1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NỘI DUNG cơ bản TRONG tư TƯỞNG TRIẾT học HIỆN SINH về CON NGƯỜI của ALBERT CAMUS

61 111 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 78,18 KB

Nội dung

Như vậy cái cô đơn hiện sinh dường như gắn liền vớicon người, không có ai là không cô đơn nếu đã hiện sinh.Trong cô đơn, con người còn lại với mình, mọi liên hệ khácđứt đoạn, họ đứng một

Trang 1

NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HIỆN SINH VỀ CON NGƯỜI CỦA ALBERT CAMUS

Trang 2

- Vấn đề thân phận của con người trong xã hội

- Sự cô đơn tồn tại như hơi thở của chính con người

Trước khi trở thành một khái niệm của triết học hiện

sinh, Cô đơn chính là một trạng thái cảm xúc của con người,

ai cũng từng trải qua Có tác giả diễn tả về cô đơn như sau: Côđơn là cho đi mà không có người nhận, là muốn nhận màchẳng ai cho Cô đơn là chờ đợi, mà cái mình chờ đợi chẳngbao giờ đến Như hai bờ sông nhìn nhau mà vẫn nghìn trùng

xa cách bởi dòng sông, nên cô đơn là gần nhau mà vẫn cáchbiệt Không phải cách biệt của không gian mà là cách biệt của

cõi lòng Triết gia Sartre trong cuốn tiểu thuyết Bức tường

(1938) đã mô tả tài tình sự cô đơn không đối thoại được giữangười với người thông qua đời sống của hai nhân vật Pierre

và Agatha Hai người là người tình của nhau, sống bên cạnhnhau, nhìn thấy nhau và chuyện trò cùng nhau nhưng khônghiểu được điều gì về nhau, và họ cô đơn như đang bị ngăncách bởi bức tường vô hình nào đó

Một số nhà triết học hiện sinh cho rằng, con người đãkhông chọn mỉm cười mà cất tiếng khóc để chào đời, do vậy,đau khổ là tiền kiếp của con người Họ luôn phải sống trong

Trang 3

sự mâu thuẫn giữa một bên là khát khao hướng đến sự hoànthiện, toàn mỹ với một bên là sự yếu mềm, những hạn chế,khiếm khuyết của bản thân Không chỉ có vậy, con người cònluôn phải vật lộn đấu tranh bền bỉ trong cuộc sống hàng ngàygiữa những “qui pháp ban ngày” và những “đam mê banđêm” Những tình cảm thâm sâu nhất, bí ẩn nhất trong conngười cùng những ước vọng, đam mê… luôn bị kìm kẹp bởinhững thể chế, qui định… Vì vậy, con người sống trong trầnthế như kẻ bị bỏ rơi, lưu đày Họ hiện diện trong cuộc đờinhưng không biết mình từ đâu tới và mình sẽ đi về đâu Conngười chỉ biết mình tồn tại như bị ném vào trong thế giới xa

lạ, không nơi nương tựa, chống đỡ, vậy nên luôn cảm thấy côđơn, bị ghẻ lạnh Con người luôn ở trong trạng thái kinhhoàng, lo âu, sợ hãi bởi những bất ổn, hiểm nguy của cuộcsống như đang rình rập Sự cô đơn kết thúc bằng cái chết.Theo Heidegger, con người là bản thể cho cái chết Cái chết

có thể đến với con người bất cứ lúc nào, như một khả nănghiện thực luôn đe dọa con người Nên con người càng thấytrách nhiệm lớn lao của mình trong lúc đang sống, nhận thức

rõ cảnh ngộ của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho mọihành động của mình

Trang 4

Như vậy cái cô đơn hiện sinh dường như gắn liền vớicon người, không có ai là không cô đơn nếu đã hiện sinh.Trong cô đơn, con người còn lại với mình, mọi liên hệ khácđứt đoạn, họ đứng một mình, bên ngoài thế giới, toàn bộ cuộcsống của họ tuôn chảy bên trong Họ chỉ sống một đời sốngtâm lý mà thôi, bởi lẽ, dù họ có định hướng ra ngoài thế gianthì ở đó cũng chỉ tồn tại một mối quan hệ tách rời khỏi cộngđồng

Camus, trong những tháng ngày đau ốm của cuộc đời đãphải thốt lên: “Sự khước từ tuổi trẻ Không phải tôi khước từmuôn vật (làm sao có thể), chính muôn vật khước từ tôi Tuổitrẻ của tôi bỏ tôi mà đi mất: đó là đau ốm vậy” [9, tr.124].Thấm thía trải nghiệm cái “cô đơn” hiện sinh đó, Camus đã

xây dựng nhân vật Meursault trong Kẻ xa lạ khiến cho biết

bao thế hệ người đọc phải giật mình vì sự lạc loài nghiệt ngãtrong chính xã hội mà họ đang sống Chưa bao giờ tác phẩmnày trở nên cũ kỹ mà ngược lại ngày càng gần gũi, nhất là vớicon người hiện đại hôm nay

Cuộc đời chàng Meursault trong Kẻ xa lạ chính là điển

hình cho những thân phận người cô đơn trong cuộc đời này

Sự cô đơn tồn tại như hơi thở, chàng trai trẻ ấy không còn

Trang 5

nhận ra bất cứ thứ cảm xúc nào tồn tại trong tâm hồn mìnhnữa Mẹ mất, chàng vẫn đi uống cà phê, vẫn thản nhiên đichơi cùng bạn gái ngoài bãi biển ngay sau đám tang ỞMeursault dù cố gắng lục lọi trong tất cả mọi “ngõ ngách”cũng không thể nhận ra bất kì một dấu hiệu cảm xúc nào Anhsống vô hồn, tẻ nhạt và thụ động như một chiếc máy được lậptrình sẵn, không niềm vui, không hạnh phúc, đau khổ haytuyệt vọng Sự hiện diện của anh ở thế giới này là một điềukhó tin đối với cả một cộng đồng người đang cuồng nhiệt tìmcách tồn tại giữa dòng đời.

