Nói cách khác, lý luận là hệ thống những tri thức được hệ thống hóa, kháiquát hóa từ những tài liệu của thực tiễn, kinh nghiệm lịch sử phản ánh mốiliên hệ bản chất, những quy luật của th
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Đất nước Việt Nam bước vào thế kỷ XXI với những thành tựu to lớnđạt được trong 20 năm đổi mới Có được những kết qủa đó là do Đảng cộngsản Việt Nam đã vận dụng đúng đắn, sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng nước ta Một trongnhững nguyên tắc lý luận cơ bản mà Đảng ta đã vận dụng là nguyên tắc thốngnhất giữa lý luận và thực tiễn của triết học Mac-Lênin
Ngay từ buổi đầu của lịch sử, con người phải lao động sản xuất tạo racủa cải vật chất để tồn tại Qua lao động mà kinh nghiệm được tích lũy phongphó, đó là cơ sở cho việc khái quát lí luận Phân công lao động phát triển, xãhội phân chia thành giai cấp đối kháng, giai cấp thống trị có điều kiện vật chất
để tách khái lao động chân tay để chuyên nghiên cứu lí luận Đó là cơ sở xãhội cho việc tách rời giữa thực tiễn với lí luận đi đến đối lập chúng với nhau.Triết học Mác- Lênin đã thực hiện sự thống nhất trở lại lí luận với thực tiễn
Sự thống nhất này thực hiện trên cơ sở mét sù phát triển cao của cả thực tiễn
và lí luận
Quan điểm của triết học Mác về sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễnkhông chỉ ở chỗ vạch rõ vai trò quyết định của thực tiễn đối với lí luận, coithực tiễn là cơ sở, là tiêu chuẩn, là mục đích quan trọng của lí luận với thựctiễn
Cội nguồn của những đột phá tạo ra những bước tiến vượt bậc của xãhội loài người có sự đóng góp của lý luận đích thực Lý luận có nguồn gốc cơ
sở động lực từ thực tiễn, chính thực tiễn đặt ra vô vàn những vấn đề mà lý
Trang 2luận phải giải đáp và chỉ trên cơ sở đó lý luận mới thực sự giữ vai trò dẫnđường, lý luận phải đi trước một bước
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nguyên tắc thống nhất giữa lýluận và thực tiễn là một trong những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác –Lênin, thực tiễn không có lý luận soi đường là thực tiễn mù quáng, lý luậnkhông liên hệ thực tiễn là lý luận suông” Việc phân tích tìm hiểu mối liên hệbiện chứng giữa lý luận và thực tiền từ đó rút ra quan điểm thực tiễn và vậndụng đúng đắn quan điểm đó trong hoạt động thực tiễn là rất cần thiết đối với
sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay
Nghiên cứu vấn đề này là việc hết sức thiết thực và quan trọng đối vớiviệc nghiên cứu lý luận Mác- Lênin nói chung và đối với công cuộc xây dựngđất nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nói riêng Với những kiến thức được
trang bị, cùng với sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè tác giả chọn đề tài: “Vận
dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam ” làm đề tài tiểu luận.
2 Mục đích và nhiện vụ nghiên cứu.
Nêu rõ nội dung cơ bản của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn
Vận dụng vào sự nghiệp đổi mới của Việt Nam hiện nay
3 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu.
Với đề tài: “Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam ” Đây là một đề tài khá rộng đã có
nhiều sách, báo, tạp chí…viết về vấn đề này
Do thời gian có hạn cùng với việc nghiên cứu chỉ dừng lại ở hình thứctiểu luận nên em sẽ lấy khách thể nghiên cứu là hoạt động sáng tạo, là lý luậncủa nhận thức Macxít nói riêng, chủ nghĩa Mác- Lênin nói chung
Trang 34 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu tham khảo.
Phương pháp nghiên cứu: Tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứuDuy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đặc biệt coi trọng và sử dụng chủ yếuphương pháp logic lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh
Nguồn tư liệu tham khảo: Một số giáo trình triết học và các tài liệu cóliên quan
5 Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liêu tham khảo, tiêu luậngồm 3 chương
Trang 4NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 PHẠM TRÙ LÝ LUẬN VÀ PHẠM TRÙ THỰC TIỄN
