Những hạn chế

Một phần của tài liệu Tư tưởng của Erich Fromm về tự do trong tác phẩm Trốn thoát tự do (Trang 66)

7. Kết cấu

2.3.2. Những hạn chế

Thứ nhất, Erich Fromm cũng như quan điểm của những người trong

67

tâm thần của lý tính khai sáng là quan niệm duy tâm của lý tính về bản thân mình” [26, tr.253]. Tuy nhiên, quan điểm tự do của Erich Fromm xuất phát từ những nghiên cứu nền tảng của Freud về tâm lý cá nhân. Erich Fromm nghiên cứu tâm lý xã hội nên tư tưởng của ông cũng có tính duy tâm.

Thứ hai, phương diện “tự do xây dựng” của Erich Fromm khó có thể

thực hiện được, vì trong thời hiện đại này khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển dẫn đến phương tiện truyền thông thay đổi từng ngày. Con người hiện đại hàng ngày vẫn bị tha hóa với những suy nghĩ và hành động không phải là của mình.

Thứ ba, theo cách hiểu của Erich Fromm thì cách mạng khoa học – kỹ

thuật là nguyên nhân bao trùm lên toàn bộ đời sống con người. Nó là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến phá vỡ các mối quan hệ vốn có của con người với tự nhiên và xã hội dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa tư bản: “những thành tựu khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt của thế giới và con người. Những hậu quả của cuộc cách mạng công nghệ là rất đa dạng. Rõ ràng là sức mạnh kỹ thuật đã mở ra những khả năng to lớn cho sự phát triển tinh thần theo các phương hướng khác nhau nhất. Tuy nhiên, người ta cũng nhận thấy rằng kỹ thuật tự thân nó không tự động kéo theo sự tiến bộ trong lĩnh vực văn hóa và tinh thần – đạo đức. Thực ra tình hình là như sau: những thành tựu khoa học – kỹ thuật thể hiện là những nhân tố phức tạp hơn nữa bối cảnh tinh thần đang ngày càng trở nên phong phú và rối rắm hơn rất nhiều so với trước kia. Quyền lực của kỹ thuật đặt ra vô số vấn đề gay gắt nhất, đòi hỏi phải được giải quyết. Chỉ cần nhắc đến vấn đề nguy cơ chiến tranh hạt nhân và hiểm họa sinh thái là nhân loại ai cũng thấy rõ. Chúng chỉ là một phần của vô số vấn đề toàn cầu đang thật sự đe dọa sự tồn tại của loài người” [22, tr.20-21].

68

Kết luận chương 2

Con người thoát khỏi những trói buộc của tự nhiên bằng cách nắm bắt các quy luật, những trói buộc mang tính giai cấp, trở thành con người “tự do”. Tuy nhiên, “tự do” ấy làm cho con người cô đơn, hoang mang, bất lực và sợ hãi. Con người tìm cách trốn thoát tự do hay “tự do phá hủy”, nhưng đây không phải là phương thức đem đến cho con người sự yên ổn. Con người yếu đuối phải dựa vào những sức mạnh vượt trội ở bên ngoài, dẫn đến sự tha hóa về tinh thần. Để mang lại tự do theo đúng nghĩa, “tự do xây dựng”, Erich Fromm cho rằng cần xóa bỏ sự xa cách giữa con người và thế giới, có sự hòa hợp giữa con người và thế giới, nhưng không làm mất đi bản ngã của mình.

