1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc sắc trong tư tưởng triết học HCM về văn hóa và phát triển văn hóa

25 440 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 159 KB
File đính kèm triết học HCM về văn hóa.rar (35 KB)

Nội dung

NÉT ĐẶC SẮC TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA SỰ NHẬN THỨC VÀ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA TRONG NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG IX KHÓA XI Trước yêu cầu của thực tiễn, Đảng Công sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI, về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Nghị quyết là sự kế thừa, vận dụng sáng tạo những quan điểm về văn hóa và phát triển văn hóa của lý luận mác xít, mà trực tiếp là tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa. Có thể khẳng định, Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá vẫn luôn là một điểm tựa tinh thần vững chắc. Đồng thời, với sức sống mãnh liệt, tự nó, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá đã và đang trở thành một bộ phận của nền văn hoá Việt Nam.

Trang 1

NÉT ĐẶC SẮC TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA - SỰ NHẬN THỨC VÀ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA TRONG NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG IX KHÓA XI

MỤC LỤC

Tran g

MỞ ĐẦU

1 NÉT ĐẶC SẮC TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN

HÓA VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA

1.1 Văn hóa và sự hình thành tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về văn

hóa

1 2 Những đặc sắc trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về văn hóa

và phát triển văn hóa

2 SỰ NHẬN THỨC VÀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC

HỒ CHÍ MÌNH VỀ VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA

CỦA ĐẢNG TA TRONG NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG IX

KHÓA XI

2.1 Những tư tưởng cơ bản của Đảng về văn hóa và phát triển văn hóa

trước nghị quyết trung ương IX khóa XI

2.2 Nội sung cơ bản của Nghị quyết trung ương IX khóa XI về “phát

triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền

vững đất nước”

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

MỞ ĐẦU

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một lãnh tụ thiên tài, nhà hoạt độngchính trị kiệt xuất, người anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại mà Người còn làmột nhà văn hoá lỗi lạc, một danh nhân văn hoá thế giới Trong suốt cuộc đờihoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm sâu sắc đến sự nghiệpxây dựng và phát triển nền văn hoá mới Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh nóichung và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá nói riêng là tài sản tinh thần to lớncủa Đảng và dân tộc ta

Là danh nhân văn hoá kiệt xuất, Hồ Chí Minh tượng trưng cao đẹp chocốt cách văn hoá dân tộc, thống nhất với các yếu tố văn hoá nhân loại Trên cơ

sở những nhận thức đầy đủ, đúng đắn về cốt cách văn hoá dân tộc Việt Nam, HồChí Minh đã kết tinh những giá trị ấy với tinh hoa văn hoá nhân loại trên nhữngphương diện khác nhau Đó là văn hoá tình nghĩa, tinh thần nhân văn Việt Nam,

sự khoan dung, hoà nhập; lối sống và cách ứng xử Hồ Chí Minh đã có một sựkết hợp hài hoà, nhuần nhị; đã giải quyết nhiều mâu thuẫn một cách biện chứng.Đúng như triết gia Pháp Patxcan (Pascal) đã viết: “người ta không vĩ đại khi chỉđứng ở một cực, mà phải nối liền hai cực và đắp đầy khoảng giữa”

Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), sự nghiệp xâydựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đã có chuyển biến tích cực, đạt kếtquả quan trọng Đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng phong phú, nhiều giá trịvăn hóa truyền thống của dân tộc được phát huy, nhiều chuẩn mực văn hóa, đạođức mới được hình thành Sản phẩm văn hóa, văn học - nghệ thuật ngày càngphong phú, đa dạng; công nghệ thông tin, nhất là thông tin đại chúng có bước pháttriển mạnh mẽ Nhiều phong trào, hoạt động văn hóa đạt được những kết quả cụthể, thiết thực; phát huy truyền thống văn hóa gia đình, dòng họ, cộng đồng mặc

dù vậy, So với những thành tựu trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, anninh, đối ngoại, thành tựu trong lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng, chưa đủ để tácđộng có hiệu quả xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh Tình

