Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 77 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
77
Dung lượng
557,64 KB
Nội dung
1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN VĂN HỌC TƯ TƯỞNG CỦA ERICH FROMM VỀ TỰ DO TRONG TÁC PHẨM “TRỐN THOÁT TỰ DO” LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Triết học Hà nội - 2015 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN VĂN HỌC TƯ TƯỞNG CỦA ERICH FROMM VỀ TỰ DO TRONG TÁC PHẨM “TRỐN THOÁT TỰ DO” LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60220301 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐỖ MINH HỢP Hà nội – 2015 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đỗ Minh Hợp. Tôi xin cam đoan đề tài này không trùng với bất cứ đề tài luận văn thạc sĩ nào đã được công bố ở Việt Nam. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của đề tài. Người cam đoan Nguyễn Văn Học 4 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đỗ Minh Hợp, hiện đang công tác tại Viện triết học, đã hướng dẫn em hoàn thành luận văn này. Đồng thời, em cũng chân thành cảm ơn sự tận tình chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo trong khoa Triết học, trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, và tất cả người thân, bạn bè đã luôn sát cánh giúp đỡ, trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận văn vừa qua. Em xin chân thành cám ơn! 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xã hội phương Tây hiện đại, con người được giải phóng khỏi những sợi dây hữu hình trói buộc con người về tự nhiên cũng như về xã hội. Về mặt tự nhiên, con người dần nắm bắt được những quy luật của tự nhiên và “làm chủ” được nó. Về mặt xã hội, con người thoát khỏi sự kiềm chế của giáo hội, thoát khỏi những cơ cấu giai cấp cũ, trở thành một con người “tự do”. Tuy nhiên, con người lại bị trói buộc bằng những sợi dây mới – sợi dây vô hình, biến con người trở thành “nô lệ”. C. Mác đã chỉ ra rằng, người công nhân sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, nhưng anh ta không được sử dụng giá trị của cải vật chất ấy cho mình, mà quyền sử dụng giá trị của cải vật chất thuộc về nhà tư bản, dẫn đến hiện tượng “lao động tha hóa”. Người công nhân trở thành “nô lệ” cho những vật phẩm mà mình làm ra. Để khắc phục sự tha hóa trong lao động, Mác khẳng định cần phải xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Sự tha hóa không những diễn ra ở lĩnh vực sản xuất vật chất mà còn diễn ra trên “lĩnh vực tinh thần”, điều này đã được C.Mác tiên đoán. Erich Fromm tiếp thu những điểm tích cực từ Mác, đồng thời chỉ ra rằng, con người đề cao quá mức sức mạnh của khoa học, công nghệ dẫn đến, “tha hóa về mặt tinh thần”. Con người đánh mất đi những bản ngã vốn có của mình như: vui, buồn, yêu, ghét, giận dữ, đau khổ, v.v. Ngày nay, xã hội càng phát triển, vấn đề tha hóa về tinh thần càng lớn – con người đang đứng trước những thách thức mới được đặt ra có tính chất toàn cầu như: sự lo ngại về bom nguyên tử, sự hủy hoại môi trường, chủ nghĩa khủng bố. Nguyên nhân và cách giải quyết những khủng hoảng là những vấn đề đã được Erich Fromm, nhà phân tâm học, triết học người Đức đặt ra và luận giải từ những năm đầu của thế kỷ XX. 6 Erich Fromm với lý thuyết của ông thể hiện mối quan tâm với cả cá nhân và xã hội, cùng sự tương tác giữa chúng. Erich Fromm: “giải thích lập trường cơ bản là có một tập hợp các điều kiện xã hội lý tưởng và quả thật, một xã hội lý tưởng cũng như một sự định hướng tối ưu mà một cá nhân có thể có đối với xã hội. Tuy nhiên, các lý tưởng này đã không đạt được, nên về cơ bản, các cá nhân là những sinh vật cô đơn, biệt lập. Mỗi cá nhân cố gắng để đạt được tự do, nhưng khi có tự do, sự cô lập lại đến, do đó cần phải cố gắng