TƯ TƯỞNG CỦA CÁCMÁC BÀN VỀ TÔN GIÁO TRONG TÁC PHẨM “GÓP PHẦN PHÊ PHÁN TRIẾT HỌC PHÁP QUYỀN CỦA HÊGHEN. LỜI NÓI ĐẦU Nội dung chính của tác phẩm đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng, như: C. Mác đã đánh giá một cách cơ bản về triết học pháp quyền của Hêghen; nêu lên hạn chế của triết học nhân bản của L. Phoiơbắc, nhất là về bản chất của tôn giáo tình yêu; chỉ ra mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, giữa tư tưởng và hiện thực, giữa lực lượng tinh thần và lực lượng vật chất; mối quan hệ giữa triết học với giai cấp vô sản; vai trò, điều kiện cơ bản của cuộc cách mạng xã hội và bàn các vấn đề về tôn giáo. Tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen” cùng với tác phẩm “Về vần đề Do Thái” được viết gần như cùng lúc, đã loé sáng những tư tưởng triết học thiên tài của C. Mác, những tư tưởng này được tiếp tục phát triển trong những tác phẩm của Người ở các giai đoạn sau và mốc đánh dấu bước chuyển dứt khoát của Người từ lập trường dân chủ cách mạng với thế giới quan duy tâm sang lập trường chủ nghĩa cộng sản với thế giới quan duy vật. Mặc dù tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen. Lời nói đầu” không phải là một tác phẩm riêng của C. Mác, mà chỉ là phần dẫn luận cho tác phẩm chính “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của HêGhen”, vả lại nó được viết sau khi tác phẩm chính hoàn thành (tác phẩm chính do C. Mác viết vào mùa hè năm 1843); thế nhưng, với những nội dung phong phú được thể hiện trong đó và là tác phẩm đánh dấu bước chuyển lập trường của C. Mác, nên nó xứng đáng được giới thiệu như một tác phẩm riêng của Người.
TƯ TƯỞNG CỦA CÁC-MÁC BÀN VỀ TÔN GIÁO TRONG TÁC PHẨM “GÓP PHẦN PHÊ PHÁN TRIẾT HỌC PHÁP QUYỀN CỦA HÊ-GHEN. LỜI NÓI ĐẦU 1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ NỘI DUNG CHÍNH CỦA TÁC PHẨM. Tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hê-ghen. Lời nói đầu) được C. Mác viết cuối năm 1843, đầu năm 1844 và đã được đăng trong Tạp chí “Niên giám Pháp - Đức” năm 1844, tác giả đã ký tên C. Mác. Tác phẩm này đã được Liên Xô dịch từ nguyên văn tiếng Đức trên tạp chí “Niên giám Pháp - Đức” và đăng trong bộ “Toàn tập C. Mác và Ph. Ăng-ghen”, tập 1, do Nhà xuất bản sách Chính trị quốc gia Liên xô xuất bản tại Mát-xcơ-va năm 1955. Theo quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội đồng xuất bản toàn tập C. Mác và Ăng-ghen đã dựa theo bộ sách nguyên bản bằng tiếng Nga nói trên, dịch sang tiếng Việt và in trong bộ “Toàn tập C. Mác và Ăng-ghen”, tập 1, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật xuất bản năm 1995, từ trang 569 đến trang 590. C. Mác viết tác phẩm này trong thời kỳ đại công nghiệp cơ khí đã bước đầu phát triển, giai cấp vô sản đã bước lên vũ đài lịch sử, song các cuộc đấu tranh của họ còn phân tán, lẻ tẻ, có tính chất tự phát vì chưa được một lý luận cách mạng khoa học soi đường. Lúc này ở nước Đức, triết học pháp quyền của Hê-ghen đã được chính quyền thừa nhận, tôn giáo được xem là nền tảng tinh thần của chế độ chính trị Phổ, tình hình trong nước đang dấy lên phong trào đấu tranh phê phán tôn giáo một cách nhằm giải phóng nước Đức khỏi sự tha hoá về tôn giáo và tha hoá về chính trị (do không dám đấu tranh trực diện