MỞ ĐẦU Chủ tịch Hồ Chí Minh không có những tác phẩm riêng bàn về triết học. Lịch sử cách mạng Việt Nam không đặt ra yêu cầu này đối với Người. Nhiệm vụ bức thiết đặt ra cho cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX là cứu nước, giải phóng dân tộc và tìn con đường phát triển cho đất nước. Trong kho tàng ngôn ngữ của mình, Hồ Chí Minh rất ít hoặc không nói đến những khái niệm thuần túy triết học như duy tâm, duy vật, biện chứng, siêu hình,… Sau khi tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, Hồ Chí Minh “trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấy tranh giành độc lập”, thì vấn đề Người quan tâm là nói và ,viết lý luận sao cho hàng chục, hàng triệu người lao động mù chữ và thất học có thể hiểu được, hiểu được để làm được, đó là mục tiêu, là cứu cánh đích thực của lý luận. Là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, được cả nhân loại phương Đông và phương Tây thừa nhận, đương nhiên Hồ Chí Minh có hệ thống tư tưởng của mình. Một trong những di sản lý luận mà Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta là tư tưởng về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn như một biện pháp cơ bản nhằm ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều. Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc quan trọng trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, do đó em chọn đề tài “Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh” làm tiểu luận kết thúc môn học.
Trang 1MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh không có những tác phẩm riêng bàn về triếthọc Lịch sử cách mạng Việt Nam không đặt ra yêu cầu này đối với Người.Nhiệm vụ bức thiết đặt ra cho cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX là cứunước, giải phóng dân tộc và tìn con đường phát triển cho đất nước
Trong kho tàng ngôn ngữ của mình, Hồ Chí Minh rất ít hoặc khôngnói đến những khái niệm thuần túy triết học như duy tâm, duy vật, biệnchứng, siêu hình,… Sau khi tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dântộc theo con đường cách mạng vô sản, Hồ Chí Minh “trở về nước, đi vàoquần chúng, thức tỉnh họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấy tranhgiành độc lập”, thì vấn đề Người quan tâm là nói và ,viết lý luận sao chohàng chục, hàng triệu người lao động mù chữ và thất học có thể hiểu được,hiểu được để làm được, đó là mục tiêu, là cứu cánh đích thực của lý luận
Là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, được cả nhânloại phương Đông và phương Tây thừa nhận, đương nhiên Hồ Chí Minh có
hệ thống tư tưởng của mình Một trong những di sản lý luận mà Hồ ChíMinh để lại cho chúng ta là tư tưởng về sự thống nhất giữa lý luận và thựctiễn như một biện pháp cơ bản nhằm ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinhnghiệm và bệnh giáo điều Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là mộtnguyên tắc quan trọng trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, do đó em chọn
đề tài “Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong tư tưởng
triết học Hồ Chí Minh” làm tiểu luận kết thúc môn học.
Trang 2Khi quyết định ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã xác định rõ
mục đích của mình là: “muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”1 Điều chúng ta cần lưu ý ở đây là Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh khi
ấy rất quan tâm xem xét các dân tộc khác “làm như thế nào” Muốn vậy,
theo Người phải xem xét và sau khi xem xét thì trở về giúp đồng bào Có thểnói rằng, sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đã được thể hiện rõ nétngay từ trong việc xác định mục đích ra đi tìm đường cứu nước Phải xuấtphát từ thực tiễn để tìm ra lý luận cách mạng, sau đó trở về vận dụng lý luậncách mạng ấy vào cuộc đấu tranh cách mạng ở trong nước
1 Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1986, tr.14
Trang 3Thực tiễn mà Người trải qua từ năm 1911 đến Đại hội Tua (1920) làthực tiễn đi vào cuộc sống của những lao động ở Pháp và các nước trên thếgiới Tiếp đó là thực tiễn hoạt động trong các tổ chức quần chúng, tổ chứcchính trị - xã hội khác nhau, đặc biệt là sự tham gia của Đảng xã hội Pháp đãtạo ra bước ngoặt quan trọng về tư tưởng ở Người Đây cũng là nhân tốkhách quan quan trọng tạo nên thành công trong việc tiếp thu chủ nghĩaMác-Lênin ở Hồ Chí Minh.