liên tục để thoát khỏi tự do đã đạt được” [43, tr.232]. Tự do của con người đã, đang và sẽ luôn là một vấn đề nóng hổi, thu hút sự quan tâm của các nhà tư tưởng. Có thể nói, nếu con người là đề tài trung tâm của mọi thời đại, là nguồn hứng khởi chủ yếu cho những suy tư triết học, thì tự do của con người chính là mục đích cuối cùng của những suy tư ấy. Trong lịch sử, vấn đề tự do đã được các nhà tư tưởng lý giải ở nhiều góc độ khác nhau. Từ góc nhìn tâm lý học xã hội, trong “Trốn thoát tự do”, E.Fromm đã "tập trung vào khía cạnh vốn là điểm cốt yếu của những cuộc khủng hoảng văn hóa, xã hội trong thời đại chúng ta: ý nghĩa của tự do đối với con người hiện đại" [16, tr.5]. Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được nâng cao. Dù vậy, đời sống văn hóa tinh thần lại phát triển không tương xứng, sự chênh lệch đó đang được đặt ra nhiều vấn đề bức xúc. Ở lĩnh vực văn hóa tinh thần, Việt Nam gặp phải những vẫn đề tương tự như các nước phương Tây. Trong xã hội phương Tây, con người được giải phóng khỏi sự áp bức bên ngoài, trong khi đó, vấn đề nội tâm được đặt ra rất gay gắt. Phân tâm học đã góp phần giải quyết những vấn đề liên quan đến nội tâm con người, đặc biệt là vấn đề “tha hóa tinh thần” của con người trong xã hội hiện đại. 7 Với những lí do trên, tác giả đã chọn đề tài Tư tưởng về tự do trong tác phẩm “Trốn thoát tự do” của Erich Fromm làm luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu Phân tâm học của Erich Fromm nói riêng và trường phái phân tâm học nói chung có ảnh hưởng rất lớn đến chủ nghĩa nhân bản phi duy lý của thế kỷ XX. Phân tâm học còn ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội đương đại. Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu về phân tâm học nói chung và phân tâm học của Erich Fromm ở Việt Nam còn chưa đa dạng, phong phú. Tư tưởng phân tâm học của Erich Fromm trong các tác phẩm phân tâm học nói chung hay các tác phẩm viết về triết học phương Tây hiện đại mới chỉ được trình bày một cách khái quát, sơ lược. Trong cuốn Đại cương lịch sử triết học phương Tây hiện đại cuối thế kỷ XIX – nửa đầu thế kỷ XX của Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh, các tác giả đã trình bày được rất nhiều nội dung trong tư tưởng của Fromm về bản tính con người. Các tác giả đã đưa ra nhận định: “Fromm xác định bản tính con người không phải là tổng thể các dục vọng được định trước về mặt sinh học đây bao giờ cũng là “bản tính thứ hai”, là câu trả lời có suy xét, như là quan hệ toàn vẹn với thế giới. Câu trả lời như vậy có thể là khát vọng về tự do, về sự công bằng, về chân lý, nhưng cũng hệt như vậy, cũng có thể là sự căm thù, sự quá tự mê, là sự theo thời, sự tàn bạo, thói thích phá hủy” [24, tr.79]. Tuy nhiên, cuốn sách này mới ở dạng đại cương nên chưa đưa ra được những phân tích cụ thể về tư tưởng tự do của Erich Fromm. Trong cuốn Chủ nghĩa Mác phương Tây (trường phái Frankfurt) của Nguyễn Chí Hiếu – Đỗ Minh Hợp, hai tác giả đã nhận định rằng, “Các đại biểu của trường phái này đã cố gắng phát triển chủ nghĩa Mác nhằm phê phán xã hội tư sản hiện đại (lý thuyết phê phán) và chỉ ra con đường khắc phục “nô lệ”, “tha hóa” của con người phương Tây hiện đại”. Đồng thời, các tác giả 8 cũng đã đề cập đến những phương diện tự do của Erich Fromm, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ khái quát. Trong cuốn Lịch sử triết học phương Tây, tập 3 của Đỗ Minh Hợp, tác giả đã chỉ ra rằng, trong xã hội phương Tây hiện đại con người đã “tự do” về mặt sinh học, nhưng lại rơi vào tình trạng “tha hóa về tinh thần”. Cách thức giải quyết sự tha hóa đó là xóa bỏ sự xa cách giữa con người với xã hội. Tuy vậy, tác giả mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát chưa đi sâu phân