1.1 Phạm trù lý luận.
Trước hết cần khẳng định rằng phạm trù lý luận là phạm trù mang tínhtrừu tượng, vì vậy từ trước đến nay, đã có rất nhiều quan niệm, quan điểmkhác nhau về lý luận Lý luận ra đời ngay từ thời cổ đại, khi triết học mới rađời, lúc đầu chỉ là những tri thức thuần túy trải qua quá trình nhận thức lâu dàicùng với sự xuất hiện của ngành khoa học thì tri thức lý luận hình thành vàngày càng mang tính khái quát trừu tượng hóa cao
Kế thừa những yếu tố hợp lý đó và phát triển một cách sáng tạo
Mác-Ăngghen đã xây dựng nên học thuyết biện chứng duy vật về lý luận: “Lý luận
là kinh nghiệm đã được khái quát trong ý thức của con người, là toàn bộ tri thức về thế giới khách quan, là hệ thống tương đối độc lập của các tri thức có tác dụng tái hiện trong lôgíc của khái niệm cái lôgíc khách quan của sự vật”.
Nói cách khác, lý luận là hệ thống những tri thức được hệ thống hóa, kháiquát hóa từ những tài liệu của thực tiễn, kinh nghiệm lịch sử phản ánh mốiliên hệ bản chất, những quy luật của thế giới khách quan cũng như sự pháttriển của tư duy con người
Lý luận là sản phẩm cao nhất của nhận thức, của sự phản ánh hiện thựckhách quan vào trong bộ não con người Để hiểu rõ về bản chất của lý luậnchúng ta cần tìm hiểu khái niệm nhận thức và các cấp độ của quá trình nhậnthức
Trang 5Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan.
Nhận thức là một quá trình biện chứng diễn ra rất phức tạp bao gồmnhiều giai đoạn, trình độ, vòng khâu và hình thức khác nhau
Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính:
Nhận thức cảm tính (hay còn gọi là trực quan sinh động) là giai đoạnđầu tiên của quá trình nhận thức Nó được thể hiện ở ba hình thức cơ bản làcảm giác, tri giác và biểu tượng
Cảm giác là hình thức đầu tiên đơn giản nhất của nhận thức cảm tính,phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của sự vật và hiện tượng Bản chất củacảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
Tri giác là tổng hợp những thuôc tính riêng lẻ của sự vật trong mốiquan hệ hữu cơ với nhay Cũng như cảm giác, tri giác mang tính trực tiếp
Biểu tượng là hính thức đi sâu vào bản chất của sự vật, biết được bảnchất của chúng thông qua một tập hợp những thuộc tính Đã bắ đầu mang tínhkhái quát và gián tiếp Biểu tượng có vai trò là khâu trung gian giữa trực quansinh động và tư duy trừu tượng
Nhận thức lý tính là giai đoạn cao của quá trình nhận thức dựa trên cơ
sở những tài liệu trực quan sinh động đem lại Tư duy trừu tượng cũng phảnánh hiện thực, nhưng sự phản ánh gián tiếp và khái quát, và do vậy sâu sắchơn, chính xác hơn và đầy đủ hơn với các hình thức cơ bản nha: Khái niệm,phán đoán và suy lý
Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận – Những trình độ khác nhau của nhận thức khoa học:
Trang 6Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận không đồng nhất với nhậnthức cảm tính và nhận thức lý tính Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lýluận đều là sự tổng hợp của hai yếu tố cảm tính và lý tính.
