Đặc điểm biệt danh của trẻ em ở Hà Nội

114 345 1
Đặc điểm biệt danh của trẻ em ở Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM THU HUYỀN ĐẶC ĐIỂM BIỆT DANH CỦA TRẺ EM Ở HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM THU HUYỀN ĐẶC ĐIỂM BIỆT DANH CỦA TRẺ EM Ở HÀ NỘI Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC Mã số: 60 22 02 44 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS. T S. NGUYỄN VĂN KHANG Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Phạm Thu Huyền LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành luận văn “Đặc điểm biệt danh của trẻ em ở Hà Nội”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của rất nhiều cá nhân và tập thể. Nếu không có họ giúp đỡ, tôi không thể hoàn thành được luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Văn Khang, người Thầy đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều, đồng thời, Thầy cũng đưa rất nhiều ý kiến chỉ dẫn quý báu trong quá trình thực hiện luận văn. Những ý kiến và chỉ dẫn ấy đã giúp tôi tìm cách khắc phục và vượt qua khó khăn để đi được đến điểm cuối cùng của luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Ngôn ngữ học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện và hoàn thiện luận văn. Lời cảm ơn đặc biệt tôi muốn gửi tới gia đình tôi đã luôn bên cạnh và ủng hộ và giúp đỡ về mặt tinh thần cho tôi rất nhiều. Tôi cảm ơn bạn bè và tập thể lớp cao học K57 Ngôn ngữ học đã giúp đỡ và đồng hành cùng trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2015 Tác giả Phạm Thu Huyền 1 MỤC LỤC MỤC LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 5 1. Lý do chọn đề tài 5 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 5 3. Phương pháp nghiên cứu của luận văn 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 6 5. Ý nghĩa của luận văn 6 6. Bố cục của luận văn 7 PHẦN NỘI DUNG 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN 8 1.1. Danh học với việc nghiên cứu tên riêng 8 1.1.1. Danh học và một số vấn đề hữu quan 8 1.1.1.1. Lược sử danh học 8 1.1.1.2. Phạm vi nghiên cứu và phân loại danh học 10 1.1.2. Tên riêng và những vấn đề hữu quan 11 1.1.2.1. Khái niệm tên riêng 11 1.1.2.2. Ý nghĩa của tên riêng 13 1.2. Nhân danh học với việc nghiên cứu tên người 15 2 1.2.1. Nhân danh học và một số vấn đề hữu quan 16 1.2.1.1. Lược sử nghiên cứu nhân danh học trên thế giới 16 1.2.1.2. Lược sử nghiên cứu nhân danh học ở Việt Nam 17 1.2.2. Tên người và một số vấn đề hữu quan 20 1.2.2.1. Khái niệm tên người 20 1.2.2.2. Lược sử nghiên cứu tên người 21 1.2.2.3. Các loại tên riêng 22 1.3. Biệt danh và một số vấn đề hữu quan 27 1.3.1. Khái niệm “biệt danh” 27 1.3.2. Lược sử nghiên cứu biệt danh 29 1.3.3. Phân loại biệt danh 32 1.3.4. Phân biệt biệt danh với các loại tên riêng khác 35 Tiểu kết 36 CHƯƠNG 2: 37 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ Ý NGHĨA BIỆT DANH CỦA TRẺ EM 37 2.1. Đặt vấn đề 37 2.1.1. Đặc điểm nguồn gốc ngôn ngữ biệt danh của trẻ em 37 2.1.1.1. Biệt danh là các từ thuần Việt (từ bản ngữ) 39 2.1.1.2. Biệt danh là các từ ngữ Hán Việt 39 3 2.1.1.3. Biệt danh là các từ ngữ gốc Ấn - Âu 40 2.1.2. Đặc điểm cấu tạo hình thức biệt danh của trẻ em 50 2.1.2.1. Biệt danh là các từ (từ đơn) 52 2.1.2.2. Biệt danh là các từ phức 55 2.2. Đặc điểm ý nghĩa biệt danh của trẻ em 55 2.2.1. Đặc điểm từ vựng – ngữ nghĩa 57 2.2.2. Đặc điểm từ vựng – ngữ pháp 67 Tiểu kết 68 CHƯƠNG 3: NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH BIỆT DANH 69 3.1. Đặt vấn đề 69 3.2. Nguồn gốc hình thành biệt danh 70 Tiểu kết 81 PHẦN KẾT LUẬN 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 PHỤ LỤC 1 91 PHỤ LỤC 2 106 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Biệt danh là các từ thuần Việt 39 Bảng 2.2: Biệt danh là từ thuần Việt phổ biến 39 Bảng 2.3: Biệt danh là từ Hán Việt 40 Bảng 2.4: Biệt danh là các từ ngữ gốc Ấn – Âu 41 Bảng 2.5: Biệt danh là từ tiếng Anh được sử dụng trong tiếng Việt 43 Bảng 2.6: Biệt danh là từ vay mượn nguyên dạng phổ biến 43 Bảng 2.7: Biệt danh là các từ vay mượn Anh/ Pháp 47 Bảng 2.8: Biệt danh là các từ vay mượn tiếng Anh/ Pháp phổ biến 48 Bảng 2.9: Biệt danh là từ đơn và từ phức 51 Bảng 2.10: Biệt danh là từ đơn phổ biến 54 Bảng 2.11: Biệt danh là từ phức phổ biến 55 Bảng 2.12: Thống kê biệt danh là tên các sự vật 60 Bảng 2.13: Thống kê biệt danh là các hiện tượng tự nhiên và xã hội 62 Bảng 2.14: Thống kê biệt danh về con người và sinh hoạt của con người 64 Bảng 2.15: Thống kê nhóm nghĩa đặc biệt 65 Bảng 2.16: Thống kê các nhóm biệt danh theo phân loại từ vựng - ngữ nghĩa 66 Bảng 2.17: Thống kê biệt danh theo từ vựng - ngữ pháp 67 Bảng 3.18: Thống kê lý do đặt biệt danh 81 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Danh xưng đối với người Việt nói riêng không chỉ để phân biệt với người này với người kia, mà còn cung cấp thêm những thông tin cá nhân khác của người xưng danh. Bởi danh xưng không đơn thuần chỉ là tên gọi. Danh xưng đồng thời phản ánh những đặc trưng về văn hoá – xã hội của một cộng đồng người nhất định. Đối với những cộng đồng người khác nhau, cách đặt tên được thể hiện khác nhau và phản chiếu sự phát triển về kinh tế, văn hoá và xã hội của cộng đồng đó. Trong những giai đoạn khác nhau, với những đặc điểm về kinh tế, những quan niệm và xu hướng khác nhau, cái tên lại được đặt khác nhau và truyền đạt những tư tưởng và mong muốn khác nhau. Tên riêng nói chung bao gồm nhiều loại tên khác nhau. Nhưng có thể nói tên gọi thân thuộc nhất đối với mỗi người chính là biệt danh được đặt từ khi còn nhỏ. Cho dù không được sử dụng trong những ngữ cảnh mang tính chất pháp lý và chính thức, nhưng biệt danh có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến bản thân người được đặt tên. Hiện nay, những nghiên cứu về biệt danh ở trên thế giới cũng đã được thực hiện, tuy nhiên, những nghiên cứu đó mới chỉ phác hoạ bức tranh biệt danh và còn cần thêm nhiều các nghiên cứu khác về biệt danh trên thế giới để hoàn thiện thêm bức tranh đa màu sắc ấy. Ở Việt Nam, biệt danh cũng là một lĩnh vực mới mà ở đó gần như chưa có các nghiên cứu chuyên sâu nào được thực hiện. Đó cũng là lý do chúng tôi thực hiện đề tài “Đặc điểm biệt danh của trẻ em ở Hà Nội”. Thông qua đề tài, chúng tôi mong muốn tìm hiểu đặc điểm cấu tạo cũng như làm rõ hơn biệt danh được đặt cho trẻ em như thế nào, truyền tải những thông điệp gì, mang ý nghĩa gì cũng như xu hướng phát triển của biệt danh. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích nghiên cứu chính trong luận văn của chúng tôi là đưa ra một bức tranh cụ thể về cách thức người Việt đặt biệt danh cho trẻ em trong những năm gần đây ở Hà Nội. Từ đó, phác hoạ một phần bức tranh biệt danh của người Việt và cũng phần nhỏ phác hoạ những biến đổi về văn hoá, xã hội được phản ánh qua cách thức người Việt đặt biệt danh. Để đạt được mục đích trên, luận văn cần phải: - Hệ thống cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài. 6 - Miêu tả các đặc điểm cấu tạo cũng như ý nghĩa của biệt danh được người Việt sử dụng để đặt tên cho con trong những năm gần đây. - Chỉ ra những lý do cũng như cách sử dụng và những đặc điểm ngôn ngữ xã hội của biệt danh của trẻ em, để qua đó, đưa ra những dự đoán mới về xu hướng đặt tên của người Việt. 3. Phương pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê – phân loại - Điều tra bằng anket và phỏng vấn sâu 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Luận văn hướng đến nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo - ngữ nghĩa biệt danh của trẻ em ở Hà Nội. Từ việc đầu tiên là chỉ ra cách thức sử dụng ngôn ngữ để đặt biệt danh cho trẻ em ở Việt Nam, và sau đó đưa ra các lý do khác nhau để đặt biệt danh. 4.2. Luận văn tập trung vào nghiên cứu biệt danh của trẻ em ở Hà Nội. Đối tượng hướng đến ở đây là “biệt danh” của trẻ em ở “Hà Nội”. Địa bàn nghiên cứu trong luận văn hướng đến là Hà Nội – trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế của cả nước. Các mẫu được chọn hoàn toàn ngẫu nhiên ở những gia đình khác nhau thuộc những địa điểm khác nhau trên địa bàn Hà Nội. Cụ thể như sau: - Quận Thanh Xuân: 76 biệt danh - Quận Ba Đình: 64 biệt danh - Quận Long Biên: 76 biệt danh - Quận Hoàng Mai: 75 biệt danh - Quận Hai Bà Trưng: 68 biệt danh - Quận Đống Đa: 63 biệt danh - Quận Hoàn Kiếm: 69 biệt danh - Quận Cầu Giấy: 67 biệt danh Tổng số biệt danh chúng tôi thu được trong quá trình khảo sát là 558 biệt danh. 5. Ý nghĩa của luận văn Luận văn hướng tới đóng góp vào những vấn đề lý luận và thực tiễn về nghiên cứu nhân danh học nói riêng và danh học nói chung. Quan trọng hơn cả, [...]... những đặc trưng về đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của biệt danh dành cho trẻ em của người Việt Thông qua đó, luận văn nêu lên những vấn đề xã hội – văn hoá liên quan đến biệt danh 6 Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm ba chương nằm trong phần nội dung như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận của luận văn Chương 2: Đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa của biệt danh trẻ em. .. nghiên cứu biệt hiệu ở đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa cũng như các vấn đề ngôn ngữ xã hội liên quan đến biệt hiệu Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này để tìm hiểu nhiều hơn về biệt danh ở Việt Nam Từ đó đưa ra những đặc điểm 31 cấu tạo, ngữ nghĩa, cũng như các vấn đề ngôn ngữ - xã hội của biệt danh, cách dùng cũng như xu hướng đặt biệt danh ở Việt Nam 1.3.3 Phân loại biệt danh Biệt danh, theo... hội học Những nghiên cứu về biệt danh của các dân tộc thiểu số như nghiên cứu của Brandes (1975) ở một ngôi làng tên Castilian Công trình tập trung vào nghiên cứu biệt danh hiện hành của một cộng đồng riêng biệt, chứ không xem xét biệt danh hành chức của một bộ phận dân cư trong đó có những cộng đồng thiểu số sinh sống Công trình đã vẽ lên một bức tranh về biệt danh trong hành chức trong một cộng đồng... học cũng đã được tiến hành trong một phạm vi hạn hẹp, những nghiên cứu về biệt danh cũng đã xem xét về cách thức biệt danh được sử dụng để miêu tả về những đặc điểm tính cách của người sử