1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình đổi mới kinh tế ở việt nam hiện nay

105 2,9K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 475,5 KB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất, là linh hồn của triết học Mác - Lênin. Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, C.Mác đã phát hiện ra sức mạnh của lý luận chính là mối liên hệ của nó với thực tiễn, cũng như sức mạnh của thực tiễn là ở mối quan hệ của nó với lý luận. Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là sự thống nhất biện chứng và cơ sở của sự tác động qua lại ấy chính là thực tiễn. Thực tiễn luôn luôn vận động, biến đổi, do đó lý luận cũng không ngừng đổi mới, phát triển; sự thống nhất biện chứng giữa chúng - vì thế - cũng có những nội dung cụ thể và những biểu hiện khác nhau trong mỗi thời đại, mỗi giai đoạn lịch sử. Đất nước Việt Nam bước vào thế kỷ XXI với những thành tựu to lớn đạt được trong hơn 20 năm đổi mới. Có được những kết quả đó một phần lớn là do Đảng cộng sản Việt Nam đã lấy triết học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, cơ sở lý luận của mình. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn vận dụng nguyên lý thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong suốt quá trình lãnh đạo giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước. Đặc biệt, nguyên lý này đã được vận dụng hết sức sáng tạo và linh hoạt trong đổi mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Thời kỳ đổi mới đặt ra những yêu cầu phải thay đổi một cách cơ bản cả về lý luận và thực tiễn trong đường lối lãnh đạo của Đảng cũng như trong sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đòi hỏi phải có sự thống nhất cao giữa lý luận và thực tiễn. Yêu cầu đặt ra là cần phải vận dụng đúng đắn, sáng tạo nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong đổi mới kinh tế không chỉ để lý luận phản ánh chân thực, đúng đắn thực tiễn mà còn phát huy được vai trò tích cực tác động tới thực tiễn, định hướng cho thực tiễn vận động theo đúng đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới. Giải quyết vấn đề này mang ý nghĩa hết sức cấp thiết và quan trọng, bởi vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn luôn là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự sáng tạo linh hoạt và cần luôn được điều chỉnh để duy trì được sự thống nhất biện chứng giữa lý luận và thực tiễn. Tôi chọn nghiên cứu đề tài “Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay” nhằm làm sáng rõ hơn những định hướng về kinh tế của Đảng và Nhà nước thời kì đổi mới cũng như thực trạng nền kinh tế nước ta, từ đó giúp chỉ ra một số điểm còn bất cập cần được tiếp tục sửa đổi, củng cố để quá trình đổi mới kinh tế thực sự đi đúng định hướng của Đảng và mang lại hiệu quả cao.

Trang 1

VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI

KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

\

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

CẦN THƠ - 2014

Trang 2

VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI

KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành : Triết học

Mã số : 60 22 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

CẦN THƠ - 2014

Trang 3

Chương 1 NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC NÀY VÀO QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ Ở VIỆT NAM 8

1.1 Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn 81.2 Sự cần thiết phải vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễnvào quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam 20

Chương 2 VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG ĐỔI MỚI KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 41

2.1 Thực trạng vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trongđổi mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay 412.2 Một số giải pháp nhằm vận dụng hiệu quả nguyên tắc thống nhất giữa lýluận và thực tiễn vào đổi mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay 73

KẾT LUẬN 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

Trang 4

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

TBCN : Tư bản chủ nghĩa

CNH : Công nghiệp hóa

HĐH : Hiện đại hóa

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một trong những nguyên tắc cơbản nhất, là linh hồn của triết học Mác - Lênin Lần đầu tiên trong lịch sử triếthọc, C.Mác đã phát hiện ra sức mạnh của lý luận chính là mối liên hệ của nóvới thực tiễn, cũng như sức mạnh của thực tiễn là ở mối quan hệ của nó với lýluận Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là sự thống nhất biện chứng và

cơ sở của sự tác động qua lại ấy chính là thực tiễn Thực tiễn luôn luôn vậnđộng, biến đổi, do đó lý luận cũng không ngừng đổi mới, phát triển; sự thốngnhất biện chứng giữa chúng - vì thế - cũng có những nội dung cụ thể vànhững biểu hiện khác nhau trong mỗi thời đại, mỗi giai đoạn lịch sử

Đất nước Việt Nam bước vào thế kỷ XXI với những thành tựu to lớnđạt được trong hơn 20 năm đổi mới Có được những kết quả đó một phần lớn

là do Đảng cộng sản Việt Nam đã lấy triết học Mác - Lênin và tư tưởng HồChí Minh làm nền tảng tư tưởng, cơ sở lý luận của mình Đảng và Nhà nướcViệt Nam luôn vận dụng nguyên lý thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trongsuốt quá trình lãnh đạo giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc cũng nhưtrong công cuộc xây dựng đất nước Đặc biệt, nguyên lý này đã được vận dụnghết sức sáng tạo và linh hoạt trong đổi mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay Thời

kỳ đổi mới đặt ra những yêu cầu phải thay đổi một cách cơ bản cả về lý luận vàthực tiễn trong đường lối lãnh đạo của Đảng cũng như trong sự phát triển mọimặt của đời sống xã hội

Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của toàn Đảng, toàn quân, toàndân ta đòi hỏi phải có sự thống nhất cao giữa lý luận và thực tiễn Yêu cầu đặt

ra là cần phải vận dụng đúng đắn, sáng tạo nguyên tắc thống nhất giữa lý luận

và thực tiễn trong đổi mới kinh tế không chỉ để lý luận phản ánh chân thực,

Trang 6

đúng đắn thực tiễn mà còn phát huy được vai trò tích cực tác động tới thực tiễn,định hướng cho thực tiễn vận động theo đúng đường lối lãnh đạo của Đảng vàNhà nước trong thời kỳ đổi mới Giải quyết vấn đề này mang ý nghĩa hết sứccấp thiết và quan trọng, bởi vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận vàthực tiễn luôn là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự sáng tạo linh hoạt và cầnluôn được điều chỉnh để duy trì được sự thống nhất biện chứng giữa lý luận

và thực tiễn

Tôi chọn nghiên cứu đề tài “Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý

luận và thực tiễn trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay”

nhằm làm sáng rõ hơn những định hướng về kinh tế của Đảng và Nhà nướcthời kì đổi mới cũng như thực trạng nền kinh tế nước ta, từ đó giúp chỉ ra một

số điểm còn bất cập cần được tiếp tục sửa đổi, củng cố để quá trình đổi mớikinh tế thực sự đi đúng định hướng của Đảng và mang lại hiệu quả cao

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Do mối quan hệ biện chứng lý luận - thực tiễn là một vấn đề cơ bản củachủ nghĩa Mác- Lênin, việc vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận vàthực tiễn trong kinh tế thời kỳ đổi mới chiếm một vai trò đặc biệt quan trọng,góp phần quyết định thành công của công cuộc đổi mới ở Việt Nam Vì vậy, nó

đã được nhiều tác giả nghiên cứu như:

- Về nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Đây là một trong

những nguyên tắc cơ bản nhất của triết học Macxit nên đã được nhiều nhànghiên cứu quan tâm Trước hết, nó là một phần quan trọng trong các giáo trìnhtriết học Mác – Lênin Đồng thời, cũng có nhiều nhà nghiên cứu đã vận dụngnguyên tắc này trong các lĩnh vực khác nhau như:

+ Dương Văn Thịnh (chủ biên), Một số chuyên đề triết học Mác –

Lênin: Dùng cho sinh viên chuyên ngành triết học, Nxb Đại học quốc gia Hà

Nội, năm1997

Trang 7

+ Trần Văn Thụy , Triết học – lý luận và vận dụng, Học viện Chính trị

quốc gia, Hà Nội. Giới thiệu về triết học và vai trò của triết học trong đờisống xã hội Trình bày khái lược lịch sử triết học trước Mác và triết học Mác -Lênin Tìm hiểu về chủ nghĩa duy vật biện chứng Nguyên tắc thống nhất giữa

lý luận và thực tiễn của triết học Mác - Lênin Lý luận hình thái kinh tế - xãhội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

+ Trần Viết Quang, Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực

tiễn trong giảng dạy triết học, Trường Đại học Vinh, http://truongchinhtrina.gov.vn

- Về vấn đề đổi mới ở Việt Nam: vấn đề này đã được nhiều người quan

tâm, nghiên cứu như:

+ Các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước có nhiều tác phẩm và bài viết

về công cuộc đổi mới như tác phẩm “Đổi mới để tiến lên” của đồng chí

Nguyễn Văn Linh gồm 2 tập do nhà xuất bản sự thật xuất bản năm 1988 và

1989 Tác phẩm đã khẳng định đổi mới là tất yếu nhằm thúc đẩy cách mạng

XHCN không ngừng phát triển Tác phẩm “Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới vì

CNXH” của đồng chí Đỗ Mười, gồm 5 tập do nhà xuất bản Sự thật xuất bản

năm 1992 và 1993 đã nêu lên đường lối, quan điểm, biện pháp tiến hành côngcuộc đổi mới trong tất cả các lĩnh vực

+ Một loạt đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ do các nhà khoahọc đầu ngành chỉ đạo tập trung nghiên cứu về thời kỳ quá độ lên CNXH ở

Việt Nam như đề tài “Con đường đi lên CNXH ở Việt Nam kinh nghiệm và

lý luận” do PGS,TS Nguyễn Ngọc Long (Học viện Chính trị quốc gia Hồ

Chí Minh) làm chủ nhiệm, đề tài cấp bộ, thực hiện năm 1991, đã nghiệmthu tháng 5/1992 Đề tài đã đề cập đến mô hình, con đường đi lên CNXH ở

nước ta Đề tài “Đặc điểm của quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam từ

năm 1976 đến nay” do PGS,TS Nguyễn Trọng Phúc (Học viện Chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh) làm chủ nhiệm, đề tài khoa học cấp Bộ, thực hiện

Trang 8

năm 1994, đã nghiệm thu 5/1995 Đề tài đã đề cập đến mọi khía cạnh củacông cuộc đổi mới.

