Các loại tên riêng

Một phần của tài liệu Đặc điểm biệt danh của trẻ em ở Hà Nội (Trang 26)

6. Bố cục của luận văn

1.2.2.3. Các loại tên riêng

Như đã trình bày ở trên, ngoài tổ hợp định danh (THĐD) còn có nhiều loại tên người khác như tên cúng cơm, tên hiệu, tên huý, tên thánh, tên thuỵ, tên tục, tên tự, biệt danh (nickname), bút danh, nghệ danh... Những cái tên này được chúng tôi phân loại như sau: (1) các loại tên được sử dụng dành cho vua chúa ở Việt Nam; và (2) các loại tên được sử dụng cho thường dân ở Việt Nam.

(1) Các loại tên được sử dụng dành cho vua chúa ở Việt Nam

23

Đế hiệu là một pháp chế chính trị phát xuất từ triều đình Trung Quốc. “Đế hiệu” được hiểu là tên triều đại của một vị vua được công bố trong ngày lễ đăng quang để minh chứng với thần dân trong nước vua là chủ, người cao nhất của một đất nước, là thiên tử. “Đế hiệu thường là các danh từ Hán Việt và chỉ có duy nhất một đế hiệu trong suốt quá trình trị vì.” [theo 30; tr.6] Nhìn chung, “đế hiệu” có hai loại: (1) “Đế hiệu” có từ đế hay hoàng đế; (2) “Đế hiệu” có từ vương, chẳng hạn như Nam Bình Vương (Vua Lý Thánh Tông), An Nam Quốc Vương (Vua Trần Thánh Tông), An Nam Đại Vương (Thái Thượng Hoàng Trần Thái Tông)...

b) Niên hiệu

Theo từ điển Hoàng Phê, “niên hiệu” là “tên của vua đặt ra để tính năm trong thời gian mình trị vì”. [67; tr.939] Chẳng hạn vua Minh Mạng (Minh Mệnh) trị vì trong khoảng thời gian từ 1820 đến 1840; năm 1820 được tính là Minh Mạng năm thứ nhất, 1821 là Minh Mạng năm thứ hai… 1840 là Minh Mạng năm thứ hai mốt. Niên hiệu được dùng để dân chúng gọi một ông vua trong một thời kì nhất định nên khi xưa dân gian chỉ biết niên hiệu chứ không biết tên thật của vua.

Khác với “Đế hiệu”, một ông vua có thể có một hoặc nhiều niên hiệu. Điển hình là vua Lý Nhân Tông (1072 – 1127) có tất cả 08 niên hiệu. Trong khi đó các vua triều Nguyễn dù trị vì trong thời gian dài hay ngắn đều chỉ lấy một niên hiệu như Gia Long (1802 – 1819), Minh Mạng (1820 – 1840), Thiệu Trị (1841 – 1847), Tự Đức (1848 – 1883),…

c) Tôn hiệu

Tôn hiệu là “tên vua được triều đình đặt trong những ngày đặc biệt như ngày lên ngôi hoàng đế, ngày thượng thọ ngũ tuần, lục tuần, ngày thắng trận trở về.” [42; tr.153]. Trong các dịp này, đình thần tổ chức buổi lễ mừng, đồng thời dâng lên vua một tôn hiệu để ca ngợi vua. Khi Đinh Bộ Lĩnh (968 - 979) lên ngôi hoàng đế, đình thần dâng tặng tôn hiệu: Ðại Thắng Minh Hoàng Ðế.

d) Thụy hiệu

Thụy hiệu được gọi là thánh thụy hay tên thuỵ, theo từ điển Hoàng Phê, là tên thời phong kiến dùng đặt cho người có sự nghiệp, công trạng sau khi chết” [67; tr.1167]. Trong Hán tự, thụy nghĩa là tốt, thụy hiệu nghĩa là tên tốt. Để tôn vinh các tôn vương, con cháu thường ghép miếu hiệu với thánh thụy. Chẳng hạn như Thế Tổ

24

Cao hoàng trong đó: THĐD là Nguyễn Phúc Anh, miếu hiệu là Thế Tổ, thuỵ hiệu là Cao. Hầu hết tên thụy đều hàm ý ca ngợi đức tính như trung tín, cần mẫn, ngay chính.

e) Miếu hiệu

“Miếu hiệu là tên hiệu mà một ông vua mới lên ngôi đặt cho ông vua vừa băng hà để thờ cúng” [30; tr.16]. Ví dụ vua Lý Công Uẩn có miếu hiệu là (Lý) Thái Tổ, vua Lê Lợi có miếu hiệu là (Lê) Thái Tổ, vua Lê Tư Thành có miếu hiệu là (Lê) Thánh Tông, vua Nguyễn Phúc Thì (Tự Đức) có miếu hiệu là (Nguyễn) Dực Tông, vua Nguyễn Huệ (Quang Trung) có miếu hiệu là (Nguyễn) Thái Tổ,…