chống Nhà nước Phổ về mặt chính 1 trị, nên phải đấu tranh gián tiếp bằng cuộc đấu tranh phê phán tôn giáo; vì thế, Nhà nước Phổ đã đề ra chế độ kiểm duyệt, công khai cấm các nhà báo và báo chí viết và đăng các bài phê phán về tôn giáo). Phái Hê-ghen trẻ đấu tranh phê phán bằng cách tiếp tục cách mạng hoá tư tưởng của Hê-ghen, thông qua việc sửa chữa một số luận điểm của ông, nhất là về tôn giáo và nhà nước. Theo C. Mác, hình thức đấu tranh này chỉ dừng lại ở sự phê phán “thuần tuý”, mà không biến phê phán lý luận thành phê phán thực tiễn, phê phán tôn giáo thành phê phán cõi trần, phê phán thần học thành phê phán chính trị. Người cho rằng đó chỉ là những tiếng la ồn ào, vô nghĩa. Cùng lúc đó, các nhà dân chủ cách mạng - một bộ phận cấp tiến trong tầng lớp trí thức tư sản Đức có tư tưởng dân chủ, đấu tranh phê phán những hạn chế trong luật pháp nhà nước, nhưng cuộc đấu tranh đó lại mang tính chất thoả hiệp, đòi hỏi những cải cách nhỏ nhặt, không dám dùng biện pháp cách mạng và đấu tranh triệt để. Trước tình hình như thế, C. Mác viết tác phẩm này nhằm góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hê-ghen, thông qua đó vạch trần chế độ quân chủ chuyên chế phản động Phổ, phân tích cơ cấu giai cấp của xã hội Đức và vai trò thật sự của Nhà nước Phổ trong xã hội đó; đồng thời, vạch ra tính chất nửa vời của cách mạng Đức và chỉ rõ nguồn gốc kinh tế của các vấn đề chính trị - xã hội, đặc biệt là đã nêu bật được vai trò của giai cấp vô sản là lực lượng xã hội duy nhất có sứ mệnh lịch sử xoá bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội - chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới. Nội dung chính của tác phẩm đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng, như: C. Mác đã đánh giá một cách cơ bản về triết học pháp quyền của Hê-ghen; nêu lên hạn chế của triết học nhân bản của L. Phoi-ơ-bắc, nhất là về bản chất của tôn giáo tình yêu; chỉ ra mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, giữa tư tưởng và hiện thực, giữa lực lượng tinh thần và lực lượng vật chất; mối quan hệ giữa triết học 2 với giai cấp vô sản; vai trò, điều kiện cơ bản của cuộc cách mạng xã hội và bàn các vấn đề về tôn giáo. Tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hê-ghen” cùng với tác phẩm “Về vần đề Do Thái” được viết gần như cùng lúc, đã loé sáng những tư tưởng triết học thiên tài của C. Mác, những tư tưởng này được tiếp tục phát triển trong những tác phẩm của Người ở các giai đoạn sau và mốc đánh dấu bước chuyển dứt khoát của Người từ lập trường dân chủ cách mạng với thế giới quan duy tâm sang lập trường chủ nghĩa cộng sản với thế giới quan duy vật. Mặc dù tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hê-ghen. Lời nói đầu” không phải là một tác phẩm riêng của C. Mác, mà chỉ là phần dẫn luận cho tác phẩm chính “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hê- Ghen”, vả lại nó được viết sau khi tác phẩm chính hoàn thành (tác phẩm chính do C. Mác viết vào mùa hè năm 1843); thế nhưng, với những nội dung phong phú được thể hiện trong đó và là tác phẩm đánh dấu bước chuyển lập trường của C. Mác, nên nó xứng đáng được giới thiệu như một tác phẩm riêng của Người. Phạm vi bài thu hoạch này tập trung nghiên cứu tư tưởng của C. Mác bàn về vấn đề tôn giáo được thể hiện trong tác phẩm và rút ra ý nghĩa đối với quân đội trong thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. 