dụng và vai trò của biệt danh trong xã hội như nghiên cứu của McDowell năm 1981 và Wilson & Skipper năm 1990 Những nghiên cứu sau đó lại tập trung nghiên cứu về mặt xã hội của biệt danh trong hành chức Những công trình... Chương 3: Nguồn gốc hình thành biệt danh của trẻ em 7 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN 1.1 Danh học với việc nghiên cứu tên riêng 1.1.1 Danh học và một số vấn đề hữu quan Thuật ngữ chuyên ngành sử dụng cho nghiên cứu tên nói chung là danh học (onomastics), và những nhà khoa học nghiên cứu danh học được gọi là nhà danh học (onomasts) Theo Mai Ngọc Chừ, “bộ môn danh học nghiên cứu các... những đặc tính cá nhân như diện mạo, tính cách, phong cách, sở thích hay các đặc điểm cá nhân để bày tỏ tình cảm yêu thương, hoặc chế giễu đùa cợt âu yếm, hay để phân biệt những cá nhân trong cộng đồng.” Theo định nghĩa trên, biệt danh được cấu tạo như sau: (1) tên riêng kết hợp với biệt danh; và (2) biệt danh (kết hợp với biệt danh) 1.3.2 Lược sử nghiên cứu biệt danh Những nghiên cứu xã hội học của biệt. .. biệt danh thường đề cập đến một đặc điểm nào đó về một người hơn là chỉ cái tên chính thức của họ Biệt danh thường chỉ những đặc điểm hay minh hoạ cho tính cách, bề ngoài hoặc phong cách của một ai đó [77; tr.1] Theo Donna Starks và Kerry Taylor-Leech [51; tr.87-97], biệt danh mang lại công cụ sức mạnh cho cả bản thân người được đặt và những người khác Hầu hết 27 các biệt danh liên quan đến những đặc. .. một anh chàng John đẹp trai nào đó sẽ có biệt danh là “John Beal” bởi “Beal” bắt nguồn từ “bel” – điển trai hoặc đáng yêu [76] Theo quan điểm của Sharon Leggio, biệt danh là một điều gì đó mọi người rất quen thuộc Tuy nhiên, hầu hết mọi người gần như không có những kinh nghiệm cá nhân với biệt danh Trong nền văn hoá của Ý và Mỹ, biệt danh đóng vai trò chính yếu trong cuộc sống thường nhật Biệt danh được... cho thường dân ở Việt Nam Các loại tên thường dùng của thường dân ở Việt Nam được đề cập trong luận văn của chúng tôi bao gồm: biệt danh, bí danh, bút danh, nghệ danh, tên cúng cơm, tên hiệu, tên huý, tên tôn giáo, tên tục, tên tự Đối tượng nghiên cứu của luận văn là biệt danh, thuộc các loại tên được sử dụng dành cho thường dân ở Việt Nam Tuy nhiên, trước khi đi vào nghiên cứu biệt danh, chúng tôi... tiếng Việt là biệt danh bởi “hiệu” hay “tên hiệu” là tên được các nhà nho hay dùng để biểu lộ tư tưởng, đức tính, ý muốn, sở thích của mình, mang tính chất văn chương, học thuật Còn biệt danh, theo từ điển Hoàng Phê, là “tên người nói chung ngoài tên chính thức thường gọi” Một cách dễ hiểu hơn, có thể hiểu biệt danh là những cái tên mang tính chất đặc biệt Theo Elsdon C Smith, biệt danh (nickname) . trẻ em ở Việt Nam, và sau đó đưa ra các lý do khác nhau để đặt biệt danh. 4.2. Luận văn tập trung vào nghiên cứu biệt danh của trẻ em ở Hà Nội. Đối tượng hướng đến ở đây là biệt danh của trẻ. Ý NGHĨA BIỆT DANH CỦA TRẺ EM 37 2.1. Đặt vấn đề 37 2.1.1. Đặc điểm nguồn gốc ngôn ngữ biệt danh của trẻ em 37 2.1.1.1. Biệt danh là các từ thuần Việt (từ bản ngữ) 39 2.1.1.2. Biệt danh là. 2.1.1.3. Biệt danh là các từ ngữ gốc Ấn - Âu 40 2.1.2. Đặc điểm cấu tạo hình thức biệt danh của trẻ em 50 2.1.2.1. Biệt danh là các từ (từ đơn) 52 2.1.2.2. Biệt danh là các từ phức 55 2.2. Đặc điểm

Ngày đăng: 12/06/2015, 10:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan