7. Kết cấu
1.3. Cuộc đời, sự nghiệp Erich Fromm và tác phẩm “Trốn thoát tự do”
Erich Fromm sinh ngày 23 tháng 3 năm 1900 tại Frankfurt, Đức, là nhà tâm lý học xã hội, nhà phân tâm học, nhà xã hội học, triết gia nhân văn và nhà xã hội học dân chủ. Erich Fromm chào đời cùng năm Freud xuất bản cuốn
sách chuyên đề đầu tiên của mình, Giải thích các giấc mơ. Ông sinh ra trong
33
Hoàn cảnh sống của gia đình đã làm cho Erich Fromm bị xáo trộn về mặt tâm lý và cuộc sống không hạnh phúc lắm.
Năm 1918, Erich Fromm vào học Đại học Frankfurt với hai học kỳ ở ngành Luật học nhưng không cảm thấy đam mê vì ông không muốn trở thành luật sư. Năm 1919, ông học tại Đại học Heidelberg và nhận bằng tiến sĩ về xã hội học tại đây vào năm 1922. Sau khi nhận bằng tiến sĩ của đại học Heidelberg, Erich Fromm được đào tạo phân tâm học tại Viện Phân tâm học ở Berlin. Ông bắt đầu trị liệu lâm sang từ năm 1927. Năm 1930, ông tham gia Viện nghiên cứu xã hội học Frankfurt và hoàn thành quá trình đào tạo phân tâm của mình.
Năm 1933, Erich Fromm đến Hoa Kỳ dạy ở Viện Phân tâm học Chicago và sau đó là một nhà nghiên cứu phân tâm học độc lập ở thành phố NewYork. Sau đó, ông chuyển đến Mexico, gia nhập đội ngũ các giảng viên của đại học Quốc Gia và trở thành giám đốc của Viện phân tâm học Mexico.
Những khó khăn bản thân Fromm đã trải qua khiến Fromm mong muốn lý giải về nguyên nhân của những bất hợp lý mà ông đã gặp phải. Niềm say mê chính của Fromm là lập kế hoạch một cách rõ ràng. Ông muốn hiểu những quy luật điều khiển cuộc sống cá nhân con người, và những quy luật cuả xã hội. Ông hoài nghi rằng nhân cách con người bị ảnh hưởng một cách sâu sắc bởi áp lực xã hội, kinh tế, chính trị và lịch sử, và một xã hội ốm yếu sinh ra những cá nhân ốm yếu. Chính vì vậy, quan điểm của Erich Fromm về nhân cách được hình thành dựa trên những phương hướng trực giác, hình thành từ kinh nghiệm của chính bản thân ông và sau đó được trau chuốt theo những phương hướng có tính thực nghiệm.
Erich Fromm bắt đầu nghiên cứu về những nguyên nhân của các hành vi bất hợp lý ở trường đại học Heidelberg - nơi mà ông nghiên cứu tâm lý
34
học, xã hội học và triết học. Erich Fromm cưới nhà phân tích tâm lý - Freida Reichmann, người lớn hơn ông 10 tuổi. Có thể thấy rằng, người phụ nữ hơn tuổi đó với những cử chỉ của người mẹ đã thu hút Erich Fromm. Cha của Erich Fromm đã nói với Freida Reichmann trong ngày cưới, đại ý rằng: Ta rất vui vì bây giờ con sẽ chăm sóc con ta. Là đứa con yêu của mẹ, Erich rất phụ thuộc, một hoàng tử cần được chăm nom.
Vào những năm 30 của thế kỷ XX, Fromm đã viết những bài phê bình tranh luận về sự phủ nhận của Freud đối với việc thừa nhận ảnh hưởng kinh tế xã hội tới nhân cách. Giống như Horney, Fromm cho rằng những bài phê bình của mình về phân tâm học Freud chỉ là để trình bày chi tiết hơn chứ không phải để thay thế vị trí của Freud. Erich Fromm coi bản thân mình như là một nhà phiên dịch về Freud.
Tuy nhiên, Erich Fromm tiến xa hơn tầm nhìn của Freud trong việc tiếp cận nhân cách, ông cho rằng: “sự phát triển tính cách được định hình bởi những điều kiện căn bản của đời sống, cho dù không được định sẵn về mặt sinh học, nhưng bản chất con người có một động lực tự thân, đó là một nhân tố sống động trong dòng tiến triển của tiến trình xã hội” [16, tr.318]. Sau khi Đức Quốc xã nắm quyền ở Đức, Fromm lánh sang Geneva. Sau đó, vào năm 1934, ông tới Đại học Columbia ở New York. Mối quan hệ lâu dài giữa ông và nữ phân tâm gia Karen Horney đã trở thành tên một cuốn sách của bà, đó
là Tự phân tích. Hai người đã có những ảnh hưởng lớn tới tư tưởng của nhau.
Horney đã thông hiểu nhiều điều về phân tâm nhờ Fromm và ông cũng đã được Horney giảng giải về xã hội học. Mối quan hệ giữa họ kết thúc cuối năm 1930. Sau khi rời Đại học Columbia, trong năm 1943, Fromm đã giúp xây dựng chi nhánh Tâm thần học trường phái Washington và năm 1946. ông cùng William Alanson White sáng lập nên Viện tâm lý – phân tâm và tâm
35
thần học. Giai đoạn 1941 – 1949, Erich Fromm làm giảng viên tại trường Cao đẳng Bennington.
Năm 1944, Erich Fromm kết hôn lần thứ hai với Henny Gurland, một nữ nhiếp ảnh gia Đức. Theo lời khuyên của bác sỹ, để giúp vợ có được môi trường khí hậu thuận lợi hơn cho việc chữa bệnh, gia đình Fromm chuyển từ Bennington đến Mexico năm 1949. Tại đây, ông làm giáo sư tại Đại học quốc gia về Tự động học (UNAM) và tổ chức các buổi trị liệu phân tâm cho y tế học đường. Năm 1951, Erich Fromm là giáo sư phân tâm học tại đại học tự trị quốc gia Mexico. Từ 1957 đến 1961, ông đảm nhận thêm chức giáo sư đại học tại Michigan State, East Lansing. Năm 1962, Erich Fromm trở lại New York với tư cách là giáo sư tâm thần học tại đại học New York. Ông dạy tại các trường đại học ở Columpia và Yale, và thiết lập trụ sở đào tạo phân tâm học tại trường dược của Đại học quốc gia Mexico.
Vào những năm 1960 – 1970, Erich Fromm hoạt động tích cực trong hoạt động vì hoà bình và giúp đỡ thiết lập SANE - tổ chức về một chính sách hạt nhân lành mạnh. Năm 1974, ông rời Mexico tới Muralto, Thụy Sĩ và mất tại Đức năm 1980, 5 ngày trước sinh nhật lần 80 của mình. Trong cuộc đời học thuật của mình, Fromm đã thực hành lâm sàng và xuất bản khá nhiều sách.
Erich Fromm có rất ít môn đệ. Các thành viên của hội Fromm quốc tế chủ yếu bao gồm các nhà phân tâm học – bác sỹ thực hành. Fromm không tạo ra trường phái của riêng mình, ông hoàn toàn đoạn tuyệt với học thuyết Freud, với viện nghiên cứu xã hội Frankfurt, với hội Freud mới của Horney, với Đảng Xã hội Chủ nghĩa Mỹ mà bản thân ông là một trong những người sáng lập khoảng năm 50 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, ông tham gia tích cực vào cuộc vận động chống đàn áp chính trị ở nhiều nước khác nhau.
Fromm trình bày học thuyết của mình trong một số cuốn sách có văn phong phổ thông với ý định hướng tới đối tượng công chúng hơn là cho các
36
trường đại học. Một số tác phẩm chính của ông có thể kể đến, chẳng hạn như:
Trốn thoát tự do (1941), Con người với chính mình (1947), Phân tâm học và tôn giáo (1950), Xã hội lành mạnh (1955), Phân tâm học và tình yêu (1956), Phân tâm học và thiền (1963),…
Trong tác phẩm Phân tâm học và tôn giáo, Erich Fromm phân tích
những vấn đề nền tảng của đức tin và nghi thức tôn giáo trong tiến trình lịch sử, và những khám phá của phân tâm học liên quan đến chủ đề này. Phân tâm học nghiên cứu bản chất con người đằng sau các biểu tượng tôn giáo và các biểu tượng phi tôn giáo. Erich Fromm chứng minh rằng chỉ khi nào phân biệt được tôn giáo độc đoán và tôn giáo nhân bản, chúng ta mới có thể “chữa trị tâm hồn” con người, chữa trị các căn bệnh của thời đại. Vấn đề tôn giáo không phải là vấn đề Thượng đế mà là vấn đề con người, từ đó, con người có thể thấu hiểu và khước từ các dạng sùng bái thần tượng, đồng thời tôn vinh và gìn giữ những di sản tinh thần quý báu nhất của chính mình.
Với tác phẩm Phân tâm học và tình yêu, Fromm muốn chứng minh
rằng tình yêu không phải là một tình cảm mà ai cũng dễ dàng hưởng được, bởi con người tới độ trưởng thành mới có thể yêu. Tất cả những cố gắng để yêu đều đưa tới thất bại, nếu như họ không hết sức cố gắng để phát triển toàn diện nhân cách, có được một hướng đi đúng. Tình yêu của mỗi người không thể thực sự có nếu như ta không có khả năng mến thương xóm giềng, không có lòng khiêm tốn thực sự, không có lòng can đảm, không có niềm tin vào một kỷ luật. Trong một nền văn hóa mà các đức tính kể trên đều hiếm có, tình yêu khó có thể trọn vẹn được.
