6. Bố cục của luận văn
1.3.1. Khái niệm “biệt danh”
Ngoài những cái tên đã được nêu ở trên, còn có một loại tên mà các nhà tính danh học Anh – Mỹ gọi là “nickname”, trong tiếng Pháp là “Sobriquet”, trong tiếng Latin là “Agnomen”, trong tiếng Việt chúng tôi dùng thuật ngữ “biệt danh”.
Các nghiên cứu về biệt danh ở Việt Nam rất ít. Trong công trình “Sơ thảo tính danh học Việt Nam”, Nguyễn Long Thảo dành một mục trong chương 5 để nói về “biệt hiệu” (chữ dùng của Nguyễn Long Thảo).
Theo định nghĩa của học giả Trung Quốc Sheau Yueh J. Chao, “tên hiệu hay
biệt hiệu là tên của nhà nho dùng để ghi dấu nơi chốn một người được giáo dục về mặt tri thức và đạo đức, đồng thời là nơi dùng để sáng tác hay biên soạn các tác phẩm văn chương, học thuật.” [59; tr.xi]
Trong quan điểm của chúng tôi, thuật ngữ “nickname” trong tiếng Anh được dùng trong tiếng Việt là “biệt danh” bởi “hiệu” hay “tên hiệu” là tên được các nhà nho hay dùng để biểu lộ tư tưởng, đức tính, ý muốn, sở thích của mình, mang tính chất văn
chương, học thuật. Còn biệt danh, theo từ điển Hoàng Phê, là “tên người nói chung
ngoài tên chính thức thường gọi”. Một cách dễ hiểu hơn, có thể hiểu “biệt danh” là
những cái tên mang tính chất đặc biệt.
Theo Elsdon C. Smith, “biệt danh (nickname) là tên mà người khác đặt thêm
vào tên chính hoặc thay thế cho tên chính của một người, một vật, hay một nơi chốn để bày tỏ tình cảm yêu thương, kính trọng, hoặc chế diễu đùa cợt, hay để phân biệt những cá nhân trong cộng đồng.” [52; tr.77]
Theo James K. Skipper, “biệt danh” (nickname) bắt nguồn từ một từ tiếng
anh cổ “eke name”. Từ này dựa theo động từ “ecan” có nghĩa là “thêm vào hay gia
tố”. Theo đó, các biệt danh được thêm vào THĐD và cung cấp thông tin thú vị hơn
và chính xác hơn. Các biệt danh thường đề cập đến một đặc điểm nào đó về một người hơn là chỉ cái tên chính thức của họ. Biệt danh thường chỉ những đặc điểm hay minh hoạ cho tính cách, bề ngoài hoặc phong cách của một ai đó. [77; tr.1]
Theo Donna Starks và Kerry Taylor-Leech [51; tr.87-97], biệt danh mang lại công cụ sức mạnh cho cả bản thân người được đặt và những người khác. Hầu hết
28
các biệt danh liên quan đến những đặc tính cá nhân của người sử dụng chẳng hạn như những mong muốn của người sử dụng. Biệt danh, hiểu theo nghĩa rộng, vừa có ý nghĩa tích cực vừa có ý nghĩa tiêu cực về bản thân người sử dụng và những người khác, nhưng thường là không chính xác. Mặc dù các nền văn hoá khác nhau cùng tồn tại, các loại hình của biệt danh cho thấy rằng chúng có khuynh hướng tập hợp lại thành những nhóm cụ thể. Biệt danh thường liên quan đến những đặc điểm các nhân ví dụ như chiều cao, cân nặng, màu tóc hay những thói quen và đặc điểm cá nhân của người sử dụng, thường là khả năng của người sử dụng. Một số biệt danh lại có liên quan đến nguồn gốc cá nhân chẳng hạn như văn hoá hay tôn giáo. Một số biệt danh lại chính là việc chơi chữ hay tên gọi âu yếm của cá nhân đó hay tên họ.
