 91

4.3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh 94

4.3.2.1 Tạo điều kiện thuận lợi cho các DN tiếp cận các nguồn vốn 94

4.3.2.2 Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực 95

4.3.2.3 Liên kết trong sản xuất công nghiệp 95

4.3.2.4 Cải tiến, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh 96

4.3.2.5 Tăng cường xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ 97

Trang 11

4.3.2.6 Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư 98 4.3.2.7 Tiếp cận dịch vụ hỗ trợ 99 4.3.2.8 Một số giải pháp khác 99

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 KẾT LUẬN 1015.2 KIẾN NGHỊ 102 5.2.1 Đối với các cơ quan, Sở, ban ngành trên địa bàn Tp Cần Thơ 102 5.2.2 Đối với hệ thống ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn Tp Cần Thơ 103

5.2.3 Đối với các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp 103 5.2.4 Đối với các DN cung cấp dịch vụ hỗ trợ 104

TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

Trang 12

DANH MỤC BẢNG

- -Trang Bảng 1: Tiêu chí xác định DNNVV của Việt Nam 7

Bảng 2: Loại hình doanh nghiệp của các DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp ở Tp Cần Thơ 18

Bảng 3: Phân tích SWOT 23

Bảng 4: Diện tích, dân số và mật độ dân số trung bình năm 2010 phân theo quận, huyện 28

Bảng 5: Cơ cấu tổng sản phẩm thành phố Cần Thơ năm 2007-2010 29

Bảng 6: Số lượng và tỷ lệ DNNVV trên tổng số DN trên địa bàn Thành phố Cần Thơ 32

Bảng 7: Số lượng DNNVV theo cơ cấu ngành 32

Bảng 8: Số lượng và tỷ lệ DN giai đoạn 2008 – 2010 tại Tp Cần Thơ theo tiêu chí lao động 33

Bảng 9: Số lượng và tỷ lệ DN giai đoạn 2008 – 2010 tại Tp Cần Thơ theo tiêu chí nguồn vốn 34

Bảng 10: Một số chỉ tiêu chủ yếu của DN trên địa bàn Tp Cần Thơ năm 2010 35

Bảng 11: Số lượng DN hoạt động trong ngành công nghiệp 37

Bảng 12: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành công nghiệp 38

Bảng 13: Số lao động bình quân của các DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp năm 2008 - 2010 40

Bảng 14: Nguồn vốn bình quân của các DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp năm 2008 - 2010 40

Bảng 15: Vốn chủ sở hữu bình quân của các DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp năm 2008 - 2010 41

Bảng 16:Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của DNNVV 41

Trang 13

Bảng 17: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của các

DNNVV ngành công nghiệp năm 2010 42

Bảng 18: Tình hình mở rộng thị trường tiêu thụ năm 2010 và dự kiến năm 2011-2012 44

Bảng 19: Số lượng lao động của các DNNVV ở Tp Cần Thơ 45

Bảng 20: Trình độ học vấn của người lãnh đạo cao nhất trong doanh nghiệp… 47

Bảng 21: Trình độ và thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp 48

Bảng 22: Đào tạo nhân lực của DN năm 2010 và dự kiến năm 2011-2012… 49

Bảng 23: Tình hình tham gia các khóa huấn luyện đào tạo của DN từ năm 2007 trở lại đây……… ………50

Bảng 24: Quy mô vốn của DNNVV ngành công nghiệp 51

Bảng 25: Cơ cấu nguồn vốn của các DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp 52

Bảng 26: Tình hình tăng nguồn vốn năm 2010 và dự kiến năm 2011-2012 53

Bảng 27: Tình hình đầu tư của các Doanh nghiệp năm 2010 và dự kiến năm 2011-2012 57

Bảng 28: Khả năng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ mặt bằng sản xuất .……… 58

Bảng 29: Tình hình đầu tư công nghệ của các DN năm 2010 và dự kiến năm 2011 -2012 59

Bảng 30: Tình hình đổi mới công nghệ ở các DN 60

Bảng 31: Kiểm định sự khác biệt giữa lợi nhuận trung bình của DN có và không ứng dụng khoa học công nghệ 61

Bảng 32: Tình hình xúc tiến thương mại của các DN 62

Bảng 33: Kiểm định sự khác biệt giữa lợi nhuận trung bình của DN có tiếp cận và DN không tiếp cận dịch vụ hỗ trợ 66

Bảng 34: Kết quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp ở Tp Cần Thơ năm 2010 67

Bảng 35: Tỷ suất lợi nhuận của các DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp 70

Bảng 36: Kết quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV phân theo ngành công nghiệp 71

Bảng 37: Hiệu quả tài chính của các DNNVV phân theo ngành công nghiệp 72

Bảng 38: Kết quả mô hình hàm phân biệt 76

Bảng 39: Diễn giải các biến và kỳ vọng của mô hình 78

Trang 14

Bảng 40: Hệ số ước lượng của các biến trong hàm hồi quy 77

Bảng 41: Mô hình SWOT 90

DANH MỤC HÌNH

Trang Hình 1: Bản đồ hành chính Thành phố Cần Thơ 24

Biểu đồ 2: Tỷ lệ doanh nghiệp trong lĩnh vực ngành công nghiệp năm 2010 37

Biểu đồ 3: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế 39

Biểu đồ 4: Tình hình bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV 56

Biểu đồ 5: Thực trạng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ tín dụng của các DN 56

Biểu đồ 6: Nguồn gốc mặt bằng hiện nay 57

Biểu đồ 7: Tình hình mua sắm công nghệ, thiết bị tại các DN 60

Biểu đồ 8: Thực trạng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ của DN 64

Biểu đồ 9: Chất lượng dịch vụ hỗ trợ 65

Biểu đồ 10: Tình hình doanh thu của DN 2010 so với năm 2009 68

Biểu đồ 11: Tình hình lợi nhuận của các DN năm 2010 69

Trang 15

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

- -DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DN Doanh nghiệp

DNNN Doanh nghiệp Nhà nước

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

Trang 16

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Sau gần bốn năm hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều

sự thay đổi và phát triển không ngừng Và đến nay Việt Nam đã và đang trởthành một quốc gia có nền kinh tế với tốc độ phát triển rất nhanh hiện nay Bêncạnh đó, các doanh nghiệp của nước ta cũng đang phải đối đầu với những tháchthức và khó khăn trên thương trường thế giới Thách thức này càng lớn đối vớinhững nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay, khoa học kỹ thuật chưa pháttriển, nguồn vốn hạn hẹp, năng lực cạnh tranh và trình độ còn kém xa đối với cácnước phát triển Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) phải cố gắng, nổ lực hết mình để có thể trụvững và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt

Theo số liệu thống kê, số DNNVV của Việt Nam chiếm khoảng 97% trongtổng số các doanh nghiệp đã đăng kí thành lập, các doanh nghiệp này không chỉđóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước mà còn tạo ra hơn mộttriệu việc làm mới mỗi năm đặc biệt là nguồn lao động chưa qua đào tạo; gópphần xóa đói giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội…(chiếm 50,1% lao độngtrong các DN) và đóng góp vào ngân sách Nhà nước trên 40% GDP Đây là khuvực phát triển nhanh nhất trong nền kinh tế Tuy có một vai trò quan trong trongnền kinh tế của cả nước nhưng các DNNVV trong giai đoạn đang gặp rất nhiềukhó khăn

Hòa với thách thức chung của cả nước, các DNNVV ở thành phố Cần Thơcũng không tránh khỏi khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vựccông nghiệp Thành Phố Cần Thơ là một trong những thành phố lớn thứ năm cảnước là trung tâm quan trọng nhất của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long về kinh

tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật Đây là một thị trường đầy tiềm năng thu hútnhiều nhà đầu tư và các doanh nghiệp trên thế giới Tuy nhiên, các DNNVVtrong lĩnh vực công nghiệp ở TP Cần Thơ đang đối mặt với nhiều khó khăntrong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh như: thiếu vốn, công nghệ lạc hậu,

Trang 17

trình độ lao động thấp, trình độ cán bộ quản lý yếu kém, thiếu mặt bằng sảnxuất, Một giải pháp được đặt ra là sự chuyên môn hóa trong quá trình hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc sử dụng các dịch vụ hỗ trợ đểnâng cao năng suất, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm Song, thực tếkhông phải doanh nghiệp nào cũng có thể thấy được và tận dụng được lợi ích củaviệc sử dụng dịch vụ hỗ trợ vào sản xuất kinh doanh.

Thấy được tầm quan trọng cũng như những lợi ích mà việc phân tích hiệu quả

hoạt động kinh doanh mang lại cho các doanh nghiệp, em đã chọn đề tài: “Phân

tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở Thành phố Cần Thơ”

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các

DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp ở Tp Cần Thơ

Mục tiêu 2: Phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến kết quả hoạt động

kinh doanh của các DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp ở Tp Cần Thơ

Mục tiêu 3: Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động

kinh doanh của các DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1 Tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệptrong thời gian qua như thế nào? Doanh thu, chi phí, lợi nhuận ra sao?

Trang 18

2 Những yếu tố nào ảnh hường đến hiệu quả kinh doanh của các DNNVVtrong lĩnh vực công nghiệp?

3 Những yếu tố đó có ảnh hưởng như thế nào đối với hiệu quả hoạt độngkinh doanh của các DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp?

4 Những chiến lược kinh doanh nào được đưa ra để nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh của các DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp trong tươnglai?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Không gian

Đề tài tập trung nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của DVHT đến hiệu quảhoạt động kinh doanh của các DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phốCần Thơ

1.4.2 Thời gian: Đề tài được thực hiện từ 9-2011 đến 12-2011.

1.4.3 Giới hạn nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của cácDNNVV trong lĩnh vực công nghiệp ở Tp Cần Thơ trong thời gian qua; đánh giácác nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN đặc biệt làyếu tố dịch vụ hỗ trợ

1.4.4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các DNNVV trong lĩnh vực côngnghiệp trên địa bàn TP Cần Thơ

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Qua tìm hiểu về các tài liệu có liên quan đến “Phân tích đánh giá hiệu quảhoạt động kinh doanh” ở thư viện, Trung tâm học liệu, em đã tìm được một sốbài viết có nội dung tương tự như sau:

1 Nguyễn Đức Trọng (2009), “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đồng bằng Sông Cửu Long”, luận văn tốt

Trang 19

nghiệp thạc sĩ, khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ Đềtài tập trung phân tích hiệu quả và các nhân tố ảnh hưởng hoạt động kinh doanhcủa các DNVVN ở ĐBSCL Các phương pháp được sử dụng trong đề tài làphương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi quy để phân tích số liệu Kết quảnghiên cứu cho thấy các DNVVN ở ĐBSCL hoạt động kinh doanh còn yếu kém

và hiệu quả chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng của khu vực, đồng thời tácgiả cũng đề ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh củacác DNVVN

2 Lê Thị Diệu Hiền (2011), “ Phân tích khả năng tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ của các DNNVV trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ ở thành phố Cần Thơ”,

luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Cần Thơ Mục tiêu của đề tài là phân tíchthực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ của cácDNNVV trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ tại Thành phố Cần Thơ Phươngpháp phân tích được sử dụng trong đề tài là phương pháp phân tích thống kê mô

tả, sử dụng mô hình PEST để đánh giá môi trường kinh doanh, phân tích nhân tố,phân tích phân biệt và phân tích hồi quy để phân tích mức độ tiếp cận và ảnhhưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoat động kinh doanh Bên cạnh đó, tácgiả cũng nêu lên những mặt hạn chế, còn yếu kém của các dịch vụ hỗ trợ hiện tạicần khắc phục để phát triển hơn

3 Phạm Thị Kim Anh (2010), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ thuộc lĩnh vực thương mại

- dịch vụ trên địa bàn Thành phố Cần Thơ”, luận văn đại học, trường Đại học

Cần Thơ Mục tiêu của đề tài chủ yếu phân tích các yếu tố ảnh hưởng hiệu quảhoạt động kinh doanh của các DN nhỏ trong lĩnh vực thương mại-dịch vụ ở CầnThơ Đề tài sử dụng phương pháp phân tích phân biệt và hồi quy để phân tích cácyếu tố ảnh hưởng Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả hoạt động của các DNtrong lĩnh vực thương mại - dịch vụ ở Cần Thơ phụ thuộc chủ yếu vào tổng sốlao động, nguồn vốn, đào tạo nhân lực, tham gia hiệp hội, trình độ học vấn củachủ DN, đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại và mở rộng thị trường

4 Võ Tuấn Ngọc (2010), “Giái pháp phát triển các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Cần Thơ”, luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại

Trang 20

học Cần Thơ Mục tiêu của đề tài chủ yếu phân tích thực trạng dịch vụ hỗ trợDNNVV từ đó đưa ra giải pháp phát triển các dịch vụ hổ trợ cho các DNNVV TpCần Thơ Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích lợi ích – chi phí,phân tích tần số, phân tích chỉ số tài chính và phân tích nhân tố để nghiên cứu.Kết quả nghiên cứu là các doanh nghiệp cung cấp và sử dụng dịch vụ hỗ trợ hoạtđộng chưa có hiệu quả, chưa xây dựng được quy trình phát triển, chiến lược kinhdoanh phù hợp, gặp khó khăn về vốn, trình độ Bên cạnh đó, môi trường pháp lý

và thủ tục hành chính còn khá phức tạp và gặp nhiều khó khăn

Tóm lại, qua các đề tài nghiên cứu, các tác giả thường sử dụng nhữngphương pháp nghiên cứu như thống kê mô tả, hồi quy, phân tích phân biệt vàphân tích nhân tố để nghiên cứu Về nội dung, các tác giả chỉ đi phân tích sơ lược

về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và thực trạng củaviệc sử dụng dịch vụ hỗ trợ của các DNNVV trên địa bàn mà cụ thể chỉ là cácDNNVV trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, chưa tập trung đi sâu phân tích cácyếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV trong lĩnhvực công nghiệp ở Tp Cần Thơ đặc biệt là yếu tố công nghệ và dịch vụ hỗ trợ.Đây là vấn đề mới được đặt ra trong đề tài nghiên cứu này