Trang 3

trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội

có chiều hướng gia tăng Đời sống văn hóa tinh thần ở nhiều nơi còn nghèo nàn,đơn điệu; khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với đôthị và trong các tầng lớp nhân dân chậm được rút ngắn Môi trường văn hóa còntồn tại tình trạng thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ tục; tệ nạn xãhội, tội phạm có chiều hướng gia tăng

Trong thời đại toàn cầu hóa, quốc tế hóa, bùng nổ thông tin và giao lưu vănhóa một cách mạnh mẽ Cơ hội nhiều, song thách thức cũng không ít, bên cạnhnhững cơ hội hợp tác, đầu tư phát triển, giao lưu, chọn lọc tiếp thu những tinh hoavăn hóa thế giới thì Việt Nam cũng đang phải đối mặt với không ít nguy cơ tháchthức trong việc hội nhập văn hóa Nhiều vấn đề đặt ra một cách cấp bách: làm thếnào để vừa hội nhập vừa không đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, làm sao để ngănchặn tối đa sự du nhập của những luồng văn hóa phản giá trị, nội dung không lànhmạnh vào đời sống nhân dân Do đó, việc nghiên cứu, vận dụng tư tưởng HồChí Minh về văn hoá vào xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

ở nước ta là một nhiệm vụ to lớn và cấp thiết

Trước yêu cầu của thực tiễn, Đảng Công sản Việt Nam đã ban hành Nghịquyết Trung ương 9 khóa XI, về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người ViệtNam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” Nghị quyết là sự kế thừa, vậndụng sáng tạo những quan điểm về văn hóa và phát triển văn hóa của lý luận mácxít, mà trực tiếp là tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa Có thể khẳng định, Tư tưởng

Hồ Chí Minh về văn hoá vẫn luôn là một điểm tựa tinh thần vững chắc Đồng thời,với sức sống mãnh liệt, tự nó, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá đã và đang trởthành một bộ phận của nền văn hoá Việt Nam

Trang 4

1 NÉT ĐẶC SẮC TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA

1.1 Văn hóa và sự hình thành tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về văn hóa

Một trong những người đưa ra khái niệm văn hoá sớm nhất là E B Taylo

Trong cuốn Văn hoá nguyên thuỷ (1887), ông quan niệm văn hoá là một phức

hợp nhiều mặt, do con người tạo nên và mang tính xã hội Cách hiểu văn hoá ởphương Đông và phương Tây cũng có sự khác nhau, nhưng đều phản ánh tínhgiá trị, thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người, làm cho con người

và xã hội ngày một tiến bộ hơn, ngày càng xa rời trạng thái nguyên sơ, khẳngđịnh tính người UNESCO từ lúc được thành lập đến nay đã đưa ra một số địnhnghĩa về văn hoá Theo tổ chức này, văn hoá là tổng thể những nét riêng biệttinh thần và vật chất, văn hoá giúp cho con người tự hoàn thiện, quyết định tínhcách riêng của một xã hội, làm cho dân tộc này khác dân tộc khác

Bàn về văn hoá, người ta còn cho rằng, đó là sự hiểu biết, phát triển nộitại bên trong của một con người, một dân tộc, tạo ra lối ứng xử, biểu hiện trình

độ “người” trong các quan hệ

Mang trong mình truyền thống văn hoá phương Đông, lại được tiếp thu nhữngtinh hoa văn hoá của nhiều dân tộc trên thế giới, đặc biệt là ánh sáng khoa học củachủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh khẳng định: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mụcđích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ chosinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ nhữngsáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phươngthức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thíchứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”1

Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về văn hóa là khát vọng của dân tộc ViệtNam về cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong các quan hệ của con người và đây cũng lànhững giá trị tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam gia nhập vào các giá trị văn hóa