tích quan niệm “tự do”. Luận văn thạc sĩ Quan niệm về con người trong phân tâm học của Erich Fromm của tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền nghiên cứu con người và bản chất của con người, cũng như cách thức giải phóng con người của Erich Fromm. Tác giả luận văn trên đã phân tích sự giải phóng con người ở hai góc độ: thứ nhất là ở góc độ tình yêu – câu trả lời cho vấn đề hiện hữu, thứ hai là tôn giáo nhân bản. Tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền cũng đã chỉ ra một số con đường giải phóng con người, nhưng chưa đi sâu vào tư tưởng tự do của Erich Fromm. Trong luận văn thạc sĩ của Phan Thị Hồng Nhung, Tư tưởng của Erich Fromm trong tác phẩm “Trốn thoát tự do”, tác giả đã tìm hiểu về “tự do tiêu cực” và “tự do tích cực”. Tuy nhiên, tác giả chưa đi sâu vào phân tích chi tiết hai nội dung tự do này. Các công trình của các tác giả nói trên đã trình bày và phân tích sơ lược được những nội dung cơ bản trong học thuyết của Erich Fromm, nhưng mới chỉ nghiên cứu ở một mức độ nào đó một số khía cạnh trong tư tưởng về tự do của ông. Do đó, tác giả luận văn này mong muốn trình bày một cách có hệ thống tư tưởng của Erich Fromm về tự do trong tác phẩm “Trốn thoát tự do”. 9 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn là làm rõ tư tưởng về tự do của Erich Fromm trong tác phẩm “Trốn thoát tự do”. Để đạt mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, trình bày hoàn cảnh và những tiền đề ra đời của tư tưởng về tự do trong tác phẩm “Trốn thoát tự do” của Erich Fromm. Thứ hai, làm rõ nội dung cơ bản của tư tưởng tự do trong tác phẩm “Trốn thoát tự do” của Erich Fromm. Thứ ba, đánh giá những giá trị và những hạn chế của tư tưởng về tự do trong tác phẩm “Trốn thoát tự do” của Erich Fromm. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp logic và lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu và một số phương pháp khác. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tư tưởng về tự do của Erich Fromm trong tác phẩm “Trốn thoát tự do”. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các nội dung của tác phẩm “Trốn thoát tự do” có liên quan tới vấn đề tự do. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn Về mặt lý luận: Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Erich Fromm, về tư tưởng tự do của Erich Fromm. Về mặt thực tiễn: Luận văn trên cơ sở xem xét tư tưởng tự do của Erich Fromm, cung cấp một hướng giải quyết việc khủng hoảng về mặt tinh thần 10 trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở Việt Nam có thể tiếp thu và học tập trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể ở nước ta. 7. Kết cấu Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 2 chương và 6 tiết. [...]... thuyết của nó Vào những năm 20, Fromm hoạt động tại Berlin với tư cách một nhà phân tâm học, sau khi xuất dương sang Mỹ, ông đã cùng K.Horney (1885 – 1953) sáng lập trường phái Freud mới ở Mỹ” [26, tr 35] Erich Fromm đánh giá cao tư tưởng C Mác ở tác phẩm Bản thảo kinh tế triết học năm 1844, theo Fromm, những tác phẩm mà C.Mác viết sau này 27 chỉ nhằm luận giải thêm cho tư tưởng của C.Mác ở trong tác phẩm. .. giai cấp tư sản Giai đoạn này có rất nhiều xáo trộn nên có nhiều các nhà tư tưởng lớn, trong đó có Erich Fromm 1.2 Tiền đề lý luận cho sự ra đời tư tưởng tự do của Erich Fromm 1.2.1 Phân tâm học Freud Sigmund Freud (tên đầy đủ là Sigmund Schlomo Freud; sinh ngày 6 tháng 5 năm 1856 – mất ngày 23 tháng 9 năm 1939) nguyên là một bác sĩ về thần kinh và tâm lý, Freud sinh ra trong một gia đình người Do Thái... niệm về triết học Mác dưới ánh sáng của tác phẩm này Ông cố thay thế cách tiếp cận giai cấp của Mác bằng cách tiếp cận triết học hiện sinh, quy tất cả mọi