2. TƯ TƯỞNG CỦA C. MÁC VỀ TÔN GIÁO ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG TÁC PHẨM. Trước C. Mác đã từng xuất hiện nhiều nhà triết học duy vật, vô thần dựa vào thành tựu phát triển khoa học tự nhiên trong lịch sử nhân loại để nghiên cứu về tôn giáo và đưa ra nhiều quan điểm khác nhau. Trong đó, L. Phoi-ơ-bắc, nhà triết học duy vật cổ điển Đức đã nghiên cứu và đưa ra những quan điểm khá sâu sắc về tôn giáo trong tác phẩm “Bản chất đạo Cơ Đốc”, được Mác-Ăngghen- Lênin đánh giá rất cao; tuy nhiên, là một nhà duy vật trực quan, không triệt để, 3 duy vật về tự nhiên nhưng lại duy tâm về lịch sử, nên L. Phoi-ơ-bắc vẫn còn nhiều hạn chế trong giải quyết các vấn đề về tôn giáo. Tiếp thu, kế thừa những tư tưởng duy vật, tiến bộ về tôn giáo của các nhà triệt học trong lịch sử; C. Mác là người đầu tiên đã đưa ra những quan điểm đúng đắn về các vấn đề của tôn giáo trong tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hê-ghen. Lời nói đầu”, được thể hiện ở những nội dung sau: a. Về bản chất của tôn giáo: Trước C. Mác, trong tác phẩm “Bản chất đạo Cơ Đốc”, L. Phoi-ơ-bức đã viết: “Cố nhiên, kết luận rút ra từ học thuyết của tôi là không có Thượng đế, nhưng đó là kết quả của nhận thức bản chất Thượng đế (biểu hiện của bản chất của giới tự nhiên , của bản chất con người)”. Ông chỉ rõ: “Nói đến tôn giáo là nói đến lòng tin vào Thượng đế”, theo ông, lòng tin đó là “sự ảo tưởng” và Thượng đế chỉ là “thế giới trong tưởng tượng”, là “giới tự nhiên tách rời khỏi tính vật chất và tính thể chất của nó”. Vì Thượng đế là sự tưởng tượng của con người nên nó cũng phản ánh thực trạng của con người. “Thượng đế trước đây là một ông gia trưởng, còn ngày nay, nó là vua lập hiến”. Từ lập luận đó, L. Phoi-ơ-bắc định nghĩa về bản chất của tôn giáo: “Bản chất khách quan coi như là chủ quan, bản chất của giới tự nhiên coi như là khác với giới tự nhiên, coi như là bản chất của con người, bản chất của con người coi như là khác với người, coi như là bản chất không phải người… đó là thực thể của Thượng đế, đó là bản chất của tôn giáo, đó là bí mật của chủ nghĩa thần bí và tư biện”. Định nghĩa trên của L. Phoi-ơ-bắc đã thể hiện khá đầy đủ, đúng đắn về bản chất của tôn giáo. Thế nhưng, do duy tâm về mặt lịch sử nên L. Phoi-ơ-bắc chưa thấy rõ thực chất của vấn đề này. Khác với L. Phoi-ơ-bắc, trên cơ sở xem xét tôn giáo như một hiện tượng xã hội phức tạp, đa dạng, gắn liền với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, nên theo C. Mác, vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận đầu tiên để nhận thức 4 được bản chất của tôn giáo là phải hiểu rõ cơ sở “trần tục”, tức là hiện thực, là tình hình kinh tế xã hội của nó. Với cách nhìn nhận này, trong tác phẩm, C. Mác đã đưa ra một luận đề có tính tuyên ngôn, mang ý nghĩa phương pháp luận cơ bản, thể hiện rõ bản chất của tôn giáo như sau: “Tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người chưa tìm được bản thân mình hoặc đã lại để mất bản thân mình một lần nữa. Nhưng con người không phải là một sinh vật trừu tượng và ẩn náu đâu đó ở ngoài thế