Có thể nói chính nhờ những hoạt động thực tiễn cách mạng trongnhững năm đó, Hồ Chí Minh đã chuẩn bị được những điều kiện tư tưởng,nhận thức để đến và tiếp thu được chủ nghĩa Mác-Lênin Tổng kết nhữngđiều mắt thấy, tai nghe khi Người bôn ba ở các nước, Hồ Chí Minh đã rút rađược những kết luận quan trọng rất gần với quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin Để tổng kết được những kết luận như vậy, Hồ Chí Minh phải có vốnhiểu biết sâu sắc, có trình độ lý luận cũng như trình độ tư duy lý luận nhấtđịnh Như vậy là bản thân những kết luận do Người tổng kết trước khi gặpchủ nghĩa Mác-Lênin đã hàm chứa sự thống nhất sâu sắc giữa lý luận cáchmạng và thực tiễn cách mạng
Hoạt động thực tiễn trong các nước tư bản cũng như ở các nước thuộcđịa, với trí tuệ và óc quan sát tinh tế, với trình độ lý luận nhất định và nhất làbiết tổng kết những điều mắt thất tai nghe một cách có lý luận nên Nguyễn
Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã phát hiện được bộ mặt thật của chủ nghĩa tư bản:
“Để che đậy sự xấu xa của chế độ bóc lột giết người, chủ nghĩa tư bản thực dân luôn luôn điểm trang cho cái huy chương mục nát của nó bằng những châm ngôn lý tưởng: Bác ái, bình đẳng,…” 2 , “… những lời tuyên bố tự do của các nhà tư bản trong lúc chiến tranh thật ra chỉ là những lời đường mật
2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, 1995, t.1, tr.75
Trang 4để lừa bịp các dân tộc Và muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trong cậy vào lực lượng của bản thân mình” 3
Xét về lôgic, có thể thấy đến với chủ nghĩa Mác-Lênin thuần túy từnhững nhận thức lý luận hoặc từ hoạt động thực tiễn cách mạng Nhưng chỉdừng lại ở nhận thức lý luận thôi mà không đưa lý luận được nhận thức bàothực tiễn cách mạng, không bổ sung lý luận ấy bằng những kết luận được rút
ra từ thực tiễn cách mạng sinh động thì nhận thức lý luận ấy cũng không thểbền vững được Ngược lại, nếu chỉ dừng lại ở hoạt động thực tiễn cách mạngthuần túy, không biết dựa vào lý luận cách mạng đã được nhận thức thìkhông thể tiếp cận chủ nghĩa Mác-Lênin một cách đầy đủ, trọn vẹn, hoànchỉnh được Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin trên cơ sở thốngnhất giữa lý luận cách mạng và thực tiễn cách mạng Hơn nữa, lý luận cáchmạng ấy lại được Người vận dụng sáng tạo trong hoạt động thực tiễn cáchmạng của mình Điều này thể hiện rất rõ ở chỗ, Người tích cực tham gia hoạttrng các động tổ chức cách mạng, tổ chức chính trị - xã hội nhằm đưa chủnghĩa Mác-Lênin vào phong trào cách mạng Từ tham gia Đảng xã hội Pháp,
Hồ Chí Minh đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng
Cộng sản Pháp, Hội Liên hiệp thuộc địa, ra báo Người cùng khổ- cơ quan
tuyên truyền và vận động cách mạng của Hội Liên hiệp thuộc địa Người đãviết nhiều bài nói về phong trào công nhân ở các nước thuộc địa và phụ
thuộc cũng như tố cáo tội ác của bọn đế quốc thực dân đăng trên báo: Nhân đạo, Đời sống công nhân, Người cùng khổ… xuất bản ở Pari Người đã tham
dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản, Đại hội Quốc tế công hội đỏ, Quốc
tế phụ nữ, Quốc tế thanh niên, là ủy viên Bộ phương Đông, trực tiếp phụtrách Cục phương Nam Người đã trực tiếp chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và
3 Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1986, tr.31
Trang 5tổ chức để thành lập Đảng Cống sản Việt Nam… Đây là cả một quá trìnhphát triển từ nhận thức lý luận đến việc kết hợp sáng tạo lý luận Mác-Lêninvào thực tiễn phong trào cách mạng thế giới và thực tiến cách mạng ViệtNam.