Theo George E. Shankle, ngày nay người Mỹ sử dụng nhiều biệt danh hơn bất kì dân tộc nào trên thế giới là điều không có gì phải nghi ngờ. Họ đặt tên cho vợ, chồng, con cái, bạn bè, kẻ thù và cho hầu hết mọi đối tượng mà họ nhìn thấy hay sử dụng. Không có cái tên nào quá thiêng liêng hay tối gian đến mức họ không thể rút ngọn hay giảm thiểu các yếu tố tạo thành một biệt danh có tính ảnh hưởng, hài ước
thậm chí để chế nhạo ai đó. “Biệt danh là một từ lóng hay một tên gọi được sử dụng
thay cho tên chính của một người, địa điểm hay vật.” [54; tr.VII] Một quan điểm khác
lại cho rằng: ngày nay theo lý thuyết, tên họ có thể nói đôi điều cá nhân cũng như diện mạo về một người khi chỉ vừa mới giới thiệu tên. Chẳng hạn như một thị trấn có vào người tên là “John”, có thể một anh chàng John đẹp trai nào đó sẽ có biệt danh là “John Beal” bởi “Beal” bắt nguồn từ “bel” – điển trai hoặc đáng yêu. [76]
Theo quan điểm của Sharon Leggio, biệt danh là một điều gì đó mọi người rất quen thuộc. Tuy nhiên, hầu hết mọi người gần như không có những kinh nghiệm cá nhân với biệt danh. Trong nền văn hoá của Ý và Mỹ, biệt danh đóng vai trò chính yếu trong cuộc sống thường nhật. Biệt danh được cấu tạo từ những hình thức nhất định với tầm quan trọng nhất định. Cho dù đối với những nền văn hoá khác tưởng chừng như biệt danh khá thô lỗ và ác nghiệt, thì biệt danh trong nền văn hoá của Ý và Anh, là những lời âu yếm và mang ý nghĩa riêng. [82]
Như vậy, biệt danh là tên thường được được nhiều người gọi theo hoặc công nhận. Nó được gắn liền với một khả năng, tính cách, phong thái, hành động gây ấn tượng, mang tính so sánh... của một người nào đó. Biệt danh hiện nay được sử dụng rất đa dạng và phong phú. Có những biệt danh được đặt thêm vào tên chính hoặc
29
thay thế cho tên chính để bày tỏ lòng ngưỡng mộ như Nguyễn Khuyến đỗ đầu ba kỳ thi Hương, Hội, Ðình và sinh quán ở làng Yên Đổ nên dân chúng gọi ông bằng biệt danh Tam Nguyên Yên Đổ,...; có những biệt danh lại mang ý nghĩa đùa cợt thường khai thác khía cạnh khiếm khuyết nơi cơ thể: Tiến Gầy, Hoa Cong, Quý Ròm, Minh Mập,... hoặc để phân biệt những cá nhân cùng THĐD ví dụ như (Phạm Thị) Huyền đen, (Phạm Thị) Huyền Trắng; nhưng lại cũng có những biệt danh được đặt lúc sinh ra mang tính kỉ niệm,...
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “biệt danh” trong phạm vi
hẹp, “trong tiếng Anh dùng thuật ngữ “nickname” là những cái tên dùng để xưng
danh, mà người khác đặt thêm vào tên chính hoặc thay thế cho tên chính của một người, thường được đặt khi còn nhỏ (trước hoặc sau khi sinh, ban đầu được dùng bởi những thành viên trong gia đình hay người thân và gắn với những đặc tính cá nhân như diện mạo, tính cách, phong cách, sở thích hay các đặc điểm cá nhân để bày tỏ tình cảm yêu thương, hoặc chế giễu đùa cợt âu yếm, hay để phân biệt những cá nhân trong cộng đồng.”
Theo định nghĩa trên, biệt danh được cấu tạo như sau: (1) tên riêng kết hợp với biệt danh; và (2) biệt danh (kết hợp với biệt danh).