Chủ nghĩa Má c Freud

Một phần của tài liệu Tư tưởng của Erich Fromm về tự do trong tác phẩm Trốn thoát tự do (Trang 26)

7. Kết cấu

1.2.2. Chủ nghĩa Má c Freud

Chủ nghĩa Mác - Freud đây là một thử nghiệm của Erich Fromm, ông tích hợp giữa học thuyết Mác và học thuyết của Freud. Chủ nghĩa Mác – Freud là một phương án nằm trong rất nhiều phương án tích hợp của chủ nghĩa Mác mới. Chủ nghĩa Mác mới được hiểu là: “tổng thể những quan điểm triết học xã hội và kinh tế học mang tính cách tân xuất hiện cuối thế kỷ XIX – thế kỷ XX ở bên trong truyền thống tư tưởng bắt nguồn từ Mác, tự đem mình đối lập với chủ nghĩa Mác chính thống được đại diện bởi Ăngghen, Causky, Plekhanov, cũng như bởi Lênin, Stalin” [26, tr.12 – 13]. Tên gọi chủ nghĩa Mác mới xuất hiện với tư cách là một thuật ngữ chuyên sâu vào những năm 20 của thế kỷ XX. Đầu tiên những người theo chủ nghĩa Mác mới có xu hướng hợp nhất giữa lý thuyết phê phán của C.Mác với chủ nghĩa hiện sinh:

“ngay trong tác phẩm triết học đầu tay của Marcuse (Lược khảo hiện tượng

học về chủ nghĩa duy vật lịch sử và bài viết Về triết học cụ thể), chúng ta đã

bắt gặp thử nghiệm đầu tiên trong việc hợp nhất các quan điểm của Mác và Heidegger. Tác phẩm thứ nhất nêu trên của Marcuse chỉ đề cập đến cuốn sách

Tồn tại và thời gian của Heidegger mới xuất bản khi đó, phân tích lý giải về

27

tưởng cơ bản của triết học hiện sinh. Lên tiếng chống lại luận giải mang tính máy móc về chủ nghĩa duy vật lịch sử, Marcuse luận giải triết học lịch sử của Mác như lý luận về “khả năng lịch sử của hành động cấp tiến có nhiệm vụ giải phóng hiện thực mới cần thiết cho việc hiện thực hóa con người toàn vẹn. Đại diện của nó là con người xã hội hữu thức, lĩnh vực hoạt động duy nhất của nó là lịch sử đang bộc lộ ra như nội dung cơ bản của hiện sinh người” [26, tr. 32 – 33]. Sau đó, Marcuse còn hai lần xét lại chủ nghĩa Mác, lần một vào khoảng những năm 1928 – 1932, khi đưa ra lý luận “phủ định hiện tại” như tiền thân của “phép biện chứng phủ định” của Adorno ở những năm 60. Ông cho rằng cần phải thay thế lý luận Mác về cách mạng vô sản bằng quan niệm chủ nghĩa hiện sinh về “phủ định lịch sử”, tầng lớp trí thức chống lại chủ nghĩa tư bản độc. Lần thứ hai Marcuse xét lại “chủ nghĩa Mác là trong tác

phẩm Những cội nguồn mới để luận chứng chủ nghĩa duy vật lịch sử. Luận giải các bản thảo lần đầu tiên được công bố của Mác. Dựa vào Bản thảo kinh

tế - triết học năm 1844 lần đầu tiên được công bố, Marcuse yêu cầu xét lại

khái niệm về triết học Mác dưới ánh sáng của tác phẩm này. Ông cố thay thế cách tiếp cận giai cấp của Mác bằng cách tiếp cận triết học hiện sinh, quy tất cả mọi mâu thuẫn của xã hội tư bản chủ nghĩa về tha hóa” [26, tr.34].

Một hướng khác của những người theo chủ nghĩa Mác mới là đưa học thuyết của Mác tích hợp với học thuyết của Freud: “học thuyết Freud đã trở thành một trong các cội nguồn tư tưởng của trường phái này, có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình hình thành các lý thuyết của nó. Vào những năm 20, Fromm hoạt động tại Berlin với tư cách một nhà phân tâm học, sau khi xuất dương sang Mỹ, ông đã cùng K.Horney (1885 – 1953) sáng lập trường phái Freud mới ở Mỹ” [26, tr. 35].