Rõ ràng là Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin không chỉ
từ nhận thức lý luận mà còn từ hoạt động thực tiễn cách mạng và không chỉdừng lại ở đó, Người còn đưa lý luận vào thực tiễn cách mạng Nhờ vậy màNgười đã sớm đến được với chủ nghĩa Mác-Lênin Năm 1920, không phải
chỉ có Hồ Chí Minh mới đọc được Sơ thảo những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, nhưng chỉ có Người là duy nhất tìm thấy con
đường cách mạng đúng đắn để giải phóng dân tộc Việt Nam và các dân tộc
2.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về lý luận và vai trò của lý luận
Hồ Chí Minh quan niệm rất đúng đắn về lý luận Theo Người: “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên, xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử” 4 Còn “Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin là sự tổng kết kinh nghiệm của phong trào công nhân từ trước đến nay của tất cả các nước” 5
4 Sđđ, 1996, t.8, tr.497
5 Sđđ, 1996, t.8, tr.497
Trang 6Qua đó chúng ta nhận thấy, quan niệm về lý luận của Hồ Chí Minh đãhàm chứa trong nó yếu tố thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, và thể hiệnđược mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn cũng như yếu tố kếthừa của lý luận Bởi lẽ, theo Người, lý luận là sự tổng kết những kinhnghiệm thực tiễn của loài người, là sự tổng hợp những tri thức của loàingười về tự nhiên, xã hội đã tích lũy trong lịch sử Tất nhiên, sẽ không cóđược tri thức nếu như không có hoạt động thực tiễn của con người, bao gồm
cả thực tiễn lao động sản xuất và thực tiến đấu tranh cách mạng
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh đã nêu một cách cụ thể hơn: “Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế” 6 Và theo Người, “đó là lý luận chân chính” 7 Như vậy, lý luận là sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn màthành, nhưng lý luận chân chính là lý luận phải chứng minh với thực tế tức
là phải phù hợp với thực tế, phải được vận dụng vào thực tế
Trong các bài nói, bài viết, Hồ Chí Minh dùng rất nhiều cách diễn đạtkhác nhau về lý luận, nhưng điều cơ bản mà chúng ta bắt gặp là Người muốn
nhấn mạnh lý luận là: “Do kinh nghiệm từ trước mà kinh nghiệm hiện nay gom góp, phân tích và kết luận những kinh nghiệm đó mà thành” 8
Hồ Chí Minh đã đánh giá rất cao vai trò của lý luận trong mối quan hệ
với thực tiễn: “Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế Không có lý luận thì lúng túng như người nhắm mắt mà đi” 9 Người còn nói: “Có kinh nghiệm mà không có lý luận, cũng như một mắt sáng một mắt mờ” 10 Làm mà không có lý luận thì không
Trang 7khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp, vừa hay vấp váp Như vậy, chỉvới những lời gắn gọn, cách so sánh dễ hiểu như vậy nhưng thiết nghĩ, HồChí Minh đã diễn đạt được đầy đủ vai trò to lớn của lý luận đối với thựctiễn.
Ngay từ năm 1947, Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng, do “kém lý luận, hoặc khinh lý luận, hoặc lý luận suông” 11 mà nhiều cán bộ, đảng viên của ta
mắc phải bệnh chủ quan Cũng vì kém lý luận mà cán bộ ta“gặp mọi việc không biết xem xét cho rõ, cân nhắc cho đúng, xử trí cho khéo Không biết nhận rõ điều kiện hoàn cảnh khách quan, ý mình nghĩa thế nào làm thế ấy Kết quả thường thất bại” 12 Từ đó làm cho bệnh kinh nghiệm chủ quan dễ
nảy sinh và phát triển Chính vì vậy, đối với Đảng Cộng sản phải có một lýluận tiền phong Để nhấn mạnh vai trò của lý luận tiền phong đồi với Đảng,
Hồ Chí Minh luôn lưu ý cán bộ, đảng viên chỉ dẫn của Lênin: “Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng; chỉ có một Đảng có lý luận titiền phong hướng dẫn thì mới có thể làm tròn được vai trò chiễn sĩ tiền phong” Người cũng chỉ ra rằng, các Đảng Cộng sản anh em luôn luôn chú trọng đến lý luận “Vì Đảng nhận rằng lý luận vạch cho Đảng con đường đúng đắn để tiến lên chủ nghĩa cộng sản” 13
Người cũng luôn lưu ý rằng, lý luận cách mạng của Đảng Cộng sảnViệt Nam là chủ nghĩa Mác-Lênin Đây là vũ khí tư tưởng, là kim chỉ namcho hành động cách mạng của Đảng, nhưng chủ nghĩa Mác-Lênin khôngphải là những kinh thánh, những bài thuốc chữa bách bệnh, những lý thuyếtkhô cứng Nó đòi hỏi phải nắm được bản chất cách mạng, khoa học của họcthuyết ấy để vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam và khôngngừng bổ sung phát triển
