Vấn đề công lý trong tư tưởng triết học của John Rawls Đoàn Thị Vương Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Triết học: 60 22 80 Người hướng dẫn : TS. Trần Thảo Nguyên Năm bảo vệ: 2014 87 tr . Abstract. Làm rõ quan niệm của John Rawls về công lý.Chỉ ra các khả năng ứng dụng quan điểm của Rawls về công lý đối với giai đoạn hiện nay Keywords.Triết học; Tư tưởng triết học John Rawls; Công lý Content. 1. Lý do chọn đề tài Dù muốn hay không thì con người vẫn buộc phải sống thành xã hội. Chính vì thế mà con người luôn phải tranh luận về việc làm thế nào xây dựng một xã hội tốt đẹp. Song, như thế nào mới là một xã hội tốt đẹp? Đó là câu hỏi đặt ra trong mỗi thời kỳ lịch sử, ngay cả khi trong xã hội chưa xuất hiện những cuộc khủng hoảng, hoặc ngay cả khi những vấn đề chung của xã hội đã được giải quyết ở mức độ tạm thời. Bên cạnh những gì con người đã đạt được thì vẫn còn đó những bất ổn sâu sắc của xã hội. Tất cả những bất ổn đó đều được bắt nguồn từ nguyên nhân sâu sa là: dù ở tầng lớp nào, những công dân trong một xã hội cũng không ngừng băn khoăn về việc: sự công bằng trong quá trình phân phối phúc lợi đã và đang được giải quyết như thế nào. Mở rộng ra hơn nữa, người ta cũng nhận thấy, ngay trong cách mà con người đối xử với nhau, hay trong luật pháp và trong các tổ chức xã hội đều đặt ra câu hỏi: công bằng là gì? Rồi khi mà kinh tế thị trường trở thành một dạng thể chế có tính chất phổ biến thì một vấn đề khác nữa lại đặt ra là: liệu sự phát triển tự do vượt mức của người này có là bất công đối với kẻ kém may mắn hơn anh ta không? Hàng loạt những kiểu quan hệ giữa người với người, giữa công dân với xã hội, giữa công dân với nhà nước đều xoay quanh một chủ đề mà người ta đã bàn bạc từ khi cái gọi là xã hội được định hình – đó chính là vấn đề công lý và công bằng. Công lý và công bằng trở thành cơ sở về tính đúng đắn, tính nhân văn chủ yếu trong một bản thiết kế về một xã hội tốt đẹp, đến mức, khi mà một chính khách nào đó có ý định đưa ra cho công chúng biết bản thiết kế ấy và mong nhận được lá phiếu ủng hộ từ phía họ, thì không thể không bàn tới công lý và công bằng - những điều đúng đắn, nên làm. Công lý và công bằng vì thế trở thành chủ đề nghiên cứu của cả triết học kinh tế, triết học đạo đức và triết học chính trị Khi trở thành điểm giao thoa của những nghiên cứu triết học, đây sẽ là chủ đề chính cho sự phát triển của những nghiên cứu triết học trong tương lai. Năm 1971, John Rawls (1921 – 2002) nhà triết học người Mỹ đã cho ra đời một tác phẩm triết học có tên là “Một lý thuyết về công lý” (A Theory of Justice). Đây là một tác phẩm bàn trực tiếp nhất tới công lý và công bằng, đặc biệt, Rawls đưa những quan niệm mới mẻ về công lý trở thành phương pháp luận nhận thức những vấn đề rộng lớn của thời đại. Chính từ sự ra đời những quan điểm của Rawls về công lý đã chuyển hướng những nghiên cứu về công lý trong lịch sử tư tưởng triết học. Chuyển từ vấn đề thưởng phạt – ai xứng đáng được nhận cái gì – bắt nguồn từ quan điểm của Aritotles, sang vấn đề phân phối quyền lợi, nghĩa vụ, cũng như phân phối gánh nặng và phúc lợi trong toàn xã hội. Với cách tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách độc đáo, quan