Trang 21

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Các khái niệm

2.1.1.1 Khái niệm DNNVV

Trên thế giới, định nghĩa về doanh nghiệp vừa và nhỏ được hiểu và quyđịnh khác nhau tuỳ theo từng nơi Định nghĩa về doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanhnghiệp nhỏ và cực nhỏ phải dựa trước tiên vào quy mô doanh nghiệp Thôngthường đó là tiêu chí về số nhân công, vốn đăng kí, doanh thu , các tiêu chí nàythay đổi theo từng quốc gia, từng chương trình phát triển khác nhau

Ở Việt Nam, Công văn số 681 /CP-KTN ban hành ngày 20-6-1998 theo

đó doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có số công nhân dưới 200 người và

số vốn kinh doanh dưới 5 tỷ đồng (tương đương 378.000 USD - theo tỷ giá giữaVND và USD tại thời điểm ban hành công văn) Tiêu chí này đặt ra nhằm xâydựng một bức tranh chung về các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam phục vụcho việc hoạch định chính sách Trên thực tế tiêu chí này không cho phép phânbiệt các doanh nghiệp vừa, nhỏ và cực nhỏ Vì vậy, tiếp theo đó Nghị định số90/2001/NĐ-CP đưa ra chính thức định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

“Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, có đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc

số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người” Các doanh nghiệp cực

nhỏ được quy định là có từ 1 đến 9 nhân công, doanh nghiệp có từ 10 đến 49nhân công được coi là doanh nghiệp nhỏ

Trang 22

Bảng 1: TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH DNNVV CỦA VIỆT NAM

Quy mô

Khu vực

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Số lao động

Tổng nguồn vốn

Số lao động

Tổng nguồn vốn

Số lao động

Nông, lâm

nghiệp và

thủy sản

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

Từ trên 10 người đến

300 ngườiCông nghiệp

và xây dựng

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

Từ trên 10 người đến

300 ngườiThương mại

và dịch vụ

10 người trở xuống

10 tỷ đồng trở xuống

Từ trên 10 người đến

100 người

Nguồn: Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ

Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế

- Tạo ra nhiều việc làm với chi phí thấp: Các doanh nghiệp loại thường

thường phân tán nên chúng có thể đảm bảo cơ hội việc làm cho nhiều đối tượnglao động và nhiều vùng địa lý Nhờ vậy, chúng vừa giải quyết thất nghiệp vừagóp phần giảm dòng người chuyển về thành phố để tìm việc Trong trường hợp

có biến động xảy ra, do có tính linh hoạt và uyển chuyển dễ thích ứng với cácthay đổi của thị trường mà các DNNVV có thể tồn tại được mà không cần phảicắt giảm lao động

- Cung cấp cho xã hội một khối lượng hàng hóa đáng kể về cả chất lượng,

số lượng và chủng loại

- Gieo mầm cho các tài năng quản trị kinh doanh

- Tăng nguồn tiết kiệm và đầu tư cho dân địa phương: Nhìn chung, cácDNNVV được mở ở địa phương nào đều có công nhân và chủ doanh nghiệp làngười ở địa phương đó Nhờ đó, người dân lao động ở địa phương có công ănviệc làm Kết quả là quỹ đầu tư và phát triển của địa phương đó được bổ sung

Trang 23

- Làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn

- Cải thiện mối quan hệ giữa các khu vực kinh tế khác nhau

- Phát huy và tận dụng các nguồn lực địa phương góp phần tăng trưởngkinh tế

- Gìn giữ và phát huy các ngành nghề truyền thống, thể hiện bản sắc dântộc

2.1.1.2 Khái niệm về công nghiệp

Công nghiệp, là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuấthànghóa vật chất mà sản phẩm được “chế tạo, chế biến” cho nhu cầu tiêu dùng hoặcphục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy

mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoahọc và kỹ thuật

Ở Việt Nam, công nghiệp bao gồm:

- Khai thác khoáng sản, than đá, dầu khí

- Chế biến, chế tạo (kể cả chế biến thực phẩm, gỗ)

- Sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt

- Chế biến, sản xuất các chất hóa chất cần thiết

2.1.1.3 Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh

Phân tích kinh doanh (business analysis) là thuật ngữ sử dụng để chỉ quátrình nghiên cứu toàn bộ hoạt động của một DN với mục đích sinh lời Nói cáchkhác, phân tích kinh doanh là việc phân chia các hoạt động, quá trình và kết quảkinh doanh ra thành các bộ phận cấu thành rồi dùng các phương pháp liên hệ, sosánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra bản chất, tính quy luật và xu hướngvận động, phát triển của hiện tượng nghiên cứu; tính toán, truyền đạt và xác địnhyêu cầu cho việc thay đổi quá trình kinh doanh, chính sách kinh doanh và hệthống thông tin Phân tích kinh doanh hiểu được vấn đề kinh doanh và cơ hộ kinhdoanh, trong đó chứa đựng các yêu cầu cụ thể, cần thiết và đề xuất các giải phápkhả thi để đạt được mục đích kinh doanh.[1,tr 9]

Trang 24

2.1.1.4 Khái niệm và phân loại dịch vụ hỗ trợ

Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ thìdịch vụ hỗ trợ của Nhà nước (Chương trình trợ giúp DNNVV của Nhà nước) làchương trình mục tiêu dành cho DNNVV được xây dựng trên cơ sở định hướngphát triển kinh tế – xã hội, phát triển ngành, địa bàn và được bố trí trong kếhoạch hàng năm và 5 năm Ưu tiên chương trình trợ giúp các DNNVV do phụ nữlàm chủ và DNNVV có sử dụng nhiều lao động nữ”

Các dịch vụ hỗ trợ của Nhà nước dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Các dịch vụ hỗ trợ DNNVV do Nhà nước cung cấp được nghiên cứu trong

đề tài này gồm các chương trình sau:

(1) Về trợ giúp tài chính

Nhà nước khuyến khích thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV Bộ Tàichính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế thành lập vàhoạt động của các quỹ bảo lãnh tín dụng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định

và hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV

Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủtướng Chính phủ ban hành cơ chế khuyến khích và dành một số dự án hỗ trợ kỹthuật để tăng cường năng lực cho các tổ chức tài chính phù hợp mở rộng tín dụngcho các DNNVV; đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với DNNVV,cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về tư vấn tài chính, quản lý đầu tư và các dịch vụ hỗtrợ khác cho khách hàng là đối tượng DNNVV

Thông qua các chương trình trợ giúp đào tạo, Nhà nước hỗ trợ các DNNVVnâng cao năng lực lập dự án, phương án kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu của tổchức tín dụng khi thẩm định hồ sơ vay vốn của DNNVV