giới. Con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội. Nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo, tức thế giới quan lộn ngược, vì bản thân chúng là thế giới lộn ngược”. (tr569). Như vậy, theo C. Mác, tôn giáo là một hiện tượng xã hội do chính con người sáng tạo ra, theo cách “người ta nghĩ như thế nào thì chúa của họ cũng nghĩ như thế ấy”, tôn giáo là sản phẩm của con người mà con người đó sống và hoạt động trong xã hội do nhà nước quản lý, điều hành, chi phối; khi gặp phải những vấn đề khó khăn, phức tạp trong cuộc sống họ không thể tự lý giải được, rơi vào bế tắc, dẫn đến bất lực, sợ hãi… buộc phải đi tìm lời giải ở một lực lượng siêu nhiên nào đó không có trong cuộc sống thực, để rồi tin tưởng một cách mù quáng vào lời giải ấy. Đó là những người “chưa tìm được bản thân mình hoặc đã lại để đánh mất bản thân mình một lần nữa” theo quan niệm của C. Mác. Cũng thông qua luận đề này, C. Mác đã chỉ ra đặc trưng bản chất của tôn giáo ở chỗ: tôn giáo là thế giới quan lộn ngược, là hiện thực khách quan được phản ánh thông qua ảo tưởng, chủ quan; nên, cái tự nhiên như là cái siêu nhiên, cái trần tục biểu hiện như cái thần thánh, sức mạnh trần gian mang sức mạnh siêu thế gian. Vấn đề xuất phát ở đây là, C. Mác cho rằng chế độ chính trị xã hội Đức đã lạc hậu, tồn tại “lầm thời” (không đúng quy luật phát triển của lịch sử xã hội loài người), “nơi mà đời sống thực tiễn không có nội dung tinh thần, cũng như đời sống tinh thần không có sự liên hệ với thực tiễn” (tr587), nên nó được ví như một “thế giới lộn ngược”. Thế giới lộn ngược ấy sản sinh ra “thế giới quan 5 lộn ngược” và lấy cái thế giới quan lộn ngược ấy làm nền tảng tinh thần của mình, trên thực tế, nhà nuớc Đức đã xem tôn giáo là nền tảng tư tưởng của nó. Theo C. Mác, tôn giáo tuy là sản phẩm của hiện thực, là sự phản ánh hiện thực, thế nhưng nó lại giải thích hiện thực một cách xuyên tạc, chính vì thế, nó đã biến bản chất con người thành ảo tưởng, tin tưởng ở kiếp sau, ở thế giới bên kia, dẫn đến tư tưởng an phận, chấp nhận những nổi đau khổ, bất công trong hiện tại; hoặc muốn phản kháng, đấu tranh, nhưng vì sợ bị nhà nước đàn áp mà không dám phản kháng, đấu tranh. Trong tác phẩm, Người viết: “Tôn giáo biến bản chất con người thành hiện thực ảo tưởng, vì bản chất con người không có tính hiện thực thật sự” (tr570). Trước đó, L. Phoi-ơ-bắc cũng đã phân tích sâu sắc bản chất phản ánh hư ảo, tưởng tượng của tôn giáo; vạch ra nguyên nhân nhận thức, tâm lý về mối liên hệ huyễn hoặc, ảo tưởng giữa con người với hiện thực của tôn giáo. Đặc biệt, ông đã coi tôn giáo như là sản phẩm bởi sự phân đôi của con người, bản chất tinh thần của con người được tách khỏi con người và được hình dung như một thực thể độc lập. Thế nhưng, so với C. Mác, thì luận điểm trên của Phoi-ơ-bắc vẫn còn có mặt chưa triệt để. Bản chất của tôn giáo theo quan điểm của C. Mác được trình bày trong tác phẩm khá đầy đủ, khách quan, khoa học và đây cũng là cơ sở chứng minh một trong những quan điểm triết học của Người sau này: Tồn tại xã hội quyết định nguồn gốc ra đời, nội dung và sự biến đổi của ý thức xã hội, ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, ý thức xã hội có tính độc lập tương đối, tác động tích