điểm của Rawls về công lý đã được quan tâm nghiên cứu ở rất nhiều các quốc gia khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, những nghiên cứu cụ thể về quan điểm của Rawls còn chưa được quan tâm đúng mức. Đây là lý do chính yếu để chúng tôi lựa chọn đề tài “Vấn đề công lý trong tư tưởng triết học của John Rawls” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình. Thứ hai, cũng xuất phát từ việc dù muốn hay không con người cũng phải buộc tham gia vào xã hội, vấn đề trên lại được nhìn nhận ở chiều cạnh khác. Đồng ý rằng, bạn không được phép lựa chọn phương án không tham gia vào xã hội, vì bạn bị buộc phải tham gia vào xã hội, và thậm chí là bị ném vào xã hội, song ít nhất bạn là một công dân, một công dân của nền kinh tế tri thức và kinh tế toàn cầu, thì bạn có quyền lựa chọn giá trị nào trong xã hội mà bạn cho rằng nhờ nó cuộc sống của bạn được đảm bảo. Nhưng lựa chọn của bạn không thuần túy tùy thuộc vào sở cầu riêng của bạn, mà nó bị chi phối bởi rất nhiều thứ. Những thứ ấy, thậm chí bạn có muốn hay không thì nó vẫn tác động tới sự lựa chọn của bạn. Bởi mỗi con người là một thực thể xã hội - văn hóa. Và bạn mang vào trong những quyết định lựa chọn của mình tất cả những dấu ấn của yếu tố văn hóa – xã hội của nơi bạn sinh tồn theo nghĩa rộng nhất của hai từ “văn hóa” và “xã hội”. Và thế là giữa các cá nhân có một sự khác biệt trong lựa chọn giá trị xã hội, hoặc không thống nhất được với nhau về cùng một giá trị nào đó. Việc đó hẳn không có gì là to tát, cho đến khi sự khác biệt trở thành đối nghịch và thù địch trên phạm vi toàn xã hội, thì xung đột và chiến tranh chắc chắn sẽ xảy ra. Thử hình dung xem nếu mỗi một quốc gia, mỗi một nền văn hóa không có bất kỳ một sự tương đồng nào, một sự đồng thuận chung nào trong việc lựa chọn các giá trị xã hội, và cụ thể là không đồng thuận được việc xem cái gì là công bằng, cái gì là không, thì có lẽ lịch sử của các cuộc chiến tranh sẽ liên tục được viết bởi cường độ làm việc miệt mài của các sử gia ưu tú. Cho nên, bây giờ hãy thử làm một trò chơi. Đó là các cá nhân sẽ hoàn toàn trở nên độc lập trong quyết định của mình. Nghĩa là, thử hoàn toàn rũ bỏ đi những quan niệm, những ấn tượng, những truyền thống và tập tục trong nếp nghĩ của nền văn hóa đầy tính dị biệt đang hằn in trong tâm trí, để cùng lựa chọn xem giá trị xã hội nào là cái mà chúng ta cùng có thể chấp nhận được nhằm xây dựng một xã hội tốt đẹp theo đó. Một sự đồng thuận giữa những cái vốn khác biệt về bản chất như thế có thể sẽ là một viễn tưởng, nhưng đó lại chính là cách giải quyết hết sức độc đáo của Rawls khi ông đi tìm cơ sở cho sự đồng thuận chung của cá nhân trong xã hội về các nguyên tắc của công lý. Trong triết học chính trị của mình, Rawls đặt ra một vấn đề là: liệu có thể tồn tại theo thời gian một xã hội công bằng và ổn định với những công dân tự do và bình đẳng – những người vốn bị phân chia sâu sắc bởi niềm tin tôn giáo, bởi những chiêm nghiệm triết học và những quan niệm đạo đức? Ở điểm này Rawls rơi vào một tình huống giống I. Kant, đó là đều cùng bị xem như là những kẻ ảo tưởng đi tìm kiếm những nền tảng chung, có tính loài của con người, để lấy đó làm nền tảng xây dựng những giá trị cho tất