Thành lập Quỹ phát triển DNNVV, gồm các hoạt động sau:

- Tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính trong và ngoài nước đểthực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển DNNVV theo quy định của pháp luật

Trang 25

- Tài trợ kinh phí cho các chương trình, các dự án trợ giúp nâng cao nănglực cạnh tranh, năng lực kỹ thuật, công nghệ, năng lực quản trị doanh nghiệp choDNNVV do các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp triển khai thựchiện sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Ủy thác cho các tổ chức tín dụng cho vay ưu đãi các DNNVV có dự ánđầu tư khả thi thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích của Nhà nước

(2) Về mặt bằng sản xuất

Trên cơ sở công khai quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh, thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dành quỹ đất vàthực hiện các biện pháp khuyến khích xây dựng các khu, cụm công nghiệp chocác DNNVV thuê làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh hoặc di dời ra khỏi nộithành, nội thị để bảo đảm cảnh quan môi trường

(3) Về đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật

Thông qua các chương trình trợ giúp, Chính phủ thực hiện chính sách trợgiúp phù hợp với chiến lược và lĩnh vực ưu tiên phát triển của nền kinh tế trongtừng giai đoạn như sau:

- Khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới thiết bị kỹ thuật theochiến lược phát triển và mở rộng sản xuất của các DNNVV đối với các sản phẩmxuất khẩu, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

- Nâng cao năng lực công nghệ của các DNNVV thông qua chương trình hỗtrợ nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất các sản phẩm mới, chuyển giaocông nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

- Giới thiệu, cung cấp thông tin về công nghệ, thiết bị cho các DNNVV, hỗtrợ đánh giá, lựa chọn công nghệ

Quỹ phát triển Khoa học công nghệ quốc gia hàng năm dành một phần kinhphí hỗ trợ các DNNVV đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ

Trang 26

Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí hỗ trợ các DNNVV thực hiệnđăng ký và bảo hộ, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm vàdịch vụ, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và các tiêuchuẩn quốc tế khác.

(4) Về xúc tiến mở rộng thị trường

Hàng năm, các Bộ, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch và bố trí kinhphí thực hiện các hoạt động xúc tiến mở rộng thị trường như: cung cấp thông tin

về thương mại, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, thiết kế mẫu mã sản phẩm, thiết kế

và vận hàng website của doanh nghiệp, cho các DNNVV

(5) Về tham gia cung cấp hàng hóa dịch vụ công

Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngkhuyến khích và dành tỉ lệ nhất định cho các DNNVV thực hiện các hợp đồnghoặc đơn đặt hàng để cung cấp một số hàng hóa dịch vụ công

(6) Về thông tin và tư vấn

Chính phủ, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương cung cấp thông tin về các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt độngcủa doanh nghiệp, các chính sách, chương trình trợ giúp phát triển DNNVV, cáchiệp hội ngành nghề, các công ty tư vấn, các mối quan hệ của ban lãnh đạo doanhnghiệp, và các thông tin khác hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpthông qua cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư huy động nguồn lựctrong và ngoài nước để nâng cấp Cổng thông tin doanh nghiệp nhằm cung cấp vàkết nối thông tin về trợ giúp phát triển DNNVV.Chính phủ khuyến khích các tổchức trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ tư vấn cho các DNNVV

(7) Về trợ giúp phát triển nguồn nhân lực: Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì,

phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn xây dựng kế hoạch trợ giúp đàotạo nguồn nhân lực cho các DNNVV như: các khóa khởi sự doanh nghiệp, kỹnăng nghề cho lao động, nâng cao kỹ năng quản trị cho cán bộ quản lý và chủ

Trang 27

doanh nghiệp, Kế hoạch này được lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế

-xã hội hàng năm, 5 năm của các Bộ, ngành và địa phương

Các dịch vụ hỗ trợ tư nhân: Là các loại hình hoạt động kinh tế hoặc xã

hội, không đem lại một số sản phẩm cụ thể như hàng hóa nhưng có tác dụng giúp

đỡ những đối tượng mà nó hướng đến phát triển theo hướng tích cực Gồm cácdịch vụ hỗ trợ quan trọng đối với nền kinh tế như dịch vụ pháp lý, dịch vụ kếtoán và kiểm toán, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ tư vấn kỹ thuật, dịch vụ máy tính,quảng cáo, nghiên cứu thị trường,… Các dịch vụ này chiếm 1 vị trí quan trọngtrong hạ tầng cơ sở của bất kỳ một nền kinh tế nào và là dịch vụ đầu vào cho tất

cả các ngành công nghiệp, sản xuất hàng hóa và dịch vụ

Các dịch vụ hỗ trợ DN phổ biến được các nhóm DN trên địa bàn Tp CầnThơ sử dụng phổ biến:

Tư vấn: là những dịch vụ nâng cao năng lực quản lý một công ty hoặc hiệu

quả sản xuất; gồm những loại dịch vụ sau: tư vấn kinh doanh, tư vấn kỹ thuật, kỹ

sư công nghiệp, tư vấn công nghiệp và quản lý

Dịch vụ phân phối: vận chuyển hàng hóa, các phương tiện kho chứa, cất

giữ; các phương tiện trợ giúp giao nhận hàng hóa

Nghiên cứu thị trường: thu thập thông tin và số liệu về thị trường, thị hiếu

và nhu cầu khách hàng; đối thủ cạnh tranh nhằm giúp DN nâng cao năng lựccạnh tranh của mình, bao gồm các công ty nghiên cứu thị trường và các nhà tưvấn makerting

Hạch toán – kế toán: chuẩn bị và phân tích báo cáo tài chính cho giám đốc

dùng làm công cụ quản lý; bao gồm hạch toán chi phí và kiểm toán các báo cáotài chính, nhưng không bao gồm việc chuẩn bị để hoàn thuế

Huấn luyện – đào tạo: đào tạo sau trung học (tất cả các loại) cho cán bộ,

nhân viên công ty nhằm nâng cao năng lực của họ, bao gồm những cơ sở đào tạo

và cán bộ giảng dạy

Dịch vụ pháp lý: cho ý kiến về các vấn đề về các hợp đồng kinh tế, hợp

đồng dân sự, hợp đồng lao động của DN, tư vấn cho DN đàm phán và giao kết

Trang 28

hợp đồng; giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động sản xuất kinhdoanh, tư vấn các bước xây dựng dự án, phương án sản xuất kinh doanh,…

Dịch vụ máy tính: thiết kế hệ thống, lắp đặt, sữa chữa bao gồm cả xây dựng

các phần mềm theo ý khách hàng và mạng nội bộ

Dịch vụ viễn thông: bao gồm viễn thông di động, dịch vụ cố định, dịch vụ

cố định không dây và Internet băng thông rộng [3, tr.12]

2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

2.1.2.1 Thị trường tiêu thụ

Thị trường là tập hợp tất cả những người mua thật sự hay mua tiềm năngđối với một sản phẩm Hiểu theo nghĩa đơn giản, thị trường được định nghĩa lànơi mà người mua và người bán gặp nhau để trao đổi những hàng hóa mà họ có