Kinh nghiệm là những tri thực được chủ thể thu nhận trực tiếp trongquá trình hoạt động thực tiễn, là cơ sở để tổng kết, khái quát thành lý luận, làcăn cứ để sửa đổi, phát triển hệ thống lý luận cũ
Nhận thức lý luận phản ánh hiện thực trong bản chất của sự vật hiệntượng, trong những môi liên hệ mang tính quy luật Nhiệm vụ của nhận thức
lý luận là nhận thức ở trình độ cao hơn, chỉ ra những phương hướng mới cho
sự phát triển của hoạt động thực tiễn Chỉ có những tri thức lý luận mới làmcho hoạt động của con người trở nên chủ động hơn, tránh được tính trạng mòmâm, tự phát
Như vậy, về bản chất, lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát
từ thực tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản chất, những tính quy luật của thếgiới khách quan, lý luận được hình thành không phải nằm ngoài thực tiễn màtrong mối liên hệ với thực tiễn
Do quá trình hình thành và bản chất của nó, lý luận có hai chức năng cơbản là chức năng phản ánh hiện thực khách quan và chúc năng phương phápluận cho hoạt động thực tiễn Lý luận phản ánh hiện thực khách quan bằngnhững quy luật chung nhất Tri thức kinh nghiệm cũng như tri thức lý luậnđều phản ánh hiện thực khách quan nhưng ở những phạm vi lĩnh vực và trình
độ khác nhau Lý luận phản ánh hiện thực khách quan để làm phương phápluận nhận thức và cải tạo hiện thực khách quan bằng hoạt động thực tiễn
Tóm lại, lý luận là một công cụ tư tưởng sắc bén có vai trò rất to lớnđối với hoạt động thực tiễn cũng như đối với sự định hướng về nhận thức Lýluận giúp cho con người thấy được những ưu điểm và hạn chế trong việc biếnđổi những quá trình đối tượng hoá khách thể Tự nhiên luôn cần đến những
Trang 7bàn tay con người, và cũng chính tự nhiên quyết định cho con người nhữngtrình tự tất yếu để trong quá trình tồn tại, con người tự bổ sung, hoàn thiệncách thức cải tạo tự nhiên Lý luận luôn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo
ra sự liên kết gắn bó giữa chủ thể tự nhiên và chủ thể nhận thức Lý luận cũng
có quá trình hình thành và phát triển của nó, không phải lý luận có khi conngười xuất hiện, mà con người phải phát triển đến một giai đoạn nhất địnhnào đó lý luận mới được xuất hiện Lý luận không phải sinh ra vốn đã hoànthiện mà nó được bổ sung và hoàn thiện dần dần theo tiến trình phát triển củalịch sử xã hội Hay nói cách khác, lý luận mang tính lịch sử xã hội, có những
lý luận đúng ở quá khứ nhưng ở hiện tại và tương lai nó không còn phù hợpnữa
1.2 Phạm trù thực tiễn.
1.2.1 Khái niệm thực tiễn.
Phạm trù thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản củatriết học Mác– Lênin nói chung và của lý luận nhận thức Macxit nói riêng.Trong lịch sử triết học không phải mọi trào lưu đều đưa ra quan niệm đúngđắn về phạm trù này Các nhà triết học duy vật trước Mác không thấy đượcvai trò của hoạt động thực tiễn đối với nhận thức, lý luận nên quan điểm của
họ mang tính chất trực quan Các nhà triết học duy tâm lại tuyệt đối hóa yếu
tố tinh thần, tư tưởng của thực tiễn, họ hiểu họat động thực tiễn như là hoạtđộng tinh thần, hoạt động của “ý niệm”, tư tưởng, tồn tại đâu đó ngoài conngười, nói cách khác, họ gạt bỏ vai trò thực tiễn trong đời sống xã hội
Mác- Ăngghen, những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã khắc phụcnhững hạn chế trong quan điểm về thực tiễn của các nhà triết học trước vàđưa ra quan điểm đúng đắn, khoa học về thực tiễn và vai trò của thực tiễn đốivới nhận thức cũng như đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.Với việc đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận, Mác- Ăngghen đã thực hiện
Trang 8bước chuyển biến cách mạng trong lý luận nói chung và trong lý luận nhậnthức nói riêng.
Khái niệm thực tiễn trong triết học Mác- Lênin: “Thực tiễn là toàn bộ
những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội”.
Hoạt động của con người bao gồm hoạt động vật chất và hoạt động tinhthần Thực tiễn là hoạt động vật chất Hoạt động vật chất là những hoạt động
mà chủ thể sử dụng phương tiện vật chất tác động vào đối tượng vật chất nhấtđịnh nhằm cải tạo chúng theo nhu cầu của con người Con người sử dụng cácphương tiện để tác động vào đối tượng theo những hình thức và mức độ khácnhau tuỳ thuộc mục đích của con người Kết quả của quá trình hoạt động thựctiễn là những sản phẩm thoả mãn nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần của cánhân và cộng đồng
Hoạt động thực tiễn là hoạt động có tính năng động sáng tạo, là hoạtđộng được đối tượng hoá, là quá trình chuyển hoá cái tinh thần thành cái vậtchất Bởi hoạt động thực tiễn là quá trình tương tác giữa chủ thể và khách thểtrong đó chủ thể hướng vào việc cải tạo khách thể trên cơ sở đó nhận thứckhách thể Vì vậy thực tiễn là khâu trung gian nối liền ý thức con người vớithế giới bên ngoài Như vậy, hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất củacon người Nếu động vật chỉ hoạt động theo bản năng nhằm thích nghi mộtcách thụ động với thế giới bên ngoài thì con người nhờ vào thực tiễn như làhoạt động có mục đích, có tính xã hội của mình để cải tạo thế giới nhằm thoảmãn nhu cầu mình thích nghi một cách chủ động tích cực với thế giới và làmchủ thế giới Để thoả mãn nhu cầu của mình con người phải tiến hành sảnxuất ra của cải vật chất để nuôi sống mình và nhờ đó con người tạo nên nhữngvật phẩm vốn không có sẵn trong tự nhiên Như vậy, không có hoạt động thưctiễn con người và xã hội không thể tồn tại và phát triển được Vì vậy có thể
Trang 9nói: Thực tiễn là phương thức tồn tại cơ bản của con người và xã hội, làphương thức đầu tiên và chủ yếu của mối quan hệ giữa con người và thế giới.Mỗi hoạt động của con người đều mang tính lịch sử cụ thể Nó chỉ diễn ratrong một giai đoạn nhất định nào đó Nó có quá trình hình thành phát triển vàkết thúc hoặc chuyển hoá sang giai đoạn khác, không có hoạt động thực tiễnnào tồn tại vĩnh viễn Mặt khác, hoạt động thực tiễn chịu sự chi phối của mỗigiai đoạn lịch sử cả về đối tuợng, phương tiện cũng như mục đích hoạt động.