cực trở lại tồn tại xã hội. b. Về chức năng của tôn giáo: Theo C. Mác, tôn giáo là một hiện tượng xã hội, một hình thái ý thức xã hội, cũng như các hiện tượng xã hội, hình thái ý thức xã hội khác, tôn giáo có khă năng phản ánh hiện thực. Với tinh thần đó, trên cơ sở xem xét “sự nghèo nàn 6 của nền chính trị hiện đại, được dựng lên thành một thế giới riêng” (tr 584) trong xã hội Đức và thực trạng đấu tranh lúc bấy giờ, C. Mác cho rằng: “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống lại sự nghèo nàn hiện thực ấy” (tr570). Vì thế, “đấu tranh chống tôn giáo là gián tiếp đấu tranh chống cái thế giới mà lạc thú tinh thần của nó là tôn giáo”, và “việc phê phán tôn giáo là hình thức manh nha của sự phê phán cuộc sống khổ ải mà tôn giáo là vòng hào quang thần thánh của nó” (tr570). C. Mác chỉ rõ, cái thế giới bị gián tiếp đấu tranh đó chính là nước Đức đang chịu sự thống trị bởi chính quyền của một ông vua có “cái thói tham ăn thẩm mỹ chính trị… muốn đóng tất cả những vai trò của vương quyền, cả phong kiến lẫn quan liêu, cả chuyên chế lẫn lập hiến, cả độc tài lẫn dân chủ, nếu không phải thông qua nhân dân thì thông qua bản thân mình,nếu không phải vì nhân dân thì vì bản thân mình” (tr584). Trước thực trạng là trong xã hội Đức còn đầy rẫy bất công được quy định bởi những trật tự, mà những trật tự ấy theo C. Mác là “thấp hơn tầm lịch sử, thấp hơn mọi sự phê phán, nhưng vẫn là đối tượng của sự phê phán” (tr572) trong khi đó, nhân dân lại không dám phê phán chống lại cái trật tự ấy, mà cam chịu làm “nô lệ ngoan ngoãn của một kẻ nhỏ hơn La Mã, nô lệ của Phổ và của Áo, của bọn địa chủ quý tộc và bọn phi-li-xtanh đã chai sạn rồi” (tr582). Sự cam chịu, nhẫn nhục đó xuất phát từ lòng tin tuyệt đối của họ vào Chúa trời, Chúa đã muốn như thế thì phải như thế, họ không dám làm trái ý Chúa để được lên thiên đàng sau khi chết, cho nên họ chỉ biết thở dài mỗi khi quá đau khổ. Thấy được điều này, C. Mác khẳng định: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” và “là hạnh phúc ảo tưởng của nhân dân” (tr570). Đây là luận điểm thể hiện rõ chức năng đền bù hư ảo của tôn giáo. 7 Trong luận điểm này, C. Mác nêu lên công thức vắn tắt và có hình ảnh như câu cách ngôn để thể hiện rõ chức năng đền bù hư ảo của tôn giáo: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, “là hạnh phúc ảo tưởng của nhân dân”. Rõ ràng, thuốc phiện là thứ thuốc an thần dễ nghiện, khi đã nghiện rồi thì rất khó dứt bỏ và gây ra nhiều tác hại; tôn giáo cũng vậy, với chức năng đền bù hư ảo, nó rất dễ thâm nhập vào con người, khi con người đã bị tôn giáo thâm nhập thì rất khó xoá bỏ ảnh hưởng của nó, dẫn đến tiêu cực trong hành động bởi lòng tin mù quáng. Sau này, khi Lênin nghiên cứu tôn giáo dưới chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội đã nhấn mạnh: “Câu cách ngôn của Mác “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” là hòn đá tảng của toàn bộ thế giới quan của Mác về vấn đề tôn giáo”. Trong tác phẩm của mình, Lênin cũng đã gọi tôn giáo là “thứ rượu tinh thần” để đề cập đến chức năng đền bù hư ảo của tôn giáo. c. Về mối quan hệ giữa tôn giáo với nhà nước bóc lột: Không chỉ thấy được bản chất “cái thế giới quan lộn ngược” được sinh ra từ “cái thế giới lộn