1 Hồ Chí Minh Toàn tập, t.3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.431

Trang 5

chung của khu vực và loài người tiến bộ Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về vănhóa là sự kết tinh truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, sự

kế thừa những giá trị văn hóa nhân loại, sự vận dụng sáng tạo những quan điểmvăn hóa mác xít; vừa là sản phẩm của sự đúc kết nhứng kinh nghiệm trong hoạtđộng thực tiễn phong phú của Người

Điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến

sự hình thành các yếu tố tư tưởng của các vĩ nhân trên thế giới Và với Chủ tịch HồChí Minh, điều kiện lịch sử xã hội cùng các yếu tố gia đình, quê hương, đất nước

và chủ nghĩa Mác – Lênin là nguồn gốc cơ bản hình thành tư tưởng triết học HồChí Minh về văn hóa

Những giá trị truyền thống tốt đẹp trong tinh hoa văn hoá dân tộc

Trước khi rời Tổ quốc ra đi tìm con đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành

-Hồ Chí Minh đã hấp thụ một vốn văn hoá gia đình, quê hương, dân tộc Từ vùngquê làng Chùa, làng Sen, mở rộng ra là quê hương Xứ Nghệ, qua kinh đô Huế,đến Phan Thiết, Sài Gòn Mỗi vùng vốn có sắc thái văn hoá khác nhau, nhưngđiểm tương đồng là tất cả đều sáng ngời truyền thống yêu nước, đoàn kết; xuhướng cố kết cộng đồng dân tộc; tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường; lạcquan, yêu đời, hiếu học và truyền thống nhân ái, nhân văn Việt Nam Hồ ChíMinh có được những yếu tố văn hoá có tính chất cội rễ đó cùng với quá trìnhtiếp nhận và nâng cao các giá trị văn hoá phương Đông Nói cách khác, trên nềntảng văn hoá dân tộc, Người đã dân tộc hoá những tinh hoa văn hoá được tiếpnhận từ bên ngoài và không bị hoà tan trong bất cứ một nền văn hoá nào khác

Tinh hoa văn hoá phương Đông và phương Tây

Trong nền văn hoá phương Đông có những tư tưởng nhân đạo lớn như: đại từ,đại bi, cứu khổ, cứu nạn của Phật giáo; tư tưởng coi trọng đạo đức, luân lý, ngườihiền tài và kẻ sĩ tức là đề cao văn hoá của Nho giáo Hồ Chí Minh không nhữngnắm được những tư tưởng cơ bản của Phật giáo, Nho giáo mà Người còn am hiểuLão giáo với những yếu tố văn hoá sống giản dị, thanh bạch, chan hoà với thiênnhiên Không phải ngẫu nhiên mà Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc tới các danh

Trang 6

ngôn của Khổng Tử, của Đức phật Thích Ca Và ở Hồ Chí Minh là một tấm gươngsáng về một cuộc sống thanh bạch, trong sáng, giản dị, khiêm tốn, luôn luôn chăm locho lợi ích của nhân dân, của cả cộng đồng dân tộc.

Bên cạnh văn hoá phương Đông, Hồ Chí Minh sớm có điều kiện tiếp xúcvới nền văn hoá phương Tây khi người còn học ở Huế Trên hành trình tìmđường cứu nước, Hồ Chí Minh đã từng đến Pháp - Mỹ - Anh là trung tâm vănminh của nhân loại lúc đó Với nhận thức và tầm hiểu biết của mình, Người đãsớm ghi nhận những gì mà cuộc cách mạng Pháp (1789) đã làm được như xoá

bỏ chế độ phong kiến, giải phóng nông nô, đấu tranh cho tự do của con người,lập hiến pháp Đó là "một sự nghiệp rất nhân đạo”, một trong những cội nguồncủa “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” Người cũng nhấn mạnh đến “quyền con người”