69 KẾT LUẬN

Khoa học kỹ thuật phát triển làm cho năng suất lao động ngày càng tăng cao. Một mặt, điều đó khiến cho xã hội có nhiều của cải để thỏa mãn nhu cầu của con người; mặt khác, hiện tượng “tha hóa” xuất hiện do những của cải đó không thuộc về những người sản xuất mà lại nằm trong tay những người chủ có sở hữu về tư liệu sản xuất trong xã hội. Nói cách khác, theo Mác, con người trở thành “nô lệ” cho chính những sản phẩm mà mình sản xuất ra. Không chỉ dừng lại ở đó, Các Mác khẳng định còn có rất nhiều hình thức tha hóa khác nữa mà Mác gọi là tha hóa về mặt tinh thần. Các nhà triết học cùng thời với Các Mác, những nhà triết học ở giai đoạn sau C.Mác cũng nhận ra điều đó và họ tìm các cách thức giải quyết khác nhau để chấm dứt sự tha hóa. C.Mác cho rằng để chấm dứt sự tha hóa trong việc sở hữu về vật chất thì phải mang vật chất trở về người chủ thực sự của nó. Trong khi đó, những nhà triết học cùng thời với Mác lại nhấn mạnh rằng có sự tha hóa về mặt tâm thần của con người, cho nên cần giúp con người tránh khỏi nỗi lo âu, sợ hãi đó. Nhà triết học – phân tâm học Freud – cho rằng, con người bị các yếu tố ý thức và siêu ý thức kìm hãm, chúng làm cho con người bị mất thăng bằng, mất đi bản chất vốn có của con người cho nên cần đưa con người trở về với trạng thái bình thường, điều hòa những mâu thuẫn trong con người nhằm chữa trị các bệnh tâm thần ở con người. C.Mác và Freud đều đã nhận thấy sự bất cập trong xã hội hiện đại làm cho con người đánh mất mình ở những mức độ khác nhau, về mặt vật chất cũng như tâm thần.

Chủ nghĩa Mác – Freud nói chung và Erich Fromm nói riêng đã kế thừa những thành tựu nhất định của C.Mác và Freud trong bối cảnh xã hội phương Tây có nhiều thay đổi. Đặc biệt, Fromm cho rằng trong xã hội công nghiệp hiện đại, con người đã có tự do nhất định, đã đạt được tự do nhất định mà trước đây chưa từng có. Tuy nhiên, trên thực tế, con người ngày càng bị “mất

70

tự do”. Con người lầm tưởng rằng đã được tự do làm những gì mà mình thích, mình muốn, nhưng thứ “tự do” ấy không phải xuất phát từ trong bản thân con người. Điểm xuất phát lại là từ một kẻ giấu mặt mà Erich Fromm gọi là “Uy quyền vô danh”. Trong xã hội công nghiệp hiện đại, con người đã tự từ bỏ thứ tự do vốn phải mất bao công sức mới đạt được, phải “trốn thoát tự do” hay “tự do phá hủy” thứ tự do mà con người hằng mong mỏi, nhưng lại làm cho con người cảm thấy cô đơn không chịu đựng được. Con người “tự do phá hủy” hay nói cách khác con người “trốn thoát tự do” trong xã hội hiện đại theo những cách khác nhau, đó là: chế độ độc tài, tính chất phá hoại, sự tuân thủ máy móc. Tất cả các phương thức “trốn thoát tự do” hay “tự do phá hủy” này, theo Erich Fromm, chẳng qua chỉ là những hình thức làm cho con người tự đánh mất mình, “tha hóa về mặt tinh thần”, làm xoa dịu sự “tự do tiêu cực” – thứ tự do mà theo những nghiên cứu nền tảng trong khi nghiên cứu về con người mà Freud đã chỉ ra: chế độ độc tài xuất phát từ tính cách của những người khổ dâm và ác thống dâm, tính chất phá hoại là một khía cạnh khác của tính cách độc tài, còn sự tuân thủ máy móc được thể hiện rõ trong xã hội dân chủ. Về mặt xã hội, những phương thức “trốn thoát tự do” hay “tự do phá hủy” này đã được Luther và Calvin đưa ra trong học thuyết tôn giáo của các ông, hay thể hiện trong chế độ quốc xã mà Fromm đã đưa ra để phân tích, sự tuân thủ máy móc thì được thể hiện rõ trong xã hội dân chủ. Tất cả những hình thức “trốn thoát tự do” hay “tự do phá hủy” này, theo Erich Fromm, thực ra không mang lại tự do thực sự cho con người trong xã hội công nghiệp hiện đại, không xóa bỏ sự “tha hóa về mặt tinh thần”. Để đạt được thứ tự do mà trong lịch sử con người hằng mơ ước, con người cần đến những phương hướng khác, đó là tính tự động và tự do đích thực. Đó là thứ tự do xuất phát từ trong chính bản ngã của con người, con người được làm những gì mình mong muốn mà không bị một thế lực nào ở bên ngoài ngăn cản, không bị một

71

thế lực nào thúc ép làm theo. Chỉ khi nào có được điều đó, sự tha hóa về mặt tinh thần mới được xóa bỏ triệt để.

Qua việc tìm hiểu về tư tưởng tự do trong tác phẩm “Trốn thoát tự do”

của Erich Fromm, tác giả luận văn nhận thấy chủ nghĩa Mác - Freud nói chung và Erich Fromm nói riêng đã kế thừa một cách triệt để sự phê phán của Mác đối với xã hội hiện đại trong học thuyết của mình. Erich Fromm phê phán xã hội dựa trên những nghiên cứu cơ bản của Freud về mặt tâm thần ở mỗi con người, chuyển phân tâm học ở cá nhân con người thành phân tâm học xã hội. Trong xã hội Phương Tây hiện đại, con người đã đạt được tự do nhất định, nhưng tự do đó vẫn chưa mang lại sự yên ổn thực sự cho con người. Hơn nữa, con người còn cảm thấy sợ hãi, và con người rũ bỏ bằng cách chạy trốn.

Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng đất nước theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nên ngoài việc đi tắt, đón đầu tiếp thu những thành tựu mới về mặt khoa học kỹ thuật của phương Tây cũng cần tránh những “thất bại” mà các nước công nghiệp phát triển đã mắc phải. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá chính là việc áp dụng những thành tựu khoa học - công nghệ để đổi mới về căn bản và nâng cao toàn bộ các lĩnh vực hoạt động của xã hội, từ kinh tế đến chính trị, văn hoá,…Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định: “phát triển khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực nội sinh, coi đó là nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [6, tr.187]. Khi tiếp thu khoa học - công nghệ tiên tiến của các nước phương Tây ngoài việc tiếp thu mặt tích cực, thì mặt tiêu cực cũng theo vào không thể tránh khỏi. Erich Fromm đã tìm hiểu mặt hạn chế của khoa học – công nghệ tác động tiêu cực đến con người và xã hội, ông đã đưa ra phương án khắc phục những hạn chế đó. Chính vì lẽ thế, chúng ta nên nghiên cứu tư tưởng “tự

72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Thị Chín (2003), Các thuyết về tâm lý học phát triển, Nxb. Văn hóa

thông tin.

2. Pierre Daco (2008), Những thành tựu lẫy lừng trong tâm lý học hiện đại

(người dịch: Võ Liên Phương), Nxb. Lao động, Hà Nội.

3. Norman Davies (2012) (Lê Thành dịch), Lịch sử châu Âu, Nxb. Từ điển

bách khoa, Hà Nội.

4. Robert B.Downs (2003), Những tác phẩm biến đổi thế giới (người dịch:

Hoài Châu và Từ Huệ), Nxb. Lao động, Hà Nội.

5. Bùi Đăng Duy – Nguyễn Tiến Dũng (2003), Lược khảo triết học phương

Tây hiện đại, Nxb. Chính trị quốc gia.

6. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Phan Quang Định (2008), Toàn cảnh triết học Âu Mỹ thế kỷ XX, Nxb. Văn

học, Hà Nội.

10. Dương Thị Hồng Điệp (2009), Quan niệm về con người trong phân tâm

học của Sigmund Freud, Luận văn thạc sỹ triết học, Trường Đại học Khoa

học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Lưu Phóng Đồng (1994), Triết học phương Tây hiện đại, Nxb. Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

12. Sigmund Freud (2002), Phân tâm học nhập môn (người dịch: Nguyễn

73

13. S. Freud (2001), Vật tổ và cấm kỵ, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội.

14. S. Freud, C. Jung, G. Bachelard (2000), Phân tâm học và văn hóa nghệ

thuật, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.

15. S. Freud, C. Jung, E. Fromm, R. Assagioli (2002), Phân tâm học và văn

hóa tâm linh, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.

16. E. Fromm (2007)), Trốn thoát tự do (người dịch: Bùi Thanh Châu), Nxb.

Từ điển bách khoa, Hà Nội.

17. Erich Fromm (2012), Phân tâm học và tôn giáo (người dịch: Lưu Văn

Hy), Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội.

18. Erich Fromm (1969), Phân tâm học về tình yêu (người dịch: Thụ Nhân),

Lassan ẩn quán, 45 Nguyễn Thông, Sài Gòn.

19. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn

khoa học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (2004), Gíao trình triết học

Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Đỗ Minh Hợp (2014), Lịch sử triết học phương Tây, Tập 3, Nxb. Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

21. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh, (2008), Đại cương lịch

sử triết học phương Tây hiện đại cuối thế kỷ XIX – nửa đầu thế kỷ XX, Nxb.

Tổng hợp, TP. Hồ Chí Minh.

22. Đỗ Minh Hợp (2006), Diện mạo triết học phương Tây hiện đại, Nxb. Hà

nội.

23. Đỗ Minh Hợp (2010), Lịch sử triết học đại cương, Nxb. Giáo dục Việt

Nam.

24. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh (2006), Đại cương lịch

sử triết học phương Tây, Nxb. Tổng hợp, TP. Hồ Chí Minh.

25. Nguyễn Vũ Hảo – Đỗ Minh Hợp (2009), Gíao trình triết học phương Tây

74

26. Nguyễn Chí Hiếu – Đỗ Minh Hợp (2013), Chủ nghĩa Mác phương Tây,

Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.

27. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2008), Quan niệm của C. Mác về tha hóa và ý

nghĩa của nó đối với phát triển con người Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ

triết học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

28. Nguyễn Thị Thu Huyền (2010), Quan niệm về con người trong phân tâm

học của Erích Fromm, Luận văn thạc sỹ triết học, Trường Đại học Khoa học

xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

29. Tạ Thị Vân Hà (2009), Con người và văn hóa trong phân tâm học Freud,

Luận văn thạc sỹ triết học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

30. Carl Gustav Jung (2007), Thăm dò tiềm thức (người dịch: Vũ Đình Lưu),

Nxb. Tri thức, Hà Nội.

31. Lưu Hồng Khanh (2005), Tâm lý học chuyên sâu ý thức và những tầng

sâu vô thức, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

32. Phạm Minh Lăng (2003), Những chủ đề cơ bản của triết học phương Tây,

Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.

33. Phạm Minh Lăng (2000), Freud và phân tâm học, Nxb. Văn hóa thông

tin, Hà Nội.

34. C. Mác (1995), Luận cương về Phoi-ơ-bắc, Trong C. Mác và Ph.

Ăngghen, Toàn tập, Tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35. C. Mác (2002), Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, Trong C. Mác và

Ph. Ăngghen, Toàn tập, Tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. C. Mác và Ph. Ăngghen (1975), Tuyên ngôn của đảng cộng sản, Nxb. Sự

75

37. J.K.Melvil (1997), Các con đường của triết học phương Tây hiện đại

(biên dịch: Đinh Ngọc Thạch – Phạm Đình Nghiệm), Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

38. Vũ Dương Ninh – Nguyễn Văn Hồng (2005), Lịch sử thế giới cận đại,

Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

39. Hữu Ngọc – Dương Phú Hiệp – Lê Hữu Tầng (1987), Từ điển triết học

giản yếu, Nxb. Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

40. Phan Thị Hồng Nhung (2014), Tư tưởng của Erich Fromm về tự do trong

tác phẩm trốn thoát tự do, Luận văn thạc sĩ triết học, Viện hàn lâm khoa học

xã hội việt nam, Học viện khoa học xã hội.

41. Bùi Thanh Quất – Vũ Tình (2002), Lịch sử triết học, Nxb. Giáo dục. 42. David Staford – Clark (1998), Freud đã thực sự nói gì (người dịch: Lê

Văn Luyện và Huyền Giang), Nxb. Thế giới, Hà Nội.

43. Barry D.Smith – Harold J.vetter (2005), Các học thuyết về nhân cách

(người dịch: Nguyễn Kim Dân), Nxb. Văn hóa thông tin.

44. D.T. Suzuki, Erich Fromm, R. De Martino (2011), Thiền và phân tâm học,

Nxb. Thời đại, Hà Nội.

45. Liễu Trương (2011), Phân tâm học và phê bình văn học, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội.

46. Từ điển triết học (1986), Nxb. Tiến bộ Mát – xcơ – va.

47. Đinh Ngọc Thạch – Nguyễn Thị Thanh Thủy (2013), Phân tâm học và tân

phân tâm học – từ Freud đến Adler và trường phái Frankfurt, Tạp chí khoa

học xã hội (số 2), tr. 1-9.

48. Đỗ Lai Thúy (2007), Phân tâm học và tính cách dân tộc, Nxb. Tri thức,

Một phần của tài liệu Tư tưởng của Erich Fromm về tự do trong tác phẩm Trốn thoát tự do (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)