Erich Fromm đánh giá cao tư tưởng C. Mác ở tác phẩm Bản thảo kinh

28

chỉ nhằm luận giải thêm cho tư tưởng của C.Mác ở trong tác phẩm Bản thảo

kinh tế triết học năm 1844. Ông dùng học thuyết của Mác để luận giải cho

phân tâm học của Freud. Erich Fromm đánh giá rất cao C. Mác, ông cho rằng: “Mác vượt lên trên Freud về quy mô nắm bắt và cách thức giải quyết các vấn đề, vì Mác là nhà tư tưởng uyên bác và sâu sắc hơn. Theo Fromm, công lao của Mác là khám phá ra và luận chứng các mong muốn và các lợi ích có tác động và quyết định hành vi chúng ta một cách không phụ thuộc vào chúng ta. Fromm cho rằng, Freud đã khám phá ra cái vô thức ở trong con người, và đây là đóng góp vĩ đại của ông ta. Song, khám phá ra cái vô thức chưa được chứng minh đầy đủ về mặt khoa học, bản thân cái vô thức thường bị luận giải sai” [26. Tr.206-207]. Tuy nhiên, Fromm cho rằng, C.Mác vẫn có những luận giải chưa toàn diện về con người và xã hội. C.Mác đã bỏ qua những mặt không hợp lý trong hoạt động sống của con người về mặt nội tâm: “ông đã bỏ qua sự hiện diện của các lực lượng không hợp lý trong hoạt động sống của con người, chúng liên tục phục hồi thói hám quyền và phá hủy ở con người, ngoài ra, không cho phép con người đạt tới tự do nếu không sử dụng lực lượng mang tính giải phóng nội tâm của phân tâm học nhân văn” [26, tr.207].

Theo Erich Fromm, Freud đã không nhìn thấy sự tác động qua lại một cách uyển chuyển giữa cái vô thức, ý thức và cái siêu ý thức. Freud đã coi cái vô thức luôn vận động và bị các yếu tố ý thức và siêu ý thức kìm hãm, Freud chưa nhìn thấy cái ý thức và cái siêu ý thức cũng luôn vận động. Erich Fromm cho rằng: “bản chất con người căn bản có điều kiện lịch sử, cho dù ta không đánh giá thấp tầm quan trọng của các nhân tố sinh học đồng thời tin rằng chúng ta có thể đặt vấn đề một cách đúng đắn dưới sự xung đột giữa những yếu tố văn hóa và sinh học” [16, tr. 318 – 319]. Nguyên tắc căn bản của Freud coi con người là một hệ thống đóng, con người sinh học là yếu tố quyết định còn yếu tố xã hội chỉ là những yếu tố phục vụ cho việc thỏa mãn hay thoái

29

trào cho những của yếu tố vô thức. Ngược lại, theo Erich Fromm: “cách tiếp cận căn bản đối với tính cách con người là thấu hiểu mối quan hệ giữa hắn với thế giới, với đồng loại, với thiên nhiên và với chính mình” [16, tr.319]. Erich Fromm cho rằng, Freud coi bản năng định hướng mọi hoạt động của con người và bản chất con người là độc ác. Theo Erich Fromm, “hoàn cảnh lịch sử - xã hội có thể thúc đẩy hay cản trở những biểu hiện này hay biểu hiện khác của bản tính người, nhưng các đặc điểm này luôn đi liền với loài người” [26, tr. 211]. Fromm cho rằng, tâm lý học của Freud là tâm lý học nhu cầu: “ông định nghĩa vui thú như là cảm giác dễ chịu xuất phát từ việc giải thoát áp lực của nỗi đau. Những hiện tượng của sự vươn lên, như tình yêu hay tính nhân hậu, thực tế không đóng bất kỳ vai trò nào trong hệ tư tưởng của ông. Không chỉ lơ là với những hiện tượng đó, ông còn có một hiểu biết hạn chế về hiện tượng mà ông đã để tâm rất nhiều: tình dục” [16, tr.324].

Đối với Erich Fromm, các yếu tố xã hội đã ảnh hưởng đến hành vi của con người, và Fromm phê phán sự tác động xấu của xã hội đối với cá nhân con người. Fromm đưa ra quan điểm của mình về con người và xã hội: “cả phân tâm học nhân văn và chủ nghĩa xã hội dân chủ của Fromm đều được quy định bởi quan niệm khác về bản tính người so với chủ nghĩa quy giản sinh học của Freud và các học thuyết xã hội học khác về môi trường, các học thuyết biến con người thành trò chơi của các lực lượng bên ngoài. Con người không phải là tờ giấy trắng mà văn hóa viết văn bản của mình trên đó” [26, tr.209]. Fromm cho rằng, bản tính con người luôn có sự thay đổi do sự tác động của cơ cấu xã hội. Khi hoàn cảnh xã hội thay đổi thì khiến con người nảy sinh những nhu cầu mới, băn khoăn mới. Những nhu cầu mới lại làm nảy sinh những tư tưởng mới, những tư tưởng mới phát triển đến mức ổn định lại tác động nên con người: “hoàn cảnh xã hội tác động đến ý thức hệ qua trung gian của tính cách; mặt khác tính cách không phải là kết quả của thích ứng bị

30

động với hoàn cảnh xã hội mà là kết quả của thích ứng chủ động với hoàn cảnh xã hội” [16, tr.329].

Tóm lại, chủ nghĩa Mác – Freud là một khuynh hướng nằm trong chủ

nghĩa Mác mới nhằm tích hợp chủ nghĩa Mác với phân tâm học của Freud. Trên cơ sở chủ nghĩa Mác, Erich Fromm đi vào giải thích tính hợp lý của phân tâm học Freud làm cho học thuyết của Freud mang tính khoa học hơn. Đồng thời cũng bổ sung chủ nghĩa Mác vì theo Erich Fromm, C.Mác đã bỏ qua mặt nội tâm của con người.

Một phần của tài liệu Tư tưởng của Erich Fromm về tự do trong tác phẩm Trốn thoát tự do (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)