7. Kết cấu
2.1.2. Tự do ở tính chất phá hoại
Theo Erich Fromm, tính chất phá hoại có sự tương đồng với tính ác thống dâm. Tính chất phá hoại và tính ác thống dâm đều xuất phát từ tình trạng bất lực và cô đơn không chịu đựng nổi của cá nhân con người. Ở tính ác thống dâm, để xóa bỏ lỗi cô đơn không thể chịu đựng nổi, đối tượng tìm cách gắn kết với một yếu tố nào đó ở bên ngoài làm chỗ dựa. Ở tính chất phá hoại, đối tượng lại tìm cách tự thủ tiêu chính bản thân mình, hủy hoại bản thân hay thống trị kẻ khác. Trong xã hội của chúng ta, tính chất phá hoại được tìm thấy ở khắp mọi nơi, chẳng hạn như trong tình yêu, lương tâm, trách nhiệm,... Ở tình yêu, khi chúng ta dành hết tình cảm của mình cho một đối tượng nào đó, không hẳn là chúng ta vì người mình yêu, theo cách hiểu của Fromm, đó chính là bản thân anh ta “tự yêu mình”, thông qua người khác, lấy người khác làm cơ sở để “yêu mình”. Ta tự yêu ta thông qua người khác, vì nếu không yêu người khác ta sẽ cảm thấy cô đơn, nên ta yêu người khác để làm giảm nỗi cô đơn ở trong ta. Đối với lương tâm, khi chúng ta làm điều gì đó trái với lương tâm mình, ta sẽ day dứt. Tuy nhiên, theo Fromm, lương tâm ta day dứt không phải vì cái mà ta chưa làm đúng với lương tâm, mà sự day dứt đó là sự day dứt cho bản thân ta. Tương tự đối với trách nhiệm, trong xã hội hiện đại
48
này, rất nhiều điều đã và đang bị lợi dụng để che đậy cho những mục đích của chính con người.
Erich Fromm quan niệm khuynh hướng phá hoại có hai dạng khác
nhau: một là, con người phản ứng lại khi bị tấn công, gây nguy hiểm đến tính mạng, hay bảo vệ những lý tưởng mà bản thân mình theo đuổi; hai là, dạng
tồn tại ở bên trong con người kéo dài triền mien và chỉ chờ có dịp để bộc phát. Erich Fromm đặc biệt quan tâm chú ý đến loại thứ hai, diễn ra từ thời kỳ cải cách tôn giáo cho đến xã hội hiện đại ngày nay.
Trước hết, theo Erich Fromm, trong thời kỳ cải cách tôn giáo, “tính chất phá hoại” được Luther và Calvin thể hiện rất rõ. Đối với Luther, ông cho rằng bản tính con người là rất xấu ác. Do đó, con người cần phải thủ tiêu bản tính ấy. Bằng cách thủ tiêu bản tính xấu ác của con người tận gốc rễ, Chúa mới gia ân nơi con người: “hãy tận diệt, hãy bật rễ và hãy thủ tiêu mọi sự khôn ngoan và lề luật của xác thịt, có thể nó hiện ra – trong mắt chúng ta [16, tr.85]. Con người cần tự từ bỏ bản tính vốn có của mình, từ bỏ những đức tính khôn ngoan nơi cá nhân mình hay nói cách khác là thủ tiêu bản tính cá nhân của mình thì con người mới tiến đến được với Chúa, với Thượng đế. Học thuyết của Luther khiến cho cá nhân mỗi người trở nên tầm thường, làm cho cá nhân con người mất tự tin vào bản thân mình, con người trở thành một công cụ trong tay Chúa. Nó là sự chuẩn bị về mặt tư tưởng cho bất kỳ một hành động vượt trội nào khác ở bên ngoài con người, có thể thống trị lên trên con người. “Tự do phá hủy” ở “tính chất phá hoại” của đạo Tin Lành nói chung và của Luther nói riêng là tinh thần khổ hạnh, từ bỏ bản thân mình, thì đến học thuyết của Calvin, vấn đề được đẩy lên thành một Thượng Đế nhẫn tâm lấy việc trừng phạt là quan trọng không cần biết người bị trừng phạt có lỗi hay không.
