Những giá trị

Một phần của tài liệu Tư tưởng của Erich Fromm về tự do trong tác phẩm Trốn thoát tự do (Trang 64)

7. Kết cấu

2.3.1. Những giá trị

Thứ nhất, Erich Fromm đã kế thừa tư tưởng của Freud về cái vô thức và

bản năng tính dục trong mỗi cá nhân. Ông đi từ việc phân tích tâm lý của cá nhân dẫn đến tính xã hội. Từ “Tự do phá hủy” trong bản ngã của mỗi cá nhân dẫn đến “tự do phá hủy” là bản tính chung của xã hội. “Tự do phá hủy” không những thể hiện trong hệ tư tưởng của đạo Tin Lành mà còn thể hiện rõ trong hiện thực chủ nghĩa quốc xã và xã hội dân chủ. Tuy nhiên, trong học thuyết Freud, các yếu tố văn hóa là sự thăng hoa của cái vô thức do sự lấn át của cái ý thức và cái siêu ý thức. Còn ở học thuyết của Erich Fromm, các yếu tố của gia đình, của văn hóa, của xã hội tạo nên một mô thức khiến cho con người phải từ bỏ những bản ngã vốn có của mình để bám víu vào những yếu tố ở bên ngoài anh ta. Nhưng những yếu tố mà con người dựa dẫm vào đó chỉ là những ảo tưởng nhằm xoa dịu lỗi cô đơn, sợ hãi và bất lực chứ không hướng con người đến “Tự do xây dựng” đưa con người về với bản ngã thực của họ.

Thứ hai, Erich Fromm đã trình bày và phân tích nguồn gốc sâu xa của

“tự do” trong xã hội. Những khám phá nềnn tảng của Freud về mặt tâm lý đã cho thấy "tự do phá hủy" và "tự duy xây dựng" đều xuất phát từ sâu thẳm trong bản năng của mỗi người: “những khám phá nền tảng của Freud – nhất là những gì liên quan đến sự vận hành của những thế lực vô thức trong tính cách con người và sự phụ thuộc của chúng vào tác động của ngoại cảnh” [16, tr.13]. Erich Fromm đã chỉ ra nguồn gốc cụ thể của “tự do phá hủy” đó là thông qua cách giáo dục đã làm mờ đi sự xét đoán của con người thể hiện từ thời kỳ cải cách tôn giáo cho đến chế độ xã hội dân chủ hiện đại: “ngay từ đầu quá trình giáo dục, người ta đã dạy đứa trẻ cách lĩnh hội những cảm xúc vốn hoàn toàn không phải của nó; nhất là nó phải học cách giống mọi người, học

65

cách thân thiện và không phê bình gì về họ, học cách mỉm cười. Điều gì sự giáo dục chưa hoàn tất thì thường được tiếp diễn bởi áp lực xã hội trong cuộc sống về sau” [16, tr.267-268]. Để mỗi cá nhân có được “tự do xây dựng” thì con người phát huy tính tự động, tự do sáng tạo trong bản thân anh ta, và mục đích của mỗi cá nhân phải đồng nhất với mục đích của xã hội.

