7. Kết cấu
2.1.3. Tự do trong xã hội dân chủ
Sự tuân thủ máy móc là một hình thức khác của “tự do phá hủy”. Cơ chế này cũng bắt nguồn từ sự cô đơn, sợ hãi không thể chịu đựng được của con người. Cơ chế giải thoát gánh nặng của “tự do” này tồn tại trong phần lớn tính cách của con người hiện đại. Con người hiện đại không còn nhận ra mình với tính cách đặc trưng riêng vốn có của mình nữa, mà tính cách của họ bị hòa
52
tan trong xã hội, tính cách của mỗi người cũng chính là tính cách xã hội. Con người hiện đại đã đánh mất bản ngã của mình, hướng đến những mục đích ở bên ngoài anh ta như là những khát vọng nội tại bên trong con người. Tính cách của con người trong xã hội hiện đại được dập khuôn giống như là những sản phẩm được sản xuất hàng loạt thông qua các máy móc: tất cả đều giống nhau, người ta không nhận ra sự đặc biệt riêng có nữa. Sự khác biệt ở tính cách của con người trong xã hội hiện đại trở thành những khao khát khiến con người phải kiếm tìm, nhưng sự tìm kiếm gặp phải không ít khó khăn. Tính cách con người trong xã hội hiện đại đều như nhau và được nâng đỡ bởi một sức mạnh vượt trội ở bên ngoài dẫn đến con người mất đi những xúc cảm vốn có của mình. Những gì mà con người hiện đại thể hiện, qua tính cách của mình đều không phải của anh ta mà là của người khác. Nguyên nhân của tình trạng trên trong xã hội dân chủ, theo Erich Fromm, xuất phát từ giáo dục.
Xuất phát từ những khám phá nền tảng của Freud, hoạt động tinh thần của mỗi cá nhân con người tồn tại ba dạng là: cái vô thức (tự ngã), cái ý thức (bản ngã), siêu ý thức (siêu ngã). Trong đó, vô thức là cái bản năng vốn có tồn tại trong mỗi con người. Vô thức không có tổ chức, không có định hướng. Vô thức cần sự kiểm soát của ý thức, tức là, ý thức được coi như người gác cổng nhằm định hướng cho vô thức. Siêu ý thức là những điều ở bên ngoài con người như: luật pháp, dư luận xã hội, đạo đức, v.v. Quá trình giáo dục là cách khống chế làm giảm bớt đi cái vô thức (tự ngã), bắt cái vô thức tuân thủ những cái siêu ngã ở bên ngoài. Đầu tiên, việc giáo dục những đứa trẻ bắt đầu như sau: “hầu hết trẻ em đều nuôi dưỡng thái độ chống đối và bất trị như là hệ quả những xung đột của chúng với thế giới xung quanh vốn có xu hướng ngăn trở sự phát triển giữa chúng và đối với nó” [16, tr.267]. Có nghĩa là, cái vô thức ở những đứa trẻ ban đầu sẽ không khuất phục những thông tin thông qua giáo dục từ bên ngoài áp đặt cho chúng. Tuy nhiên, theo thời gian, sự giáo
53
dục được diễn ra một cách thường xuyên và liên tục, làm cho những đứa trẻ dần khuất phục, hoặc chỉ còn sự chống đối yếu ớt. Nói cách khác, theo Erich Fromm, mục đích của giáo dục là nhằm loại bỏ sự kháng cự của cái vô thức trong những đứa trẻ. Bằng nhiều cách thức, phương pháp khác nhau đến một mức nhất định nào đó, những đứa trẻ không còn sự chống đối nữa mà dần khuất phục dưới sự giáo dục. Chúng chấp nhận những yếu tố ở bên ngoài xâm nhập vào bên trong con người và dần từ bỏ cái tôi vốn có của mình, hay nói cách khác là đã dần đánh mất mình. Trong quá trình giáo dục, những đứa trẻ đã tiếp nhận những hành động cũng như xúc cảm ở người khác truyền vào đến một mức độ nhất định và trong những thời gian nhất định nào đó thì những hành động và cảm xúc ở trong những đứa trẻ không phải là của nó nữa, mà hoàn toàn là của người khác. Lúc đó, con người đã đánh mất mình, bị “tha hóa về tinh thần”. Những đứa trẻ ngay từ đầu quá trình giáo dục, chúng phải: “học cách giống mọi người, học cách thân thiện và không phê bình gì về họ, học cách mỉm cười” [16, tr.267-268]. Cách giáo dục làm cho những đứa trẻ không còn thái độ thù địch khi cảm xúc bị đè nén đồng thời cũng khiến cho đứa trẻ mất dần những tình cảm, cảm xúc vốn có của mình. Những tình cảm, cảm xúc mà đứa trẻ học được thông qua giáo dục chỉ là những tình cảm và cảm xúc ngụy tạo, của người khác. Bản ngã vốn có của con người bị tiêu diệt hoàn toàn khi con người được giáo dục và thông qua giáo dục, con người với tính uyển chuyển vốn có trong tình cảm và cảm xúc bị mất đi. Con người trở nên khô cứng, do sự tiếp nhận những yếu tố từ bên ngoài vào một cách máy móc. Theo Fromm, giáo dục đã thủ tiêu những tính cách, tình cảm vốn rất mềm mại của con người làm cho con người tuân thủ những dồn ép từ bên ngoài nên những tình cảm thực vốn có ở con người không còn nữa.