49
Trong học thuyết của Calvin về “tính chất phá hoại”, chúng ta thấy có hai góc độ: “thái độ đối với tha nhân” và “thái độ đối với chính mình”. Ở thái độ đối với tha nhân, Calvin là đại diện cho tầng lớp trung lưu. Xét ở khía cạnh tâm lý thông thường, bất cứ ai khi bị đe dọa, hay bị cấm đoán, họ đều có sự phản ứng lại bằng thái độ thù địch. Quyền lợi của tầng lớp trung lưu bị sự lấn át của giai cấp tư sản, vì vậy, họ luôn tỏ thái độ thù địch đối với giai cấp tư sản. Tầng lớp trung lưu thể hiện lòng thù địch của mình khi so sánh cuộc sống của họ với cuộc sống xa hoa của giai cấp tư sản, và không thể bằng được cuộc sống của giai cấp tư sản. Không những đố kỵ với sự giàu có của giai cấp tư sản, tầng lớp trung lưu còn đố kỵ với “kẻ bề trên” và họ tin rằng “kẻ bề trên” đó phải chịu “hình phạt muôn đời”. Theo Calvin, những tính cách ấy đã được định sẵn, nên không có cách nào từ bỏ được. Thái độ đối với bản thân tầng lớp trung lưu thường biểu hiện một cách quanh co, nó nhấn mạnh vào “sự đồi bại” của con người và nó nhấn mạnh vào “sự tầm thường vô nghĩa nơi con người”. Nó còn xuất hiện dưới dạng lương thức hay bổn phận. Con người trong cuộc sống của mình coi nhường nhịn là sự yếu đuối hay sỉ nhục nên cần có lương thức và trách nhiệm, những điều này không xuất phát từ sự thù địch. Lương thức thật ở mỗi người là sự hòa hợp với nhân cách của con người ấy. Tuy nhiên, con người khó có thể phân biệt được lương thức chân thật và lương thức giả dối. Để có được lương thức chân thật, chúng ta cần có sự hòa hợp với nhân cách và có sự xác định của toàn bộ thông qua tính cách của mỗi người. Tiếp theo lương thức, ý thức trách nhiệm được thể hiện rất nhiều từ thời kỳ cải cách tôn giáo cho đến nay. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, ý thức trách nhiệm chúng ta bắt gặp rất nhiều trong cuộc sống, nhưng không hẳn nó là ý thức trách nhiệm chân thật, mà nó đã bị làm “méo mó” đi do lợi ích cá nhân, hay sự “thù hằn của bản ngã”. Quan điểm “tính chất phá hoại” của đạo Tin Lành, đối với Luther, đó là sống khổ hạnh với bản thân mình, còn
50
Calvin lại cho rằng Thượng Đế là một người độc ác và nhẫn tâm khi: “chỉ định cho một phần nhân loại cho hình phạt ngàn đời mà không viện bất kỳ bằng cớ hay lý do nào ngoại trừ đó là một hành động thị uy quyền năng của người” [16, tr.109].