ngược” ấy, C. Mác còn thấy được mục đích của “thế giới lộn ngược” khi sinh ra “thế giới quan lộn ngược” là để sử dụng nó làm nền tẳng tư tưởng, lấy nó làm thế giới quan, phương pháp luận, làm công cụ để hợp thức hoá và biện hộ cho các hành vi vô nhân đạo của giai cấp thống trị, làm phương tiện để an ủi con người bị bóc lột và nô dịch. Người viết: “Tôn giáo là lý luận chung của thế giới ấy, là cương yếu bách khoa của nó, là lo-gích dưới hính thức phổ cập của nó, là vấn đề danh dự duy linh luận của nó, là nhiệt tình của nó, là sự chuẩn y về mặt đạo đức của nó, là sự bổ sung trang nghiêm của nó, là căn cứ phổ biến mà nó dựa vào để an ủi và biện hộ”(tr59-570). Thực tế nước Đức lúc bấy giờ, chính quyền Phổ đã sử dụng tôn giáo để thống trị về mặt tinh thần của quần chúng nhân dân, nhằm duy trì quyền thống trị lâu dài về mặt xã hội của chúng theo quan niệm của Hê-ghen: Nhà nước Đức là hình thức nhà nước nhà nước cao nhất trong lịch sử. Hê-ghen đã biện hộ cho tính 8 hợp pháp của Nhà nước Đức thông qua triết học pháp quyền của mình, triết học đó thừa nhận sự tồn tại và vai trò của tôn giáo, coi mọi sự phản kháng của quần chúng nhân dân chống lại ách áp bức của chính quyền Phổ là sai, là làm loạn; như C. Mác đã đánh giá: “Có một học phái lấy sự đê hèn ngày hôm qua để bào chữa cho sự đê hèn ngày hôm nay, tuyên bố mọi tiếng kêu của nông nô chống lại roi vọt là làm loạn… với mỗi pao thịt có thể xẻo từ trái tim của nhân dân, nó lại lấy cái kỳ phiếu của mình, cái kỳ phiếu lịch sử của mình, cái kỳ phiếu Giéc- manh Cơ Đốc giáo của mình, để thề thốt” (tr572). Sự tự đề cao của Nhà nước Đức trong triết học pháp quyền của Hê-ghen, theo C. Mác, đó cũng là: “sự tự hạ thấp, mô tả tất cả những gì nằm trong khuôn khổ cái chính thể đang sống bằng cách bảo tồn mọi sự đê tiện và bản thân chẳng qua cũng chỉ là sự đê tiện được thể hiện thành chính phủ” (tr573), đã khiến cho xã hội Đức lúc bấy giờ, như C. Mác đã đánh giá: “Thật là một cảnh tượng chẳng ra sao!” (tr573), thế nhưng điều đó lại làm cho:“Lịch sử nước Đức cảm thấy tự hào về một vận động mà trước nó không một dân tộc nào đã tiến hành trên chân trời lịch sử, và trong tương lai, không một dân tộc nào bắt chước theo”(tr571); không một dân tộc nào làm và không một dân tộc nào bắt chước, vì cuộc vận động đó chỉ nhằm “phục tích” (khôi phục những cái trong quá khứ) mà thôi. Theo C. Mác, lẽ ra phải tiến hành một cuộc cách mạng để giải quyết những mâu thuẫn bất công trong xã hội, thì nhà nước Đức lại tiến hành một cuộc vận động để trải qua những cuộc phục tích và xem đó như một cuộc cách mạng. Sở dĩ như vậy, bởi vì, như trường hợp thứ hai mà C. Mác đã nêu trong tác phẩm (tr571-572) nhân dân đã đau khổ vì phản cách mạng nhưng lại không dám đấu tranh làm cách mạng, thậm chí “ngay cả đến việc chúng bị thống trị, bị cai quản, bị chiếm hữu, chúng cũng buộc phải thừa nhận và tuyên truyền rằng đó là ân huệ của trời ban cho” (tr573”, đã làm cho chính quyền Phổ “không cảm thấy sợ hãi” (tr571). Cũng vì thế mà chính quyền Phổ đã ban hành chế độ kiểm 9 duyệt, cấm viết và đăng các bài phê phán tôn giáo đăng trên các báo và tạp chí hồi đó. Vì không dám làm cách mạng, vì khuất phục trước thần quyền mà an phận trước thế quyền, khiến cho tự do của