(2) Các loại tên được sử dụng dành cho thường dân ở Việt Nam

Các loại tên thường dùng của thường dân ở Việt Nam được đề cập trong luận

văn của chúng tôi bao gồm: biệt danh, bí danh, bút danh, nghệ danh, tên cúng cơm,

tên hiệu, tên huý, tên tôn giáo, tên tục, tên tự. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là biệt danh, thuộc các loại tên được sử dụng dành cho thường dân ở Việt Nam. Tuy

nhiên, trước khi đi vào nghiên cứu biệt danh, chúng tôi sẽ đề cập tới các loại tên khác trước và sẽ làm rõ hơn về biệt danh ở phần sau.

a) Bí danh

Theo từ điển Hoàng Phê, “bí danh” là “tên dùng thay cho tên thật [để giấu tên thật].” [67; tr.84] Cụ thể hơn, bí danh là tên thay cho tên chính được dùng vào mục đích chính trị. Một đảng viên, một người làm trong ngành an ninh, tình báo thường được Đảng hay cơ quan đặt cho một bí danh với mục đích gây cho đối

phương khó khăn khai thác lý lịch. Ví dụ như “Nguyên thủ tướng nước Cộng hoà

xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Kiệt có bí danh là “Sáu Dân””...

b) Bút danh/ bút hiệu

Bút danh hay còn gọi là bút hiệu của các văn nghệ sĩ, ký giả như nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà nghiên cứu, nhạc sĩ, hoạ sĩ...chọn để thay cho tên chính, đi kèm với tên chính để xác nhận quyền tác giả trên những tác phẩm văn chương, nghệ thuật. Theo từ điển Hoàng Phê, “bút danh” là “tên riêng [khác với tên thật] tác giả dùng để ghi vào tác phẩm của mình.” [67; tr.127] Bút hiệu có thể gồm một từ, hai từ, ba từ, hoặc là một THĐD, tên nước ngoài, tên viết tắt,...

c) Nghệ danh

Nghệ danh là “danh hiệu của giới nghệ sĩ trong các ngành ca nhạc kịch, hội họa, điêu khắc gia,...” [theo 30; tr.37] Trải qua thời gian, dưới tác động của các

25

nhân tố kinh tế - văn hoá - xã hội, nghệ danh thay đổi đa dạng: mang ý nghĩa, thẩm mỹ, tượng trưng, tượng hình,...

d) Tên cúng cơm

Theo từ điển Hoàng Phê, “tên cúng cơm” hay còn được gọi là “tên hèm” là “tên thật [của người đã chết] dùng để khấn khi cũng giỗ.” [67; tr.1166]

e) Tên hiệu

Theo từ điển Hoàng Phê, tên hiệu là “tên tồn tại bên cạnh tên vốn có, do người trí thức thời phong kiến tự đặt thêm cho mình [thường là một từ ngữ Hán Việt có ý nghĩa].” [67; tr.1166]

“Theo định nghĩa của học giả Trung Quốc Sheau Yueh J. Chao, “tên hiệu hay biệt hiệu là tên của nhà nho dùng để ghi dấu nơi chốn một người được giáo dục về mặt tri thức và đạo đức, đồng thời là nơi dùng để sáng tác hay biên soạn các tác phẩm văn chương, học thuật.” Theo Nguyễn Long Thảo, tên hiệu của các nho sĩ Việt Nam có thể được chia thành ba loại sau: (1) tên hiệu chỉ nơi sinh hoạt trí thức; (2) tên hiệu chỉ nơi sinh quán; và (3) tên hiệu chỉ đức tính hay triết lý sống. [30; tr.28]

f) Tên huý

Theo từ điển Hoàng Phê, “tên huý là tên do cha mẹ đặt từ lúc nhỏ, sau khi trưởng thành thường được thay thế bằng tên khác và thường kiêng không nhắc hay gọi đến theo tục lệ cũ.” [67; tr.1166] Hiện nay, tên huý và những quan niệm về tên huý tuy không còn quy định trong điều luật và khắt khe nữa, nhưng vẫn là luật “bất thành văn”. Chính tục kiêng huý này mà trong tiếng Việt có hàng loạt từ bị nói và

viết chệch đi: chu thành châu, hoa thành huê, hoàng thành huỳnh, vũ thành võ,

mệnh thành mạng, phúc thành phước, nhậm thành nhiệm,...