Trong giai đoạn chủ nghĩa quốc xã, tầng lớp trung lưu đã thể hiện sự thù địch của mình đối với giai cấp tư sản. Tầng lớp trung lưu đố kỵ với giai cấp tư sản vì giai cấp này có một cuộc sống xa hoa. Chính vì vậy, Hitler và những người đại diện cho đảng quốc xã đã thể hiện sự thù địch này thông qua sự tàn phá đối với giai cấp tư sản và những giai cấp khác trong xã hội. Hitler và đảng quốc xã đã lôi kéo được đại bộ phần quần chúng ở tầng lớp dưới của xã hội vào cuộc chiến chống kẻ thù của họ. “Những kẻ tàn phá này” đã trở thành vũ khí đắc lực để Hitler và những người trong đảng quốc xã chống kẻ thù của mình. Nguyên nhân khiến cho tầng lớp dưới của xã hội đi theo và trung thành với tầng lớp trung lưu, mà Hitler và đảng quốc xã là đại diện, chính là do những đặc tính tiêu biểu cho bộ phận tầng lớp trung lưu xuyên suốt chiều dài lịch sử của nó, đó là: “yêu chuộng sức mạnh, căm ghét sự yếu đuối, tính nhỏ nhen, thù địch, và tính hà tiện đến chi li với tiền bạc, và chủ nghĩa khắc khổ về bản chất của họ” [16, tr.233]. Với đặc điểm tâm lý của tầng lớp trung lưu, họ luôn thể hiện sự nhỏ nhen, ích kỷ của mình với những người khác với những giai cấp giàu có hơn họ về tiền bạc. Qua đó, chúng ta nhận thấy trong bản thân tầng lớp trung lưu đã có những đặc tính xấu ác, mà Hitler là đại diện cho tầng lớp trung lưu thuộc giai tầng dưới - một người không có cơ may và tương lai. Theo Erich Fromm, nguyên nhân sâu xa của bản tính xấu ác này xuất phát từ trong vô thức của con người. Hitler và những người trong đảng quốc xã đã thể hiện bản tính xấu ác này ra tính xã hội. Ở bên trong Hitler, bản tính xấu ác, tàn phá đã tồn tại và là một phần tính cách. Hitler đã thể hiện sự thỏa mãn trong việc thống trị đám đông dân chúng, và coi chiến
51
thắng thuộc về kẻ mạnh những kẻ yếu sẽ bị hủy diệt, sự đầu hàng là hèn nhát. Mặt khác, để biện minh cho tính tàn bạo của mình, Hitler cho rằng, ông ta và người Đức là những người vô tội chỉ có kẻ thù mới là những kẻ độc ác tàn bạo. Trong những lời thuyết giảng của mình, Hitler đã có những toan tính nhằm lôi cuốn tầng lớp dưới của xã hội đi theo đảng quốc xã. Hitler luôn khẳng định phải có sự phòng vệ trước bản tính xấu ác của kẻ thù.
Trong xã hội của chúng ta ngày nay, những con người độc ác, tàn bạo vẫn tồn tại rất nhiều. Bản thân họ tưởng rằng mình đang giúp đỡ người khác, giúp đỡ những người yếu đuối trong xã hội, nhưng thực chất đó là họ giúp đỡ cho bản ngã yếu đuối của chính mình. Con người hiện đại không thể làm chủ được mình và bị những uy quyền vô danh khống chế. Con người hiện đại chạy theo những thôi thúc ở bên ngoài anh ta.
Tóm lại, tính chất phá hoại được thể hiện trong thời kỳ cải cách tôn giáo là
sự thù địch vốn tràn ngập trong tư tưởng tầng lớp trung lưu, bởi họ không có được quyền lực và lợi ích. Đối với chủ nghĩa quốc xã, sự tàn phá ở tầng lớp dưới của giai cấp trung lưu là chỗ dựa để cho chủ nghĩa quốc xã lôi kéo và hướng vào trừng phạt kẻ thù của mình. Xã hội hiện đại ngày nay cũng có rất nhiều sự tàn phá, nó xuất phát từ bản thân con người và thông qua hàng loạt những lời giả ngụy trong xã hội. Qua đó, chúng ta thấy rằng, cách thức “tự do phá hủy” trong “tính chất phá hoại” cũng chỉ là cách thức tạm thời. Nó không giải quyết một cách triệt để nỗi cô đơn, hoang mang lo sợ nơi bản thân con người.