Hoạt động tiêu thụ bao gồm tất cả những hoạt động liên quan đến bánhàng và là một trong sáu chức năng hoạt động cơ bản của doanh nghiệp (hậu cầnkinh doanh, sản xuất, tiêu thụ, tài chính, kế toán và quản trị doanh nghiệp) Hoạtđộng tiêu thụ là tiền đề để kinh doanh có hiệu quả và mang tính quyết định đếnhiệu quả của quá trình kinh doanh Hoạt động tiêu thụ bao gồm: tiêu thụ nội địa

và tiêu thụ quốc tế Thông qua hoạt động tiêu thụ, doanh nghiệp thực hiện đượcgía trị sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; thu hồi được vốn bỏ ra, góp phầntăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn

2.1.2.2 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công củadoanh nghiệp Con người cung cấp dữ liệu đầu vào để hoạch định mục tiêu; phântích bối cảnh môi trường, lựa chọn, thực hiện và kiểm tra các chiến lược củadoanh nghiệp Cho dù các quan điểm của hệ thống kế hoạch hóa tổng quát cóđúng đắn đến mức nào đi nữa, nó cũng không mang lại hiệu quả nếu không cónhững con người làm việc có hiệu quả Phân tích nguồn nhân lực của doanhnghiệp cần chủ ý những nội dung sau:

- Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, tay nghề và tư cách đạo đức của cán

bộ, công nhân viên

- Giá trị các mối quan hệ lao động so với toàn ngành và các đối thủ cạnh tranhkhác

Trang 29

- Các chính sách nhân sự của doanh nghiệp

- Sử dụng có hiệu quả các biện pháp khuyến khích để động viên nhân viênhoàn thành nhiệm vụ

- Khả năng cân đối giữa mức độ sử dụng nhân công ở mức độ tối đa và tốithiểu

- Mức độ thuyên chuyển cán bộ và bỏ việc

- Tổ chức hệ thống thông tin giao tiếp

- Hệ thống kiểm soát tổ chức chung

- Bầu không khí và nề nếp tổ chức

- Sử dụng các phương tiện và kỹ thuật hệ thống hóa trong việc soạn thảoquyết định

- Năng lực, mức độ quan tâm và trình độ của ban lãnh đạo cao nhất

- Hệ thống kế hoạch hóa chiến lược [2,tr.51]

+ Phân tích mức độ đáp ứng vốn cho hoạt động của DN: vốn là điều kiện tiên

quyết để cho DN hoạt động Vì thế, phân tích mức dộ đáp ứng vốn cho hoạt độngcủa DN là nội dung đầu tiên khi phân tích hoạt động tài chính của DN

+ Phân tích tình hình biến động vốn chủ sở hữu: vốn chủ sở hữu là số vốn của

các chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh Tỷ trọng của vốn chủ sở hữu chiếm trongtổng nguồn vốn của DN cao hay thấp quyết định mức độ độc lập tài chính của

DN và cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn Số vốn này biến động donhiều nguyên nhân khác nhau Vì thế, cần thiết phải xem xét các nhân tố ảnhhưởng đến vốn chủ sở hữu Đặc biệt là bộ phận vốn đầu tư của chủ sở hũu để cóquyết định thích hợp trong việc huy động số vốn vay nhằm bảo đảm hiệu quả sửdụng cao nhất

Trang 30

+ Phân tích tình hình biến động vốn vay: việc sử dụng vốn vay mặc dầu sẽ

làm cho hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu tăng lên trong điều kiện kinh doanhthuận lợi; tuy nhiên, khi sử dụng vốn vay, nếu không cân nhắc, tính toán cậnthận, doanh nghiệp dễ đặt mình vào tình trạng khó khăn trong thanh toán, dẫnđến mất tự chủ về tài chính

+ Phân tích tình hình biến động nợ thuê tài chính: nợ thuê tài chính hay nợ

thuê dài hạn là số nợ tín dụng trung hạn và dài hạn thông qua việc DN đi thuêmáy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợpđồng giữa bên cho thuê với DN Phân tích tình hình biến động nợ thuê tài chính

sẽ cung cấp cho các nhà quản lý các thông tin liên quan đến tình hình biến động

nợ thuê, nhân tố ảnh hưởng đến tình hình biến động nợ thuê, khả năng chi trả nợthuê và cả hiệu quả sử dụng số nợ thuê tài chính

2.1.2.4 Hoạt động đầu tư

Phân tích hoạt động đầu tư là 1 trong 3 hoạt động cơ bản của doanh nghiệp,hoạt động đầu tư bao gồm các hoạt động liên quan đến việc đầu tư vào bản thândoanh nghiệp (mua sắm, thanh lý, nhượng bán tài sản, như: nhà máy trang thiết

bị, quy trình công nghệ, đầu tư bất động sản, ) và đầu tư vào DN khác (đầu tưvào trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, cho vay vốn, góp vốn liên doanh, ) Bởi vậy,việc phải đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của DN cả về quy mô lẫn chấtlượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, DN cần đẩy mạnh các hoạt động đầu tư.Đặc biệt là hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động đầu tư bất động sản Việctăng cường các hoạt động đầu tư có ý nghĩa rất lớn, góp phần nâng cao hiệu quảkinh doanh của DN Nội dụng hoạt động đầu tư của DN gồm:

+ Hoạt động đầu tư tài sản cố định: là hoạt động mua sắm, xây dựng, hiện

đại hóa, … như: xây dựng nhà máy, trang thiết bị, quy trình công nghệ, nhằmtăng quy mô của quá trình sản xuất kinh doanh của DN Hoạt động đầu tư tài sản

cố định có thể là đầu tư mới hay đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanhhoặc đầu từ tài sản cố định nhắm hiện đại hóa trang thiết bị

+ Hoạt động đầu tư tài chính: là hoạt động sử dụng vốn của DN để đầu tư

mua cổ phiếu, trái phiếu hay góp vốn liên doanh Hoạt động đầu tư tài chính baogồm đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn

Trang 31

+ Hoạt động đầu tư bất động sản: bất động sản là những tài sản gắn liền

với đất đai và khó di dời được; trong đó, bất động sản đầu tư là những bất độngsản do chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nhằmmục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá để bán Như vậy, bất độngsản đầu tư không phải là những bất động sản nhằm mục đích sử dụng trong sảnxuất, cung cấp hàng hóa dịch vụ hoặc sử dụng cho các mục đích quản lý, và cũngkhông phải là những bất động sản để bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thôngthường mà là những bất động sản DN bỏ tiền ra mua, nắm giữ trong thời gian dài

để chờ tăng giá, nhằm mục đích bán

2.1.2.5 Công nghệ

Tình trạng trình độ công nghệ máy móc thiết bị có ảnh hưởng sâu sắc tớikhả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Đó là yếu tố vật chất quan trọng bậc nhấtthể hiện năng lực sản xuất của một doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến năngsuất sản xuất và chất lượng sản phẩm Công nghệ sản xuất tiên tiến sẽ giúp cácdoanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sảnphẩm, từ đó có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

