Lược sử nghiên cứu tên người

Một phần của tài liệu Đặc điểm biệt danh của trẻ em ở Hà Nội (Trang 25)

6. Bố cục của luận văn

1.2.2.2. Lược sử nghiên cứu tên người

Như đã từng đề cập ở phần lược sử nhân danh học, nhân danh học có một lịch sử khá lâu đời, tuy nhiên, ngành khoa học nghiên cứu về tên người chính thức ra đời vào khoảng cuối thế kỉ XIX ở các nước phương Tây như Anh, Mỹ, Thuỵ Điển và các nước phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản,... Sự ra đời của nhân danh học với tư cách một môn khoa học chính thức nghiên cứu chuyên sâu về tên người giúp cho nghiên cứu tên người được mở rộng và chuyên sâu hơn từ đặc điểm cấu tạo đến ngữ nghĩa và những vấn đề ngôn ngữ - xã hội liên quan đến tên người.

Nghiên cứu tên người Anh cuối thế kỉ XIX tiêu biểu với các tác phẩm nghiên

cứu tên người trên phương diện sử học và ngôn ngữ học như “An index of Arthurian

Names in Middle English” (1867) của Robert W. Ackerman, “English surnames”

(1875) của M. A. Lower, “Homes of Family names in Great Britain” (1890),... Chuyển

sang thế kỷ XX, tên người Anh đã được nghiên cứu một cách toàn diện hơn thông qua

các cuốn từ điển tiêu biểu như “A Dictionary of English and Welsh Surnames” (1901), của Charles Wareing Bardsley”, “Penguine Dictionary of Surnames ” của Basil Cottle (1967), “A Dictionary of First Names (1990)” của Flavia Hodges, “A Dictionary of

English Surnames” (1991) của P. H. Reaney và R. M. Wilson”,...

Không chỉ vậy, các học giả nước ngoài có ảnh hưởng lớn đối với con đường nghiên cứu tên người Trung Quốc. Tiêu biểu như L. H Lewis Henry Morgan (nhà dân tộc học người Mỹ) và James George Frazer (nhà dân tộc học người Anh). Chính họ đã mở rộng tầm nhìn cho việc nghiên cứu tên người ở Trung Quốc. Từ đó, nhiều

công trình về tên người ra đời như: Trung quốc gia phả lược sử (năm 1930); Trung

Quốc cổ đại Tính Thị chế độ Nghiên cứu; Tính và Thị (1950); Triệu Thụy Dân - tính danh Trung Quốc Văn Hóa (1988); Trương Liên Phương - Trung Quốc nhân đích tính danh (1992); Nạp Nhật Bích Lực Qua - Tính Danh Luận (1997); Dương Dương - Hán ngữ nhân danh văn hóa phóng đàm (2013).

Những nghiên cứu về tên người ở Việt Nam được mở đầu bằng những quan điểm xung quanh vấn đề thống nhất cách viết hoa tên riêng trong đó có tên người Việt vào khoảng những năm 70 của thế kỉ trước. Thông qua đó, người Việt đã tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa cũng những khía cạnh ngôn ngữ và xã

22

hội liên quan đến tên riêng. Các công trình nghiên cứu tổng thể về tên người Việt

tiêu biểu như: “Tìm Hiểu Tên, Bút Hiệu Của Văn Nghệ Sĩ Tiền Chiến, Hiện Ðại (1973) của Vũ Bằng; “Vài Nét Về Tên Người Việt” (1975) của tác giả Nguyễn Kim Thản; “Và Tương Lai Của Tên Riêng Trong Người Việt Nam” (1976) của tác giả Trần Ngọc Thêm; Họ và tên người Việt Nam (1992), tác giả Lê Trung Hoa; “Đặc

điểm của lớp tên riêng chỉ người (chính danh) trong tiếng Việt” (1996) của tác giả

Phạm Tất Thắng; “Khía cạnh tâm lí xã hội trong tên người” (1996) của tác giả Trần Thị Minh Đức; “Tên Người Việt Nam” (1998) của tác giả Nguyễn Ngọc Huy; “Cấu

tạo của tên gọi thần linh đất Việt” (2008) của tác giả Phạm Tất Thắng;... Các công

trình nghiên cứu chuyên sâu về tên họ như “Về số phận của các họ ghép và họ kép

của người Việt” (1999) của tác giả Phạm Hoàng Gia; tên đệm (tên lót) như “Vài Nhận Xét Về Yếu Tố Ðệm Trong Tên Gọi Người Việt (1988) của tác giả Phạm Tất

Thắng; “Việc chọn chữ lót cố định cho dòng họ có từ bao giờ” (2002) của tác giả Phạm Thuận Thành; tên cá nhân (tên chính) như “Cách đặt tên chính của người

Việt” (1992) của tác giả Lê Trung Hoa,...

Như vậy, tên người Việt được khai thác khá đầy đủ từ tên họ, tên đệm (tên lót), tên cá nhân (tên chính) đến bút hiệu, tên gọi thần linh, tên sông hồ,...Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, tên riêng trong tiếng Việt không chỉ dừng lại ở đó. Còn có tên cúng cơm, tên hiệu, tên huý, tên thuỵ, tên thánh, tên tục, biệt danh...Những công trình nghiên cứu về những cái tên khác này chưa được thực hiện nhiều, và đó cũng là một lĩnh vực cần nhiều hơn nữa các nghiên cứu của các học giả quan tâm để đóng góp những lý luận cũng như thực tiễn làm phong phú thêm tên riêng Việt Nam nói riêng và nhân danh học Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu Đặc điểm biệt danh của trẻ em ở Hà Nội (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)