+ Tác phẩm “Có một Việt Nam như thế” của nhiều tác giả do GS Trần

Nhâm chủ biên, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1995 đã nêukhái quát quá trình đổi mới và đánh giá thành tựu của công cuộc đổi mới

+ Tác phẩm “Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời

kỳ đổi mới đất nước” của PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc, Nhà xuất bản Chính trị

quốc gia, Hà Nội, năm 1998 đã đề cập đến quá trình hình thành, thực hiệnđường lối đổi mới và vai trò lãnh đạo của Đảng

+ Tác phẩm “Quá trình hình thành và phát triển quan điểm lý luận của

Đảng ta về con đường đi lên CNXH”, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội,

1997 do TS Trần Hậu chủ biên, PGS,TS Trịnh Nhu cộng tác đã đề cập đến quátrình tìm tòi và thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ta

+ Bài viết “Kết hợp đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, một thành

công của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới” của PGS, TS Trịnh Nhu, Tạp chí Lịch sử Đảng số 6 - 199, bài viết đã nêu

lên kinh nghiệm thành công của đổi mới kinh tế kết hợp với chính trị

+ Tác phẩm “Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ năm 1986

đến nay” của nhiều tác giả đồng chủ biên: PGS, TS Tô Huy Rứa, GS,

TS.Hoàng Chí Bảo, PGS, TS Trần Khắc Việt, PGS, TS Lê Ngọc Tòng, nhàxuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2009 đã trình bày một cách hệ thốngquá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ Đại hội VI đến nay

+ Tác phẩm “Một số vấn đề về công tác lý luận, tư tưởng và tổ chức

của Đảng trong thời kỳ đổi mới” của PGS, TS Tô Huy Rứa, nhà xuất bản

Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2012 đã trình bày nhiều vấn đề về công tác lýluận của Đảng trong thời kỳ đổi mới đất nước

+ Vũ Tuấn Anh (chủ biên), Đổi mới kinh tế và phát triển, Nxb Khoa

học xã hội, năm 1994

Trang 9

+ Lê Đăng Doanh, Cơ sở khoa học và thực tiễn của công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam, LATSKH kinh tế, Hà Nội, năm 1996

+ Phạm Tiến Đạt (biên soạn), Những vấn đề cơ bản về đổi mới kinh tế

ở Việt Nam và những nét cơ bản của kinh tế vĩ mô trong cơ chế thị trường có

sự quản lý của Nhà nước, Nxb Giao thông vận tải, năm 1995.

+ Trương Ngọc Nam, Khâu trung gian trong sự phát triển xã hội và ý nghĩa phương pháp luận của nó đối với quá trình đổi mới kinh tế Việt Nam hiện nay, Luận án TS triết học, Hà Nội, năm 2000.

+ Nguyễn Khải (chủ biên), Việt Nam 10 năm đổi mới kinh tế, Nxb Hà

+ Đặng Đức Phạm, Đổi mới kinh tế - thực trạng và triển vọng, Nxb.

Tài chính, Hà Nội, năm 1997

+ Phan Thanh Phổ, Kinh tế và đổi mới kinh tế: sách bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1999-2000 cho giáo viên THPT, Nxb Giáo dục, năm 2000.

+ Vũ Văn Phúc, Nền kinh tế quá độ trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, Nxb Lý luận chính trị, 2005.

+ Một số vấn đề về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.

+ Phạm Huy Vinh, Một số vấn đề về quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam (từ năm 1986 đến nay) – thực trạng, triển vọng và giải pháp, LAPTSKH kinh tế.

- Về vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong đổi mới kinh tế ở Việt Nam:

Trang 10

Các tác phẩm, bài viết trên đã đề cập đến nhiều góc độ, khía cạnh khácnhau về thời kỳ quá độ lên CNXH và công cuộc đổi mới ở Việt Nam, về mặt lýluận, thực tiễn của công cuộc đổi mới, nhưng chưa có cuốn sách nào nghiêncứu riêng về vấn đề về vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thựctiễn trong đổi mới kinh tế ở Việt Nam.

Đề tài nghiên cứu này mong muốn thông qua việc khái quát lại nguyêntắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn và bước đầu nêu lên những vấn đề cơbản của việc đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay, có thể phần nào góp thêmtiếng nói và những kiến giải nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của quá trìnhđổi mới kinh tế dưới góc nhìn của triết học Mác- Lênin

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Mục đích:

Trên cơ sở nghiên cứu sự vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận

và thực tiễn trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam, đề tài đề ra một số giảipháp nhằm vận dụng có hiệu quả nguyên tắc này vào quá trình đổi mới kinh tế

ở Việt Nam hiện nay

- Đề xuất những giải pháp vận dụng có hiệu quả nguyên tắc thống nhấtgiữa lý luận và thực tiễn vào quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: vấn đề vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lýluận và thực tiễn vào quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Trang 11

- Phạm vi nghiên cứu: từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX đến nay.

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận mác-xít.Trong quá trình nghiên cứu và xử lý tài liệu tham khảo, người thực hiện quántriệt phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin Phương pháp nghiên cứuchủ yếu của đề tài là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic Các phươngpháp khác như tiếp cận hệ thống, phân tích, tổng hợp, được sử dụng như lànhững phương pháp bổ trợ cần thiết cho hai phương pháp chủ yếu nêu trên

6 Đóng góp mới của luận văn

Thông qua việc phân tích đường lối đổi mới kinh tế trong các văn kiện Đảng qua các kỳ đại hội và thực trạng nền kinh tế Việt Nam đề tài đề xuấtnhững giải pháp nhằm vận dụng tốt hơn nguyên tắc này vào quá trình đổi mớikinh tế ở Việt Nam

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm

2 chương, 4 tiết

Trang 12

Chương 1 NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC NÀY VÀO

QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ Ở VIỆT NAM

1.1 Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

1.1.1 Cơ sở lý luận của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

Cơ sở lý luận của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn chính

là mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn

Lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn phản ánhnhững mối liên hệ bản chất, những quy luật của sự vật, hiện tượng Hồ ChíMinh chỉ rõ: “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, làtổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịchsử” [45, tr.497]

Lý luận có những cấp độ khác nhau tùy thuộc vào phạm vi phản ánh

và vai trò của nó, có thể phân chia lý luận thành lý luận ngành và lý luậntriết học Lý luận ngành là lý luận khái quát những quy luật hình thành vàphát triển của một ngành Nó là cơ sở để sáng tạo tri thức cũng như phươngpháp luận hoạt động của ngành đó, như lý luận văn học, lý luận nghệthuật… Lý luận triết học là hệ thống những quan niệm chung nhất về thếgiới và con người, là thế giới quan và phương pháp luận nhận thức và hoạtđộng của con người

Lý luận là sản phẩm cao của nhận thức, của sự phản ánh hiện thựckhách quan Trong hệ thống các khái niệm, phạm trù, các nguyên lý và cácquy luật tạo nên lý luận, quy luật là hạt nhân của lý luận, là sản phẩm của quátrình nhận thức nên bản chất của lý luận là hình ảnh chủ quan của thế giớikhách quan, là sự phản ánh một cách gần đúng đối tượng nhận thức Lý luận

Trang 13

là trình độ cao hơn về chất so với kinh nghiệm Tri thức lý luận là tri thứckhái quát tri thức kinh nghiệm.

Lý luận được hình thành trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm, nhưng khôngphải mọi lý luận đều trực tiếp xuất phát từ kinh nghiệm Do tính độc lậptương đối của nó, lý luận có thể đi trước những dữ kiện kinh nghiệm mà vẫnkhông làm mất đi mối liên hệ giữa lý luận với kinh nghiệm Khác với kinhnghiệm, lý luận mang tính trừu tượng và khái quát cao nên nó đem lại sự hiểubiết sâu sắc về bản chất, về tính quy luật của các sự vật, hiện tượng kháchquan Vì vậy, nhiệm vụ của nhận thức lý luận là đem quy sự vận động bềngoài chỉ biểu hiện trong hiện tượng về sự vận động bên trong thực sự

C.Mác và Ph.Ăngghen đã thực hiện một bước chuyển biến cách mạngtrong lý luận nhận thức bằng cách đưa phạm trù thực tiễn vào trong lý luậnnhận thức V.I.Lênin nhấn mạnh: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải

là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức” [31, tr.167]

Một trong những khuyết điểm chủ yếu của lý luận nhận thức duy vậttrước Mác là chưa thấy hết vai trò của thực tiễn đối với nhận thức Một số nhàtriết học như Ph Bêcơn, Đ Điđơrô.… đề cao vai trò của thực nghiệm khoahọc, chưa đề cập đến vai trò của các hình thức khác của thực tiễn đối với nhậnthức G.Hêghen tuy có đề cập đến thực tiễn, nhưng ông không coi thực tiễn làhoạt động vật chất mà là hoạt động tinh thần L.Phoiơbăc chỉ coi lý luận mới

là hoạt động đích thực, còn thực tiễn chỉ được ông xem xét ở khía cạnh biểuhiện bẩn thỉu mà thôi

Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mangtính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên, xã hội và bảnthân con người

Khác với hoạt động tinh thần, hoạt động thực tiễn là loại hoạt động màcon người sử dụng những công cụ vật chất tác động vào những đối tượng vật

Trang 14

chất nhất định, làm biến đổi chúng theo mục đích của mình Đó là những hoạtđộng đặc trưng và bản chất của con người Nó được thực hiện một cách tấtyếu khách quan và không ngừng phát triển bởi con người qua các thời kỳ lịch

sử Chính vì vậy, hoạt động thực tiễn bao giờ cũng là hoạt động vật chất mangtính chất sáng tạo và có tính mục đích, tính lịch sử - xã hội

Hoạt động thực tiễn rất đa dạng với nhiều hình thức ngày càng phongphú, song có 3 hình thức cơ bản là: Hoạt động sản xuất vật chất là hình thứchoạt động cơ bản, đầu tiên của thực tiễn Đây là hoạt động mà trong đó conngười sử dụng những công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo racủa cải vật chất, các điều kiện cần thiết nhằm duy trì sự tồn tại và phát triểncủa mình: Hoạt động chính trị - xã hội là hình thức hoạt động thực tiễn caonhất, là hoạt động của các cộng đồng người, các tổ chức khác nhau trong xãhội nhằm cải biến những quan hệ chính trị - xã hội để thúc đẩy xã hội pháttriển, hoàn thiện các thiết chế xã hội, các quan hệ xã hội làm địa bàn rộng rãicho hoạt động sản xuất và tạo ra những môi trường xã hội xứng đáng với bảnchất con người bằng cách đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội Thựcnghiệm khoa học là một hình thức thực tiễn đặc biệt của hoạt động thực tiễn.Đây là hoạt động được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra,gần giống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằmxác định những quy luật biến đổi, phát triển của đối tượng nghiên cứu Dạnghoạt động này có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội, đặc biệt làtrong thời kỳ cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nhằm mục đíchphục vụ nghiên cứu khoa học và kiểm tra lý thuyết khoa học

Mỗi hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn có một chức năng quantrọng khác nhau, không thể thay thế cho nhau, song chúng có mối quan hệchặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau Trong mối quan hệ đó, hoạt động sản xuấtvật chất vẫn là loại hoạt động có vai trò quan trọng nhất, đóng vai trò quyết

Trang 15

định đối với các hoạt động thực tiễn khác Bởi vì, nó là hoạt động nguyênthủy nhất và tồn tại một cách khách quan, thường xuyên nhất trong đời sốngcủa con người và nó tạo ra những điều kiện, của cải thiết yếu nhất, có tínhquyết định đối với sự sinh tồn và phát triển của con người Không có hoạtđộng sản xuất vật chất thì không thể có các hình thức thực tiễn khác Các hìnhthức thực tiễn khác, suy đến cùng cũng xuất phát từ thực tiễn sản xuất vật chất

và nhằm phục vụ thực tiễn sản xuất vật chất

Chính từ trong quá trình hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới mà nhậnthức của con người được hình thành, phát triển Thông qua hoạt động thựctiễn con người tác động vào thế giới buộc thế giới phải bộc lộ ra những thuộctính, những tính quy luật để con người nhận thức chúng Thoát ly thực tiễn,nhận thức đã thoát ly khỏi mảnh đất hiện thực nuôi dưỡng nó phát triển vì thếkhông thể đem lại những tri thức sâu sắc, xác thực, đúng đắn về sự vật, sẽkhông có khoa học, không có lý luận

Thực tiễn còn là cơ sở để chế tạo công cụ, phương tiện máy móc mới,

hỗ trợ con người trong quá trình nhận thức, khám phá, chinh phục thế giới.Ph.Ăngghen cho rằng, nhu cầu cấp thiết của thực tiễn, của sản xuất sẽ thúcđẩy nhận thức khoa học phát triển nhanh hơn hàng chục trường đại học Vaitrò của thực tiễn đối với nhận thức còn thể hiện ở chỗ, thực tiễn là tiêu chuẩncủa chân lý Theo C.Mác và Ph.Ăngghen thì “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy củacon người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải

là một vấn đề lý luận mà là một vấn đề của thực tiễn Chính trong thực tiễn

mà con người phải chứng minh chân lý” [41, tr 9-10] Tất nhiên, nhận thức xãhội còn có tiêu chuẩn riêng, đó là tiêu chuẩn lô gic nhưng tiêu chuẩn lô gickhông thể thay thế cho tiêu chuẩn thực tiễn, và xét đến cùng nó cũng phụthuộc vào tiêu chuẩn thực tiễn Đó là tư tưởng cơ bản của Mac-Ăngghen khiđưa phạm trù thực tiễn vào nội dung của lý luận nhận thức, tư tưởng đó đã

Trang 16

được Lênin bảo vệ và phát triển sâu sắc hơn trong tác phẩm “Chủ nghĩa duyvật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, trong đó Lênin nhắc lại luận cươngthứ hai của Mac về Phoi-ơbăc và Người kết luận “Quan điểm về đời sống, vềthực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức” [31,tr.167] Nếu không bám sát thực tiễn cuộc sống chúng ta sẽ không thể có lýluận, không thể có khoa học, không xác định nổi bất kỳ đề tài khoa học nàovới đúng nghĩa của nó.

Lý luận và thực tiễn có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lạivới nhau

Thực tiễn là cơ sở, là động lực, là mục đích và tiêu chuẩn của lý luận,

lý luận hình thành, phát triển xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu thựctiễn Thực tiễn là cơ sở của lý luận Xét một cách trực tiếp những tri thứcđược khái quát thành lý luận là kết quả của quá trình hoạt động thực tiễn củacon người Thông qua kết quả của hoạt động thực tiễn, kể cả thành công cũngnhư thất bại, con người phân tích cấu trúc, tính chất và các mối quan hệ củacác yếu tố, các điều kiện trong các hình thức thực tiễn để hình thành lý luận.Quá trình hoạt động thực tiễn là cơ sở để bổ sung và điều chỉnh các lý luận đãđược khái quát Mặt khác, hoạt động thực tiễn của con người làm nảy sinhnhững vấn đề mới đòi hỏi quá trình nhận thức phải tiếp tục giải quyết.Thông qua đó, lý luận được bổ sung mở rộng Chính vì vậy, V.I.Lêninnói: “Nhận thức lý luận phải trình bày khách thể trong tính tất yếu của

nó, trong những quan hệ toàn diện của nó, trong sự vận động mâu thuẫncủa nó tự nó và vì nó” [32, tr.227].

Thực tiễn là động lực của lý luận Hoạt động của con người không chỉ

là nguồn gốc để hoàn thiện các cá nhân mà còn góp phần hoàn thiện các mốiquan hệ của con người với tự nhiên, với xã hội Lý luận được vận dụng vàothực tiễn, mang lại lợi ích cho con người càng kích thích cho con người bám

Trang 17

sát thực tiễn, khái quát lý luận Quá trình đó diễn ra không ngừng trong sự tồntại của con người, làm cho lý luận ngày càng đầy đủ, phong phú và sâu sắchơn Nhờ vậy hoạt động của con người không bị hạn chế trong không gian vàthời gian.

Thực tiễn là mục đích của lý luận Mặc dù lý luận cung cấp những trithức khái quát về thế giới để làm thỏa mãn những nhu cầu hiểu biết của conngười nhưng mục đích chủ yếu của lý luận là nâng cao những hoạt động củacon người trước hiện thực khách quan để đưa lại lợi ích cao hơn, thỏa mãnnhu cầu ngày càng tăng của cá nhân và xã hội Tự thân lý luận không thể tạonên những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người Nhu cầu đó chỉ đượcthực hiện trong hoạt động thực tiễn Hoạt động thực tiễn sẽ biến đổi tự nhiên

và xã hội theo mục đích của con người Đó thực chất là mục đích của lý luận.Tức lý luận phải đáp ứng nhu cầu hoạt động thực tiễn của con người

Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý của lý luận Tính chân lý của lý luậnchính là sự phù hợp của lý luận với thực tiễn khách quan và được thực tiễnkiểm nghiệm, là giá trị phương pháp của lý luận với hoạt động thực tiễn củacon người Do đó mọi lý luận phải thông qua thực tiễn để kiểm nghiệm.Chính vì thế mà C Mác nói : “vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người cóthể đạt đến chân lý của khách quan không, hoàn toàn không phải vấn đề lýluận mà là vấn đề thực tiễn Chính trong thực tiễn mà con người phải chứngminh chân lý” ” [41, tr.9-10] Thông qua thực tiễn những lý luận đạt đến chân

lý sẽ được bổ sung vào kho tàng tri thức nhân loại, những kết luận chưa phùhợp thực tiễn thì tiếp tục điều chỉnh, bổ sung hoặc nhận thức lại

Giá trị của lý luận nhất thiết phải được chứng minh trong hoạt độngthực tiễn Tuy thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý của lý luận, nhưng không phảimọi thực tiễn đều là tiêu chuẩn của chân lý Thực tiễn là tiêu chuẩn chấn lýcủa lý luận khi thực tiễn đạt đến mức toàn vẹn của nó Tính toàn vẹn của thực

Trang 18

tiễn là thực tiễn đã trải qua quá trình tồn tại, hoạt động, phát triển và chuyểnhóa Đó là chu kỳ tất yếu của thực tiễn Thực tiễn có nhiều giai đoạn pháttriển khác nhau Nếu lý luận chỉ khái quát một giai đoạn nào đó của thực tiễnthì lý luận có thể xa rời thực tiễn Do đó chỉ những lý luận nào phản ánh đượctính toàn vẹn của thực tiễn thì mới đạt đến chân lý Chính vì vậy mà V.I.Lênincho rằng :“Thực tiễn của con người lặp đi lặp lại hàng nghìn triệu lần được invào ý thức của con người bằng những hình tượng logic Những hình tượngnày có tính vững chắc của một thiên khiến, có một tính chất công lý, chính vì

sự lặp đi lặp lại hàng nghìn triệu lần ấy” [ 32, tr.234]

Như vậy, thực tiễn có vai trò quan trọng quyết định đối với nhận thứcnói chung và lý luận nói riêng Song lý luận cũng có vai trò quan trọng tácđộng trở lại thực tiễn Lý luận đóng vai trò soi đường cho thực tiễn vì lý luận

có khả năng định hướng mục tiêu, xác định lực lượng, phương pháp, biệnpháp thực hiện trong thực tiễn Lý luận còn dự báo được khả năng phát triểncũng như các mối quan hệ của thực tiễn, dự báo được những rủi ro xảy ra,những hạn chế những thất bại có thể có trong quá trình hoạt động thực tiễn.Như vậy lý luận không chỉ giúp con người hoạt động hiệu quả mà còn là cơ

sở để khắc phục những hạn chế và tăng cường năng lực hoạt động thực tiễncủa con người

Mặt khác, lý luận còn có vai trò giác ngộ mục tiêu, lý tưởng, liên kếtcác cá nhân thành cộng đồng tạo thành sức mạnh vô cùng to lớn của quầnchúng trong cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội Chính vì vậy, C Mác đã chorằng: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê pháncủa vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất;nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vàoquần chúng” [41, tr.580] Mặc dù lý luận mang tính khái quát cao, song nócòn mang tính lịch sử, cụ thể Do đó, khi vận dụng lý luận chúng ta còn phân

Trang 19

tích cụ thể mỗi tình hình cụ thể Nếu vân dụng lý luận máy móc, giáo điều,kinh viện thì chẳng những hiều sai giá trị của lý luận mà còn làm phương hạiđến thực tiễn, làm sai lệch sự thống nhất tất yếu giữa lý luận và thực tiễn Lýluận hình thành là kết quả của quá trình nhận thức lâu dài và khó khăn củacon người trên cơ sở hoạt động thực tiễn

Hoạt động thực tiễn tuy phong phú, đa dạng nhưng không phải không

có tính quy luật Tính quy luật của thực tiễn được khái quát dưới hình thức lýluận Mục đích của lý luận không chỉ là phương pháp mà còn định hướng chohoạt động thực tiễn, định hướng mô hình của hoạt động thực tiễn Vận dụng

lý luận vào hoạt động thực tiễn, trước hết từ lý luận để xây dựng mô hình thựctiễn theo những mục đích khác nhau của quá trình hoạt động, dự báo các diễnbiến các mối quan hệ, lực lượng tiến hành và những phát sinh của nó trongquá trình phát triển để phát huy các nhân tố tích cực, hạn chế những yếu tốtiêu cực nhằm đạt kết quả cao

Lý luận tuy là logic của thực tiễn, song lý luận có thể lạc hậu với thựctiễn Vận dụng lý luận vào thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải bám sát diễn biếncủa thực tiễn để kịp thời điều chỉnh, bổ sung những khiếm khuyết của lý luận,hoặc có thể thay đổi lý luận cho phù hợp với thực tiễn Khi vận dụng lý luậnvào thực tiễn, chúng có thể mang lại hiệu quả có thể không, hoặc kết quả chưa

rõ ràng Trong trường hợp đó, giá trị của lý luận phải do thực tiễn quy định.Tính năng động của lý luận chính là điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.Lênin nhận xét rằng: “Thực tiễn cao hơn lý luận, vì nó có ưu điểm khôngnhững của tính phổ biến, mà cả của tính hiện thực trực tiếp” [ 32, tr.230]

Nói tóm lại, chủ nghĩa Mác-Lênin xem xét lý luận và thực tiễn trong sựthống nhất biện chứng Chỉ có trong sự thống nhất với thực tiễn, lý luận mớigóp phần thúc đẩy thực tiễn phát triển Ở bên ngoài sự thống nhất lý luận vàthực tiễn, tự thân lý luận không thể biến đổi được hiện thực, nói cách khác,

Trang 20

hoạt động lý luận không có mục đích tự thân mà vì phục vụ thực tiễn, để cảitạo thực tiễn Thực chất của sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là phảiquán triệt được thực tiễn là cơ sở, là động lực, mục đích của lý luận, của nhậnthức, là tiêu chuẩn của chân lý (lý luận) Như trên đã nói, lý luận đích thựcbao giờ cũng bắt nguồn từ thực tiễn, do thực tiễn quy định Thực tiễn quyđịnh lý luận thể hiện ở nhu cầu, nội dung, phương hướng phát triển của nhậnthức, lý luận Thực tiễn biến đổi thì lý luận cũng biến đổi theo, nhưng lý luậncũng tác động trở lại thực tiễn bằng cách soi đường, chỉ đạo, dẫn đắt thực tiễn.

1.1.2 Yêu cầu của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

Lý luận và thực tiễn có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau

Vì vậy, để đảm bảo được nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn ta cần phải thực hiện tốt những yêu cầu như sau:

Trước hết, lý luận phải xuất phát từ thực tiễn Trong triết học

Mác-Lênin, nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn như một thuộc tính vốn

có, một đòi hỏi nội tại Nguyên tắc này có ý nghĩa to lớn trong việc nhận thức

khoa học và hoạt động thực tiễn Hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn

thống nhất với nhau dưới nhiều hình thức và trình độ biểu hiện khác nhau Lýluận bắt nguồn từ thực tiễn, phản ánh (khái quát) những vấn đề của đời sốngsinh động Nhưng thước đo tính phù hợp của lý luận với thực tiễn biểu hiệntrước hết ở chỗ lý luận đó phải hướng hẳn về đời sống hiện thực, để giải quyếtnhững vấn đề do chính sự phát triển của thực tiễn đặt ra, và như vậy, lý luậngóp phần thúc đẩy thực tiễn phát triển, bởi vì ở bên ngoài sự thống nhất lýluận và thực tiễn, tự thân lý luận không thể biến đổi được hiện thực, nói cáchkhác, hoạt động lý luận không có mục đích tự thân mà vì phục vụ thực tiễn,

để cải tạo thực tiễn

Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, do tính gián tiếp, tính trừu tượng caotrong sự phản ánh hiện thực nên lý luận có khả năng xa rời thực tiễn và trở

Trang 21

thành ảo tưởng Vì thế, không được cường điệu vai trò của lý luận, mặt kháckhông được xem nhẹ thực tiễn và tách rời lý luận với thực tiễn Điều đó cũng

có nghĩa là phải quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễntrong nhận thức khoa học và hoạt động cách mạng Nếu không bám sát thựctiễn cuộc sống chúng ta sẽ không thể có lý luận, không thể có khoa học,không xác định nổi bất kỳ đề tài khoa học nào với đúng nghĩa của nó Và lýluận trở thành lý luận suông

Thứ hai, phải lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để kiểm tra tính chân lý của

lý luận Chủ nghĩa Mác-Lênin xem xét lý luận và thực tiễn trong sự thống

nhất biện chứng Thực tiễn là hoạt động vật chất còn lý luận là hoạt động tinhthần, nên thực tiễn đóng vai trò quyết định trong quan hệ đối với lý luận.Lênin viết: “Thực tiễn cao hơn nhận thức (lý luận) nó có ưu điểm khôngnhững của tính phổ biến mà của tính hiện thực trực tiếp” [ 32, tr.230] Tínhphổ biến của thực tiễn đối với nhận thức (lý luận) thể hiện ở chỗ, thực tiễn làkhâu quyết định đối với hoạt động nhận thức Một lý luận được áp dụng trongthời gian càng dài, không gian càng rộng thì hiệu quả đạt được càng cao, càngkhẳng định tính chân lý của thực tiễn Ngay cả một giả thiết khoa học muốntrở thành lý luận phải thông qua hoạt động thực nghiệm kiểm tra, xác nhận.Như vậy, chỉ có qua hoạt động thực tiễn thì lý luận mới có giá trị tham giavào quá trình biến đổi hiện thực

Thứ ba, phải thường xuyên tổng kết thực tiễn để phát triển lý luận Lý

luận là “kim chỉ nam” cho hoạt động thực tiễn Cố nhiên để có thể giải đápđược những vấn đề của cuộc sống, lý luận phải không ngừng liên hệ bằngnhững hình thức khác nhau với thực tiễn Cho nên, thực chất vai trò của lýluận đối với thực tiễn là ở chỗ lý luận đem lại cho thực tiễn những tri thứcđúng đắn về những quy luật vận động và phát triển của thế giới khách quan

Vì vậy, phải thường xuyên tổng kết thực tiễn để phát triển lý luận cho phùhợp với từng bước đi của thực tiễn

Trang 22

Thứ tư, phải dựa vào lý luận khoa học để chỉ đạo, định hướng thực tiễn Lý luận có thể dự kiến được sự vận động của sự vật trong tương lai, chỉ

ra những phương hướng mới cho sự phát triển của thực tiễn Lý luận khoa họclàm cho con người trở nên chủ động, tự giác, hạn chế tình trạng “mò mẫm”,

tự phát Vì vậy, Hồ Chí Minh đã nói lý luận có vai trò hết sức to lớn đối vớithực tiễn, lý luận “như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng tatrong công việc thực tế Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”[43, tr 234-235] Vì những lẽ đó mà quá trình hoạch định đường lối của đảng

ta phải dựa trên cơ sở lý luận khoa học

Thứ năm, phải nhận thức đầy đủ và sâu sắc vai trò của lý luận và việc học tập lý luận, phải không ngừng rèn luyện và nâng cao trình độ tư duy lý luận Không có lý luận thì trong hoạt động thực tiễn người ta dễ chỉ dựa vào

kinh nghiệm, dễ dẫn tới tuyệt đối hóa kinh nghiệm, cho kinh nghiệm là yếu tốquyết định thành công trong hoạt động thực tiễn Nếu không có lý luận haytrình độ lý luận thấp sẽ làm cho bệnh kinh nghiệm thêm trầm trọng, thêm kéodài Lý luận rất quan trọng cho sự thực hành cách mạng “Làm mà không có lýluận thì không khác gì đi mò trong đêm tối vừa chậm chạp vừa hay vấp váp”[44,tr 47] Kém lý luận, khinh lý luận thì không hiểu được thực chất lý luận, chỉthuộc câu chữ lý luận và do đó cũng không thể hiểu được bản chất những vấn đềthực tiễn mới nảy sinh Do đó, không vận dụng được lý luận vào giải quyếtnhững vấn đề thực tiễn mới nảy sinh Nếu có vận dụng thì cũng không sát thực

tế, không phù hợp với thực tiễn Tuy nhiên, có lý luận rồi thì phải kết hợp chặtchẽ với kinh nghiệm thực tế, liên hệ với thực tiễn nếu không lại mắc phải bệnh

lý luận suông, tức bệnh giáo điều

Nâng cao trình độ trí tuệ, trình độ lý luận để đủ sức giành thắng lợitrong cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng - lý luận là vấn đề đặt ra rất cấp

Trang 23

thiết và gay gắt hiện nay Nghị quyết Đại hội Đảng ta đã khẳng định: “Mọicán bộ, đảng viên, trước hết là các cán bộ lãnh đạo chủ chốt, phải có kế hoạchthường xuyên học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức và nănglực hoạt động thực tiễn Học tập là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi cán bộ,đảng viên và phải được quy định thành chế độ” [16].Thêm vào đó, thực tiễnluôn luôn vận động, biến đổi không ngừng nên cần phải có tư duy lý luận,phải không ngừng rèn luyện, nâng cao trình độ tư duy lý luận.

Thứ sáu, trên cơ sở nhận thức và vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa

lý luận và thực tiễn phải chống bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều Chúng ta

coi trọng kinh nghiệm thực tiễn và không ngừng tích luỹ vốn kinh nghiệmquý báu đó song chỉ dừng lại ở trình độ kinh nghiệm, thỏa mãn với vốn kinhnghiệm của bản thân, coi kinh nghiệm là tất cả, tuyệt đối hóa kinh nghiệmđồng thời coi nhẹ lý luận, ngại học tập, nghiên cứu lý luận, ít am hiểu lý luận,không quan tâm tổng kết kinh nghiệm để đề xuất lý luận thì sẽ rơi vào lối suynghĩ giản đơn, tư duy áng chừng, đại khái, phiến diện, thiếu tính lô gic, tính

hệ thống, do đó, trong hoạt động thực tiễn thì mò mẫm, tuỳ tiện, thiếu tínhđồng bộ về lý luận trong tất cả các lĩnh vực do vậy dễ rơi vào bệnh kinhnghiệm chủ nghĩa Nếu tuyệt đối hóa lý luận, coi lý luận là bất di bất dịch,việc nắm lý luận chỉ dừng lại ở những nguyên lý chung chung trừu tượng,không chú ý đến những hoàn cảnh lịch sử cụ thể của sự vận dụng lý luận thì

dễ mắc bệnh giáo điều Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: thực tiễn không có

lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng, lý luận mà không liên hệ vớithực tiễn là lý luận suông Lê nin cho rằng lý luận cách mạng không phải làgiáo điều, nó là kim chỉ nam cho hành động cách mạng, lý luận không phải làcái gì cứng nhắc, nó đầy tính sáng tạo, lý luận luôn cần được bổ sung bằngnhững kết luận mới rút ra trong thực tế sinh động

Trang 24

1.2 Sự cần thiết phải vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn vào quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam

Từ giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX, hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa,

từ Liên Xô đến các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, từ Trung Quốc đến ViệtNam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đều tiến hành cuộc cải biến cáchmạng dưới những tên gọi khác nhau Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩaĐông Âu đi vào cải tổ Trung Quốc thực hiện cải cách và mở cửa Việt Nam vàLào tiến hành công cuộc đổi mới

Cải tổ - cải cách – đổi mới dù có những điểm khác nhau nhưng đều cómột điểm chung, xét theo ý nghĩa lành mạnh của những vấn đề này Đó là sựcần thiết tất yếu của cải tổ - cải cách và đổi mới nhằm thoát khỏi tình trạng trìtrệ, khủng hoảng và thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa xã hội làm cho sựnghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước có hiệu quả hơn, thể hiện đượcnhiều hơn tính ưu việt thuộc bản chất của chủ nghĩa xã hội Nói một cách khác,cải tổ - cải cách – đổi mới là một nỗ lực tìm kiếm mô hình và con đường, cáchthức và phương pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội sao cho phù hợp với thực tế,với những biến đổi mạnh mẽ và nhanh chóng của thế giới, của thời đại và thờicuộc lúc bấy giờ Có không ít những nhân tố và sự kiện tác động vào đời sốngcủa chủ nghĩa xã hội trong những thập kỷ 70, 80 của thế kỷ XX mà nổi bật làcách mạng khoa học – công nghệ, sự bùng nổ thông tin và xu thế toàn cầu hóakinh tế đang chi phối sự phát triển của tất cả các nhà nước – chính phủ, cácquốc gia – dân tộc Đây là những tác động phổ biến, không một nước nào đượcxem là ngoại lệ, ở bên ngoài xu thế chung ấy Thế giới toàn cầu và nền kinh tếtoàn cầu đỏi hỏi các quốc gia – dân tộc phải mở cửa, hội nhập để phát triển.Chính trong bối cảnh ấy, chủ nghĩa xã hội hiện thực lại lâm vào một cuộckhủng hoảng trầm trọng, đến mức trở thành một tình huống: “Tồn tại haykhông tồn tại?” Cải tổ - cải cách – đổi mới, với ý nghĩa lành mạnh, tích cực của

nó, chính là câu trả lời khẳng định cho câu hỏi mang tính tình huống nêu trên

Trang 25

Đổi mới ở Việt Nam theo đường lối Đại hội VI (12/1986) của Đảngcũng chịu sự tác động chung của tình hình thế giới đối với các nước xã hội chủnghĩa Đổi mới còn được thúc đẩy bởi những đòi hỏi bức xúc, chín muồi củatình hình trong nước, nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội những năm 80.