“quyền tự do và bình đẳng về quyền lợi” trong Tuyên ngôn độc lập của nước

Mỹ (1776) Tuy nhiên bằng sự nhạy cảm về chính trị và nhãn quan văn hoá quachứng kiến cuộc sống của nhân loại đau khổ, Người đã thấy sự thật đằng saukhẩu hiệu "Tự do - Bình đẳng - Bác ái” là sự áp bức, bóc lột, đàn áp nhân dânlao động, phản bội lại lý tưởng cách mạng, tức là phản văn hoá Đến với phươngTây, Người được tiếp xúc trực tiếp các tác phẩm của những nhà tư tưởng khaisáng: Vonte, Rútxô, Môngtétxkiơ tư tưởng dân chủ của họ đã có ảnh hưởngđến tư tưởng của Người

Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hoá.

Hồ Chí Minh đã tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hoámới và ra sức phát huy sức mạnh của ánh sáng văn hoá Mác - Lênin cho sựnghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước Đặc biệt Người đãnghiên cứu kỹ tư tưởng của V I Lênin về văn hoá, cách mạng văn hoá trongnhiều tác phẩm quan trọng và cả qua thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nền vănhoá mới ở nước Nga của V I Lênin

Tình hình thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam

Quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã đặt chân lên hầu khắp cácchâu lục, hoà mình vào phong trào công nhân các nước tư bản phát triển nhất thế

Trang 7

giới, sống, sinh hoạt với những người da đen ở châu Phi và ở cả Mỹ, Hồ ChíMinh mới hiểu ra nhiều điều về bản chất của chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đềquốc cũng như bản chất giai cấp công nhân, những người cùng khổ trên thế giới

và nhất là hiểu rõ sự thật ẩn dấu đằng sau cái gọi là "Khai hoá văn minh" mà giaicấp tư sản phương Tây đã rêu rao Trong các hoạt động đấu tranh của mình, HồChí Minh không quên tố cáo chủ nghĩa thực dân tìm mọi cách đầu độc văn hoá,đàn áp nền văn hoá các dân tộc thuộc địa

Không chỉ hoà mình vào thực tiễn đấu tranh của phong trào công nhân vàcác dân tộc bị áp bức mà Hồ Chí Minh còn hoà mình vào thế giới văn hoá vôcùng phong phú và đa dạng của các dân tộc, nhờ đó Người hiểu biết nhiều sựkiện văn hoá và các phương pháp đấu tranh bằng văn hoá Người viết sách, rabáo, tham gia nhiều hoạt động văn hoá, tổ chức nhiều hội liên hiệp đều nhằmgiác ngộ cách mạng cho nhân dân các dân tộc trong đó có đồng bào của mình.Người muốn đem ánh sáng văn hoá đến cho mọi người cùng khổ để soi đườngcho họ tự giải phóng, tự đứng lên đấu tranh với các thế lực áp bức, bóc lột

1.2 Những đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và phát triển văn hóa

Văn hoá được hiểu là toàn bộ sáng tạo những giá trị vật chất và những giá trịtinh thần của con người trong quá trình tồn tại và phát triển Nguồn gốc và động lựcsâu xa của văn hoá chính là nhu cầu của con người (gồm nhu cầu vật chất và nhucầu tinh thần) và nó luôn luôn thay đổi, con người không bao giờ bằng lòng vớinhững cái mà tự nhiên ban tặng và những gì đã có Điều này đã thúc đẩy con ngườihoạt động và sáng tạo, cải tạo tự nhiên và xã hội, tạo ra của cải vật chất lẫn tinhthần phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu cho mình, đây cũng chính là quá trình sángtạo văn hoá của con người Theo nghĩa đó, ở đâu có con người và hoạt động củacon người thì ở đó có văn hoá Văn hoá là sự phát huy và hiện thực hoá các nănglực bản chất của con người Con người là chủ thể sáng tạo của văn hoá, đồng thờivăn hoá là phương thức sinh tồn, là môi trường sống của con người Con ngườikhông thể tồn tại và phát triển với tính cách là con người được nếu tách khỏi môi

Trang 8

trường văn hoá và thực tế lịch sử phát triển của con người luôn gắn liền với lịch sửphát triển của văn hoá.