cả, bất chấp sự dị biệt của cá thể. Cách tiếp cận độc đáo này đối với vấn đề công lý, tư tưởng triết học của Rawls đã đưa ra nhiều gợi ý quan trọng trong việc xây dựng nền kinh tế đạt hiệu quả cao mà vẫn duy trì được công bằng xã hội, cụ thể, đó là những gợi ý quan trọng cho việc hình thành những chính sách đảm bảo sự phát triển tốt đẹp của một xã hội. Trên đây là hai lý do quan trọng để khi nghiên cứu về các vấn đề triết học xã hội, triết học chính trị, chúng tôi lựa chọn việc nghiên cứu “Vấn đề công lý trong tư tưởng triết học của John Rawls” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Quan niệm của J.Rawls về công lý là một vấn đề gây được sự chú ý trong những nghiên cứu triết học. Chúng tôi xin được khái quát tình hình nghiên cứu thành hai phần, một là những nghiên cứu bên ngoài nước, với các tài liệu được viết bằng tiếng Anh và hai là những nghiên cứu trong nước. Vấn đề công lý là vấn đề giao thoa giữa các nghiên cứu của kinh tế học, triết học đạo đức, và luật pháp. Khi triển khai các phạm trù của mình, các khoa học này đều không thể không bàn tới công lý và công bằng. Quan điểm của Rawls về công lý xuất hiện trong nhiều công trình nghiên cứu. Có thể kể tên ở đây như cuốn “Justice – What is the right thing to do?” của M.Sandel. Năm 2011 cuốn sách được dịch và xuất bản tại Việt Nam với tên gọi là “Phải – Trái – Đúng – Sai” [30]. Thực chất đây là một cuốn nghiên cứu bàn về lịch sử các quan niệm về công lý và những cách tiếp cận khác nhau về vấn đề này. M.Sandel đặt quan niệm của Rawls trong dòng chảy chung của lịch sử tư tưởng về công lý và chỉ ra điểm độc đáo trong quan niệm của Rawls. Cái hay của M.Sandel là ông đưa những quan niệm trong lịch sử về công lý để nhìn nhận những hiện tượng đang xảy ra trong xã hội Mỹ đương đại. Cuối cùng, M.Sandel đánh giá quan điểm của Rawls về công lý mặc dù mang tính viễn tưởng, nhưng nó mang giá trị nhân văn cao cả, khi Rawls thực sự mong muốn các cá nhân trong cùng một xã hội có thể đạt được sự đồng thuận và cùng chia sẻ số phận cho nhau. Những nghiên cứu của M.Sandel là thuần túy về mặt triết học chính trị. Còn trong cuốn “Triết học luật pháp” R.Wacks trong nghiên cứu về Quyền và Công lý [40] lại trích dẫn những nghiên cứu trong “Một lý thuyết về công lý” của Rawls cùng với những quan điểm của Nozick, xem đó như là những cách lý giải có hệ thống và đặc trưng về một vấn đề cực kỳ quan trọng của triết học luật pháp đó là vấn đề quyền và công lý. Trong “Đạo đức học trong kinh tế” [37], F.Vergara lại xem quan điểm của Rawls như là một lý thuyết bàn về hiệu quả kinh tế trong dòng chảy chung của chủ nghĩa tự do công lợi. J.Généreux trong cuốn “Các quy luật đích thực của nền kinh tế” [16], lại cho rằng Rawls đã nhìn ra một quy luật cực kỳ quan trọng của một nền minh tế phát triển bền vững khi ông xây dựng quan điểm về công lý đó là: suy cho đến cùng, hiệu quả đích thực của một sự phát triển kinh tế đó là công bằng xã hội. J.Généreux đánh giá một trong những thành công trong quan niệm của Rawls đó chính là Rawls đã tính đến sự tồn tại tất yếu của các bất bình đẳng trong xã hội và trong nền kinh tế, để từ đó khuyến cáo các nhà hoạch định chính sách có cách ứng xử như thế nào để đạt được tối đa từ cái lợi tối thiểu. Ngoài những nghiên cứu trên thế giới đã được xuất bản ra tiếng Việt, chúng tôi còn sử dụng được những bài nghiên cứu đăng trên trang http://plato.stanford.edu/, với các bài nghiên cứu chuyên đề bàn về các khái niệm như “vị trí khởi thủy”, “bức màn vô minh”, “sự cân bằng suy tưởng” đều là những khái niệm hết sức quan trọng của “Một lý thuyết về công lý”. Trong khi những nghiên cứu về quan niệm của Rawls về công lý trên thế giới tương đối sâu sắc và ở nhiều lĩnh vực, thì ở Việt Nam đây có lẽ còn là một đề tài mới mẻ. Những phân tích về quan điểm triết học của Rawls xuất hiện trong các cuốn nghiên cứu lịch sử triết học như “Triết học Mỹ” tác giả Trần Đăng Duy, “Lịch sử triết học phương Tây” của Nguyễn Tiến Dũng Trong những nghiên cứu này, tư tưởng của Rawls được xem là một trong những tư tưởng làm nên sự phong phú của triết học phương Tây hiện đại. Đáng chú ý nhất trong những công trình nghiên cứu trong nước về tư tưởng triết học của Rawls phải kể đến công trình luận án tiến sỹ của tác giả Trần Thảo Nguyên, với đề tài là “Triết học kinh tế trong “Lí thuyết về công lý” của nhà triết học Mỹ John Rawls”. Luận án này được nhà xuất bản Thế giới ấn hành năm 2006. Đây là một công trình công phu, trong đó Trần Thảo Nguyên đã minh định rõ những nội hàm của luận điểm chính trong “Một lý thuyết về công lý” đó là luận điểm “công lý như là công bằng” (justice as fairness). Tác giả cũng chỉ rõ khả năng ứng dụng của luận điểm “công lý như là công bằng” vào trong việc giải quyết các vấn đề thực tế, và cụ thể hơn nữa là những vấn đề thực tế của xã hội Việt Nam. Đây được xem là tài liệu chính yếu giúp chúng tôi thực hiện những nghiên cứu của mình trong luận văn này. Những nghiên cứu của Trần Thảo Nguyên trong tác phẩm trên đi theo hướng khai thác các ý tưởng triết học kinh tế trong “Một lý thuyết về công lý”. Nó có tính chất gợi mở quan trọng, tuy nhiên, chúng tôi muốn được hiểu rõ hơn vai trò và nội hàm của quan niệm về công lý của Rawls ở nhiều bình diện khác nữa. Xem rằng, Rawls đã giải quyết như thế nào vấn đề công lý còn tồn tại trong lịch sử, đâu là những tư tưởng nền tảng để ông triển khai luận điểm “công lý như là công bằng”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của đề tài là phân tích và trình bày quan niệm của J.Rawls về công lý. Với các nhiệm vụ cụ thể là: Thứ nhất, hiểu được vị trí của vấn đề công lý trong các học thuyết chính trị, các cách tiếp cận khác nhau về vấn đề công lý trong lịch sử triết học, từ đó chỉ ra điểm mới mẻ trong cách tiếp cận của Rawls đối với vấn đề này. Thứ hai, trình bày nội dung quan niệm của Rawls về công lý 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng của luận văn là quan niệm của Rawls về công lý Phạm vi nghiên cứu chủ yếu tập trung trong tác phẩm “Một lý thuyết về công lý” (A Theory of Justice) (1971) và tác phẩm “Công lý như là công bằng: Sự tái trình bày” (Justice as Fairness: A Restatement) (2001). 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của các nhà triết học maxist về lịch sử triết học, đặc biệt là lý luận về tính độc lập tương đối của ý thứ so với vật chất, và lý luận về hình thái kinh tế xã hội. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là những phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp thống nhất giữa logic – lịch sử trong nghiên cứu lịch sử triết học. 6. Ý nghĩa của luận văn Góp một phần nhỏ vào nghiên cứu triết học của J.Rawls nói chung và trình bày rõ quan điểm của ông về công lý nói riêng. 7. Kết cấu của khóa luận Luận văn gồm 4 phần, riêng phần nội dung gồm 2 chương với 5 tiết. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Aristotle, Chính trị luận, Nông Duy Trường (dịch), NXB Thế giới, Hà Nội, 2013. 2. A.Castel, Tự do là gì?, Hoàng Thanh Thủy (dịch), NXB Tri thức, Hà Nội, 2009. 3. Nguyễn Sĩ Dũng (2009), Triết lý của sự phát triển, Tạp chí Tia sáng, 2+3, tr.10. 4. Nguyễn Tiến Dũng (2006), Lịch sử triết học Phương Tây, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. 5. W. Durant, Câu chuyện triết học, Trí Hải và Bửu Đích (dịch), NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2008. 6. R.H.Davison và W.J.Oleszek, Quốc hội và các thành viên, Trần Xuân Danh (dịch), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. 7. Trần Thái Đỉnh (2005), Triết học Kant, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 8. Plato, Cộng hòa, Đỗ Khánh Hoan (dịch), NXB Thế giới, Hà Nội, 2013. 9. F.D. Peat, Từ xác định đến bất định – Những câu chuyện khoa học và tư tưởng của thế kỉ 20, Phạm Việt Hưng (dịch), NXB Tri thức, Hà Nội, 2011. 10. R. Feynman, Ý nghĩa mọi thứ trên đời, Nguyễn Văn Trọng (dịch), NXB Tri thức, Hà Nội, 2013. 11. T.L.Friedman, Chiếc lexus và cây ô liu, Lê Minh (dịch), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005. 12. T.L.Friedman, Thế giới phẳng, Nguyễn Quang A (dịch), NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2007. 13. Lương Việt Hải (2004), Công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học, 4, tr.5-11. 14. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn (2006), Đại cương triết học phương Tây, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. 15. Đỗ Minh Hợp (2006), Diện mạo của triết học phương Tây hiện đại, NXB Hà Nội, Hà Nội. 16. J.Généreux, Các quy luật đích thực của nền kinh tế, Hữu Khôi (dịch), NXB Thế giới, Hà Nội, 2005. 17. S.Kernell và G.C.Jacobson, Logic chính trị Mỹ, NXB Chính trị Quốc Gia, HN, 2007. 18. Phạm Minh Lăng (2003), Những chủ đề cơ bản của triết học phương Tây,NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 19. J.F. Lyotard, Hoàn cảnh hậu hiện đại, Ngân Xuyên (dịch), NXB Tri thức, Hà Nội, 2007. 20. J.Locke, Khảo luận thứ hai về chính quyền, Lê Tuấn Huy (dịch), NXB Tri thức, Hà Nội, 2013. 21. J.S.Mill, Chính thể đại diện, Nguyễn Văn Trọng và Bùi Văn Nam Sơn (dịch), NXB Tri thức, Hà Nội, 2013. 22. J.S.Mill, Bàn về tự do, Nguyễn Văn Trọng (dịch), NXB Tri thức, Hà Nội, 2005. 23. L.V. Mises, Chủ nghĩa tự do truyền thống, Phạm Nguyên Trường (dịch), NXB Tri thức, Hà Nội, 2013. 24. Lâm Bá Nam (2007), Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ XX, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 25. Lê Tôn Nghiêm (2007), Đâu là căn nguyên tư tưởng? Hay con đường triết lý từ Kant đến Heidegger, NXB Văn học, Hà Nội. 26. Trần Thảo Nguyên (2006), Triết học kinh tế trong “Lí thuyết về công lí của nhà triết học Mỹ John Rawls, NXB Thế giới, Hà Nội. 27. Trần Thảo Nguyên (2007), “Tìm hiểu những luận điểm cơ bản của Lý thuyết về công lí”, trích trong sách “Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ XX”, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 28. Robelin và J.Robelin, Con người là gì, Phấn Khanh (dịch), NXB Tri thức, Hà Nội, 2009. 