Khi đọc Kẻ xa lạ, khó có thể cắt nghĩa được lý do cho

những sự kiện đang diễn ra trong câu chuyện Ta không thểhiểu tại sao một người có thể giết người mà không có bất kìbiểu hiện gì, cũng không lưu tâm đến việc có phải đi tù haykhông Điều đó mang tới cảm nhận phi lý trong từng chi tiếtcủa tác phẩm, khiến người đọc phải suy nghĩ về số phận conngười trong cuộc sống này cũng như cảm nhận rõ ràng sự côđộc tận cùng của Meursault trong cuộc đời, trong xã hội vàtrong chính thân thể bao bọc anh

Chàng trai trẻ ấy giữa xã hội không thể tìm thấy chốnnào gần gũi để cảm nhận được sự tồn tại của chính mình Còn

Trang 6

điều gì đau đớn, tuyệt vọng hơn là chính bản thân mình lại xa

lạ với mình Đó thực sự là một điều bất hạnh và cũng đángsuy ngẫm Khi chúng ta còn biết buồn, biết khóc và biết rằngmình cô đơn, có nghĩa là chúng ta vẫn còn có cảm xúc vớitâm hồn mình và cuộc sống

Kẻ xa lạ đã cho ta thấy tận cùng của cô đơn chính là khi

ta chẳng nhận ra rằng ta đang cô đơn, là khi ta chẳng còn bất

kì mối liên hệ nào với cuộc sống này nữa Ta trôi nổi và chờ

đợi cái chết Meursault trong Kẻ xa lạ đã tự nhủ với mình

rằng: “Cuộc đời không đáng sống… Lúc mà người ta chết,như thế nào và lúc nào, điều đó không còn quan trọng” [6,tr.132] Như vậy là chấm hết cho một cuộc đời hữu hạn với sự

cô đơn trùng trùng Cuộc đời của Meursault là câu chuyệnthật thà và buồn bã nhất về sự cô đơn của những thân phậnngười

Trong xã hội đó, Meursault đúng là một người xa lạ, mộtngười cô đơn Anh ta xa lạ vì đã không tuân theo nhữngchuẩn mực đạo đức, những quy tắc xã hội thông thường Anh

ta đã không suy nghĩ và hành động theo như quan niệm củanhững người khác Anh ta hành động máy móc, vô thức, vàluôn luôn bị chi phối bởi cảm giác mệt mỏi, buồn chán, đơn

Trang 7

điệu Khi ở công sở, anh ta làm việc; khi gặp bạn gái, anh tatrò chuyện, xem phim, tắm biển; khi có người hỏi thì anh tatrả lời… Tất cả được thực hiện một cách máy móc, rập khuôn

và buồn tẻ Còn khi ở một mình, Meursault thực hiện hànhđộng vô nghĩa: đọc một tờ báo cũ, cắt dán một bài anh ta thấyhay rồi tiêu tốn cả chiều chủ nhật để quan sát đường phố từtrên ban công Sự đơn điệu đó khiến cho người khác có cảmgiác anh ta chỉ đơn thuần là tồn tại chứ không phải đang sống.Dường như anh ta chỉ hành động theo bản năng, như một conrobot được lập trình

Chính vì thế, trong cuộc sống, anh ta luôn thể hiện một

sự thờ ơ nhất định nào đó Anh ta không hiểu thế nào là tìnhyêu, dù luôn cảm thấy ham muốn Marie và cảm thấy hạnhphúc bởi sự hiện diện của cô Sự thờ ơ của anh ta, nhiều lúctrở thành lạnh lùng đến tàn nhẫn Có thể nếu Marie là mộtngười phụ nữ nào đó khác, cô sẽ cảm thấy thật sự tổn thươngtrước thái độ của Meursault Nhưng, có lẽ chính cô là ngườihiểu anh ta hơn hẳn anh ta, hoặc có lẽ vì một lý do nào đókhác, cô vẫn yêu anh Meursault ngay khi anh ta trả lời khôngyêu cô Trong quan hệ với mẹ mình, Meursault cũng tỏ ra xa

lạ, vào thời điểm trước khi đưa tang mẹ của mình, anh ta vẫn

Trang 8

nghĩ “Một ngày đẹp trời sắp tới Đã lâu tôi mới về quê, nếukhông vướng chuyện mẹ tôi hẳn tôi thích thú biết bao đượcdạo chơi một mình” [6, tr.16].Giữa Meursault và những ngườikhác, có một vách ngăn trong suốt Không bao giờ Meursaulttìm hiểu những cảm nhận của người khác Dù cho anh ta cóđôi lần băn khoăn về thái độ của mọi người đối với mình thìcuối cùng, anh ta vẫn cảm thấy mọi chuyện xảy ra như thếnào cũng được, nếu sự việc khác đi thì cũng có ý nghĩa gì đâu.

Thế giới nhân vật xung quanh Meursault, có phải vì thế

mà hầu hết toàn những người không tên, không tuổi Họ xuấthiện trước Meursault bằng chức vụ, bằng những khuôn mặt vôhồn, bằng những dấu hiệu của sự máy móc hay sự tàn phá củathời gian Một người phụ nữ quen mặt trong quán ăn quenthuộc mà Meursault không biết tên, một nữ y tá ở viện dưỡnglão mà anh ta cảm thấy như sự có mặt của họ là để phán xửanh ta, rồi cả tòa án mà anh ta thấy như mình là một nhân vậtbên lề phiên xử… Tất cả những con người đó, tất cả những sựtồn tại đó, với Meursault không có ý nghĩa gì, dường như họtồn tại ở một thế giới khác

Albert Camus đã kể lại câu chuyện của Meursault, cũngdửng dưng, hờ hững như chính bản thân những suy nghĩ của