Mặc dù hiểu và khái quát văn hoá theo nghĩa rộng, với nghĩa là tổng hợp củamọi phương thức sinh hoạt, bao gồm cả sinh hoạt vật chất và sinh hoạt tinh thần của

xã hội nhưng trong các bài viết, bài nói của mình, Hồ Chí Minh thường đề cập đếnkhái niệm văn hoá theo nghĩa hẹp Nghĩa là, văn hoá bao gồm các hoạt động về giáodục, khoa học, văn học, nghệ thuật, đạo đức, lối sống Theo đó, hoạt động văn hoá làhoạt động sản xuất ra những giá trị tinh thần nhằm giáo dục cho con người có khátvọng hướng tới các giá trị chân, thiện, mỹ Với cách hiểu đó, Người coi văn hoá là mộtmặt của đời sống xã hội và là một bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng

Có thể khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa được thể hiện trên nhữngquan điểm sau:

Một là, nhân dân là người sáng tạo văn hoá.

Khác với quan điểm của giai cấp thống trị, Hồ Chí Minh nhìn thấy vai trò tolớn của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động trong việc sáng tạo văn hoá Vănhoá không phải là sự sáng tạo riêng của các vĩ nhân, các nghệ sĩ, nghệ nhân, củagiai cấp thống trị , mà văn hoá trước hết là của nhân dân và do nhân dân sáng tạo

ra, Người khẳng định: Quần chúng không chỉ là người sáng tạo ra những của cảivật chất cho xã hội mà còn là người sáng tác, kiểm nghiệm và có quyền hưởng thụcác giá trị văn hoá Chính vì thế, đội ngũ cán bộ văn hóa “cần phải giúp những sángtác của quần chúng Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quý Muốn làm như thếthì cố nhiên là phải có chính trị, có kỹ thuật, thì mới mài cho viên ngọc ấy thànhtốt, khéo và đẹp”2 Do đó, theo Hồ Chí Minh, động lực của sự phát triển văn hoánằm chính trong nhân dân Công tác xây dựng văn hoá phải quán triệt và thực hiệntốt quan điểm quần chúng, sáng tạo văn hoá là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân

Hai là, xây dựng và nhân điển hình văn hoá (người tốt - việc tốt).

Hồ Chí Minh cho rằng, việc nêu gương và cổ vũ người tốt việc tốt khôngnhững có ý nghĩa động viên mọi người hoàn thành các nhiệm vụ cách mạng trước

2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.9, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.250

Trang 9

mắt, mà còn là một trong những biện pháp cơ bản để xây dựng Đảng và các lựclượng nòng cốt của cách mạng, xây dựng con người mới và cuộc sống mới, đồngthời để động viên người người thi đua, ngành ngành thi đua, làm cho phần tốt ởtrong mỗi con người được giữ gìn và phát triển Đó là những tấm gương có thậttrong nhân dân và cán bộ, đảng viên Gương người tốt - việc tốt là “nét đẹp của đạođức mới, của con người mới Việt Nam đang hình thành Họ đều là những ngườibình thường làm những việc bình thường cho xã hội Những việc bình thường ấy,

ai cũng có thể làm được nếu cố gắng một chút Và nếu ai cũng làm theo người tốtviệc tốt thì cái tốt sẽ thành phổ biến, và xã hội ta sẽ tốt lên”3

Ba là, giữ gìn, kế thừa và phát triển văn hoá dân tộc.