29. Spector, Thật không công bằng!, Đỗ Thị Minh Nguyệt (dịch), NXB Tri thức, Hà Nội, 2012. 30. M. Sandel, Phải, Trái, Đúng, Sai, Hồ Đắc Phương (dịch), NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chính Minh, 2011. 31. M. Shermer, Sự tuyệt chủng của con người kinh tế, Khương Duy (dịch), NXB Thời đại, Hà Nội, 2010 32. R. Tarnas, Quá trình chuyển biến tư tưởng phương Tây – những tư tưởng đã định hình thế giới quan của chúng ta, Lưu Văn Hy (dịch), NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2008. 33. A.Tonybee, Nghiên cứu về lịch sử - một cách thức diễn giải, NXB Thế giới, Hà Nội, 2002. 34. A.Tonybee, Nghiên cứu lịch sử nhân loại, Việt Thư (dịch), NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2008. 35. A. Toffler, Đợt sóng thứ ba, Nguyễn Lộc (dịch), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007. 36. Phạm Thị Ngọc Trầm (2009, Những vấn đề lý luận cơ bản về công bằng xã hội trong điều kiện nước ta hiện nay, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 37. F.Vergara, Đạo đức học trong kinh tế, Nguyễn Đôn Phước (dịch), NXB Tri thức, Hà Nội, 2010. 38. Phạm Thái Việt (2006), Toàn cầu hóa: Những biến đổi lớn trong đời sống chính trị quốc tế và văn hóa, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 39. N.M.Voskresenskaia và N.B.Davletshina, Chế độ dân chủ - Nhà nước và xã hội, Phạm Nguyên Trường (dịch), NXB Tri thức, Hà Nội, 2009. 40. R. Wacks, Triết học luật pháp, Phạm Kiều Tùng (dịch), NXB Tri thức, Hà Nội, 2011. Tài liệu tiếng Anh 41. J.Rawls (2001), A theory of Justice, The Belknap Press of Harvard University Press. 42. J.Rawls (2001), Justice as Fairness: Restatement, The Belknap Press of Harvard University Press. 43. J. Rawls, Justice as Fairness: Political not Metaphysical, Philosophy and Public Affairs, Vol. 14, No. 3, (Summer, 1985), pp. 223-251. 44. http://plato.stanford.edu/entries/contractarianism-contemporary/ 45. http://plato.stanford.edu/entries/equality/ 46. http://plato.stanford.edu/entries/justice-distributive/ 47. http://www.scu.edu/ethics/practicing/decision/justice.html 48. http://plato.stanford.edu/entries/reflectiveequilibrium/#RejRawConWidRefEqu 49. http://plato.stanford.edu/entries/autonomy-moral/ 50. http://plato.stanford.edu/entries/social-institutions/ 51. http://plato.stanford.edu/entries/original-position/ . niệm của John Rawls về công lý. Chỉ ra các khả năng ứng dụng quan điểm của Rawls về công lý đối với giai đoạn hiện nay Keywords .Triết học; Tư tưởng triết học John Rawls; Công lý Content. 1. Lý. cứu về các vấn đề triết học xã hội, triết học chính trị, chúng tôi lựa chọn việc nghiên cứu Vấn đề công lý trong tư tư ng triết học của John Rawls làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình Vấn đề công lý trong tư tưởng triết học của John Rawls Đoàn Thị Vương Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Triết học: 60 22 80