người dân bị tước đoạt. C. Mác chỉ rõ: “Chúng ta, do các vị mục sư của chúng ta dẫn đầu, thường thường được chung đụng với tự do chỉ có một lần - vào ngày đưa ma của tự do” (tr572). Đó là một thực tế của nước Đức lúc đó. Như vậy, nhà nước bóc lột sinh ra tôn giáo, lấy tôn giáo làm nền tảng tinh thần, thế giới quan, phương pháp luận, sử dụng tôn giáo làm công cụ nô dịch về mặt tinh thần của xã hội để thực hiện mục đích chính trị, đồng thời, sử dụng sức mạnh của mình để bảo vệ tôn giáo. Điều này thể hiện mối quan hệ giữa tôn giáo và nhà nước bóc lột theo quan điểm của C. Mác. d. Về tư tưởng đấu tranh chống tôn giáo: Về lĩnh vực đấu tranh chống tôn giáo, trước C. Mác cũng đã có nhiều nhà triết học đứng trên lập trường duy vật đề cập đến, thế nhưng họ đều thể hiện các quan điểm không nhất quán, thiếu triệt để. Riêng về L. Phoi-ơ-bắc, một mặt ông tích cực đấu tranh chống tôn giáo thần quyền, mặt khác lại khẳng định sự cần thiết về sự tồn tại của tôn giáo - một thứ tôn giáo khác: “Tôn giáo tình yêu”. Sở dĩ L. Phoi-ơ-bắc thể hiện tính hai mặt như vậy, vì ông không dựa vào quan điểm lịch sử cụ thể để xem xét, phân tích tôn giáo, do đó ông không vạch ra được bản chất và sự phát triển của tôn giáo như một hiện tượng xã hội, rốt cuộc ông đánh giá tôn giáo như là một phương thức tiến bộ của con người - con người tự nhiên, tách khỏi đời sống xã hội. Nhận xét về tư tưởng của L. Phoi-ơ-bắc, trong tác phẩm C. Mác viết: “Ngược lại, có những người nhiệt tình tốt bụng… lại đi tìm lịch sử nền tự do của chúng ta trong những khu rừng nguyên thuỷ Tơ-tông. Nhưng nếu như chỉ có thể đi tìm lịch sử nền tự do của chúng ta trong rừng, thế thì lịch sử nền tự do chúng 10 [...]... khoa học nói trên của Người 14 Tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hê-ghen Lời nói đầu của C Mác, đã chứng tỏ thực tiễn hoạt động chính trị - xã hội và hoạt động lý luận của Người là yếu tố quan trọng làm thay đổi lập trường quan điểm của người Từ chỗ tin theo tôn giáo, C Mác đã phê phán tôn giáo, rồi từ phê phán tôn giáo tiến đến phê phán chính trị và pháp quyền - nền tảng tồn tại của. .. phải có vũ khí tư tưởng dẫn đường (có lý luận tiên tiến với đội tiên phong là Đảng Cộng sản) thì cuộc đấu tranh đó mới thành công Tóm lại: Tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hê-ghen Lời nói đầu của C Mác đã thể hiện nhiều tư tưởng thiên tài của Người, trong đó Người đã nêu bật những tư tưởng có tính chất kinh điển về tôn giáo, đó là những luận điểm khách quan và khoa học Luận điểm đó... trần, phê phán tôn giáo biến thành phê phán pháp quyền, phê phán thần học biến thành phê phán chính trị” (tr571) 12 Trong tác phẩm, C Mác cũng chỉ ra mục đích phê phán tôn giáo để cho con người giải phóng chính mình và trở về với chính mình, mang lại hạnh phúc thực sự cho mình Người viết: “Xoá bỏ tôn giáo, với tính cách là xoá bỏ hạnh phúc ảo tư ng của nhân dân, là yêu cầu thực hiện hạnh phúc thực sự của. .. phần đặt vấn đề của tác phẩm, sau khi đánh giá thực trạng phê phán ở nước Đức lúc bấy giờ, C Mác cho rằng Phê phán tôn giáo là tiền đề của mọi sự phê phán khác” (tr569) Theo C Mác thì việc phê phán tôn giáo ở Đức về thực chất đã kết thúc khi L Phoi-ơ-bắc cho ra đời tác phẩm “Bản chất đạo Cơ Đốc”, tác