Trên tinh thần biện chứng, Hồ Chí Minh chỉ ra: “Cái gì cũ mà xấu, thì phảibỏ Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm Cái gì mới mà hay, thì ta phải làm”4.Phải coi trọng những truyền thống văn hoá tốt đẹp của cha ông, giữ gìn, khôi phụcnhững yếu tố tích cực, loại bỏ những yếu tố tiêu cực trong đời sống văn hoá tinhthần của nhân dân

Bảo tồn, phát huy truyền thống gắn liền với phát triển, nâng nó lên một trình độ vàchất lượng mới nhằm đáp ứng trình độ văn hóa ngày càng tăng của nhân dân, Hồ ChíMinh đã chỉ rõ những mục tiêu cơ bản mà cách mạng Việt Nam cần phải đạt được tronglĩnh vực văn hoá là: “Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch củavăn hoá đế quốc Đồng thời, phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hoá dân tộc

và hấp thụ những cái mới của văn hoá tiến bộ thế giới, để xây dựng một nền văn hoáViệt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng”5

Đề cao bản sắc văn hoá dân tộc, Hồ Chí Minh phê phán những thói lai căng vănhoá, quá đề cao văn hoá ngoại, coi nhẹ văn hoá dân tộc trong giới trí thức, văn nghệ sĩ

và cảnh báo về nguy cơ “mất gốc” văn hoá trong giới trí thức và văn nghệ sĩ nước ta.Người viết: “có những trí thức Việt Nam rất thông thuộc lịch sử, địa lý và các chuyện

3 Trần Kư: Bác Hồ với sách người tốt, việc tốt, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1998, tr.7-8.

4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.94-95

5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.6, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.173

Trang 10

thần thoại của nước Pháp, của Hy Lạp và La Mã Nhưng khi hỏi đến các vị anh hùng

là tổ tiên, ông cha mình, hỏi đến địa lý nước mình thì mù tịt Coi chừng có nhiềungười Việt Nam lại không hiểu rõ lịch sử, đất nước, con người và những cái vốn rấtquý báu của mình bằng những người nước ngoài”6 Đồng thời, Người khuyên phải giữgìn và phát huy những truyền thống và bản sắc dân tộc, phát huy cốt cách dân tộc, tinhthần dân tộc để cổ vũ đồng bào ta, để giáo dục con cháu ta

Trong truyền thống văn hoá Việt Nam, Hồ Chí Minh đề cao chủ nghĩa yêunước, coi đó là động lực tinh thần, là nguồn sức mạnh không bao giờ cạn, là triết lý,đạo lý sống của mỗi người dân Việt Nam Người khẳng định: Dân tộc ta là một dântộc anh hùng và có một lòng nồng nàn yêu nước Đồng thời cũng nêu rõ và đề caotruyền thống nhân ái, cố kết cộng đồng, tinh thần cần cù thông minh sáng tạo trong lao động sản xuất, tinh thần anh hùng bất khuất, mưu trí, gan góc trong chiếnđấu chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta

Bốn là, tiếp thu và làm phong phú thêm tinh hoa văn hoá nhân loại.

Việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại để xây dựng nền văn hóacách mạng, vừa là một truyền thống lịch sử, vừa là một nhu cầu tất yếu khách quan.Nền văn hóa Việt Nam được hình thành và phát triển trong lịch sử lâu dài của dântộc không phải là kết quả vận động chỉ riêng những yếu tố nội sinh, Người nói:

“Văn hóa Việt Nam là ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa Đông phương và Tâyphương chung đúc lại Đông phương hay Tây phương có cái gì tốt ta học lấy đểtạo ra một nền văn hóa Việt Nam Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa vàvăn hóa nay, trau dồi cho văn hóa thật có tinh thần thuần túy Việt Nam để hợp vớitinh thần dân chủ”7