Hoạt động thực tiễn mặc dù phải thông qua từng cá nhân, từng nhómngười nhưng hoạt động thực tiễn của từng cá nhân, từng nhóm người lạikhông thể tách rời quan hệ xã hội Xã hội quy định mục đích, đối tượngphương tiện và lực lượng trong hoạt động thực tiễn Do đó hoạt động thựctiễn của con người mang tính xã hội sâu sắc, được thực hiện trong cộng đồng,
vì cộng đồng và do cộng đồng
Hoạt động thực tiễn mang tính tất yếu, nhưng tất yếu đã có nhận thức, đã
có ý thức Đó là ý thức về kết quả, ý thức về phương pháp, ý thức về đốitượng…, đặc biệt là ý thức về mục đích của quá trình hoạt động Mục đích củahoạt động thực tiễn là nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của cá nhân
và xã hội, nhằm cải biến tự nhiên và xã hội Mỗi hoạt động đều có mục đíchkhác nhau để giải quyết nhu cầu cụ thể, không có hoạt động nào không có mụcđích, mặc dù kết quả của hoạt động thực tiễn không phải lúc nào cũng diễn raphù hợp với mục đích của con người
1.2.2 Các hình thức thực tiễn.
Hoạt động thực tiễn rất phong phú đa dạng, song có thể chia làm bahình thức cơ bản là hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị-xã hội vàhoạt động thực nghiệm khoa học
Hoạt động sản xuất vật chất: là hoạt động trực tiếp của con người tác
động vào giới tự nhiên, cải tạo tự nhiên bằng các công cụ vật chất nhằm tạo ra
Trang 10của cải vật chất cần thiết cho sự tồn tại và phái triển của con người và của xãhội Vì vậy hoạt động sản xuất vật chất được xem là động lực phát triển của
xã hội biến đổi con người theo trạng thái phát triển tích cực về mặt thể chấtlẫn tinh thần Bởi thông qua lao động con người mới phát huy hết tiềm năngcủa mình.Sự phát triển của xã hội càng cao thì cách thức con người sáng tạo
ra công cụ lao đông ngày càng tinh vi, hiệu quả hơn, góp phần vào việc tạo racủa cải vật chất ngày càng nhiều hơn, đa dạng hơn và chất lượng, mẫu mãđược nâng lên Đồng thời sản xuất vật chất là cơ sở hình thành xã hội và cácthiết chế xã hội khác nhau Tất cả quan điểm về nhà nước, pháp quyền, đạođức, nghệ thuật tôn giáo… các quan hệ xã hội như gia đình, chủng tộc, dântộc, quốc tế và các thiết chế xã hội như tòa án, nhà thờ… Đều được hìnhthành và phát triển trên cơ sở sản xuất vật chất Bên cạnh đó sản xuất vật chấtcòn là cơ sở cho tiến bộ xã hội
Hoạt động chính trị-xã hội: là hoạt động của con người nhằm cải tạo,
biến đổi xã hội, phát triển các quan hệ xã hội, chế độ xã hội, như đấu tranhgiai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới vì
sự tiến bộ xã hội loài người, đấu tranh chống ô nhiễm môi trường bảo vệ cânbằng sinh thái, đấu tranh chống các thảm họa do các dịch bệnh gây ra
Hoat động chính trị-xã hội là hoạt động giúp cho con người có điềukiện để phát huy hết khả năng sáng tạo của mình góp phần vào sự phát triểnchung của nhân loại và nếu không có các dạng hoạt động này thì sẽ khônglàm thay đổi các quan hệ xã hội và như vậy sẽ không thúc đẩy xã hội pháttriển được
Hoạt động thực nghiệm khoa học: là hoạt động của các ngành khoa học
tác động làm cải biến những đối tượng nhất định trong một điều kiện nhấtđịnh, theo một mục đích nghiên cứu nhất định, đây là dạng đặc biệt của hoạtđộng thực tiễn bởi vì nó được tiến hành trong những điều kiện nhân tạo nhằm
Trang 11tạo những luận cứ khoa học và để phục vụ cho hoạt động nhận thức và hoạtđộng làm biến đổi giới tự nhiên, xã hội của con người.