2.1.2.6 Hoạt động xúc tiến thương mại

Hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường của DN là nhữngcông cụ để làm năng động và gây ảnh hưởng định hướng giữa người bán vàngười mua, và là hình thức tuyên truyền nhằm mục tiêu tạo ra sự chú ý và chỉ rađược những lợi ích của hàng hóa và dịch vụ đối với khách hàng tiềm năng Bảnchất của xúc tiến thương mại là truyền tin về sản phẩm, về doanh nghiệp tớikhách hàng để thuyết phục họ mua sản phẩm, làm tăng doanh thu

2.1.2.7 Tiếp cận dịch vụ hỗ trợ

Dịch vụ hỗ trợ thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa của các doanh nghiệpnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Các doanh nghiệp sẽ tập trung vào một sốhoạt động chính trong sản xuất kinh doanh chứ không cần đảm nhận tất cả cáckhâu, các công việc trong hoạt động của mình

Giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí đầu vào, tăng khả năng cạnhtranh trên thị trường trong nước và ngoài nước

Trang 32

Giúp các doanh nghiệp tập trung được nguồn lực vào sản xuất kinh doanh,tránh sự phân tán nguồn lực dẫn đến hiệu quả thấp.

Do quy mô nhỏ, gọn, hoạt động linh hoạt và thích ứng nhanh với sự biếnđộng của thị thường nên khi sử dụng các dịch vụ hỗ trợ sẽ tạo điều kiện thuận lợicho các doanh nghiệp phát huy được lợi thế của mình

2.1.2.8 Hiệu quả tài chính

 Suất sinh lời trên doanh thu (Return On Sales – ROS): Là tỷ số giữa lợinhuận ròng và doanh thu

 Ý nghĩa: Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinhlợi trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kì hay một đồng doanh thu tạo ra baonhiêu đồng lợi nhuận ròng

 Suất sinh lời trên tổng tài sản (Return On total Assets - ROA): Là tỷ sốgiữa lợi nhuận ròng và tổng tài sản (tổng nguồn vốn) của doanh nghiệp

 Ý nghĩa: Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản đo lường khả năng sinh lợi củatài sản Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuậnròng

 Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): Là tỷ số giữa lợi nhuận ròng

và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

 Ý nghĩa: Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinhlời của vốn chủ sở hữu đây là tỷ số rất quan trọng đối với các cổ đông vì nó gắnliền với hiệu quả đầu tư của họ

ROA = Lợi nhuận ròng (EAT)

Tổng tài sản bình quân

ROE = Lợi nhuận ròng (EAT)

Vốn chủ sở hữuROS = Lợi nhuận ròng (EAT)

Doanh thu thuần

Trang 33

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập dữ liệu thứ cấp: dữ liệu được thu thập từ Sở Kế hoạch & Đầu

tư, tổng Cục thống kê, qua Internet, sách báo tạp chí và một số tài liệu liên quanđến đối tượng nghiên cứu

Thu thập dữ liệu sơ cấp:

- Phương pháp chọn mẫu: Được thu thập theo phương pháp chọn mẫu

nhẫu nhiên phân tầng theo qui mô (DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ) của các DNNVVtrong lĩnh vực công nghiệp với cỡ mẫu là 112 mẫu

Bảng 2: LOẠI HÌNH DN CỦA CÁC DNNVV TRONG LĨNH VỰC CÔNG

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2011

- Cách thức lấy mẫu: Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng bảng

câu hỏi phỏng vấn trực tiếp tại văn phòng hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh của

112 DNVV lĩnh vực công nghiệp tại Tp Cần Thơ

- Đối tượng phỏng vấn: Các DNNVV lĩnh vực công nghiệp tại Tp Cần

Thơ đã thành lập và đi vào hoạt động trước năm 2009 Đối tượng phỏng vấn baogồm:

+ Tổng giám đốc, giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị

+ Phó tổng giám đốc, phó giám đốc, trợ lý giám đốc

+ Trưởng/phó phòng thuộc phòng kế hoạch/kinh doanh/hành chính, kế

Trang 34

toán trưởng

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

* Mục tiêu 1: sử dụng phương pháp so sánh, thống kê mô tả (Descriptive statistics), tần số, kiểm định thống kê để miêu tả thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của các DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp ở Thành phố Cần Thơ

- So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia, giữa trị số của kỳphân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu,mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế

2.2.2.2 Phương pháp thống kê mô tả (Descriptive statistics)

Thống kê là tổng hợp các phương pháp lý thuyết và ứng dụng vào lĩnh vựckinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên những số liệu và thông tin thuthập được

Thống kê mô tả là một trong hai chức năng chính của thống kê (thống kê

mô tả và thống kê ứng dụng) Thống kê mô tả là tập hợp tất cả các phương pháp

đo lường, mô tả và trình bày số liệu

- Mode (kí hiệu: Mo): là giá trị có tần số xuất hiện cao nhất trong tổng số hay

Trang 35

)(

1

2 2

N i i x

trong một dãy số phân phối

- Phương sai: là trung bình giữ bình phương các độ lệch giữa các biến vàtrung bình của các biến đó

- Độ lệch chuẩn là căn bậc hai của phương sai:

2.2.2.3 Phương pháp phân tích tần số

Sử dụng bảng phân phối tần số: là bảng tóm tắt dữ liệu được xếp thànhtừng tổ khác nhau, dựa trên những tần số xuất hiện của các đối tượng trong cơ sở

dữ liệu để so sánh tỷ lệ, phản ánh số liệu

2.2.2.4 Kiểm định trị Independent - Samples T Test: là phương pháp để

xác định xem hiệu quả hoạt động kinh doanh trung bình của các DN có sử dụngdịch vụ hỗ trợ và DN không sử dụng dịch vụ hỗ trợ có như nhau hay không

* Mục tiêu 2: sử dụng phương pháp phân tích các tỷ số tài chính, hàm

phân tích phân biệt (Discriminant Analysis) và phân tích hồi quy tương quan (Regression Analysis) để thấy rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố Cần Thơ

2.2.2.5 Hàm phân tích phân biệt (Discriminant Analysis)

Phân tích phân biệt là một kỹ thuật phân tích sử dụng cho việc phân biệt giữa các nhóm bằng cách phân tích dữ liệu với một biến phụ thuộc được phâncấp và các biến độc lập bằng thang đo khoảng

Mô hình phân tích phân biệt: D = b0 + b1 X1 + b2 X2 +…+bi Xi

Trong đó:

D: điểm phân biệt ( biến phụ thuộc)

Xi: Các biến độc lập ( i = 1, 2, ,n)

bi: Các hệ số hay trọng số phân biệt ( i = 1, 2, ,n)

Trong mô hình phân tích, hệ số ( bi ) được ước lượng để phân biệt sự khácnhau giữa các nhóm dựa vào giá trị của hàm phân biệt Điều này xuất hiện khi tỷ