11 Sđđ, 1995, t.5, tr.233
12 Sđđ, 1995, t.5, tr.234
13 Sđđ, 1995, t.8 , tr.495
Trang 8Qua các bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh, chúng ta thấy vai trò của
lý luận được thể hiện ở những điểm sau: Nó vũ trang cho chúng ta quanđiểm và phương pháp nhận thức đúng sự thật, thấy được bản chất và pháthiện được quy luật của sự vật; nó giúp cho cán bộ, đảng viên nâng cao lậptrường, quan điểm của giai cấp vô sản và trau dồi đạo đức cách mạng, bởi lẽkhông có lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học thì không thể có lập trườnggiai cấp vững vàng
2.2 Quan niệm của Hồ Chí Minh về thực tiễn
Trong diễn văn khai mạc lớp học lý luận khóa I của trường Nguyễn ÁiQuốc ngày 7/9/1957, khi đề cập về lý luận và thực tiễn cũng như sự thống
nhất giữa chúng, Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “Thực tế là các vấn đề mình phải giải quyết, là mâu thuẫn của sự vật Chúng ta là những người cán bộ cách mạng, thực tế của chúng ta là những vấn đề mà cách mạng đề ra cho ta giải quyết Thực tế bao gồm rất rộng Nó bao gồm những kinh nghiệm công tác
và tư tưởng của cá nhân, chính sách của Đảng, kinh nghiệm lịch sử của Đảng cho đến các vấn đề trong nước và trên thế giới” 14
Điều cần lưu ý là trong các bài viết, bài nói chuyện của mình, Hồ ChíMinh đã dùng hai khái niệm thực tiễn và thực tế với cùng một nội hàm nhưnhau Điều này có thể thấy rõ qua các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh ở
những thời điểm khác nhau Chẳng hạn như trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (1947); “Nói về công tác huấn luyện và học tập” (1950); “Diễn văn khai mạc lớp học lý luận khóa I trường Nguyễn Ái Quốc” (1957)…
Đó cũng là một cách nói, một cách diễn đạt Cũng có thể xuất phát từmột chỗ để cho mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ liên hệ nên Hồ Chí Minh
thường dùng khái niệm thực tế hơn khái niệm thực tiễn Một điều chúng ta
cũng cần lưu ý là phần lớn cán bộ, đảng viên ta đều xuất thân từ nông dân,
14 Sđđ, t.8, tr.497
Trang 9trình độ học vấn nói chung còn hạn chế, lại không quen với lý thuyết sách
vở cao xa cùng với những khái niệm chuyên môn khó hiểu Việc dùng khái
niệm thực tế chắc chắn là dễ giải thích, dễ tuyên truyền, dễ hiểu hơn là khái niệm thực tiễn - với tư cách là một phạm trù triết học.
Xét về thực tế, theo Hồ Chí Minh bao gồm rất rộng như thực tế cáchmạng của nước ta, kinh nghiệm công tác tư tưởng của cá nhân, chính sáchđường lối của Đảng, kinh nghiệm của Đảng, những vấn đề trong nước và
trên thế giới… Thực tế không đối lập với thực tiễn, nó chỉ rộng hơn thực tiễn Hơn nưa, Hồ Chí Minh luôn quan niệm: muốn tuyên truyền cho quảng
đại quần chúng có hiệu quả thì phải học cách nói của quần chúng Trong tác
phẩm “Đời sống mới” (1947), Hồ Chí Minh đã phê phán cách tuyên truyền đời sống mới mà sử dụng các khái niệm khách quan, chủ quan, tích cực, tiêu cực, khoa học hóa… làm cho quần chúng nghe có vẻ hay nhưng không hiểu
gì cả
Qua các bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh, chúng ta nhận thấy khi đềcập đến sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn như một nguyên tắc cơ bảncủa chủ nghĩa Mác-Lênin thì bao giờ Hồ Chí Minh cũng dùng khái niệm
thực tiễn nhưng khi đề cập đến việc áp dụng lý luận và thực tiễn, liên hệ lý
luận với thực tiễn khi giải thích nguyên tắc này, Người thường dùng khái
niệm thực tế thay cho thực tiễn Cho nên, trong cùng một bài viết, bài nói,
Hồ Chí Minh vẫn dùng cả hai khái niệm thực tiễn và thực tế.
Như vậy xét về bản chất, hai khái niệm thực tiễn và thực tế được Hồ Chí Minh sử dụng với nội hàm như nhau, nhưng khi dùng khái niệm thực tế
thì Người có nhã ý để quần chúng nhân dân dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng.Chính vì vậy, hai khái niệm này cũng không hoàn toàn đồng nhất với nhau
và không thay thế cho nhau Vì thế, Hồ Chí Minh không bao giờ viết “thống
Trang 10nhất giữa lý luận và thực tế”, mà Người viết “thống nhất giữa lý luận và thực tiễn”.