Đổi mới ở đây thực chất là đổi mới về kinh tế, khi mà nền kinh tế xã hội kémphát triển, định hướng chưa phù hợp Lý luận kinh tế còn chưa phù hợp vớithực tiễn đất nước lúc bấy giờ, cơ chế quan liêu bao cấp còn đang kìm hãm sựphát triển của nền kinh tế Vì vậy, yêu cầu bức thiết đặt ra lúc bấy giờ là cần có

sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, mà cụ thể là thống nhất giữa lý luậnkinh tế và thực tiễn kinh tế lúc bấy giờ

Từ đó thấy được tính tất yếu của đổi mới và tính chủ động sáng tạocùng những nỗ lực đầy trách nhiệm của Đảng trong việc khởi xướng, lãnh đạocông cuộc đổi mới ở nước ta

“Đổi mới”, theo cách hiểu thông thường, là thay đổi cho khác hẳntrước, tiến bộ hơn, khắc phục tình trạng lạc hậu, trì trệ và đáp ứng yêu cầu của

sự phát triển Đó là quá trình vận động tự nhiên của mọi hiện tượng xã hội

Đối với nhân dân ta, hai từ “đổi mới” thật ra không phải là điều xa lạ

Từ những năm đầu thế kỷ XX, một số nhà yêu nước của ta đã từng đề xướngthuyết Duy tân mà theo đúng ngữ nghĩa là đổi mới Sau Cách mạng ThángTám, Bác Hồ, trong các bài viết và bài nói của mình, cũng đã nhiều lần dùng

từ đổi mới Năm 1949, trong bài Dân vận, để chỉ rõ nước ta là nước dân chủ, Bác Hồ viết: “Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân” Năm

1964, trong Báo cáo tại Hội nghị chính trị đặc biệt, Người viết: “Trong 10

năm qua, miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch

sử dân tộc Đất nước, xã hội và con người đều đổi mới” [46, tr.224]

Vào những năm cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 thế kỷ XX, đặcbiệt là từ khi Đại hội VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới toàn diện thì thuậtngữ “đổi mới” được sử dụng rộng rãi trong các văn kiện của Đảng, trong sách

Trang 26

báo cũng như trong ngôn ngữ hằng ngày của nhân dân ta, với nội hàm mới vàkhông ngừng phát triển.

Thời kỳ đầu, “đổi mới” được hiểu như là những suy nghĩ, những hànhđộng riêng lẻ, cụ thể nhằm thay đổi một nhận thức, một cách làm nhất địnhnào đó có tính tình thế, càng về sau, càng được nhận thức đầy đủ hơn rằng đó

là một chiến lược lâu dài trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nó baoquát toàn diện, không trừ lĩnh vực nào của quá trình đó

“Đổi mới” trên thực tế, là quá trình loại bỏ những gì kìm hãm và cảntrở sự phát triển, tổ chức lại xã hội, đưa vào cơ chế vận hành của xã hộimột hệ thống đồng bộ các yếu tố vật chất và tinh thần, tạo nên lực lượngcho sự phát triển vượt bậc “Đổi mới” là quá trình giải phóng mang ý nghĩatoàn diện - giải phóng về tư tưởng, giải phóng lực lượng sản xuất, giảiphóng mọi tiềm năng sáng tạo của con người, giải phóng khả năng trí tuệcủa nhân dân để phục vụ cho sự phát triển của con người, bảo đảm tự dosáng tạo của nhân dân

“Đổi mới” cũng là quá trình sửa lại những nhận thức không đúng vềcái cũ - “cái cũ” ấy lại là cái đúng - để hiểu đúng nó hơn, vận dụng có hiệuquả hơn vào thực tiễn mới “Đổi mới” còn làm rõ cái gì đúng của ngày hômqua, nhưng do hoàn cảnh đã thay đổi, ngày hôm nay không còn thích hợp, cần

từ tổng kết thực tiễn để khái quát lý luận nhằm bổ sung, phát triển nhận thức,phát triển nền tảng tư tưởng, làm cơ sở hoạch định và triển khai đường lối,chính sách của Đảng, thúc đẩy đất nước phát triển

Như vậy, “đổi mới” có mục tiêu lý luận và mục tiêu thực tiễn Về lý

luận, đổi mới nhằm xác lập hệ thống quan điểm đúng đắn hơn về chủ nghĩa

xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Về thực tiễn, đổi mới

để xã hội xã hội chủ nghĩa từng bước được xác lập vững chắc

Mục tiêu lý luận và thực tiễn đó đòi hỏi “đổi mới” nhưng không “đổimàu” và “đổi hướng” Đổi mới để giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ

Trang 27

nghĩa xã hội, để làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn vàđược xây dựng có hiệu quả hơn Đổi mới không phải là xa rời chủ nghĩa Mác

- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mà làm cho lý luận đó được nhận thức và vậndụng, phát triển sáng tạo hơn, mang lại kết quả thiết thực hơn Đổi mới khôngphải là phủ định sạch trơn nhận thức và cách làm trước đây cùng những thànhtựu đã được tạo ra, mà là khẳng định những gì đã nghĩ đúng, làm đúng, giữ lạinhững giá trị tích cực của quá khứ, đồng thời loại bỏ những gì đã hiểu sai,làm sai, những hậu quả do những sai sót đó tạo ra

Vậy là, nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đã được vậndụng vào quá trình đổi mới ở Việt Nam, cụ thể là đổi mới kinh tế một cáchhết sức tự nhiên và tất yếu Sở dĩ có thể kết luận được như vậy vì thực tiễn đấtnước lúc bấy giờ đã đặt ra yêu cầu cần đổi mới, tức là cần đổi mới lý luận vềphương thức quản lý kinh tế Mặt khác, để có thể tìm được con đường đổimới, tìm ra lý luận mới cùng cần dựa vào sự tổng kết thực tiễn đất nước lúcbấy giờ, dựa vào thực tiễn đổi mới ở các nước bạn Ngược lại, những chínhsách về kinh tế mới được đưa ra lại dẫn đường cho sự phát triển của nền kinh

tế đất nước

1.2.1 Thực trạng kinh tế Việt Nam trước đổi mới

Từ những biến đổi của tình hình đất nước sau chiến tranh giải phóng vàyêu cầu mới đặt ra trong hòa bình, xây dựng và phát triển đất nước khiến chúng

ta phải tiến hành đổi mới toàn diện, trong đó trọng tâm là đổi mới kinh tế

Sau khi hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc và cuộc kháng chiếnchống Mỹ cứu nước kéo dài suốt mấy thập kỷ, miền Nam được hoàn toàn giảiphóng, đất nước thống nhất, cả nước cùng bước vào thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội

Chuyển từ chiến tranh sang hòa bình, từ chiến đấu vì độc lập dân tộc,giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân sang xây dựng

Trang 28

chế độ mới, vì phát triển đất nước và dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, hạnhphúc, thực hiện dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân là bướcchuyển rất căn bản của cách mạng Việt Nam từ sau ngày 30-4-1975.

Bước chuyển tiếp lịch sử ấy đặt ra biết bao yêu cầu, nhiệm vụ mới màđiều bức xúc nhất bấy giờ là khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh, ổnđịnh xã hội, phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân

Để đáp ứng những đòi hỏi thiết yếu đó, sự lãnh đạo của Đảng phải vươnlên ngang tầm với tình hình, nhiệm vụ mới Nhà nước phải thay đổi kịp thời tổchức và phương thức hoạt động điều hành, quản lý kinh tế xã hội, đổi mới cơchế và chính sách cho phù hợp với yêu cầu từ thời chiến sang thời bình

Chuyển sang thời kỳ phát triển trong hòa bình các vấn đề về lợi ích thiếtthân của nhân dân, các nhu cầu hợp lý, thường nhật của con người xuất hiện cảvật chất lẫn tinh thần – ngày một nhiều, cần phải được đáp ứng Đòi hỏi đó làrất chính đáng sau khi chiến tranh ác liệt kéo dài và kết thúc Tâm lý, ý thức vàlối sống của người dân cũng thay đổi Trước những biến đổi như thế của tìnhhình đất nước và xã hội, nếu tư duy lãnh đạo và quản lý, nếu tổ chức bộ máy,phương pháp và phương thức hoạt động của Đảng, chính quyền, đoàn thể cũngnhư trình độ và phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ không đổi mới vàvươn lên kịp yêu cầu mới thì những khó khăn, mâu thuẫn phát sinh là điềukhông thể tránh khỏi Yêu cầu phát triển khách quan đã mâu thuẫn với tìnhhình và hiện trạng từ phía các nhân tố chủ quan Đó chính là thực tế mà ViệtNam đã vấp phải trong thập kỷ đầu sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứunước toàn thắng Đây cũng là mười năm rất khó khăn của đất nước trước khibước vào đổi mới

Mười năm sau chiến tranh của Việt Nam (1975-1985) là thời kỳ khókhăn trong phát triển do tác động của những hoàn cảnh khách quan với haicuộc chiến tranh biên giới ở phía Tây Nam và ở phía Bắc, tuy không kéo dàinhưng hậu quả cũng rất nặng nề, đồng thời do bị bao vây, cấm vận bởi các thế

Trang 29

lực thù địch và cũng do những khuyết điểm, sai lầm chủ quan từ lãnh đạo, quản

lý, từ chỉ đạo, điều hành thực hiện đường lối, chính sách Hậu quả là, Việt Namlâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng vào giữa những năm

1980 với lạm phát phi mã (3 con số), sản xuất đình đốn, lưu thông, phân phốiách tắc, đời sống của các tầng lớp dân cư khó khăn, thiếu thốn, lòng tin củanhân dân với chế độ giảm sút

Nước ta tiến lên xây dựng CNXH từ một nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, lạiphải trải qua nhiều năm chiến tranh, tàn dư, hậu quả của chủ nghĩa thực dânmới còn nặng nề; các thế lực phản động trong nước âm mưu phá hoại cáchmạng, các thế lực phản động nước ngoài chống phá, bao vây, cấm vận ViệtNam; nền kinh tế đất nước phải chuyển từ chỗ nhận được viện trợ không hoànlại khoảng ½ tổng sản phẩm xã hội sang chủ yếu dựa vào sức mình Nguồnviện trợ giảm, mất đi thị trường truyền thống, cộng với Đảng ta chưa tìm raphương sách giải quyết những khó khăn đã có và chưa lường hết những khókhăn mới nảy sinh làm cho tình hình đất nước đã khó khăn lại càng khó khănhơn Vào cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80, đất nước lâm vào khủng hoảng kinh

tế, xã hội trầm trọng Tình hình kinh tế suy thoái nặng nề, biểu hiện cụ thể mứclạm phát năm 1986 là 774,7%, các nhà máy, xí nghiệp trong tình trạng thua lỗkéo dài, nạn thất nghiệp tăng, đời sống nhân dân không được cải thiện, lòng tincủa nhân dân vào chế độ xã hội giảm sút, đồng thời những nhân tố gây mất ổnđịnh về chính trị, xã hội ngày càng gia tăng

Theo báo cáo của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6, khóa IV(8/1979) sau chiến tranh chống Mỹ, miền Nam giải phóng, đất nước thống nhấtnhưng nền kinh tế đã thấp kém lại bị chiến tranh tàn phá, thiên tai dồn dập, nềncông nghiệp còn rất nhỏ bé, không đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của đờisống nhân dân

Hàng tiêu dùng thiếu nghiêm trọng, mặt hàng, mẫu mã nghèo nàn, chấtlượng kém, giá thành cao, có những mặt hàng thông dụng có khả năng sản xuất

Trang 30

nhiều nhưng vẫn thiếu như: hàng sành, sứ, thủy tinh, đồ gỗ, mây, tre, chiếu cói,kim khí thông dụng, đồ dùng dạy học, đồ chơi trẻ em

Hàng xuất khẩu ít, chưa cân đối được phần nhập nguyên liệu, thiết bịcho bản thân công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương, chưa tạođược mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhằm phát huy thế mạnh của tài nguyên, đấtđai và lao động Chất lượng nhiều hàng xuất khẩu không theo kịp yêu cầu củathị trường thế giới

Một số ngành công nghiệp nặng không phát triển mạnh, xí nghiệp quốcdoanh sản xuất, kinh doanh thua lỗ Sản lượng nông nghiệp không tăng, diện tíchruộng đất bị hoang hóa gia tăng Thậm chí “một số tư liệu sản xuất như công cụthường và cải tiến, vôi, gạch, ngói, đá, cát, sỏi công nghiệp địa phương có khảnăng giải quyết được nhưng vẫn bị thiếu vốn từ nhiều năm” [9, tr.2]

Quan hệ sản xuất XHCN trên phạm vi cả nước trong những năm cuốithập kỷ 70 và những năm đầu thập kỷ 80 bị khủng hoảng, hàng loạt các hợp tác

xã trong nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngư nghiệp tan rã, các xí nghiệpquốc doanh làm ăn thua lỗ Nhiều mục tiêu đề ra không đạt được, những giá trịthể hiện mục tiêu, lý tưởng của CNXH chưa được định hình, chưa thể hiệnđúng bản chất của CNXH Đời sống của nhân dân ngày càng khó khăn, tiêucực xã hội ngày càng nhiều, các giá trị truyền thống, tinh thần, đạo đức bị xóimòn gây nên tâm trạng hoài nghi, thiếu tin tưởng vào đường lối lãnh đạo củaĐảng, dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội Từ năm 1976 đến 1980, tổng sảnphẩm xã hội hàng năm chỉ tăng 1,4%, thu nhập quốc dân tăng 0,4%, trong khi

đó dân số hàng năm tăng 2,24%, giá cả đột biến tăng cao so với những nămtrước, 1976 tăng 126%; 1977 tăng 117%; 1978 tăng 120%, 1979 tăng 119% vànăm 1980 tăng 120%

Trước tình hình thực tiễn khó khăn và trì trệ đó, Đảng ta vẫn duy trì cơchế quản lý tập trung quan liêu bao cấp Tức là lý luận về kinh tế, cơ chế quản

Trang 31

lý kinh tế không phù hợp với tình hình kinh tế thực tiễn lúc bấy giờ, cho nênkhó khăn lại càng tăng lên Đặc biệt thời điểm 1985-1986, đất nước càng lúnsâu vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, đứng trước nguy cơ tụt hậu xa sovới các nước trong khu vực và trên thế giới Không thể để tình trạng này kéodài mãi, Đảng cộng sản Việt Nam, với tư cách là người lãnh đạo, đã tập trungtrí tuệ cùng toàn dân trăn trở tìm tòi, từng bước đổi mới từ tư duy lý luận đếnđường lối, chính sách và phương pháp, cách thức tiến hành sự nghiệp xây dựngđất nước theo con đường XHCN Đảng đã kịp thời phát hiện ra mâu thuẫn giữa

lý luận và thực tiễn đó, quyết tâm đổi mới để giải quyết cuộc khủng hoảng, đưađất nước đi vào thế ổn định và phát triển

Đại hội VI (12/1986) là đại hội mở đầu cho thời kỳ đổi mới Đổi mới trởthành quyết sách và đường lối chiến lược phát triển của Việt Nam do Đảngkhởi xướng và lãnh đạo

Đổi mới bắt đầu từ những tìm tòi, sáng kiến của cán bộ, đảng viên vàquần chúng ở các địa phương và cơ sở, trước hết là những vấn đề của cơ chế vàchính sách kinh tế trong sản xuất nông nghiệp ở nông thôn, trong các hợp tác

xã của nông dân Những tìm tòi, sáng kiến đổi mới đó còn diễn ra trong lĩnhvực sản xuất công nghiệp, ở các nhà máy, xí nghiệp quốc doanh thuộc sở hữuNhà nước, trong các cơ sở thương nghiệp gắn với cơ chế giá và chế độ cungcấp hàng hóa bằng tem phiếu Vì những bức xúc của tồn tại và phát triển, tức là

sự hối thúc của cuộc sống mà cán bộ và nhân dân buộc phải đổi mới, tự cứumình như dân chúng thường nói Đảng đã tổng kết những thực tiễn đổi mới đó,

đã trải qua tìm tòi, thử nghiệm để rút ra kết luận, phân tích và khái quát thành

lý luận và từng bước hình thành đường lối đổi mới

Đại hội VI đã đánh dấu một bước đột phá đưa cả nước tiến vào côngcuộc đổi mới toàn diện để phát triển Nhờ thấm nhuần quan điểm thực tiễn,quan điểm phát triển, đổi mới và sáng tạo mà giới lý luận đã giải phóng mình

Trang 32

khỏi những giáo điều cũ; khắc phục những căn bệnh của lối tư duy chủ quan,phiến diện, siêu hình, sách vở, thoát ly thực tiễn, tách rời lý luận với thực tiễn

để tìm tòi chân lý

Trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, vậndụng phương pháp luận phân tích cụ thể một tình hình cụ thể, thấm nhuần chỉdẫn khoa học: chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo và thực tiễn là nguồngốc, là tiêu chuẩn và thước đo chân lý, các nhà lý luận Việt Nam đã nhanhchóng nhập cuộc với đổi mới, xây dựng lý luận đổi mới từ thực tiễn Đường lốiđổi mới của Đảng đã làm nổi bật tư tưởng giải phóng sức sản xuất, đồng thờigiải phóng ý thức xã hội, thực hiện tự do tư tưởng, tạo ra động lực tinh thần tolớn cho giới lý luận đi sâu vào đổi mới, ra sức sáng tạo, đem lý luận phục vụtrực tiếp chính trị, gắn liền lý luận với thực tiễn, khoa học với chính trị, tạo đàcho đời sống tư tưởng - lý luận và sinh hoạt học thuật khởi sắc ở Việt Nam

Những thành tựu kinh tế của Việt Nam đạt được đều bắt nguồn sâu xa từviệc vận dụng lý luận phù hợp với thực tiễn Kinh nghiệm của Việt Nam dưới

sự lãnh đạo của Đảng hơn 3/4 thế kỷ qua đã cho thấy, khi nào lý luận gắn liềnvới thực tiễn, vận dụng tốt thực tiễn thì cách mạng phát triển và thắng lợi, khinào xa rời thực tiễn, sa vào giáo điều, chủ quan, duy ý chí thì phong trào cáchmạng gặp khó khăn và có những vấp váp, sai lầm, đúng như cố Tổng bí thưTrường Chinh đã từng nói

Bài học quan trọng mà Đại hội VI nhấn mạnh là bài học tôn trọng quyluật khách quan, là thái độ dũng cảm tự phê phán, nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ

sự thật, là bài học coi trọng sức mạnh sáng tạo của dân, ý thức được sâu sắcrằng: dân là gốc của nước Đó cũng chính là tư tưởng cao cả của chủ tịch HồChí Minh, bao nhiêu lợi ích là của dân, bao nhiêu quyền hạn cũng là của dân,quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân Xuất phát từ thực tiễn, trong thực tiễn

là xuất phát phát từ dân, trọng dân, vì dân Đó là căn cứ quan trọng nhất, làđảm bảo xác đáng, tin cậy nhất của lý luận khoa học

Trang 33

1.2.2 Tình hình thế giới

Đổi mới kinh tế của Việt Nam còn xuất phát từ nhận thức nhữngbiến đổi của tình hình thế giới, bối cảnh quốc tế và thời đại T ình hình thếgiới vận động và thay đổi đã đặt ra những vấn đề lý luận mới, vì vậy mà

lý luận cũng cần phải có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình mới và cầnthống nhất lý luận với thực tiễn, tổng kết thực tiễn để phát triển lý luận

1.2.2.1 Tình hình các nước xã hội chủ nghĩa

Liên Xô là nước xây dựng mô hình CNXH đầu tiên trên thế giới, đãthể hiện tính ưu việt của nó Về kinh tế: “năm 1951, sản lượng côngnghiệp của Liên Xô tăng 13,7 lần so với năm 1927, trong khi Mỹ chỉ tăng

3 lần, Anh tăng 2,6 lần, Pháp tăng 2,4 lần” [66, tr.6] Về khoa học kỹthuật, Liên Xô phát triển mạnh: Năm 1954, xây dựng trạm phát điệnnguyên tử đầu tiên trên thế giới; năm 1957, phóng thành công vệ tinhnhân tạo; năm 1961, thành công trong việc đưa người bay vào vũ trụ.Nhưng từ thập kỷ 70 trở đi, tỉ lệ tăng trưởng thu nhập quốc dân giảm dần

Từ chỗ, ở thập kỷ 60, tỷ lệ tăng trưởng của Liên Xô cao hơn Mỹ là 2% thìđến năm 1975 giảm xuống chỉ bằng 50% của Mỹ Trong những năm 1966– 1970, thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 8, tỷ lệ tăng trưởng thu nhậpquốc dân là 7,1%, kế hoạch 5 năm lần thứ 9 đạt 5,1%, trong kế hoặc 5năm lần thứ 10 đạt 3,9%, đến năm 1982 chỉ còn 2,6% - mức thấp nhất củathời kỳ chiến tranh [66] Nguyên do là nền kinh tế chỉ huy tập trung quanliêu không đủ sức điều hòa một nền kinh tế suy giảm, kế hoạch kinh tế đặt

ra các chỉ tiêu về số lượng nhưng không chú ý về chất lượng sản phẩm

Về chính trị: sau khi Sta-lin mất, trong Đảng cộng sản Liên Xô và phongtrào cộng sản quốc tế đã xuất hiện trào lưu tư tưởng phê phán Sta-lin, phê pháncái gọi là CNXH theo kiểu “Sta-lin” gây phương hại cho sự đoàn kết quốc tếgiữa các Đảng cộng sản và công nhân trên thế giới Bên cạnh đó, trong cơ chế

Trang 34

quản lý xuất hiện tiêu cực: buông lỏng quản lý, tham ô, hối lộ Với những lý dotrên, Liên Xô nhận thức được vấn đề là phải tìm cách giải quyết: ngay từ giữanhững năm 50 và 60, Liên Xô đã tiến hành cải cách hai lần nhưng đều khôngthành công Năm 1985, Goócbachốp lên cầm quyền, chủ trương dấy lại “làngió cải cách” và ngày càng bộc lộ rõ những ý đồ không phải vì CNXH, đẩyLiên Xô đến chỗ tan rã và sụp đổ chế độ XHCN.

Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (còn gọi là Trung Quốc), sau tháng10/1949 tiến lên xây dựng CNXH, thực hiện cơ chế kinh tế tập trung cao độ,thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 – 1957) nhưng mục tiêu kế hoạchkhông đạt được Cơ chế kế hoạch tập trung đã bộc lộ những khuyết tật, khôngcòn phù hợp như: cải tạo chế độ sở hữu triệt để, cấp vĩ mô tập trung quyền lựccao độ Địa phương và cơ sở phải tuyệt đối chấp hành, trong khi đề ra nhữngchính sách không phù hợp, “tả” khuynh như “ba ngọn cờ hồng” (đường lốichung, đại nhảy vọt, công xã nhân dân), cuộc đại cách mạng văn hóa vô sản đãđẩy đất nước Trung Quốc đến bờ vực thẳm: kinh tế sa sút, mất cân đối nghiêmtrọng Do năng suất giảm nên tỷ lệ lương thực hàng hóa cũng giảm từ 28,3%năm 1953 xuống còn 20,3% vào năm 1978 Năm 1976, thu nhập quốc dân, sảnxuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp giảm, mức tăng trưởng âm: -2,7%; -2,4% và -0,4% so với năm 1975, đời sống nhân dân cực khổ, niềm tin vàođường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Trung Quốc bị suy giảm Tronghơn 10 năm (1965 – 1978), thu nhập thực tế trung bình của công nhân thànhphố giảm 2,5%, còn thu nhập của nông dân càng thấp [23] Trung Quốc rơi vàotình trạng trì trệ, khủng hoảng và lạc hậu

Một số nước ở Đông Âu đã tiến hành cải cách từ thập kỷ 50 của thế kỷ

XX, Nam Tư, tháng 7 năm 1948, Đại hội đại biểu lần thứ năm Liên đoànnhững người cộng sản Nam Tư chỉ ra: không thể dập khuôn theo kinh nghiệmLiên Xô và khắc phục tác hại của chủ nghĩa quan liêu, thực hiện một số cải

Trang 35

cách quan trọng như lập Hội đồng công nhân, loại bỏ một số bộ chủ quản liênbang, mở rộng quyền cho xí nghiệp, giao tư liệu sản xuất cho tập thể lao động,điều hành theo chế độ tự quản Sang thập kỷ 60, Nam Tư lại mở rộng phạm vi

tự quản trong toàn xã hội, mở rộng quyền tự chủ kinh doanh ngoại thương của

xí nghiệp, tiến hành cải cách giá, thu hút vốn nước ngoài Thập kỷ 70, kinh tếthị trường tự phát đã gây ra trì trệ trong sản xuất, nhiều hiện tượng hỗn loạntrong kinh tế, dẫn đến việc Nam Tư đã tiến hành cải tổ nhưng tình hình kinh tếvẫn khủng hoảng và trì trệ

Hungari sau sự biến động chính trị năm 1956, đã điều chỉnh cơ cấu kinh

tế, cải cách cơ chế quản lý kinh tế, điều chỉnh mối quan hệ giữa nông nghiệp,công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng, đưa phát triển nông nghiệp lên hàng đầu,coi trọng phát triển công nghiệp nhẹ Việc làm đó đã thúc đẩy kinh tế pháttriển Đến năm 1968, xuất hiện thị trường không ổn định do không khống chếđược đầu tư nên Hunggari lại bắt đầu cải tổ: cải cách thể chế giá cả, chế độ tiềnlương, thực hiện khoán trong công thương nghiệp, khuyến khích kinh tế cá thểphát triển Song tình hình cũng không sáng sủa hơn

Ở Bungari cải tổ cũng kém thành công mặc dù có sự kết hợp giữa cảicách kinh tế với cải cách thể chế chính trị

Khi đã lâm vào khủng hoảng, trì trệ, một số Đảng cộng sản ở các nướcXHCN rơi vào thế bị động và đã không kịp thời tiến hành cải cách sửa chữa.Một số Đảng nhận thức được tình hình đã kịp thời cải cách, đổi mới Song quátrình đó lại phạm phải những sai lầm về chủ trương, hình thức, phương pháp,bước đi không phù hợp Nghiêm trọng hơn, một số Đảng đã phạm sai lầm vềquan điểm, đường lối như phủ nhận những thành quả của CNXH, từ bỏ quanđiểm giai cấp, đấu tranh giai cấp, buông lỏng hoặc từ bỏ chuyên chính vô sản,

hạ thấp hoặc từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ nguyên tắc tập trung dânchủ, từ bỏ những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin Cùng với những sai

Trang 36

phạm đó, sự phản bộ của một số kẻ đứng đầu Đảng, Nhà nước, thỏa hiệp vônguyên tắc với kẻ thù và lực lượng đối lập, đàn áp khủng bố những người cộngsản chân chính Ngoài ra, còn phải kể đến một nguyên nhân quan trọng nữa là

sự chống phá CNXH một cách điên cuồng bằng nhiều thủ đoạn, nhiều hìnhthức của các thế lực phản động

Như vậy, các nước XHCN trong quá trình tồn tại và phát triển đã nhiềulần gặp khó khăn, thách thức song chưa lần nào khủng hoảng lại sâu sắc, toàndiện và nghiêm trọng như lần này Sự khủng hoảng đó bắt đầu từ những năm

70 và kéo dài trong nhiều năm sau đó Cuộc khủng hoảng này đã kìm hãm sựphát triển của xã hội, làm suy yếu, tan rã chế độ XHCN ở một số nước và tácđộng đến phong trào cách mạng thế giới Trong bối cảnh đó, một số nướcXHCN tiến hành cải tổ bị thất bại Ngược lại, có nước XHCN đã tiến hành cảicách thành công Cả hai xu thế đó của CNXH ít nhiều đều có tác động, ảnhhưởng đến công cuộc đổi mới của Việt Nam vào giữa thập kỷ 80 Điều đó buộcĐảng ta phải suy nghĩ, có cách nhìn nhận khách quan và khoa học trên cả haiphương diện lý luận và thực tiễn, thấm nhuần tư tưởng của Lênin là “tất cả cácdân tộc đều sẽ đi đến CNXH; đó là điều không tránh khỏi, nhưng tất cả các dântộc đều tiến tới CNXH không phải một cách hoàn toàn giống nhau; mỗi dân tộc

sẽ đưa đặc điểm của mình vào ”[33, tr.160] CNXH không mất đi mà đang tựtìm tòi, thể nghiệm và tự khẳng định mình bằng sự nghiệp đổi mới Không nằmngoài quy luật đó, Việt Nam phải tiến hành đổi mới để tìm đường đi cho dântộc mình, để phát triển kinh tế - xã hội và tiến lên CNXH

1.2.2.2 Cách mạng khoa học công nghệ và những vấn đề chung toàn cầu

Cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới phát triển mạnh mẽ, tácđộng đến mọi mặt kinh tế, chính trị, đời sống xã hội trên toàn hành tinh Nóđược bắt đầu vào giữa thế kỷ XX và đã đem lại sự biến đổi sâu sắc, nhanhchóng chưa từng có trong lịch sử nhân loại, đã tạo ra những lực lượng sản xuất

Trang 37

to lớn và mới về chất Cuộc cách mạng đó đã phát triển trên mọi lĩnh vực: khoahọc, công nghệ, kinh tế, xã hội Một loạt những phát minh, sáng chế nối tiếpnhau như: công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,công nghệ vũ trụ và công nghệ hạt nhân Cuộc cách mạng khoa học và côngnghệ lần này đã lấy kỹ thuật điện tử làm trung tâm, đẩy mạnh quá trình tự độnghóa sản xuất, làm giảm tỷ trọng các ngành sản xuất vật chất trong nền kinh tế,tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, trong đó thông tin phát triển mạnh nhất Nó đãgóp phần thúc đẩy quá trình hiện đại của xã hội loài người như cấu trúc lại cácnền kinh tế, thay đổi các kết cấu hạ tầng của sản xuất, tăng cường xu thế khuvực hóa, toàn cầu hóa nhiều lĩnh vực quan trọng của các quốc gia, ảnh hưởng

to lớn đến các thiết chế xã hội, đến văn hóa, lối sống của các quốc gia, dân tộc

Dưới sự tác động của cách mạng khoa học và công nghệ, con người hiệnnay đang sống trong một thế giới mà sự lệ thuộc vào tự nhiên ngày càng ít, sựcách biệt giữa các dân tộc, các nền văn hóa như bị thu hẹp lại, xã hội đang biếnđổi với nhịp độ và quy mô to lớn chưa từng thấy CNTB đã can thiệp vào đờisống kinh tế bằng phương pháp “chương trình hóa”, đẩy mạnh liên kết kinh tếgiữa các nước tư bản, thực hiện quốc tế hóa, khu vực hóa các tổ chức kinh tế.Các nước XHCN do duy trì quá lâu mô hình kế hoạch hóa tập trung, bao cấp,chậm đổi mới cơ chế chính sách, chậm áp dụng những thành tựu của khoa học,công nghệ nên rơi vào khủng hoảng, trì trệ Các nước đang phát triển trước tácđộng của cách mạng khoa học công nghệ đang gặp những thách thức gay gắt.Các nước này thường giàu về nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên phongphú, văn hóa giàu truyền thống nhưng nghèo về tri thức khoa học và ứng dụngcông nghệ Vì vậy, thiếu sức cạnh tranh trên thị trường thế giới Ngược lại, một

số nước trước đây (ở Đông Á) có cùng điểm xuất phát về kinh tế, do lợi dụngđược nguồn vốn, kỹ thuật cao, kịp thời thích ứng với sự phân công lao độngquốc tế nên đã phát triển nhanh trở thành những nước công nghiệp mới (NICs)