Trang 9

anh ta Sự dửng dưng khiến người ta đau đớn nhất và ám ảnh

về số phận của những con người trong cuộc đời Dường nhưcàng sống con người càng cô đơn, đau khổ, càng sống cànghụt hẫng và vơi cạn đi tất cả xúc cảm, đặc biệt là tình yêuthương Đây là một sự thiếu hụt mối quan hệ của chủ thể, sự

cô đơn sinh ra từ sự thiếu vắng xã hội, vậy nên sự cô đơn nhưmột hiện tượng đại chúng

Như vậy, cô đơn hiện sinh thực ra không bao giờ chấmdứt, bởi vì đấy là hậu trường vĩnh cửu của cộng đồng, là góctiêu cực không thể thủ tiêu của mọi sự tiếp cận, giao tiếp, gặp

gỡ Cái gọi là quan hệ chỉ có thể hình dung trên nền tảng của

cô đơn, cô đơn hiện sinh như một khả năng, luôn luôn rìnhrập trong bản thân con người, cộng đồng bất lực với nó, khi

nó vượt lên và tan chảy trong các mối quan hệ Về sự cô đơnhiện sinh chỉ có thể diễn tả như sau: cô đơn như một khả năngcủa sự sống

Cô đơn hiện sinh cho thấy, chủ nghĩa bi quan bao trùmlên toàn bộ cuộc sống con người Đó chính là thái độ chấpnhận đối với một lựa chọn không còn cách nào khác Cũnggiống như Sartre đã từng miêu tả nhân vật nàng Anny và bà

chủ tiệm cà phê trong tác phẩm Buồn nôn của mình là chỉ

Trang 10

sống cuộc đời sinh lý, như cầm thú và thảo mộc Theo Sartre,

đó là cuộc sống “thừa ra”, họ sống mà không biết sống để làm

gì, sống như sự vật bởi họ chỉ biết: “Ăn, ngủ Ăn, ngủ Sống

từ từ, êm êm, như những cây kia và như vũng nước này, hoặcnhư cái ghế bọc vải đỏ của toa xe lửa nọ” [23, tr.42] Triết gia

đã ý thức sâu xa về sự vô nghĩa, buồn nôn của cuộc đời vônhân vị

Camus không nói buồn nôn, ông nhìn cuộc đời qua lăngkính của sự cô đơn Thông qua việc diễn tả sự cô đơn mànhân vật Meursalt đang thể nghiệm, Camus đã cho thấy đây làmột trong những biểu hiện của con người trước những biếnđộng của lịch sử, xã hội Theo nhà hiện sinh, con người phải

tự gánh vác định mệnh của mình, không thể ỷ lại vào ngườikhác hay lấy họ làm gương mẫu, vì mỗi nhân vị là một độcđáo, do vậy họ tự cảm thấy cô đơn Thế nhưng, con ngườihiện sinh không chạy trốn cô đơn mà coi đó là trách nhiệm,

họ tự làm nên chính mình và không sống theo một chuẩn mựcnào cả

- Sự tồn tại đầy phi lý của con người giữa một xã hội phi lý

Trang 11

Tư tưởng về cái phi lý đã trở thành nỗi ám ảnh trongsuốt cuộc đời Camus, đây cũng là đề tài trọng tâm của cáctiểu luận triết học và thấm đậm trong mọi tác phẩm văn họccủa ông Cái phi lý tuy không phải là thành quả sáng tạo củaCamus vì với tư cách là một khái niệm triết học, nó đã có mộtquá trình phát triển lâu dài từ thời Hy Lạp cổ đại với Aristotlerồi trải dài xuyên suốt đến thế kỉ XX, nhưng phải đến Camus

nó mới trở thành một khái niệm trung tâm nổi bật cho mộttrào lưu văn học và kịch nghệ phát triển mạnh mẽ ở Phápnhững năm nửa cuối thế kỉ XX, trào lưu Văn - Kịch phi lý

Camus định nghĩa phi lý là vực thẳm không thể vượt quanằm giữa con người và thế giới, nó không ở nơi con ngườicũng không ở trong sự vật, mà ở giữa những khát vọng củacon người và sự dửng dưng của thế giới Cái phi lý sinh ra từ

sự mâu thuẫn của nhu cầu con người và sự im lặng khôn dò củathế giới Thật vậy, một bên là những khao khát, ước mơ tốt đẹp,mong muốn thấu hiểu của con người nhưng một bên lại là sựđáp trả hết sức lạnh lùng, dửng dưng, vô tình của thế giới để rồitrong thế giới ấy, dù con người có cố gắng nỗ lực như thế nào đichăng nữa thì cái chết vẫn luôn chờ sẵn mỗi người ở cuối conđường Quan niệm về cái phi lý của Camus khác với những

Trang 12

quan niệm đi trước, theo ông sống tức là làm cho cái phi lýsống Làm cho nó sống tức là trước hết nhìn thẳng vào nó Phi

lý nghĩa là lấy lý trí sáng suốt để nhận ra hạn chế của bản thânmình Từ đó, Camus chỉ ra rằng phi lý vừa là tình trạng chungcủa sự vật vừa là ý thức sáng suốt của một số người trong tìnhtrạng phi lý đó và đó chính là những người phi lý - những người

bỗng một ngày đặt ra câu hỏi để làm gì? rồi mọi cái bắt đầu Từ

một sự phi lý cơ bản ấy, người phi lý rút ra được những kết luậncần thiết cho mình và xác tín vào sự lựa chọn đó mà không hềnao núng Camus khẳng định cuộc đời này là phi lý và conngười sinh ra trong cuộc đời ấy không gì khác với tư cách là

một kẻ bị lưu đày Con người muốn chống lại cái phi lý vẫn tồn

tại như một chân lý vĩnh hằng ấy chỉ có một cách hiệu quả nhất

là phản kháng, là nổi loạn, đam mê hành động đến cùng, từ chốinhập cuộc và nhất là khước từ sự tự vẫn cũng như tuyệt nhiênkhông chọn tôn giáo làm niềm an ủi, làm chỗ dựa tinh thần bởi

dù Chúa có tồn tại hay không thì mọi việc vẫn chẳng có gì thayđổi và bởi “có lúc mọi cảnh trí sẽ bị sụp đổ” [5, tr.239]