Thứ ba, Erich Fromm đã kế thừa tính chất phê phán xã hội trong chủ

nghĩa Mác, phê phán chủ nghĩa tư bản đã làm tha hóa con người. Sự tha hóa không chỉ diễn ra trong lĩnh vực sản xuất vật chất như Mác đã đề cập đến, mà Fromm còn phân tích sự tha hóa trong lĩnh vực tinh thần. Erich Fromm chỉ ra rằng: “con đường thứ hai mở ra với hắn là một con đường thoái trào để từ bỏ tự do, và để gắng gượng vượt qua nỗi cô đơn bởi việc lờ đi khoảng cách nảy sinh giữa bản ngã cá nhân và thế giới. Con đường này không bao giờ tái hòa hợp hắn với thế giới với tư cách hắn là một cá nhân, vì sự độc lập của hắn là không thể đảo ngược; đó là cuộc đào thoát khỏi tình trạng không thể chịu đựng nổi khiến cho cuộc sống mất phương hướng nếu nó kéo dài” [16, tr.157- 158]. Để khắc phục sự tha hóa về mặt tinh thần, Fromm cũng đồng tình với Mác là phải xuất phát từ kinh tế. Tuy nhiên, ở Erich Fromm, việc khắc phục tha hóa ở lĩnh vực vật chất không triệt để như Mác là cần xóa bỏ sự tư hữu về tư liệu sản xuất. Erich Fromm cho rằng, trong nền kinh tế có hoạch định, mọi người cùng kiểm soát hợp lý lực lượng kinh tế xã hội, cá nhân mới góp sức để gánh vác trách nhiêm và vận dụng óc sáng tạo vào công việc của mình, khi đó mới có được tự do đích thực.

Thứ tư, từ những phân tích về những khía cạnh của “tự do phá hủy”

cũng như “tự do xây dựng”, chúng ta nhận thấy tư tưởng của Erich Fromm mang tính nhân văn, nhân bản sâu sắc. Trong thời hiện đại này, giữa một xã hội đầy rẫy những bất công và sự xảo trá khiến con người không còn biết mình là ai nữa, quan điểm về tự do của Erich Fromm là hết sức cần thiết.

Thứ năm, Erich Fromm đã tiếp thu từ Horney cách giải quyết xung đột

66

nào đó của nhân cách và đem lại những mặt đối lập vốn có của chúng. Phương pháp thứ hai là, trở nên tách biệt hơn với thế giới. Cá nhân tạo ra sự tách biệt giữa chính mình và người khác đến nỗi sự xung đột có thể bị phớt lờ. Phương pháp thứ ba được gọi là sự ngoại hiện, là một khuynh hướng trải nghiệm các tiến trình bên trong như thể chúng xảy ra bên ngoài bản thân mình và nắm giữ các nhân tố bên ngoài được nhận thức để nó chịu trách nhiệm về các khó khăn và những sự thất bại của mình. Nó có nghĩa là từ bỏ hoàn toàn bản ngã. Giải pháp thứ tư là sử dụng hình ảnh được lý tưởng hóa của bản ngã như là một cơ chế loạn thần kinh. Bản ngã lý tưởng cố gắng để đạt được sự hoàn thiện tiêu biểu có thể trở thành ám ảnh trung tâm, đòi hỏi sự cống hiến của tất cả các năng lực của người nhiễu tâm để có được nó” [43, tr.229-230]. Các cách giải quyết nhiễu tâm này thực ra là những giải pháp nhằm xoa dịu những xung đột, lo âu trong nội tâm con người. Erich Fromm chuyển sang nghiên cứu xung đột giữa cá nhân và xã hội, những phương pháp giải quyết xung đột mà ông tiếp thu của Horney “Tự do phá hủy”, cách thức này không đem lại sự bình an đích thực cho con người mà con người cần hướng tới “Tự do xây dựng”.

Thứ sáu, Erich Fromm đưa ra sự mâu thuẫn giữa con người và xã hội là

sự lưỡng phân lịch sử và hiện hữu: “những vấn đề do những yêu cầu trực tiếp của xã hội tạo nên được phóng đại bởi hoàn cảnh của con người. Fromm xác nhận rằng, mỗi con người bị mắc kẹt trong hoàn cảnh con người là duy nhất giữa giới động vật trong khả năng trải qua những bất mãn, đau khổ và buồn chán” [43, tr.234]. Những gì con người muốn thì không bao giờ đạt được như: con người ao ước sự bất tử nhưng con người vẫn phải chết, ngược lại những cái xảy ra trong xã hội là những cái mà con người không mong muốn như: con người muốn hòa bình thì lịch sử lại xảy ra chiến tranh.

Một phần của tài liệu Tư tưởng của Erich Fromm về tự do trong tác phẩm Trốn thoát tự do (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)