Ngoài các hoạt động thực tiễn cơ bản nêu trên, còn có các hoạt độngphát sinh trong các lĩnh vực đạo đức, nghệ thuật, y tế, giáo dục,…các loạihoạt động này nảy sinh trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội loàingười, có tác dụng bổ sung làm phong phú thêm những dạng hoạt động thựctiễn của con người
Như vậy mỗi hình thức hoạt động cơ bản có một chức năng quan trọngkhác nhau, không thể thay thế được cho nhau Song giữa chúng có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau Trong mối quan hệ đó hoạt động sản xuất vật chất làhoạt động cơ bản nhất, đóng vai trò quyết định đối với các hoạt động khác.Bởi vì nó là hoạt động nguyên thuỷ nhất, tồn tại một cách khách quan, thườngxuyên nhất trong cuộc sống của con người và nó tạo ra những điều kiện, củacải thiết yếu có tính quyết định đối với sự sinh tồn và phát triển của con người
và xã hội Nếu không có hoạt động sản xuất vật chất thì không thể có các hìnhthức hoạt động khác Các hình thức hoạt động khác suy cho cùng cũng xuấtphát từ hoạt động sản xuất vật chất và phục vụ cho hoạt động sản xuất vật chất củacon người Nhưng như vậy không có nghĩa là các hình thức hoạt động chính trị xãhội và thực nghiệm khoa học là hoàn toàn thụ động lệ thuộc một chiều vào hoạtđộng sản xuất vật chất Ngược lại, chúng có thể tác động kìm hãm hoặc thúc đẩyhoạt động sản xuất vật chất phát triển Chẳng hạn nếu hoạt động chính trị - xã hộimang tính chất tiến bộ cách mạng và nếu hoạt động thực nghiệm khoa học màđúng đắn sẽ tạo đà cho hoạt động sản xuất vật chất phát triển Còn nếu hoạt độngchính trị - xã hội mà lạc hậu phản cách mạng và nếu hoạt động thực nghiệm màsai lầm không khoa học sẽ kìm hãm sự phát triển của sản xuất vật chất
Trang 12CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Nội dung nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
Giữa lý luận và thực tiễn giường như hai mặt tương đối độc lập với nhaunhưng lại có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau Trong đóthực tiễn luôn luôn giữ vai trò quyết định Sự thống nhất giữa lý luận và thựctiễn bắt nguồn từ mối quan hệ giữa con người và thế giới khách quan Conngười luôn tác động tích cực vào thế giới khách quan, tự nhiên và xã hội, cảibiến thế giới khách quan bằng thực tiễn Trong quá trình đó sự phát triển nhậnthức của con người và sự biến đổi thế giới khách quan là hai mặt thống nhất.Điều đó quy định sự thống nhất biện chứng giữa lý luận và thực tiễn tronghoạt động sinh tồn của cá nhân và cộng đồng
Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, của lý luận; lý luận hình thành, phát triển phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Thực tiễn là cơ sở của lý luận Xét một cách trực tiếp, những tri thức
được khái quát thành lý luận là kết quả của quá trình hoạt động thực tiễn củacon người Thông qua kết quả hoạt động thực tiễn, kể cả thành công cũng nhưthất bại, con người phân tích cấu trúc, tính chất và các mối quan hệ của cácyếu tố, các điều kiện trong các hình thức thực tiễn để hình thành lý luận Qúatrình hoạt động thực tiễn còn là cơ sở để bổ sung và điều chỉnh những lý luận
đã đựơc khái quát Mặt khác, hoạt động thực tiễn của con người làm nảy sinhnhững vấn đề mới đòi hỏi quá trình nhận thức phải tiếp tục giải quyết Thôngqua đó, lý luận được bổ sung, mở rộng