Như vậy, chúng ta có cần xóa bỏ giáo dục để cho cá nhân con người phát triển tự do, không hạn chế khả năng sáng tạo của con người và để bản
54
ngã con người phát triển như bản thân nó vốn có. Theo Erich Fromm, giáo dục một cách vừa phải và không thường xuyên sẽ cổ vũ tinh thần độc lập sáng tạo trong những đứa trẻ. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại của chúng ta, giáo dục diễn ra một cách thường xuyên, liên tục đã làm cho bản tính tự nhiên của con người bị thay thế bằng những cảm xúc cứng nhắc từ bên ngoài. Quá trình giáo dục đã loại trừ những đặc trưng riêng có trong mỗi người, cản trở sự sáng tạo ở con người. Điều này đã làm cho con người trở thành những cái máy giống nhau một cách lạ thường, khiến người ta không nhận ra có sự khác biệt. Ngoài ra, trong xã hội hiện đại, thông tin rất cần thiết, quyết định sự thành bại của những nhà kinh doanh, người nào có nhiều thông tin thì người đó giành chiến thắng. Tuy nhiên, theo Erich Fromm, lượng thông tin quá lớn sẽ làm con người không đủ thời gian cho việc tiếp nhận thông tin, cho nên cũng không đủ thời gian để xem xét, đánh giá xem thông tin đấy. Việc chỉ tiếp nhận thông tin mà không xử lý dẫn đến con người bị mất phương hướng và tuân theo những yếu tố ở bên ngoài một cách vô điều kiện. Đối với vấn đề chân lý, Erich Fromm cho rằng, trong xã hội hiện đại của chúng ta, con người tự cho mọi thứ đã được nhận thức và trở thành “chân lý lý tưởng”. Nếu một người nào đó đưa ra một khám phá mới mẻ nào đó, họ bị coi là ngây ngô vì những điều này thực ra đã được nhận thức và trở thành “chân lý lý tưởng”. Chính quan niệm đó đã làm cản trở sự phát minh, sáng tạo của con người, làm tư duy con người trở nên khô cứng. Theo Erich Fromm, chân lý vốn là tương đối, sự nhận thức của con người ở mỗi giai đoạn là khác nhau, mỗi thời điểm là khác nhau, ở mỗi người là khác nhau. Fromm viết: “tôi phải nói rằng luôn có một lỗi khao khát sự thật nào đó trong mỗi con người, bởi lẽ mọi người đều phần nào cần đến nó” [16, tr.274].
Erich Fromm cho rằng, trong nền văn hóa của chúng ta, mọi thứ trở nên phức tạp, nhưng thực chất mọi thứ rất rõ ràng. Trước những vấn đề rất đơn
55
giản, con người trong xã hội hiện đại lại “thiếu tự tin để giải quyết nó”. Con người hiện đại đã đánh mất sự tự tin vào chính mình, đặt niềm tin vào những yếu tố ở bên ngoài con người. Hơn nữa, dưới sự tác động của những phương tiện truyền thông được lặp đi, lặp lại nhiều lần, tinh thần con người đã bị làm cho “tha hóa”.