Không phủ nhận việc kế thừa các giá trị văn hóa của nhân loại để làm phongphú, đa dạng văn hóa dân tộc, nhưng Người cũng phê phán, chống lại “cách mượn”không phải lối, chối bỏ đi các giá trị vốn có của dân tộc, hay là sự tiếp thu xô bồmọi thứ của thiên hạ, đồng thời cho rằng cần tiếp thu có chọn lọc những cái hay,cái tốt, cái đẹp để làm giàu thêm cho văn hóa dân tộc Đây thực sự là “Việt Nam

6 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.556-557

7 Bác Hồ với văn nghệ sĩ, NXB Tác phẩm mới (NXB Hội Nhà văn), Hà Nội, 1985, tr.52.

Trang 11

hóa” những cái từ ngoài đến, biến chúng thành những cái bên trong, tự nhiên nhưnhững yếu tố nội sinh của văn hóa Việt Nam Đứng vững trên cái nền dân tộc đểchiếm lĩnh, tiếp thu những giá trị văn hóa bên ngoài, bản lĩnh đó của dân tộc ViệtNam đã được thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử mấy nghìn năm qua.

Người cho rằng không chỉ tiếp thu mà còn phải góp phần làm phong phú thêmvăn hóa nhân loại: “Mình có thể học cái hay của bất cứ nước nào ở Âu - Mỹ, nhưngđiều cốt yếu là sáng tác Mình đã hưởng cái hay của người thì cũng phải có cái haycho người khác hưởng Mình đừng chịu vay mà không trả”8 Đây chính là sự vậndụng phép biện chứng của “nhận và cho”, “vay và trả” trong tiếp xúc, giao lưu, đốithoại giữa các nền văn hóa Trong văn hóa, nếu chỉ muốn “viện trợ không hoànlại”, thì chính điều đó không chỉ là một thái độ rất không văn hóa mà còn không thểphát huy được bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc Ngoài ra, trong quá trình tiếp thu,học tập kinh nghiệm, phải chú ý đến đặc điểm của dân tộc mình, nếu không sẽphạm phải sai lầm, giáo điều

Năm là, mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.

Theo Hồ Chí Minh, muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống vậtchất và tinh thần của nhân dân thì phải phát triển kinh tế và văn hoá Người chorằng, trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề phải chú ý, coi trọngngang nhau là: Chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá - đây là bốn vấn đề chủ yếu củađời sống xã hội và các vấn đề này có mối quan hệ rất mật thiết với nhau Vì thế,trong cuộc xây dựng đất nước, cả bốn vấn đề này phải được coi trọng như nhau.Kinh tế là nền tảng của việc xây dựng văn hoá, do đó phải chú trọng xây dựng kinh

tế, xây dựng cơ sở hạ tầng để có điều kiện xây dựng và phát triển văn hoá Pháttriển kinh tế để bảo đảm đời sống vật chất cho nhân dân và phải phục vụ cho mụcđích phát triển văn hoá của nhân dân Để thực hiện các mục tiêu của xã hội chủnghĩa, chúng ta phải đấu tranh, xây dựng, phát triển, phải tiến hành một cuộc cáchmạng thật sự Trong cuộc cách mạng đó, văn hoá luôn có ý nghĩa trọng yếu, quyết

8 Báo Cứu quốc, số ra ngày 9-10-1945

Trang 12

định Đó vừa là điều kiện, nền móng cho sự xây dựng, phát triển của đời sống xãhội, vừa là mục tiêu hướng tới trong quan hệ hài hoà với đời sống vật chất hay nóicách khác, văn hóa phải ở trong kinh tế và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế.