Trang 38

Thế giới đứng trước nhiều vấn đề có tính chất toàn cầu, phát sinh từ sựtác động trực tiếp hoặc gián tiếp của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ,

từ sự áp dụng những thành quả của nó ở các quốc gia với các chế độ chính trịkhác nhau đến vấn đề bảo vệ hòa bình chống chiến tranh hạt nhân hủy diệt; vấn

đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, phòng chống các căn bệnh thế

kỷ, vấn đề hạn chế gia tăng dân số đang đòi hỏi từng dân tộc, từng quốc giaquan tâm giải quyết Cho nên, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trong việc lựa chọncon đường phát triển của mình không thể không quan tâm đến những vấn đềchung nóng bỏng đó Bởi vì: “ giải quyết những vấn đề đó chính là điểm hội

tụ, nơi gặp gỡ của các dân tộc vì số phận và tương lai của chính mình cũng nhưcủa toàn nhân loại” [68, tr.66] Nói cách khác, quốc gia nào, chế độ chính trịnào đề ra và quyết tâm giải quyết thành công những vấn đề có ý nghĩa toàn cầu

đó sẽ có bước phát triển mạnh mẽ trong tương lai, phát triển chung của toàn thếgiới Do đó, những vấn đề chung của nhân loại đã trở thành yêu cầu kháchquan tác động đến sự phát triển và đổi mới của CNXH

Việt Nam tiến lên CNXH từ một nền sản xuất nhỏ, phân tán, không quachế độ TBCN, trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao, nhưng nếu phát huy đượcnhững lợi thế của người đi sau, tránh những vấp váp, sai lầm của người đitrước, đi thẳng vào công nghệ tiên tiến một cách thích hợp thì nước ta có thểtìm kiếm được con đường phát triển không tuần tự, đạt được sự tăng trưởngkinh tế và tiến bộ xã hội “Đó là một quá trình thực hiện chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội nhằm cải biến một xã hội nông nghiệp lạc hậu thành một xã hộicông nghiệp, gắn với việc hình thành từng bước quan hệ sản xuất tiến bộ, ngàycàng thể hiện đầy đủ hơn bản chất ưu việt hơn của chế độ mới” [15, tr.4]

Như vậy, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã đẩy nhanh quá trìnhquốc tế hóa trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội Tình hình trên vừa tạo ra cho nhânloại những thời cơ hiếm có, nhưng đồng thời các quốc gia cũng đứng trước

Trang 39

những vấn đề toàn cầu mà việc giải quyết đòi hỏi phải có sự nỗ lực chung củatoàn nhân loại Cuộc cách mạng khoa học, công nghệ còn làm biến đổi sâu sắc

bộ mặt thế giới, đã đặt ra yêu cầu khách quan để các nước XHCN phải đổi mới

mà trước hết là tư duy lý luận vì những biến đổi hiện nay là rất mới mẻ màtrước đây mấy thập kỷ cũng khó dự đoán được như: vấn đề chung của toàn cầu,

sự nỗ lực của mỗi quốc gia để giải quyết vấn đề chung đó, vấn đề tiếp thu, ápdụng những thành tựu khoa học công nghệ như thế nào; vấn đề giai cấp, đấutranh giai cấp trong tình hình mới; vấn đề hội nhập với xu thế thời đại; vấn đềđấu tranh trong hợp tác; vấn đề CNH – HĐH đang đòi hỏi phải được lý giải, bổsung, phát triển nhận thức lý luận và thực tiễn Đây là những yếu tố góp phầnthúc đẩy Việt Nam tiến hành đổi mới

1.2.2.3 CNTB hiện đại tự điều chỉnh, thích ứng với điều kiện mới

CNTB là hình thái kinh tế xã hội trước CNXH Trong quá trình pháttriển “CNTB hiện đại đã tỏ rõ có sức tự phục hồi,tức tự điều chỉnh và đổi mớitừng -phần, vượt xa những dự đoán của Mác – Ăngghen – Lênin, vượt xa tính

toán của những người cộng sản chúng ta cách đây vài thập kỷ” [61, tr.154].

Sự điều chỉnh để thích ứng với điều kiện của CNTB hiện đại được biểuhiện như sau:

CNTB tiếp thu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, đẩy mạnh kinh

tế phát triển Những phát minh khoa học được các nước tư bản ứng dụng trong

sản xuất, dẫn đến hình thành các nguyên lý công nghệ sản xuất mới Máy tínhđiện tử ra đời đã đưa nền sản xuất đại cơ khí của CNTB bước sang giai đoạn tựđộng hóa đồng bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật mới đang làm thay đổi căn bản hệthống sản xuất toàn xã hội Ủy ban kế hoạch kinh tế của Nhật Bản cho biết:

“Tiến bộ kỹ thuật làm cho kinh tế Nhật thích ứng với sự biến đổi của tình hìnhquốc tế, trở thành nguồn gốc tăng trưởng mới” [27, tr.157] Trong năm năm

1980 – 1985, tỷ lệ tiến bộ kỹ thuật bình quân là 2,4%, mức tiêu hao cho một

Trang 40

đơn vị sản phẩm năm 1985 chỉ bằng 70% năm 1973 Trong ngành công nghiệphóa học, số lượng nguyên vật liệu dùng trong một đơn vị sản phẩm giảm từ79,6% năm 1973 xuống còn 63,9% năm 1985 Trong sự tăng trưởng thực tếcủa kinh tế Nhật, nhân tố kỹ thuật chiếm khoảng 60%, hai nhân tố lao động vàvốn chỉ chiếm 40% [27] Như vậy, sự phát triển của kinh tế Nhật Bản cũng nhưcác nước tư bản khác, chủ yếu dựa vào tiến bộ kỹ thuật.

Nhà nước tư bản là trung tâm điều tiết nền kinh tế vĩ mô trong cơ chế thị trường hiện đại Trong mấy thập niên qua, sự quản lý và điều hành nền kinh tế

thị trường của Nhà nước ngày càng tăng cùng với sự tăng lên của trình độ xãhội hóa sản xuất, “không nơi nào thị trường có thể hoạt động nếu không có mật

độ tối thiểu về xã hội hóa mà Nhà nước là trụ cột” Chính “nền kinh tế thịtrường đã đưa Nhật lên hàng cường quốc Các “anh em họ nghèo” ở Á Đôngnhư Đài Loan, Nam Hàn, Tân Gia-va phát triển mạnh mẽ, vượt hẳn các nướctheo lề lối chỉ huy như Miến Điện, Bắc Hàn Ngay cả các nước gọi là tư bảnphát triển như Anh và Mỹ cũng thay đổi lề lối quản lý nền kinh tế quốc gia,nghĩa là bớt sự can thiệp của chính phủ, giúp thị trường thêm tự do cạnhtranh, nhờ thế kinh tế Anh, Mỹ cũng khởi sắc trở lại” [4] Đó là những yếu

tố ảnh hưởng tới Việt Nam trong xây dựng CNXH

Sự hợp nhất các công ty xuyên quốc gia – biểu hiện mới của quốc tế hóa đời sống kinh tế Trong giai đoạn CNTB hiện đại, vấn đề quốc tế hóa đời sống

kinh tế, quá trình hợp nhất các công ty xuyên quốc gia diễn ra mạnh mẽ ở cácnước Sự hợp nhất này thường xảy ra ở các chi nhánh ngoại quốc của các công

ty xuyên quốc gia thông qua con đường mua lại một phần hay toàn bộ xínghiệp hoặc tham gia cổ phần, biến các xí nghiệp đó trở thành công ty cổ phầnquốc tế Việc đó đã làm cho luồng đầu tư tư bản tăng lên và đây cũng chính làmột dịp làm tăng cơ hội đầu tư, làm tăng quá trình nhất thể hóa trong từngngành, từng vùng hoặc trong một quốc gia, khu vực, đặc biệt các khu vực liên

Ngày đăng: 17/06/2016, 22:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Tuấn Anh (1994), Đổi mới kinh tế và phát triển, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới kinh tế và phát triển
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Nhà XB: Nxb. Khoa học xã hội
Năm: 1994
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2005), Giáo trình triết học Mác – Lênin (dùng trong các trường cao đẳng, đạo học), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình triết học Mác – Lênin
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2005
3. R.A. Bêlôuxốp (1982), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa, Nxb. Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa
Tác giả: R.A. Bêlôuxốp
Nhà XB: Nxb. Sự thật
Năm: 1982
4. Vương Hữu Bột, Đổi mới kinh tế. Thí nghiệm cộng sản đã thất bại. Việt Nam đi về đâu?, Nxb. Người Việt, California, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới kinh tế. Thí nghiệm cộng sản đã thất bại. Việt Nam đi về đâu
Nhà XB: Nxb. Người Việt
6. Cơ quan Đại diện Liên hợp quốc tại Việt Nam (2002), Đưa các mục tiêu Thiên niên kỷ đến với người dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đưa các mục tiêu Thiên niên kỷ đến với người dân
Tác giả: Cơ quan Đại diện Liên hợp quốc tại Việt Nam
Năm: 2002
7. Lê Đăng Doanh (1996), Cơ sở khoa học và thực tiễn của công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam, LATSKH kinh tế, Hà Nội, năm 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học và thực tiễn của công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam
Tác giả: Lê Đăng Doanh
Năm: 1996
8. Phạm Tiến Đạt (1995), Những vấn đề cơ bản về đổi mới kinh tế ở Việt Nam và những nét cơ bản của kinh tế vĩ mô trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Nxb. Giao thông vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản về đổi mới kinh tế ở Việt Nam và những nét cơ bản của kinh tế vĩ mô trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
Tác giả: Phạm Tiến Đạt
Nhà XB: Nxb. Giao thông vận tải
Năm: 1995
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1979), Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương, khóa IV, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương, khóa IV
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1979
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nxb.Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb.Sự thật
Năm: 1982
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nxb.Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb.Sự thật
Năm: 1982
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb.Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb.Sự thật
Năm: 1986
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb.Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb.Sự thật
Năm: 1991
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxb. Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Sự thật
Năm: 1991
15. Đảng cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương, khóa VII, Nxb.Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương, khóa VII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb.Sự thật
Năm: 1994
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật
Năm: 1996
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb.Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb.Sự thật
Năm: 2001
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb.Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb.Sự thật
Năm: 2006
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2011
20. Hà Đăng (2006), Đổi mới - Những thành tựu lớn, trong Việt Nam 20 năm đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới - Những thành tựu lớn, trong Việt Nam 20 năm đổi mới
Tác giả: Hà Đăng
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2006
21. Phạm Văn Đồng (1995), Văn hóa và đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 22. Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh (1992), Nxb. Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và đổi mới", Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội22. "Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả: Phạm Văn Đồng (1995), Văn hóa và đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 22. Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 1992

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w