g) Tên tôn giáo

Tên tôn giáo là tên của những người theo tôn giáo. Chẳng hạn những người theo Phật giáo có pháp danh, pháp tự, pháp hiệu còn những người theo Công giáo có tên thánh. Khi một Phật tử xuất gia đi tu và được thế độ làm tăng, vị bổn sư sẽ đặt cho Phật tử đó một pháp hiệu, đôi khi còn gọi là pháp tự. Pháp hiệu là tên chính thức của vị tu sĩ trong suốt cuộc đời hành đạo. Còn tên thánh, theo từ điển Hoàng Phê, là “tên lấy theo tên của một vị Thánh, do linh mục đặt thêm cho người theo Công giáo khi làm lễ rửa tội.” [67; tr.1167]

26

Theo từ điển Hoàng Phê, “tên tự” là tên đặt bằng từ Hán - Việt và thường dựa theo nghĩa của tên vốn có, thường phổ biến trong giới trí thức thời trước. [67; tr.1167] Tên tự ra đời với mục đích kiêng kị với tên chính, do đó, nguyên tắc cơ bản khi đặt tên tự là mối liên hệ với tên chính. Tên tự có thể bao gồm hai, ba hoặc bốn chữ nhưng phần lớn là hai chữ, trong đó một trong hai chữ có mối liên hệ với tên chính. Chữ này được đặt theo bốn phương pháp sau: (1) dùng những chữ đồng nghĩa; (2) dùng phương pháp loại suy; (3) dùng điển tích để đặt tên tự; và (4) dùng tiếng phản nghĩa để đặt tên tự. Từ còn lại được thêm vào dựa trên ba nguyên tắc sau: (1) để chỉ thứ cấp trong họ hàng; (2) để chỉ sự tôn kính; và (3) để hài hoà với tên tự và ý nghĩa đẹp.

i) Tên tục

Theo từ điển Hoàng Phê, “tên tục là tên do cha mẹ đặt cho lúc mới sinh, thường xấu xí, chỉ dùng để gọi khi còn nhỏ nhằm tránh sự chú ý quấy phá của ma quỷ, theo quan niệm cũ.” [67; tr.1167]

Trước khi bị buộc phải làm giấy khai sinh cho trẻ sơ sinh, tên tục khá phổ biến và tạo thành một quan niệm xã hội và là nét văn hoá của người Việt. Trước đây, cuộc sống của người Việt còn gặp nhiều khó khăn, trẻ em thường bị chết yểu bởi rất nhiều lý do. Người ta giải thích vì tà ma thích bắt những đứa trẻ đẹp, nên từ quan niệm này, có hai nét văn hoá về tên tuy không còn phổ biến nhưng vẫn tồn tại cho tới thời nay: (1) các bậc cha mẹ không muốn ai khen con mình đẹp, và (2) cha mẹ đặt tên xấu cho trẻ nhằm đánh lừa tà ma và không bị bắt đi. Tên tục phổ biến như thằng Cu, con Đĩ, cái Hến, cái Hĩm, thằng Cò, thằng Cún,... Những cái tên tục thường là chỉ bộ phận sinh dục, chỉ sự dơ bẩn, hay là tên loài vật,... Do bắt nguồn từ quan niệm tránh tà ma, nên khi trẻ lên khoảng 5 đến 10 tuổi, nghĩa là gần như đã qua thời gian dân gian tin là dễ bị tà ma chú ý, cha mẹ sẽ đặt tên chính thức cho con. Khi tên chính thức đã có, tên tục ít được nhắc đến bởi đó là xúc phạm đến danh dự. Quan niệm đặt những tên xấu (tên tục) tuy không còn phổ biến tuy nhiên vẫn còn đâu đó những kiêng kị nên đặt tên xấu cho dễ nuôi nên các biệt danh xấu vẫn được sử dụng khá phổ biến. Các biệt danh loại này thường là chữ Nôm. Theo quan điểm của người Việt trước đây, trẻ em thường chết yểu và được giải thích do tà ma thích bắt những đứa trẻ đẹp hay có tên chính đẹp. Do đó, cha mẹ dường như cũng không ai thích khen con đẹp, sợ tà ma

27

biết mà bắt đi. Từ tục lệ đó, các tên tục như “Hĩm”, ““Tũn”, “Khoai Lang”, “Khoai Tây”, “Cu Tũn”,... được đặt để đánh lừa tà ma.

Một phần của tài liệu Đặc điểm biệt danh của trẻ em ở Hà Nội (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)