Camus đã cho ra đời ba tác phẩm tiêu biểu với chủ đề

phi lý, gồm: tiểu thuyết Kẻ xa lạ, triết luận Thần thoại Sisyphus và kịch Ngộ nhận Nhà phê bình R.M Albérès, trong

Trang 13

tiểu luận Albert Camus, người đánh cuộc với đời (Vũ Đình Lưu dịch, tạp chí Văn nghệ, 1/1/1965), đã đánh giá Camus nổi

danh là nhà văn của sự phi lý, những tác phẩm của ông đềuchứa đựng sự say mê với cuộc đời Nhưng cả bốn nhân vậttrong bốn tác phẩm tiêu biểu của ông đều bị giam hãm trongđịnh mệnh không có lối thoát

Hình tượng Meursault trong Kẻ xa lạ và Sisyphus trong Thần thoại Sisyphus là một hình tượng hoàn hảo và xuất sắc

nhất thể hiện tư tưởng về cái phi lý, về nỗi lo âu hiện sinh, vềkhủng hoảng “thân phận con người” bao trùm xuyên suốt cáctác phẩm của Camus Ở đó ta thấy con người phi lý là người

có sự thờ ơ sánh với sự thờ ơ của vũ trụ, có bản năng hiểuđược cái vô lý ở sâu xa vạn vật, nhìn thấy mà không có cảmgiác đau đớn hay mất mát, không có liên hệ “máu thịt” gì vớitrần gian nơi anh ta đang sống

Trong tiểu thuyết Kẻ xa lạ, nhân vật Meursault trở thành

người phi lý bằng xương bằng thịt, thoát khỏi huyền thoại.Trong đó nhân vật chính Meursault tự kể chuyện mình và qua

đó nhận thức tình cảnh phi lý của mình

Nhân vật Meursault trong tiểu thuyết có hai cấp độ phi lý:cấp độ siêu hình là khi anh ta xa lạ giữa mọi người vì anh ta ưa

Trang 14

thích tự nhiên hơn là qui ước và cấp độ xã hội khi anh ta hoàntoàn nhận thức được tình trạng xa cách đó, nhưng tuyệt nhiênvẫn chấp nhận và hoàn toàn không có ý định thay đổi điều đó.

Meursault đã bị kết án không chỉ vì đã giết người màcòn vì anh ta là một “kẻ xa lạ” Anh ta đã sống một phần đờicủa mình một cách bình thường giữa những người bìnhthường khác Dĩ nhiên, anh ta dù đã từng bị đuổi học, từng tỏ

ra thiếu tham vọng, từng bị coi là kỳ quặc nhưng chưa mộtlần nào anh ta bị coi là một kẻ xa lạ đối với cuộc sống vànhững người xung quanh Anh ta vẫn sống, vẫn làm việc, vẫn

có quan hệ với phụ nữ… và tất cả những hành động khácthường của anh ta đều được chính người khác biện hộ, thôngcảm Nhưng phi lý thay, cho đến khi bị bắt, bị đem ra đối chấttrước vành móng ngựa, tất cả những hành động kỳ quặc củaanh ta lại bị đem ra phân tích, mổ xẻ, và người ta tìm chonhững hành động đó những cái tên, những nguyên nhân,những hình phạt Cuối cùng, từ một người bình thường dướicon mắt mọi người, anh ta đã nhanh chóng trở thành một conquái vật, một kẻ giết người máu lạnh

Anh ta đã bị kết án bởi lẽ anh ta không nhập cuộc, xa lạvới xã hội nơi anh sống, anh đứng bên lề tất cả như một kẻ lạc

Trang 15

loài Bên cạnh đó, Meursault còn từ chối việc nói dối, mọi tâm

tư, suy nghĩ, tình cảm của mình anh ta đều bộc bạch rất thật,tuyệt nhiên không nói khác đi dù cho đó là những điều trái vớinhững gì người khác nghĩ Chính những lời nói, những cảm xúcchân thật mà Meursault đang có lại tố cáo anh, khiến cho xã hộicảm thấy bị đe dọa bởi anh

Meursault, như lời khẳng định của Camus, là một conngười sẵn sàng chết cho sự thật Meursault đã chết vì anh ta nóithật, nhưng cái chết của anh ta không phải để tuyên dương sựthật, không phải để vinh danh sự thật Camus là cũng người đầutiên đưa ra “đạo lý của sự thành thật” với tư tưởng: Là conngười nghĩa là có quyền không được nói dối Nói dối khôngchỉ là nói những gì không có mà còn là nói khác đi nhữngđiều mà trái tim con người cảm nhận, nói nhiều hơn những gìmình thấy

Meursault đã trung thành với lối sống đó cho đến tậnphút cuối cùng Meursault luôn nói thật những gì mình nghĩ,mình cảm thấy Điều đó đã vô tình biến anh ta thành một conngười lạnh lùng, tàn nhẫn, một kẻ tội phạm - dù cho anh takhông thật sự hiểu những từ này

Trang 16

Đến khi bị bắt vào tù và phải đứng trước vành móngngựa, khi bị bắt buộc phải chọn lựa giữa nói dối để được sống

và nói thật để phải chết, anh ta đã chọn việc nói thật Anh ta

đã được biết về những bất lợi mà quyết định đó mang đến choanh ta Anh ta cũng khao khát được sống, được tự do Anh tacũng mơ ước có thể kháng án thành công Nhưng, cái tự do

mà anh ta mơ tới đó là cái tự do trong khi vẫn không hề đóngkịch Tuy nhiên, thật ra, Meursault không hề ý thức là mình

có tội Anh ta không nhận thấy rằng khi anh ta nói lên sự thựcchính là anh ta đã khẳng định sự phạm tội của mình Còn khi