Xuất phát từ việc hiểu thực tế rất rộng, bao gồm toàn bộ thực tiễn củaĐảng ta, cả kinh nghiệm đấu tranh cách mạng, đường lối, chính sách… Chonên, Hồ Chí Minh luôn căn dặn cán bộ, đảng viên rằng: khi liên hệ lý luậnvới thực tế cần tránh sự lệch lạc không hiểu rõ vấn đề, đòi hỏi phải giảiquyết mọi vấn đề thực tế ngay một lúc, vì thực tế là cả một quá trình lâu dàicủa toàn Đảng, toàn dân15
2.3 Quán triệt sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn để khắc phục
và ngăn chặn bệnh giáo điều cũng như bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa
Hồ Chí Minh thường dùng nhiều cách nói khác nhau như: “lý luận đi đôi với thực tiễn” 16 ; “Lý luận phải gắn liền với thực tế” 17 ; “lý luận và thực hành phải luôn đi đôi với nhau” 18 ; “phải gắn liền lý luận với công tác thực tế” 19 Dù nói “đi đôi”, “gắn liền”, “liên hệ”… nhưng điều cốt lõi nhất Người muốn nhấn mạnh: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” 20
Lý luận mà xa rời thực tiễn sớm muộn sẽ dẫn tới bệnh giáo điều, sách
vở hay nói theo cách nói của Hồ Chí Minh là lý luận suông, thực tiễn màkhông được hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức và tổng kết bằng lý luận, thì dễ trởthành mảnh đất mầu mỡ cho bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa nảy sinh, tồn tại
và phát triển, thực tiễn đó sẽ là thực tiễn mù quáng Ở đâu có lý luận đíchthực thì ở đó bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa cũng như bệnh giáo điều không có
Trang 11chỗ đứng Nhưng lý luận đích thực tự nó bao giờ cũng gắn liền với thực tiễn.
Vì xét đến cùng nó được xuất phát từ thực tiễn, do thực tiễn quy định Tấtnhiên, nó lại đóng vai trò định hướng, chỉ đạo, tổ chức thực tiễn Thực tiễncàng phát triển thì càng đòi hỏi lý luận phải phát triển Ngược lại, thực tiễnphải được chỉ đạo, tổ chức thực hiện và tồng kết bằng lý luận thì thực tiễnmới không bị mất phương hướng
Theo Hồ Chí Minh, để quán triệt tốt sự thống nhất giữa lý luận và
thực tiễn thì trước hết cần khắc phục bệnh kém lý luận, bệnh coi kinh lý luận, bệnh lý luận suông trong cán bộ, đảng viên Bởi vì, kém lý luận, coi
khinh lý luận, lý luận suông nên chúng ta dễ mắc phải cả bệnh kinh nghiệmchủ nghĩa cũng như cả bệnh giáo điều, sách vở Tuy nhiên, có lý luận khoahọc rồi lại phải kết hợp chặt chẽ với kinh nghiệm thực tế, lý luận phải gắnliền với thực tiễn cách mạng, liên hệ với thực tiễn cách mạng và quan trọng
hơn là “lý luận luôn luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra
từ trong thực tiễn sinh động” 21 Đó là yêu cầu mà Hồ Chí Minh luôn đặt ra
cho cán bộ, đảng viên Bản thân Hồ Chí Minh khi chưa có lý luận cáchmạng thì tìm đến với lý luận cách mạng, khi đã có lý luận cách mạng rồi thìcũng không dừng lại ở lý luận sách vở, không suy diễn lý luận một cáchthuần túy chủ quan mà đưa lý luận cách mạng kết hợp chặt chẽ với thực tiễncách mạng Việt Nam cũng như thực tiễn cách mạng thế giới, đồng thời luôn
bổ sung lý luận ấy bằng những kinh nghiệm thực tiến mới Chính vì vậy mà
Người, thực tiễn - lý luận, lý luận - thực tiễn, luôn hòa quyện thống nhất với nhau, tạo tiền đề cho nhau phát triển Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh không phải là sự thống nhất trên sách vở, trên lời nói, mà nó đã thẩm thấu trong từng bài viết, bài nói chuyện, đồng thời nó đã được chắt lọc và trở thành cái bản chất tinh túy
21 Sđđ, 1996, t.8, tr.496