Trang 36

số giữa tổng bình phương giữa các nhóm và tổng bình phương trong từng nhóm

có điểm phân biệt lớn nhất

Tiến trình phân tích phân biệt: xác định vấn đề, ước lượng các tham số củahàm phân biệt, xác định ý nghĩa của hàm phân biệt, giải thích kết quả, đánh giáhiệu quả phân tích

2.2.2.6 Phân tích hồi quy tương quan (Regression Analysis)

Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm ra các nhân tố ảnhhưởng đến một chỉ tiêu nào đó, xác định các nhân tố ảnh hưởng tốt để phát huy

và nhân tố ảnh hưởng xấu để khắc phục Phương trình hồi quy có dạng:

Kết quả in ra từ SPSS có các thông số sau:

Multiple R: Hệ số tương quan bội (Multiple Corrlation Corfficient) nói

lên tính liên hệ chặt chẽ của mối liên hệ giữa biến phụ thuộc Y và các biến độclập Xi R càng lớn mối liên hệ càng chặt chẽ

Hệ số xác định R2 (R-square): Tỷ lệ (%) biến động của Y được giải

thích bởi các biến độc lập Xi hoặc % các Xi ảnh hưởng đến Y, phần còn lại docác yếu tố khác mà chúng ta chưa nghiên cứu R2 càng lớn càng tốt

Adjusted R2: Hệ số xác định đã điều chỉnh dùng để trắc nghiệm xem có

nên thêm vào 1 biến độc lập nữa không Khi thêm vào 1 biến mà R2 tăng lên thì

ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi quy

Significace F: Mức ý nghĩa

+ Sig.F nói lên ý nghĩa của phương trình hồi quy, Sig.F càng nhỏ càng tốt,

Trang 37

độ tin cậy càng cao Thay vì tra bảng F, Sig.F cho ta kết luận ngay mô hình hồiquy có ý nghĩa khi Sig.F < mức ý nghĩa α nào đó

Coefficients: Hệ số

t_Stat: Giá trị thống kê t, dùng để kiểm định cho các tham số riêng biệt

(Xi); nếu t _Stat = 0 thì Xi không ảnh hưởng đến Y

P_value: giá trị xác suất P, là mức ý nghĩa α nhỏ nhất mà ở đó giả thuyết

H0 bị bác bỏ

* Mục tiêu 3: sử dụng phân tích SWOT và các kết quả phân tích của đề tài để đề xuất các giải pháp

2.2.2.7 Phân tích SWOT

Mô hình phân tích SWOT là một mô hình rất hữu dụng cho việc nắm bắt

và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ hình thức kinh doanh nào.SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của tiếng anh: Strengths (Điểmmạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ).Trong đó Strengths và Weaknesses là các yếu tố nội tại của vấn đề phân tích, cònOpportunities và Threats là các nhân tố tác động bên ngoài

SWOT là công cụ giúp chúng ta tìm hiểu đánh giá môi trường của vấn đề

Mô hình SWOT đưa ra 4 chiến lược cơ bản:

 SO (Strengths – Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu thế của vấn

đề đang nghiên cứu để tận dụng các cơ hội thị trường

 WO (Weaks – Opportunities): các chiến lược dựa trên khả năng vượt quacác điểm yếu của vấn đề đang nghiên cứu để tận dụng các cơ hội thị trường

 ST (Strengths – Threats): các chiến lược dựa trên ưu thế của vấn đềđang nghiên cứu để tránh các nguy cơ của thị trường

 WT (Weaks – Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặchạn chế tối đa các yếu điểm của vấn đề đang nghiên cứu để tránh các nguy cơcủa thị trường

Mô tả sơ đồ một ma trận SWOT gồm có 9 ô, trong đó 4 ô chứa đựng cácyếu tố quan trọng (S,W,O,T); 4 ô chứa chiến lược (SO, ST, WO, WT) và một ô

Trang 38

Bảng 3 : Phân tích SWOT ĐIỂM MẠNH (S)

Liệt kê những điểm mạnh1

CƠ HỘI (O)

Liệt kê các cơ hội

Các chiến lược WT

Tối thiểu hóa các điểm yếu

và tránh các mối đe dọa

CHƯƠNG 3

Trang 39

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU3.1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Hình 1: Bản đồ hành chính Thành phố Cần Thơ 3.1.1.2 Đơn vị hành chính

Tính thời điểm ban hành Nghị định số 12/NĐ-CP, Cần Thơ được chia làm 9đơn vị hành chính gồm 5 quận và 4 huyện

Tổng số thị trấn, xã, phường là 85, trong đó có 5 thị trấn, 44 phường và 36 xã

 Quận Ninh Kiều 13 phường

 Quận Bình Thủy 8 phường

 Quận Cái Răng 7 phường

 Quận Ô Môn 7 phường

Trang 40

3.1.1.4 Đặc điểm địa hình:

Cần Thơ nằm ở khu vực bồi tụ phù sa nhiều năm của sông Mê Kông, cóđịa hình rất đặc trưng cho dạng địa hình đồng bằng Ðịa hình thành phố Cần Thơthấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðông sang Tây, có dạng lòng chảo Vùng vensông khá thuận lợi cho việc lợi dụng thuỷ triều tưới tiêu tự chảy, vùng xa sôngtưới tiêu và cải tạo đất khó khăn hơn Nơi đây có hệ thống sông ngòi, kênh rạchchằng chịt như sông Hậu, sông Cần Thơ, kênh Thốt Nốt, rạch Ô Môn Trongđó: Sông Hậu là con sông lớn nhất với tổng chiều dài chảy qua thành phố là 65

km, sông Cái Lớn dài 20 km, sông Cần Thơ dài 16 km, đổ ra sông Hậu tại bếnNinh Kiều Bên cạnh đó, Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch nhỏ dày đặc, chonước ngọt suốt hai mùa mưa nắng, tạo điều kiện cho nhà nông làm thuỷ lợi và cảitạo đất

3.1.1.5 Tài nguyên đất

Cần Thơ có nguồn tài nguyên đất đai màu mỡ, nhất là khu vực phù sa ngọtđược bồi đắp thường xuyên, thích hợp cho canh tác lúa, cây hoa màu, cây lươngthực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả đặc sản nhiệt đới, tạo điều kiệnthuận lợi để Cần Thơ phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện

Theo niên giám thống kê năm 2010, Thành phố Cần Thơ có 140.894,92 hađất tự nhiên Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 115.432,10 ha, chiếm