phẩm đó đã phê phán tôn giáo đầy đủ rồi, vấn đề bây giờ là phải đi sâu hơn, phải phê phán mọi cái khác,... mình” (tr569) để khẳng định tôn giáo là sản phẩm của chính con người, C Mác cho rằng: “Căn cứ của sự phê phán chống tôn giáo là: con người sáng tạo ra tôn giáo, chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người” (tr569) Đây là cơ sở lý luận quan trọng, định hướng cho việc phê phán chống tôn giáo Vì con người sáng tạo ra tôn giáo nên việc phê phán chống tôn giáo phải xác định đối tư ng của nó là con người, là xã... đúng đối tư ng phê phán thì sẽ xác định được nội dung, hình thức, phương pháp phê phán Trên cơ sở đó, C Mác chỉ ra: “Sau khi cái hình tư ng thần thánh của sự tự tha hoá của con người đã bị bóc trần thì nhiệm vụ cấp thiết của cái triết học đang phục vụ lịch sử là bóc trần sự tự tha hoá trong những hình tư ng không thần thánh của nó”, Người nhấn mạnh: “Như vậy, phê phán thượng giới biến thành phê phán cõi... “Việc phê phán tôn giáo đang làm cho con người thoát khỏi ảo tư ng, để con người suy nghĩ, hành động, xây dựng tính hiện thực của mình với tư cách là con người thoát khỏi ảo tư ng, trở nên có lý tính; để con người xoay quanh bản thân mình và cái mặt trời thật sự của mình Tôn giáo chỉ là cái mặt trời ảo tư ng xoay quanh con người, chừng nào con người chưa bắt đầu xoay quanh bản thân mình”(tr570) Trong phần. .. học Luận điểm đó tuy ra đời đã lâu, trong thời kỳ C Mác tiến hành cuộc đấu tranh chính trị chống nhà nước và pháp quyền Phổ, song nó đúng với các vấn đề về tôn giáo trong mọi thời kỳ lịch sử, cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị Hiện nay, các nhà tư tưởng tư sản và những người theo chủ nghĩa xét lại hiện đại đang ra sức chống lại những luận điểm của C Mác về vấn đề tôn giáo; thế nhưng, dù cố gắng đến đâu... sử của chúng ta, tựa như một anh lính mới vụng về đang ;ặp lại những bài tập cũ, cho đến nay vẫn coi nhiệm vụ của mình chỉ là lặp lại những chuyện đã nhàm” (tr576) Đây là cơ sở để C Mác lý giải về sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản Đức trong thời điểm này Xuất phát từ tính chất của cuộc đấu tranh, thông qua việc phê phán tôn giáo làm tiền đề phê phán mọi cái khác; C Mác đã chỉ rõ việc xoá bỏ tôn giáo. .. phải xoá bỏ nó một cách kiên quyết và tích cực Người viết: “Bằng chứng rõ rệt của tính triệt để của lý luận Đức, do đó, của năng lực thực tiễn của nó, là ở chỗ, điểm xuất phát của nó là việc xoá bỏ tôn giáo một cách kiên quyết và tích cực” (tr580) với tinh thần: “sự phê phán không phải là sự hăng say của lý tính, mà là lý tính của sự hăng say” (tr573) Thông qua vấn đề này, C Mác chỉ cho giai cấp vô sản . nghèo nàn hiện th c ấy” (tr570). Vì th , “đấu tranh chống tôn giáo là gián tiếp đấu tranh chống cái th giới mà lạc th tinh th n của nó là tôn giáo , và “việc phê phán tôn giáo là hình th c manh. (tr569). Như vậy, theo C. Mác, tôn giáo là một hiện tượng xã hội do chính con người sáng tạo ra, theo cách “người ta nghĩ như th nào th chúa của họ cũng nghĩ như th ấy”, tôn giáo là sản phẩm. xem tôn giáo là nền tảng tư tưởng của nó. Theo C. Mác, tôn giáo tuy là sản phẩm của hiện th c, là sự phản ánh hiện th c, th nhưng nó lại giải th ch hiện th c một cách xuyên tạc, chính vì th ,