Văn hoá phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và ở trong chính trị Chính trị có đượcgiải phóng thì văn hoá mới được giải phóng Chính trị giải phóng mở đường cho vănhóa phát triển Hồ Chí Minh đã vạch ra đường lối phải tiến hành cách mạng chính trịtrước, cụ thể là cách mạng giải phóng dân tộc để giành chính quyền, từ đó giải phóngvăn hóa, mở đường cho văn hóa phát triển Chịu sự lãnh đạo của chính trị, văn hóaphải tham gia vào nhiệm vụ chính trị, tham gia cách mạng, kháng chiến và xây dựngchủ nghĩa xã hội, Người khẳng định: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận”,

“Văn hoá, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải ởtrong kinh tế và chính trị”9 (Sđd, t.6, tr.368-369) Tính chất mặt trận của văn nghệkhông phải chỉ chống giặc ngoại xâm, mà còn phải chống giặc nội xâm Cho nên, vănnghệ cần phải dũng cảm phê bình rất nghiêm khắc những thói xấu như tham ô, nhũnglạm, lãng phí, lười biếng, quan liêu Mặt trận văn nghệ không phải chỉ có “chống” màcòn phải “xây”, mà xây là chính và lâu dài Để làm tròn nhiệm vụ, chiến sĩ nghệ thuậtcần có lập trường vững, tư tưởng đúng, phải đặt lợi ích của kháng chiến, của Tổ quốc,của nhân dân lên trên hết, trước hết

Không chỉ thấy vai trò quyết định của kinh tế và chính trị đối với văn hoá, HồChí Minh còn thấy được vai trò to lớn của văn hoá đối với sự phát triển kinh tế,chính trị, xã hội Văn hoá là nền tảng, động lực tinh thần cho sự phát triển mọi mặtcủa đời sống xã hội, cho sự tiến bộ của xã hội Người viết: “Trình độ văn hoá củanhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, pháttriển dân chủ cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hoà bình, thống nhất,độc lập, dân chủ và giàu mạnh”10 Văn hoá đứng ở trong chính trị và kinh tế cũng

có nghĩa là chính trị và kinh tế phải có tính văn hoá

Sáu là, đánh giá đúng vị trí, đồng thời phát huy tốt vai trò của văn hóa.

9 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.6, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.368-369

10 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.8, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.281-282

Ngày đăng: 10/09/2015, 14:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nguyễn Duy Bắc (2011), Văn hoá giáo dục Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Thời đại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá giáo dục Việt Nam thời kỳ đổi mới
Tác giả: Nguyễn Duy Bắc
Nhà XB: NxbThời đại
Năm: 2011
5. Ban Tuyên giáo Trung ương (2011): Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb CTQG, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứucác Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
Tác giả: Ban Tuyên giáo Trung ương
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2011
6. Nguyễn Trọng Đại, Một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá ở nước ta hiện nay. Tạp chí Giáo dục và xã hội tháng 6/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ làm côngtác văn hoá ở nước ta hiện nay
8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, IV, V,VI, VII, VIII, IX, X, XI Nxb CTQG Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ III, IV, V,VI, VII, VIII, IX, X, XI
Nhà XB: Nxb CTQG
11. Hoàng Đình Phu (1998): Khoa học và công nghệ với các giá trị văn hoá, Nxb Khoa học Kỹ thuật, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học và công nghệ với các giá trị văn hoá
Tác giả: Hoàng Đình Phu
Nhà XB: Nxb Khoa học Kỹ thuật
Năm: 1998
1. Bác Hồ với văn nghệ sĩ, NXB Tác phẩm mới (NXB Hội Nhà văn), Hà Nội, 1985 Khác
4. Trần Văn Bính, Xây dựng văn hóa, đạo đức lối sống của người Việt Nam, Nxb QĐND Khác
7. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998 Khác
9. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014 Khác
10. Nguyễn Chí Hiền, Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb CTQG, H. 2007 Khác
12. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 1995, Tập 3, 5, 6, 9, 10, 12 Khác
13. Trần Kư: Bác Hồ với sách người tốt, việc tốt, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1998, tr.7-8 Khác
14. Hồ Chí Minh: Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, NXB Văn học, Hà Nội, 1981, tr.516 Khác
15. Vũ Ngọc Khánh, Làng văn hóa cổ truyền Việt Nam, Nxb Văn Học Khác
16. Phạm Thái Việt, Đại cương văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, H.2014 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w