đã nhận ra cuộc đời là phi lý thì đồng thời anh ta cũng nhận racuộc đời không đáng sống, nhận ra cái chết là một lẽ tất nhiên

và cũng chính khi đó, anh ta sẵn sàng trả giá

Triết gia Sartre thấy đời là “buồn nôn”, là cảnh sốngchán ngán của con người, sống như những sinh vật, chỉ losống, lo ăn, lo mặc, lo cho mình đủ những tiện nghi Ôngcũng đã miêu tả cuộc sống vô vị đó bằng cụm tử “sống thừara” của những con người nhưng hiện hữu như một sự vật

Cùng xuất phát từ sự tự ý thức nhân vị con người, nhưngCamus không nói về “buồn nôn”, thông qua nhân vậtMeursault ông đã diễn tả sâu sắc sự phi lý, ý thức về cái vẻ trơ

Trang 17

trơ, vô ý thức và vô vị của cuộc đời Đây chính là sự phê phánđối với xã hội vô nghĩa và phi lý, cái thế giới mà ông gọi là

“thế giới tầm thường, ghẻ lạnh - thế giới không có người”(nature sans homme)

Trong Thần thoại Sisyphus, Camus kể lại câu chuyện

trong thần thoại Hy Lạp về nhân vật Sisyphus phạm tội tố cáothượng thần Zeus nên phải chịu hình phạt đẩy một hòn đánặng từ chân núi lên đỉnh núi dưới âm phủ Khi sắp tới nơi thìSisyphus đuối sức và hòn đá lại lăn tuột xuống chân núi,Sisyphus phải chạy theo và tiếp tục đẩy hòn đá lên, rồi hòn đálại lăn xuống Cứ thế Sisyphus phải vật lộn mãi với tảng đálên xuống không ngừng Không có hình phạt nào khủng khiếphơn là một công việc vô ích và vô hi vọng Tiểu luận này đãnêu lên ý niệm về sự phi lý và mối tương quan giữa sự phi lý

và sự tự hủy diệt cuộc sống

Camus triết luận về cái phi lý là con người cần cố gắngchịu đựng và duy trì sự phi lý để không bị khước từ cuộcsống Những hành động chống đối, đòi hỏi tự do, đắm mìnhtrong dục vọng của con người chỉ là hậu quả của cái phi lý đó

Bị cái chết lúc nào cũng ám ảnh nhưng con người vẫn bùnglên ham muốn được sống

Trang 18

Do vậy, con người cần sự sáng tạo để giữ cho ý thức lúcnào cũng nhạy bén tiếp nhận những hình ảnh rực rỡ nhưng phi

lý của cuộc đời Làm một công việc vô ích và vô hi vọng thế

mà Sisyphus vẫn làm Đó là điều phi lý Sisyphus suy tư rằngviệc anh làm chỉ có thế, anh phải lấy nó làm vui Anh ta thấycái thế giới chật hẹp của anh là có ý nghĩa Mỗi hạt bụi làmnên hòn đá và trái núi đầy bóng tối kia phải là một thế giớiđầy hấp dẫn đối với anh ta Việc làm tuy nhọc nhằn nhưng lại

là một niềm vui Hạnh phúc và cái phi lý là hai đứa con cùngmột mẹ

Số phận của Sisyphus gợi lên một điều rằng, đời sốngcủa mỗi cá nhân thường bị vây bủa trong những hành độngđôi khi rất hoài công và vô vọng, dù cho họ tự xác định chomình một lý tưởng, mục đích cao đẹp Sự phi lý hiện lên ngaytrong bối cảnh mà ta tưởng là hợp lý: cuộc sống chính là laovào một cuộc hành trình mà sự kết thúc của nó chính là cáichết Nhưng chính vì vậy, con người bắt buộc phải phải biếtcách sống, biết lựa chọn phương thức sống Theo Camus,đánh giá xem cuộc sống có đáng sống hay không cũng chính

là trả lời cho câu hỏi có tính nền tảng của triết học Con ngườiphi lý chỉ tin vào hiện tại, khước từ hi vọng vào tương lai mờ

Trang 19

mịt bằng cách vươn tới tự do nội tại, cái tự do trước chínhmình Con người chỉ còn sự sáng suốt của riêng mình nênngay cả sự thất bại cũng có những giá trị nhất định của nó

Trong thế giới phi lý, giá trị của một khái niệm hay mộtcuộc đời được đo lường bằng sự vô ích của nó Camus khôngchỉ đặt ra câu hỏi “sống để làm gì?” mà còn là “sống như thếnào?” Câu hỏi này mang ý nghĩa quan trọng trong bối cảnhchiến tranh và những sự biến đổi to lớn gây ra sự hoang mang

về nghĩa lý sống, về giá trị con người Camus đã chứng kiến,trải nghiệm và thấy sự phi lý đang bao trùm, không dừng lại ở

đó, ông đã thông qua triết luận của mình trong Thần thoại Sisyphus để thể hiện sự băn khoăn của con người trước số

phận, thôi thúc họ làm một điều gì đó khác hơn là than vãn, sợhãi hay lo âu

Cuộc đời vui sướng của Sisyphus là ở chỗ số phận củaanh thuộc về chính anh khi tưởng chừng như anh ta hoàn toàn

bị lệ thuộc vào thần linh Sisyphus thách thức thần linh, khinhnhờn các thần linh, yêu sự sống, ghét cái chết, Sisyphus ham

mê chính cuộc sống phi lý ấy Đó cũng chính là thái độ sốngtích cực, khát vọng vươn lên tự cứu thân của Camus Mỗingười chúng ta phải lấy cuộc đời phi lý này làm vui, phải thấy

Trang 20

cuộc đời là đáng sống, tuy nó cằn cỗi, đau khổ, mất nhịpnhàng, vô nghĩa Con người hiện sinh trung thực phải chấpnhận một cách kiêu hãnh cái thân phận con người mỏng manh

và thách thức cái phi lý đó Theo Camus, ta phải tưởng tượngSisyphus là một người sung sướng Tư tưởng này đã thể hiệnkhả năng tiến bước, vượt lên thực trạng buồn thảm, đen tối đểlàm cho cuộc đời có một ý nghĩa nào đó

Các nhân vật trong Dịch hạch không dửng dưng trước thực tại bấp bênh giữa sự sống và cái chết như trong Kẻ xa lạ.

Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết là bác sĩ Bernard Rieux,xung quanh ông có nhà trí thức Tarrou, nhà báo trẻ Rambert,linh mục Paneloux, những người tự thấy mình có trách nhiệmtham gia cuộc chiến chống dịch hạch mà không hề băn khoănđến cá nhân mình

Rieux và Tarrou là đại diện cho hai mặt của con ngườiCamus, đó là mặt con người xã hội cụ thể và mặt thánh nhân.Tarrou muốn trở thành một vị thánh để cứu giúp loài người,còn Rieux chỉ làm phận sự của con người bình thường, mặc

dù vẫn mang một thái độ dửng dưng Và cái chết của Tarrouchính là thể hiện sự phủ nhận của Camus đối với giải phápthánh nhân Tuy Rieux là người anh hùng đứng lên chống

Trang 21

dịch hạch, nhưng Camus từ chối mọi lý tưởng có tính chấtlãng mạn cổ điển thánh giáo; ông tin vào hiện hữu, tin vàomỗi giây phút hiện tại của đời sống Từ quan điểm xã hội củaCamus ta dễ dàng lý giải cái chết của Tarrou, ông cảm thấyrằng châu Âu đương thời cần đến những người thầy thuốc như

bác sĩ Rieux trong Dịch hạch chứ không cần các vị thánh.

Điều này rất nhất quán với quan điểm xã hội của Camus, vớichủ nghĩa hiện sinh vô thần của ông Bởi sức khỏe là hiệnsinh, là đời sống, là đang sống, là vấn đề của con người Cứurỗi là lý tưởng, là hy vọng, là kiếp sau, là vấn đề của Thượng

Ðế Người thầy thuốc không hy vọng vào sự sống ra ngoài sựsống như người thầy tu Sáng suốt, Rieux biết rõ: Cái chết đốivới con người chỉ là án treo, cuối cùng rồi ai cũng phải chết

Camus mô tả tính chất phi lý của thân phận con người ởcấp bản thể, ông đã từng viết trong sổ tay: “Tiểu thuyết Đừng

đặt Dịch hạch vào trong nhan đề Mà một cái gì tựa như Những tên tù” [9, tr.122] Thông qua Dịch hạch, Camus muốn

thể hiện sự ngột ngạt mà tất cả chúng ta đã phải chịu đựngcũng như cái không khí đe dọa và lưu đày mà trong đó chúng

ta đã trải qua “Dịch hạch” Người ta không có thể hưởng thụ

tiếng chim kêu trong yên lành chiều hôm mát mẻ… Bởi rằng,

Trang 22

trong mỗi phút giờ của cuộc đời, còn vướng mắc biết baonhiêu là hình ảnh liên tiếp của chết rũ, chết mòn, chết chóc,chết tuyệt vọng âm u” [9, tr.132].

Ngộ nhận lại là một bi kịch khác Hai mẹ con cô Martha

là chủ một lữ quán ở một miền quê xa vắng Một hôm có mộthành khách sang trọng ghé lại đó Hai mẹ con cho ôngnày uống thuốc ngủ, lấy hết của rồi liệng ông xuống sông Sau

đó một thời gian ngắn, Jan, con bà chủ quán, về gõ cửa Vì mẹcon xa cách đã lâu, trên 20 năm nên mẹ không nhận lại đượcmặt con Và cũng vì một lý do riêng, Jan chưa tiện nói thật têntuổi mình cho mẹ nghe Thế rồi Jan cũng bị một liều thuốc ngủ,rồi xác cũng rớt xuống sông như bao nhiêu người trước y

Ngộ nhận, hiểu lầm ở đây là chỗ mà người đi đường saunhững hành trình mệt mỏi, đói lả, tưởng đến đó mà nghỉ chokhỏe, ăn uống cho lại sức thì lại là cái chỗ chết Mẹ giết con

mà tưởng là giết khách hàng Cái lữ quán sát nhân kia là cáithế giới vô nghĩa hiện chúng ta đang sống Chúng ta cũng chỉ

là những hành khách xa lạ ghé lại đây rồi chết

Camus muốn nêu lên những cảnh ngộ phi lý của cuộcđời Bao nhiêu điều nhận lầm xung quanh ta dẫn đến những

Trang 23

tai họa động trời, những đau thương khủng khiếp, gây nênchia lìa và tang tóc Khát vọng của con người là điều chínhđáng, khát vọng của Martha cũng chính đáng, thế mà cuộc đời

cơ cực buộc hai mẹ con phải nhúng tay vào tội ác, thật là phi

lý và đành chấp nhận cái phi lý Biết mình ngộ nhận, bà mẹquyết định đi tìm cái chết sau khi bày tỏ bao nỗi xót đau Giữamột thế giới đảo điên, mọi sự phi lý cần phải từ bỏ và trên mặtđất này nơi không còn có cái gì chắc chắn cả, thì chúng ta vẫn

có những điều xác thực của chúng ta Ở đây tình thương củangười mẹ đối với con mình là một điều xác thực Bà mẹ nhândanh tình thương mà đi tìm cái chết Chính tình thương đóđem lại hi vọng cho chúng ta vì bà còn tin vào giá trị của tâmtình chưa đến nỗi hoàn toàn biến mất trên thế gian này