Ngày đăng: 28/07/2014, 13:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH DNNVV CỦA VIỆT NAM       Quy mô - phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ
Bảng 1 TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH DNNVV CỦA VIỆT NAM Quy mô (Trang 22)
Bảng 2: LOẠI HÌNH DN CỦA CÁC DNNVV TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP Ở TP CẦN THƠ - phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ
Bảng 2 LOẠI HÌNH DN CỦA CÁC DNNVV TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP Ở TP CẦN THƠ (Trang 33)
Bảng 3 : Phân tích SWOT ĐIỂM MẠNH (S) - phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ
Bảng 3 Phân tích SWOT ĐIỂM MẠNH (S) (Trang 38)
Hình 1: Bản đồ hành chính Thành phố Cần Thơ 3.1.1.2. Đơn vị hành chính - phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ
Hình 1 Bản đồ hành chính Thành phố Cần Thơ 3.1.1.2. Đơn vị hành chính (Trang 39)
Bảng 5 : CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TP CẦN THƠ NĂM 2008 - 2010                                                   Đơn vị tính : % - phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ
Bảng 5 CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TP CẦN THƠ NĂM 2008 - 2010 Đơn vị tính : % (Trang 44)
Bảng 6: SỐ LƯỢNG VÀ TỶ LỆ DNNVV TRÊN TỔNG SỐ DN TRÊN ĐỊA BÀN TP CẦN THƠ - phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ
Bảng 6 SỐ LƯỢNG VÀ TỶ LỆ DNNVV TRÊN TỔNG SỐ DN TRÊN ĐỊA BÀN TP CẦN THƠ (Trang 47)
Bảng 9: SỐ LƯỢNG VÀ TỶ LỆ DN GIAI ĐOẠN 2008 -2010 TẠI TP CẦN THƠ THEO CHÍ NGUỒN VỐN - phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ
Bảng 9 SỐ LƯỢNG VÀ TỶ LỆ DN GIAI ĐOẠN 2008 -2010 TẠI TP CẦN THƠ THEO CHÍ NGUỒN VỐN (Trang 49)
Bảng 10: MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ẢNH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DN Ở TP CẦN THƠ NĂM 2010 - phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ
Bảng 10 MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ẢNH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DN Ở TP CẦN THƠ NĂM 2010 (Trang 50)
Bảng 11: SỐ LƯỢNG DN HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP - phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ
Bảng 11 SỐ LƯỢNG DN HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP (Trang 51)
Bảng 12: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH CÔNG NGHIỆP   (giá cố định 94) - phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ
Bảng 12 GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH CÔNG NGHIỆP (giá cố định 94) (Trang 53)
Bảng 13: SỐ LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN CỦA CÁC DNNVV TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP NĂM 2008 - 2010 - phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ
Bảng 13 SỐ LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN CỦA CÁC DNNVV TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP NĂM 2008 - 2010 (Trang 54)
Bảng 14: NGUỒN VỐN BÌNH QUÂN CỦA DNNVV TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP NĂM 2008 - 2010 - phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ
Bảng 14 NGUỒN VỐN BÌNH QUÂN CỦA DNNVV TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP NĂM 2008 - 2010 (Trang 55)
Bảng 15: VỐN CHỦ SỞ HỮU BÌNH QUÂN CỦA DNNVV NGÀNH CÔNG NGHIỆP NĂM 2008 - 2010 - phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ
Bảng 15 VỐN CHỦ SỞ HỮU BÌNH QUÂN CỦA DNNVV NGÀNH CÔNG NGHIỆP NĂM 2008 - 2010 (Trang 55)
Bảng 21: TRÌNH ĐỘ VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG - phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ
Bảng 21 TRÌNH ĐỘ VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG (Trang 62)
Bảng 22: ĐÀO TẠO NHÂN LỰC CỦA CÁC DN NĂM 2010 VÀ DỰ KIẾN 2011 -2012 - phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ
Bảng 22 ĐÀO TẠO NHÂN LỰC CỦA CÁC DN NĂM 2010 VÀ DỰ KIẾN 2011 -2012 (Trang 63)
Bảng 23: TèNH HèNH THAM GIA CÁC KHểA HUẤN LUYỆN ĐÀO TẠO CỦA DN TỪ NĂM 2007 TRỞ LẠI ĐÂY - phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ
Bảng 23 TèNH HèNH THAM GIA CÁC KHểA HUẤN LUYỆN ĐÀO TẠO CỦA DN TỪ NĂM 2007 TRỞ LẠI ĐÂY (Trang 64)
Bảng 25: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÁC DNNVV CÔNG NGHIỆP - phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ
Bảng 25 CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÁC DNNVV CÔNG NGHIỆP (Trang 66)
Bảng 26: TÌNH HÌNH TĂNG NGUỒN VỐN CỦA DN NĂM 2010 VÀ DỰ KIẾN NĂM 2011 - 2012 - phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ
Bảng 26 TÌNH HÌNH TĂNG NGUỒN VỐN CỦA DN NĂM 2010 VÀ DỰ KIẾN NĂM 2011 - 2012 (Trang 67)
Bảng 27: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CỦA CÁC DN NĂM 2010 VÀ DỰ KIẾN NĂM 2011 - 2012 - phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ
Bảng 27 TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CỦA CÁC DN NĂM 2010 VÀ DỰ KIẾN NĂM 2011 - 2012 (Trang 71)
Bảng 29: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DN NĂM 2010 VÀ DỰ KIẾN NĂM 2011 - 2012 - phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ
Bảng 29 TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DN NĂM 2010 VÀ DỰ KIẾN NĂM 2011 - 2012 (Trang 73)
Bảng 30: TÌNH HÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TẠI CÁC DN - phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ
Bảng 30 TÌNH HÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TẠI CÁC DN (Trang 74)
Bảng 32: TÌNH HÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CỦA CÁC DN - phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ
Bảng 32 TÌNH HÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CỦA CÁC DN (Trang 76)
Bảng 34: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DNNVV TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP NĂM 2010 - phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ
Bảng 34 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DNNVV TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP NĂM 2010 (Trang 81)
Bảng 36: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DNNVV PHÂN THEO NGÀNH CN - phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ
Bảng 36 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DNNVV PHÂN THEO NGÀNH CN (Trang 85)
Bảng 37: HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DNNVV PHÂN THEO NGÀNH CN - phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ
Bảng 37 HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DNNVV PHÂN THEO NGÀNH CN (Trang 86)
Bảng 38: KẾT QUẢ MÔ HÌNH HÀM PHÂN BIỆT - phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ
Bảng 38 KẾT QUẢ MÔ HÌNH HÀM PHÂN BIỆT (Trang 90)
Bảng 39: DIỄN GIẢI CÁC BIẾN VÀ KỲ VỌNG CỦA MÔ HÌNH - phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ
Bảng 39 DIỄN GIẢI CÁC BIẾN VÀ KỲ VỌNG CỦA MÔ HÌNH (Trang 92)
Bảng 39: HỆ SỐ ƯỚC LƯỢNG CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH HỒI QUI - phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ
Bảng 39 HỆ SỐ ƯỚC LƯỢNG CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH HỒI QUI (Trang 93)
Bảng 41: MA TRẬN SWOT - phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ
Bảng 41 MA TRẬN SWOT (Trang 105)
Hình thức hỗ trợ doanh nghiệp nhận đuợc (chọn những ô thích hợp): - phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố cần thơ
Hình th ức hỗ trợ doanh nghiệp nhận đuợc (chọn những ô thích hợp): (Trang 124)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w