Trong xã hội hiện đại của chúng ta, theo Erich Fromm, mọi người đều giống nhau ở nhiều điểm trong suy nghĩ cũng như hành động. Điều này làm mất đi tính cách đặc thù ở mỗi người. Hiện tượng con người mất đi tính chất đặc thù đã biến con người trong xã hội hiện đại trở thành những cái máy, không còn sự uyển chuyển, linh hoạt. Con người trở thành công cụ cho những sức mạnh vượt trội ở bên ngoài, đứng trên con người.
Erich Fromm khẳng định rằng, con người trong xã hội hiện đại không lầm tưởng, nhưng họ luôn chạy theo những ảo tưởng ở bên ngoài. Con người hiện đại lầm tưởng vào sức mạnh vượt trội ở bên ngoài là chỗ dựa chắc chắn để họ bám víu vào khi phải chịu sự hoang mang, sợ hãi. Trong xã hội hiện đại tốc độ phát triển nhanh chóng, con người không có thời gian để suy nghĩ trước khi hành động, do đó, họ hành động một cách vội vàng, hấp tấp theo những gì có sẵn. Chính điều này đã khiến cho con người hiện đại làm theo những sức mạnh trỗi vượt ở bên ngoài và bị “tha hóa về tinh thần”. Con người trong xã hội hiện đại bị những uy quyền ẩn danh chi phối. Uy quyền ẩn danh biến con người thành những cỗ máy trong xã hội.Để đáp ứng những đòi hỏi ở người khác, những đòi hỏi ở bên ngoài con người, con người đã đánh mất “nhân tính”, bản tính vốn có tồn tại trong mình. Cảm giác cô đơn, tuyệt vọng dẫn con người đến chỗ muốn bám víu vào chỗ dựa khác: “từ bỏ tự tánh và cá tính dẫn đến việc ngăn trở đời sống. Về phương diện tâm lý, đó là cái máy, trong khi vẫn sống động về mặt sinh học, đã chết về phương diện cảm xúc và tinh thần. Trong khi thực hiện những hoạt động sống, đời sống của hắn trôi
56
tuột đi như cát qua kẽ tay hắn vậy” [16, tr.281]. Tuy nhiên, con người hiện đại vẫn khao khát có một sự khác biệt thực sự, tức là khao khát được khẳng định chính mình, nhưng sự khác biệt lại rất mong manh. Theo Erich Fromm, sự khác biệt mà con người khao khát trước hết được thể hiện thông qua tên riêng của mình: “chúng ta khai báo danh tính mình cho người nhân viên đường sắt để mua vé tàu; túi xách, bộ bài và radio cầm tay đều được “cá nhân hóa” bằng cách điền tắt tên chủ sở hữu lên chúng. Tất cả những điều đó ngụ ý được them khát “được khác biệt” và điều này gần như là tàn tích cuối cùng của cá tính còn sót lại” [16, tr.281].
Con người hiện đại tưởng rằng đã thoát được những trói buộc với tự nhiên do nắm bắt được quy luật, thoát được sự gò ép của giáo hội và sự quản thúc theo thứ bậc giai cấp ở xã hội cũ. Ở xã hội tư bản, con người cho rằng đã được hoàn toàn “tự do”, nhưng thứ tự do ấy lại làm cho con người cảm thấy “cô đơn”, “sợ hãi” và bất lực. Con người hiện đại bám víu vào sự nâng đỡ của sức mạnh ở bên ngoài. Do đó, con người trong xã hội hiện đại chưa có tự do thực sự. Con người hiện đại phải “chạy trốn tự do”, tự do ở đây theo quan niệm của Fromm chính là thứ "tự do phá hủy”.
Tóm lại, “tự do phá hủy” ở sự tuân thủ máy móc cũng xuất phát từ sự
cô đơn không thể chịu đựng được, khiến cho con người đánh mất bản ngã của mình và con người tìm cách để thay thế những cảm xúc của mình, tình cảm của mình bằng cảm xúc, tình cảm của người khác. Nguyên nhân con người đánh mất bản ngã của mình xuât phát từ bản thân tâm lý của con người. Con người chịu những tác động do những yếu tố ở bên ngoài từ giáo dục cho đến những uy quyền ẩn danh. Chính vì vậy, con người không tự tin vào bản thân mình nữa mà tuân thủ và bám víu vào một quyền lực nào đó vượt trội ở bên ngoài. Để con người không đánh mất bản tính của mình, suy nghĩ và làm
57
những gì mình muốn chứ không phải là do người khác định sẵn, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu quan niệm về “Tự do xây dựng” của Erich Fromm.