mâu thuẫn của xã hội tư bản chủ nghĩa về tha hóa” [26, tr.34] Một hướng khác của những người theo chủ nghĩa Mác mới là đưa học thuyết của Mác tích hợp với học thuyết của Freud: “học thuyết Freud đã trở thành một trong các cội nguồn tư tưởng của trường... có hàng loạt những tác gia văn học nổi tiếng như: Alphonse de Lamartine (1790 – 1869) những sáng tác của ông là vẻ đẹp của hồ Bourget và những ý tư ng về vĩnh hằng; hay Giacomo Leopardi (1798 – 1837) với Dạ khúc người chăn cừu lang thang của châu Á;…đặc biệt là những tác phẩm của Alexander Pushkin (1799 – 1837), Adam Mickiewicz (1798 – 1855), và J.W.Goethe các tác phẩm của những tác gia này có sự kết... vĩ đại hơn hết trong lịch sử tư tưởng loài người Ông ta đã biến đổi sự giễu cợt và những niềm vui nhẹ nhàng của con người thành những hiện tư ng dồn ép, bí hiểm và sâu thẳm đã tìm thấy thù hận trong cội dễ yêu thương, ác ý ngay trong lòng âu yếm, loạn luân trong tình yêu phụ mẫu và con cái, tội lỗi trong đại lượng và sự căm hờn dồn ép của một người cha như là một của thừa tự hiển nhiên của nhân loại”... qua sự giáo dục của bố mẹ, thông qua nhà trường, dư luận xã hội, hay sự quy định của pháp luật Qua tìm hiểu về Freud và học thuyết của ông, chúng ta nhận thấy những giá trị mà Fromm đã kế thừa để xây dựng nên học thuyết tự do của mình, đó là: Thứ nhất, Erich Fromm phân tích tính cách xã hội dựa trên những khám phá nền tảng của Freud, đặc biệt là sự vận hành của vô thức và tác động của ngoại cảnh đối... quan điểm của Mác và Heidegger Tác phẩm thứ nhất nêu trên của Marcuse chỉ đề cập đến cuốn sách Tồn tại và thời gian của Heidegger mới xuất bản khi đó, phân tích lý giải về “hiện tư ng lịch sử” được Heidegger nghiên cứu như một trong những tư 26 tư ng cơ bản của triết học hiện sinh Lên tiếng chống lại luận giải mang tính máy móc về chủ nghĩa duy vật lịch sử, Marcuse luận giải triết học lịch sử của Mác... bất lợi của Đức được tư ng tư ng nhiều hơn là có thật: sự 13 xâm nhập của kinh tế Đức vào những vùng kề cận tại Đông Âu là một sự bù đắp, còn tốt đẹp hơn là sở hữu những thuộc địa xa xôi Tuy vậy, về mặt tâm lý, Đức cảm thấy rất bực bội và không bằng lòng” [3, tr.770] Châu Âu của thế kỷ XIX phát triển nhanh chóng về mặt kinh tế đã kéo theo tư tưởng khám phá bao trùm Về chính trị, chiến tranh tư ng chừng... ấy Đặc biệt, Erich Fromm đã chứng kiến sự khốc liệt của chiến tranh khi mới chỉ 14 tuổi Chính điều đó đã tác động đến tâm lý của Erich Fromm, làm chất chứa trong ông những mâu thuẫn của sự thù hận và ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng của ông sau này 16 1.1.2 Điều kiện văn hóa – xã hội Cùng với sự phát triển kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội cũng có sự thay đổi không ngừng Sự phát triển của kinh tế... với những hiện tư ng đó, ông còn có một hiểu biết hạn chế về hiện tư ng mà ông đã để tâm rất nhiều: tình dục” [16, tr.324] Đối với Erich Fromm, các yếu tố xã hội đã ảnh hưởng đến hành vi của con người, và Fromm phê phán sự tác động xấu của xã hội đối với cá nhân con người Fromm đưa ra quan điểm của mình về con người và xã hội: “cả phân tâm học nhân văn và chủ nghĩa xã hội dân chủ của Fromm đều được . tư tưởng của Erich Fromm về tự do trong tác phẩm Trốn thoát tự do . 9 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn là làm rõ tư tưởng về tự do của Erich Fromm trong tác. vào tư tưởng tự do của Erich Fromm. Trong luận văn thạc sĩ của Phan Thị Hồng Nhung, Tư tưởng của Erich Fromm trong tác phẩm Trốn thoát tự do , tác giả đã tìm hiểu về tự do tiêu cực” và tự. tự do của Erich Fromm. Thứ hai, làm rõ nội dung cơ bản của tư tưởng tự do trong tác phẩm Trốn thoát tự do của Erich Fromm. Thứ ba, đánh giá những giá trị và những hạn chế của tư tưởng về