Nhân vật Martha khô cằn về đời sống tâm tình, đi đếncái chết với niềm cô đơn băng giá Martha là trái tim nổi loạnkhủng khiếp, là một người tàn nhẫn Sau khi giết anh và mẹchết, Martha nhận ra cái phi lý của đời sống, chấp nhận nó vàthờ ơ với tất cả Martha nói:“Tôi hoàn toàn không hiểu ýnghĩa những tiếng tình yêu, hạnh phúc, đau khổ Đau khổ làcái gì?” [9, tr.94] Martha là nhân vật phi lý biểu hiện mộtphương thức nổi loạn của Camus, là chất đá của trái tim, là

Trang 24

băng giá trước khổ đau Đó là chất triết luận thách thức điềuphi lý trên đời của Camus

Ngộ nhận là một tác phẩm kết tụ những tư tưởng u trầm

nhất của Camus “trong một thể thức rắn rỏi dị thường” Tácphẩm này chung đúc tâm tình, hoài vọng của châu Âu hiệnđại chịu vò xé trong bao nhiêu mâu thuẫn giữa cuồng loạn.Ngộ nhận của Camus đúng là âm thanh của tiếng đời bithương dằng dặc Và, nói riêng ra, nó còn mang sắc thái đặcbiệt của xã hội châu Âu trong vòng nửa thế kỷ nay Bên thảm

kịch Ngộ nhận, ta thấy rõ một xã hội tan rã Văn minh vật

chất đã ăn rỗng tâm tư hoài vọng thơ ngây Con người chếtngạt, không thể tìm ra lối tiếp xúc với nguồn sống

Có thể thấy, tính chất bi quan, khước từ mọi hi vọng toát

ra từ triết luận về cái phi lý của Camus Cái phi lý diễn ra giữabao nhiêu sự việc vây bủa con người, cái phi lý lộ nguyênhình qua sự xung đột giữa cái dơ dáy của cuộc sống và sựmong muốn trong sạch bắt nguồn từ tuổi ấu thơ Cần can đảmsẵn sàng gợi ra mọi nỗi cùng cực xấu xa của đời sống, nhưnglại nên khước từ mọi hi vọng vì hi vọng chỉ là một ảo ảnh quá

dễ dãi Cái phi lý ấy không phải là lời mời gọi đi vào chủnghĩa hư vô, mà là lời mời gọi đi tới việc can đảm nhận lãnh

Trang 25

trách nhiệm ở đời Cuộc đời đã phi lý thì con người phải tìmcách chiến thắng nó bằng cách sống hết mình trong sự thụcảm cái phi lý ấy, bằng cách sống mà không cần hi vọng,hành động mà không cần định rõ động cơ và lường trước hậuquả

Như vậy, Camus đã xây dựng một lý thuyết độc đáo, lýthuyết hiện sinh phi lý, nói về ý nghĩa của “hiện sinh” và

“thân phận con người”

- Sự nổi loạn của con người

- Nổi loạn là nhận thức tình cảnh phi lý

Ý niệm phi lý và sự cô đơn của con người trong thế giới

xa lạ này hiện diện ở hầu khắp hành trình sáng tạo của

Camus Trong truyện Người đàn bà ngoại tình, một truyện ngắn nằm trong tập Lưu đày và quê nhà (1957), ông đã sáng

tạo và diễn tả khoảnh khắc khủng hoảng, tự khám phá của conngười bị tước hết những ảo tưởng về sự an toàn, khi đó nhânvật bị bỏ mặc, tự đối diện với chính bản thân mình Tuynhiên, Camus không đầu hàng những hoàn cảnh phi lý đó.Mối quan tâm hàng đầu của ông là câu hỏi: Làm thế nào để cóthể mang lại ý nghĩa cho cuộc đời trong một thế giới phi lý?

Trang 26

Tư tưởng hiện sinh của Camus xoay quanh hai khái niệmmấu chốt là cái phi lý và sự nổi loạn Cảm nhận được bản chất

vô nghĩa của cuộc đời và tính chất phi lý của nó, con ngườiphải cố gắng tìm kiếm cho mình một thái độ sống phù hợp vớitình cảm phi lý đó Theo Camus, sống hết mình, tận hưởnghết niềm vui trần thế ngay khi nhận thức được cái phi lý cũng

là một cách thức nổi loạn Bởi, trong hành xử này của conngười, tự nó đã hàm chứa một giá trị vượt lên chính nó Giátrị này là bản chất của con người

Camus cho rằng sự nổi loạn sinh ra từ cái phi lý tràn lan,

đó là do ta phải đối mặt với một tình trạng mất công bằng vàkhông thể hiểu nổi Chính vì vậy, nó đòi hỏi một trật tự trongcái hỗn loạn và sự thống nhất trong các hiện tượng Nó muốncái hỗn loạn phải chấm dứt và phải được đặt trên đá núi vữngbền

Nổi loạn, thực chất là thái độ sống của con người khinhận thức được thân phận của mình Con người nhận thứcđược thân phận bi đát của mình và có lối ứng xử thích hợp thì

đó chính là nổi loạn Vậy thế nào là một con người nổi loạn.Theo ý Camus, đó là một con người biết nói tiếng “không”nhưng cũng là người biết nói tiếng “vâng” Ở đây, khi con

Trang 27

người nói “vâng”, có nghĩa là khi họ nhận thức và chấp nhậncái phi lý mà họ đang thể nghiệm Camus coi nổi loạn là mộtphản ứng thích hợp của những cá nhân thức tỉnh và nhận racái phi lý

