Tư tưởng Karen Horney

Một phần của tài liệu Tư tưởng của Erich Fromm về tự do trong tác phẩm Trốn thoát tự do (Trang 30)

7. Kết cấu

1.2.3. Tư tưởng Karen Horney

K. Horney là một bác sỹ y khoa, nhà phân tâm học, nhà phân tích đào tạo (đỉnh cao nhất của nghề phân tâm học), và một triết gia người Đức, quốc tịch Mỹ và là một trong những đại biểu chủ yếu của chủ nghĩa Freud mới. Horney cùng với E. Fromm là đồng sáng lập trường phái Phân tâm học Mỹ.

Kế thừa tư tưởng của Freud, Horney một mặt cũng đồng quan điểm với Freud cho rằng, vô thức quyết định mọi hoạt động của con người. Mặt khác, bà cho rằng, con người luôn phấn đấu để đạt được đầy đủ nhất các tiềm năng của mình: “toàn bộ cấu trúc học thuyết của bà, từ động lực nhân cách đến liệu pháp tâm lý cơ bản: có một khả năng phát triển bẩm sinh của con người, tuy chưa bao giờ đạt được, con người luôn luôn phấn đấu để nhận thức đầy đủ nhất các tiềm năng của mình” [43, tr.223]. Ở Freud đưa ra giả thuyết về hai nhóm bản năng chủ yếu được gọi là bản năng sống (nguyên lý khoái lạc) và bản năng chết. Bản năng sống bao gồm những sự tồn tại của cá nhân và tập thể như: đói, khát, tình dục. Bản năng chết là: “hệ thống năng lượng của những sinh vật sống săn đuổi liên tục một trạng thái cân bằng, và chỉ có thể đạt được thông qua cái chết” [43, tr.71]. Horney không đồng tình với Freud, Bà cho rằng, đối với nguyên lý khoái lạc được thay thế bằng hai nguyên lý đó là: nhu cầu an ninh (hay an toàn) và nhu cầu thỏa mãn. Theo Horney, những

31

nhu cầu thỏa mãn, vừa là nhu cầu sinh lý vừa là nhu cầu tâm lý, và luôn phụ thuộc vào nhu cầu an toàn. Đối với bản năng chết mà Freud đưa ra, theo Horney, hoàn toàn không hiện hữu.

Để thực hiện nguyên lý phát triển, theo Horney cần có sự đồng nhất hóa những yếu tố bên trong bản ngã của con người với những yếu tố bên ngoài, với xã hội, với văn hóa. Điều này dẫn đến bản ngã lý tưởng ở bên ngoài đã chi phối bản ngã bên trong mỗi con người, điểm này làm Horney đã thoát ra ngoài quan điểm của Freud là cái yếu tố bên trong bản ngã – vô thức mới là yếu tố quyết định. Theo Horney, “các nền văn hóa đó tạo nên sự cô lập về cảm xúc, sự căng thẳng, sự cạnh tranh, sự bất an ninh, và các cảm giác về sự bất lực là nguy hiểm nhất” [43, tr.225].

Con người lấy các yếu tố bên ngoài làm yếu tố chuẩn mực đã gây nên sự lo âu (chứng nhiễu tâm). Theo Horney, những đứa trẻ sống trong một gia đình có đầy đủ sự ấm áp của tình cảm, sự sẻ chia, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, môi trường như vậy sẽ làm những đứa trẻ phát triển một cách bình thường và có lợi cho sự phát triển. Đối với những đứa trẻ sống trong một gia đình thiếu tình cảm yêu thương và sự hiểu biết của bố mẹ làm giảm khả năng phát triển của đứa trẻ, là nguồn gốc gây ra chứng nhiễu tâm: “cha mẹ có thể gây rất nhiều sức ép với đứa trẻ đến nỗi sáng kiến của nó mất đi, ngăn không cho đứa trẻ nhận thức rẳng nó là một cá nhân với những quyền và trách nhiệm của riêng mình” [43, tr.226].

Để giải quyết các chứng nhiễu tâm, theo Horney, có một số phương pháp sau: “phương pháp đầu tiên gồm việc kiềm chế các khía cạnh nào đó của nhân cách và đem lại những mặt đối lập vốn có của chúng. Phương pháp thứ hai là, trở nên tách biệt hơn với thế giới. Cá nhân tạo ra sự tách biệt giữa chính mình và người khác đến nỗi sự đột có thể bị phớt lờ. Phương pháp thứ ba được gọi là sự ngoại hiện, là một khuynh hướng trải nghiệm các tiến trình

32

bên trong như thể chúng xảy ra bên ngoài bản thân mình và nắm giữ các nhân tố bên ngoài được nhận thức để nó chịu trách nhiệm về các khó khăn và những sự thất bại của mình. Nó có nghĩa là từ bỏ hoàn toàn bản ngã. Giải pháp thứ tư là sử dụng hình ảnh được lý tưởng hóa của bản ngã như là một cơ chế loạn thần kinh. Bản ngã lý tưởng cố gắng để đạt được sự hoàn thiện tiêu biểu có thể trở thành ám ảnh trung tâm, đòi hỏi sự cống hiến của tất cả các năng lực của người nhiễu tâm để có được nó” [43, tr.229-230].

Tóm lại, tư tưởng của Horney đã nhấn mạnh đến những yếu tố bên

ngoài như: gia đình, văn hóa và xã hội ảnh hưởng lớn đến tính cách cá nhân của mỗi con người. Những yếu tố bên ngoài đã gây ra cho con người chứng nhiễu tâm, làm con người không còn duy trì được các yếu tố vốn có của bản ngã. Tư tưởng của Horney ảnh hưởng rất lớn đến Erich Fromm, cũng giống như Horney, Erich Fromm phê phán Freud đã quá nhấn mạnh đến yếu tố vô thức và coi vô thức là cái quyết định tính cách của con người. Cả Fromm và Horney đều nhấn mạnh đến những yếu tố như gia đình, văn hóa và xã hội đã ảnh hưởng lớn đến tính cách của con người, những yếu tố đó đã gây ra chứng nhiễu tâm ở con người và con người tìm cách thoát khỏi những yếu tố nhiễu tâm đó nhờ một lực lượng ở bên ngoài khiến con người càng lo âu và sợ hãi. Tuy nhiên, Fromm đã có bước tiến xa hơn Horney là để con người thoát khỏi sự lo âu sợ hãi thì cần trở về với bản ngã của chính con người – trở về với những yếu tố vốn có trong bản chất con người.

Một phần của tài liệu Tư tưởng của Erich Fromm về tự do trong tác phẩm Trốn thoát tự do (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)