Trong tác phẩm Phân tâm học và thiền, Erich Fromm đề cập đến cuộc
khủng hoảng tâm linh hiện thời và vai trò của phân tâm học. Từ đó, ông nêu ra bản chất của chính hữu – tiến hóa tinh thần của con người – là hiện hữu phù hợp với bản tính của con người. Đặc biệt, Erich Fromm đã trình bày quan
37
niệm của mình về ý thức và vô thức. Trong tác phẩm này, thiền được Fromm coi như phương thức để chống lại sự tha hóa của con người.
Tác phẩm “Trốn thoát tự do” được Erich Fromm viết vào năm 1941 và
bản dịch tiếng Việt của Bùi Minh Châu đã được Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa ấn hành năm 2007. Đây là cuốn sách đầu tiên của Erich Fromm mang tính khái quát toàn bộ tư tưởng của ông, và được xếp hạng bán chạy ở phương Tây. Cuốn sách gồm 7 chương và phụ lục:
Chương 1 có tựa đề "Tự do - một vấn đề tâm lý";
Chương 2 là "Sự xuất hiện của cá nhân và sự mơ hồ của tự do"; Chương 3 là "Tự do trong thời kỳ cải cách tôn giáo";
Chương 4 là "Hai phương diện của tự do đối với con người hiện đại"; Chương 5 là "Những cơ chế đào thoát";
Chương 6 là "Tâm lý học chủ nghĩa quốc xã"; Chương 7 là "Tự do và nền dân chủ";
Phần phụ lục có tên "Tính chất và tiến trình xã hội".
Trong tác phẩm “Trốn thoát tự do”, Erich Fromm đã xem xét con người
từ góc độ tâm lý xã hội. Ông đã: "tập trung vào khía cạnh vốn là điểm cốt yếu của những cuộc khủng hoảng văn hóa, xã hội trong thời đại chúng ta: ý nghĩa của tự do đối với con người hiện đại" [16, tr.5]. Erich Fromm xem xét tự do ở hai góc độ là “tự do phá hủy” và “tự do xây dựng”. “Tự do phá hủy” không mang lại cho con người niềm hạnh phúc, niềm tin vào cuộc sống, con người đánh mất mình tin tưởng vào một sức mạnh nào đó ở bên ngoài. Con người trong xã hội hiện đại đi tìm một tự do mới là “tự do xây dựng”. Thứ “tự do xây dựng” mới là sự gắn kết giữa cá nhân và xã hội mà không đánh mất đi bản tính cá nhân ở mỗi người.
38
Kết luận chương 1
Giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở phương Tây có nhiều biến động về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội, dẫn đến con người trở thành “nô lệ” của những yếu tố ở bên ngoài con người. Trong thời gian này, có rất nhiều học thuyết ra đời. Nếu C.Mác đã chỉ ra sự tha hóa diễn ra trong lao động và ông tìm cách xóa bỏ sự tha hóa đó bằng cách xóa bỏ tư hữu về tư liệu sản xuất, thì Freud chỉ ra sự tha hóa diễn ra trong lĩnh vực tâm thần. Erich Fromm đã kế thừa và tiếp thu những điểm tích cực trong tư tưởng của C.Mác và tư tưởng Freud và tư tưởng của Horney để xây dựng nên học thuyết của mình.
39
CHƯƠNG 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG ERICH FROMM VỀ TỰ DO TRONG TÁC PHẨM “TRỐN THOÁT TỰ DO” 2.1. Tư tưởng của Erich Fromm về “Tự do phá hủy”
Erich Fromm đã kế thừa những tư tưởng trong phân tâm học của Freud. Từ những nghiên cứu tâm lý cơ bản ở mỗi cá nhân của Freud, Erich Fromm đã vận dụng ở góc độ rộng lớn hơn đó là tâm lý xã hội. Dưới góc độ tâm lý cá nhân ở Freud, những hình thức trốn thoát tự do hay “tự do phá hủy” chính là những hình thức biểu hiện của những người loạn thần kinh khi có sự dồn ép quá lớn của cái ý thức và cái siêu ý thức đối với cái vô thức. Trong khi đó, dưới góc độ tâm lý xã hội, Erich Fromm cho rằng khi con người rơi vào tình trạng cô đơn, sợ hãi, không thể chịu đựng được, con người tìm cách thoát ra khỏi sự
cô đơn, sợ hãi đó thông qua: chế độ độc tài, tính chất phá hoại và sự tuân thủ
máy móc. Những hình thức thể hiện này được Erich Fromm phân tích từ tâm lý
cá nhân mỗi người, đến hệ tư tưởng và được thể hiện trong xã hội.