Nghĩa vụ của con người là đạt đến tự do và con ngườikhông thể thoái thác nghĩa vụ này ngay cả khi nó chấp nhậnsống tạm bợ như kẻ lưu đày trên trần gian này Đó chính xác

là tình trạng mà Camus trình bày trong Kẻ xa lạ, nhân vật

chính Meursault tự kể chuyện mình và qua đó nhận thức tìnhcảnh phi lý của mình Meursault là một kẻ đi đày, lạc lõnggiữa xã hội loài người Anh ta hững hờ với mọi thứ và sốnghoàn toàn trên bình diện thể xác Quan hệ của anh ta với loàingười, với thiên nhiên chỉ là những liên hệ thuần cảm giác màkhông hề nảy sinh xúc cảm Meursault sống ở hiện tại và bởihiện tại chỉ là một điểm, nên cuộc đời anh trở nên một chuỗithời gian đứt đoạn: không quá khứ, không tương lai, cả cáikhoảng đời từ lúc mẹ anh chết cho tới khi anh nằm đợi ngày

xử hình Camus muốn cho ta thấy thực tại đơn thuần trongtrạng thái thô sơ nhất: chung quanh đó là phi lý Meursault làtrường hợp một ý thức đang triền miên ngủ giữa những “bứctường phi lý” trong một đêm tối mù của tập quán

Trang 28

Không tự sát, tôi phải nổi loạn Nổi loạn là chống lại mọithỏa hiệp với phi lý, là chịu nhận sự chật hẹp của cuộc đời màvẫn tiếp tục sống Cuộc đời càng đáng sống hơn khi nó không

có một ý nghĩa nào Nổi loạn là không cúi đầu khuất phục,không trốn tránh Chỉ có nổi loạn tôi mới tìm thấy được bảnthể của tôi Tôi nổi loạn, vậy tôi hiện hữu

Sau khi nghe tòa tuyên bố xử tử hình bằng máy chém,bỗng dưng, lúc đã về xà lim, lần đầu tiên, Meursault nghĩ đếncách đào tẩu Mặc dù trước đó, anh ta vẫn nhận mình vô tội vàvẫn không cố ý tranh đấu bảo vệ sự ngây thơ của mình, không

cố gỡ tội cho mình

Ở đây, phi lý đến với Meursault đột nhiên và bất ngờ.Nếu như ngày lại ngày anh ta sống cuộc đời vô cùng bìnhthản: sáng đi làm, trưa về ăn, chiều đi làm, tối về ngủ, thứ hai

ba tư năm sáu bảy một nhịp điều hòa Thì sẽ có một ngày, anh

ta cảm thấy một nỗi “chán chường pha lẫn với kinh ngạc”, nỗichán chường “buồn nôn” của hiện sinh Điều đó khiến anh tanhìn thế giới với đôi mắt khác hẳn mọi khi, anh ta bắt đầunhận thức về số phận của mình, run sợ trước bản án mà anh tađang nhận: “Ngay cả một chút gì lướt qua thật nhẹ cũng khiếntôi chồm ra cửa, tôi mê mẩn chờ đợi cho đến khi tôi nghe thấy

Trang 29

hơi thở của chính mình, kinh hoàng nhận thấy nó khò khè và

y hệt như một tiếng con chó rên rỉ” [6, tr.132] Meursault sốngcuộc đời không có mục đích vì vậy tất cả hành động đối vớianh ta đều như nhau Anh ta giết người cũng như giết một conruồi, không kỷ luật, luật lệ và cũng không có tình yêu, tìnhbằng hữu vậy mà ngay lúc này đây, anh ta lại đang lo sợ trướccái chết và khao khát một kết cục tốt đẹp cho buổi chống áncủa mình

Chính sự nổi loạn trên bình diện cá nhân là kết quả củamâu thuẫn giữa phi lý và ý thức về phi lý của con người.Mersault ý thức được sự phi lý và mặc dù khát khao vượt lêncái phi lý ấy biết bao nhưng khi nhận thấy đời mình vô nghĩa,

vô mục đích, Mersault lại chấp nhận sự phi lý đó, chính thứcbuông xuôi Mersault buông xuôi không phải vì anh ta khôngmuốn sống tiếp

Anh ta cũng đã có những giây phút muốn sống mãnh liệt

và cảm thấy sẵn sàng, rất sẵn sàng sống lại đời mình một lầnnữa, tuy nhiên xã hội đã quay lưng lại với anh, khước từ điquyền có thể quay trở về là một con người bình thường củaanh : “Rốt cuộc tôi tự nhủ rằng hợp lý hơn cả là đừng tự làmtrái lại mình” [6, tr 131]

Trang 30

Như vậy, Meursault đã nổi loạn trong sự phi lý, một sựnổi loạn đi từ vô thức đến ý thức, từ tự phát đến tự giác Anh

ta đã nổi loạn bằng cách giao cảm với cuộc sống và gần gũivới con người khi chưa hề nhận thức được về cái phi lý Cònkhi đã ý thức được về nó rồi thì anh ta nổi loạn bằng sự thấuhiểu và chấp nhận cái phi lý

Anh ta đã chọn cho mình một cách sống và sẵn sàng chết

vì cách sống đó Nhưng anh ta đã sống, sống thật sự chứ khôngphải như “những người đàn ông và đàn bà khác sẽ sống, đãtrong hàng ngàn năm, chẳng có gì rõ rệt” [6, tr 132] Anh tathật sự sống, vì anh ta tin vào sự thật Anh ta trở nên hoàntoàn sáng suốt, và anh ta cảm thấy đã có được hạnh phúc vàvẫn còn đang được hạnh phúc Anh ta không cần tìm đến sự

an ủi nơi Chúa Trời Hạnh phúc nằm trọn trên cõi đời này khicon người đã sáng suốt từ khước mọi không tưởng, mọi ảovọng, mọi an ủi nằm ở ngoài cuộc đời và hạnh phúc là khinhận ra điều đó, là khi nhận được sự diệt vong tất yếu của sựvật Một giờ nữa, một phút, một giây, ngay lúc này đây, biếtđâu mọi vật có thể bỗng nhiên đổ vỡ Và ngay trong giây phútnày của hiện tại, khi cái khoảnh khắc diệt vong vẫn chưa xuấthiện, con người có thể hạnh phúc khi sống hết mình Và tinh

Ngày đăng: 11/03/2020, 21:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w